Nhóm kĩ sư nào kiến thiết lâu đài Như ý phải là những bộ óc thần sầu quỉ khốc. Lâu đài được xây cất lưng đồi, gần thành phố, rất tiện lợi cho việc di chuyển bằng xe tư cũng như công. Một mặt lâu đài quay ra biển, mặt khác hướng về thành phố ẩn sau cánh rừng bạt ngàn xanh mát con mắt.
Các phòng ngoài của lâu đài đều có có quang cảnh nếu không là biển, thì cũng là rừng hoặc ít ra là quang cảnh thành phố. Các phòng phía trong trang trí lộng lẫy như cung điện, đủ mầu sắc, hớp hồn người ta. Vào tới nơi này du khách hồn lâng lâng như đang ở giữa chốn thiên thai, thư thái, nhàn hạ, sang trọng dành cho lớp quí phái, trưởng giả. Cái cảm giác ngộ nghĩnh này làm nhiều người ghiền đến lâu đài và không muốn trở về cuộc sống thực tế. Đời sống trong lâu đài là đời sống giả tưởng, sống trên mây, trên gió. Dẫu thế du khách vẫn có cảm tưởng mình đang sống thật và tự nguyện sống trong ảo tưởng đó.
Ba giai đoạn
Lâu đài có ba khu ABC. Ngoài khu C không có kiến trúc dù là sơ sài, còn khu A và B phòng ốc nhiều vô kể. Mỗi khu có cách sống khác nhau, điều kiện sinh hoạt khác nhau. Các phòng ngoài ra vào tự do ngày đêm. Phòng phía trong lối đi đều một chiều. Đã bước chân vào không thể tự tiện trở ra mà phải quanh hết vòng mới có lối ra. Mục đích là cầm chân khách vãng lai. Bởi vì càng đi vào sâu càng có nhiều cái muốn xem, cảnh muốn nhìn, tai muốn nghe, điều muốn biết. Đứng nhìn xem đã mê mẩn đến sững sờ. Sờ tay đụng chạm đến thì khó mà tránh khỏi cơn cám dỗ thử tài vận. Vì thế móc tiền cất dấu ra thử chút xem sao. Ngồi xuống ghế là coi như con cá đã mắc câu. Mục đích của việc kiến trúc mong thế. Càng vào trong càng có nhiều hấp dẫn, hớp hồn khách vãng lai. Chính những thú vui, cảnh thơ mộng, vừa mời gọi vừa khơi dậy lòng muốn, lòng tham lợi nhuận của con người, dẫn người ta vào lạc thú. Những nốt nhạc êm ái vừa ru ngủ vừa làm cho người ta say đắm khung cảnh mà không muốn dứt khoát ra đi. Ngay cả những tâm hồn quyết đoán, dứt khoát ra về rồi lòng vẫn vấn vương, vẫn ghi đậm những giây phút hấp hồn. Một ngày nào đó cuộc đời không đẹp như mơ, họ lại tìm đến khung cảnh lôi cuốn, hấp dẫn, hứa hẹn may mắn kia.
Giai đoạn một
Khách vãng du không phải mua vé và có thể ủng hộ nếu muốn, tùy lòng hảo tâm. Tuy nhiên người đến thường xuyên hơn phải mua vé. Càng đi sâu vào trong giá vé càng mắc.
Lâu đài thu hút rất nhiều giới trẻ và những ai có tính hiếu kì. Khu A là nơi giải trí đơn giản nhất. Phòng ốc đều treo ảnh thanh thiếu niên nổi tiếng đẹp trên thế giới. Những bức ảnh này vừa quảng cáo người, vừa quảng cáo thời trang kiểu mới nhất, vừa âm thầm mời gọi các trò chơi tiêu khiển. Vì thế thu hút giới trẻ, giới thích ăn diện và giới chuộng sắc đẹp.
Nơi khác lại trưng hình vẽ của các hoạ sĩ tài danh. Những bức hoạ nổi tiếng thế giới. Phòng cạnh bên lại trưng tranh mới, tranh tân thời của các hoạ sĩ có tiếng. Bên cạnh đó là kỉ vật điêu khắc từ ngàn xưa lưu lại. Nơi Đây thấy có nhiều giới trung lưu và thượng lưu. Những người trưng tranh và kỉ vật rất khéo cám dỗ du khách. Theo lối này thì càng vào trong tranh càng đẹp. Du khách mê mẩn nhìn ngắm đến khi có người lên tiếng chào thì đã muộn. Chân bước vào khu B tự bao giờ. Ra về thì tiếc nên ít ai về. Đại đa số vào tới khu B thường vui vẻ móc tiền ra mua vé để thưởng thức. Vào tới khu B du khách không còn biết đến thời gian. Quanh quẩn trong khu B ngày đêm đều giống nhau. Cứ thấy thiên hạ tranh nhau kẻ chen, người lấn bước tới, bước lui cũng cảm thấy vẻ gần gũi, sức sống của mọi người. Dù không ai nói với ai, người nào cũng thinh lặng, trầm tư nhìn ngắm. Thỉnh thoảng có tiếng nhạc reo vang thu hồn du khách. Mọi con mắt đều đổ dồn vào đó nhìn những con số chạy vội vã. Không bao lâu sau, tiếng tiền kẽm rơi leng keng trên hộp thiếc tạo nên một âm thanh thèm muốn, thầm ước mong phải chi mình được những thứ đó. Những chiếc máy chớp nhanh, đảo lẹ như mời gọi. Số tốt đang đến còn chần chờ chi nữa. Chiếc ghế trống đây, ngồi xuống để nhận số hên, giờ tốt. Chủ nhân của lâu đài Như ý có dụng ý đó và chỉ mong được như vậy là toại nguyện. Khu A được thiết kế để hớp hồn du khách. Khu B có mục đích làm cho du khách trở nên nghiện ngập, không đành dứt bỏ những gì đang thưởng thức và khu C là nơi ràng buộc du khách. Mục đích chia rẽ gia đình du khách.
Giai đoạn hai
Nơi đây miễn phí không phải mua vé. Bước chân vào khu B là dấu hiệu cho biết cá đã cắn câu vì thế có bán vé vào cửa. Đi sâu hơn nữa vào tới phần trong cùng của khu B là nơi dành cho kẻ nghiện ngập. Nơi đây bao gồm mọi xa đoạ xã hội, từ ghiền thuốc đến nghiện rượu, từ con nợ của xì ke ma tuý đến con nuôi của máy đánh bài. Nơi đây người ta không muốn phân biệt đúng sai, phải trái. Mọi sự đều thua giá trị đồng tiền để thoả mãn cơn ghiền. Nơi đây tiếng nói lương tâm bị cơn ghiền lấn át, làm ngơ. Khu C không có kiến trúc hẳn hòi, không có phòng ốc. Người vào đến khu C coi như đời tàn, ít ai trở lại được con đường ngay chính.
Đầu đường, xó chợ
Cuối cùng của khu B dẫn tới khu C. Đó chính là cửa ngõ dẫn ra đầu đường xó chợ. Đó là lối dẫn người ta đến chỗ vô gia cư, thành kẻ sống đầu đường, xó chợ, nơi mà tối đến không ai lai vãng, dành riêng cho kẻ bụi đời. Nói rõ ra ai vào đến khu C đều là kẻ sống bụi đời, chịu luật hè phố chi phối cuộc đời. Khu C là nơi dành riêng cho những kẻ ghiền nặng, cơ hội trở ra làm lại cuộc sống bình thường rất hiếm hoi, thường thì kẻ ghiền chết vì cơn ghiền, chết trong cơn ghiền, bệ rạc, khốn khổ, nhân cách bị chà đạp, tình người bị chia cắt, gia đình gánh mọi gánh nặng, mọi cơ cực, mọi đau khổ. Các trường hợp goá bụa, côi cút phát xuất từ khu C. Con mất cha, gia đình tan nát, vợ rủa chồng, chồng bỏ vợ, cha mẹ ôm xác con khóc ngất, đau khổ. Cùng lúc cảm thấy mất mát, đau thương, phiền muộn và cũng lúc đó một gánh nặng trong đời được cất đi, chôn kín vào quá khứ.
Như ý
Như ý làm cho ta toại nguyện. Toại nguyện không phải luôn luôn tốt, luôn mang lại hạnh phúc vì trong toại nguyện có chứa mầm bất hạnh, hạt giống của khổ đau. Biết bao lần ta được như ý nhưng ta vẫn không hài lòng với những gì đang có vì như ý không bao giờ thoả mãn lòng ta. Ai cũng hiểu chiều con, con sẽ hư. Như vậy chiều ý ta sớm muộn gì ta cũng hư vì chiều ý mình không khác chi chiều ý đứa nhỏ nằm trong người lớn. Trong người lớn nào cũng ẩn nấp đứa nhỏ và đứa nhỏ đó luôn đòi, luôn ước ao được nuông chiều. Chiều mãi sẽ hư. Hư hỏng đến từ từ, từng bước, từng bước nên nhiều khi ta không nhận thấy mình hư. Người ngoài nhận thấy mình hư nhưng ta không nhận biết mình hư nên tiếp tục nuông chiều đứa nhỏ chuyên đòi hỏi. Như ý không bao giờ toại nguyện, được như ý này sẽ đòi cho được như ý tiếp và cứ tiếp tục như vậy, đòi hỏi liên tục. Một lúc nào đó không thể toại nguyện điều đòi hỏi sẽ trở nên bực dọc vì không được như ý. Đòi như ý không có giới hạn. Đòi liên tục và không mệt mỏi. Thực ra mỗi lần được như ý lúc đó cảm thấy được an ủi, thoả lòng và chuẩn bị cho bước đòi kế tiếp.
Ít ai ngờ mình lại tự trói mình. Chúng ta luôn nói về tự do, mong mỏi có tự do, thích tự do, tranh đấu cho tự do, đòi quyền tự do, dân chủ. Ít ai ngờ chính chúng ta tự trói mình, làm mình mất tự do.
Chối bỏ Thiên Chúa là chính mình chối bỏ tự do. Con người có nhiều mâu thuẫn. Một đàng đi đòi hỏi, tranh đấu cho có tự do. Một khi có tự do con người lại bán rẻ, coi thường và cuối cùng chối bỏ tự do.
Tự huỷ
Khi nào ta coi thường, chối bỏ tự do.
Thưa khi ta phạm tội. Ta không những chối bỏ tự do và còn tự bỏ tù mình. Tự giam hãm mình trong lâu đài tội lỗi. Tội càng lớn lâu đài tội lỗi càng to và càng khó tìm đường ra. Lâu đài thường lắt léo, nhiều ngõ ngách, lắm phòng ốc. Nếu không thành tâm tuân theo chỉ dẫn, tìm đường ra không phải dễ. Tuân giữ chỉ dẫn một cách hời hợt chắc chắn sẽ lạc hết phòng này sang phòng khác. Vì thế kẻ phạm tội trọng thường lạc trong lâu đài tội lỗi lâu và rất khó dứt bỏ được tội.
Các phòng ngoài của lâu đài đều có có quang cảnh nếu không là biển, thì cũng là rừng hoặc ít ra là quang cảnh thành phố. Các phòng phía trong trang trí lộng lẫy như cung điện, đủ mầu sắc, hớp hồn người ta. Vào tới nơi này du khách hồn lâng lâng như đang ở giữa chốn thiên thai, thư thái, nhàn hạ, sang trọng dành cho lớp quí phái, trưởng giả. Cái cảm giác ngộ nghĩnh này làm nhiều người ghiền đến lâu đài và không muốn trở về cuộc sống thực tế. Đời sống trong lâu đài là đời sống giả tưởng, sống trên mây, trên gió. Dẫu thế du khách vẫn có cảm tưởng mình đang sống thật và tự nguyện sống trong ảo tưởng đó.
Ba giai đoạn
Lâu đài có ba khu ABC. Ngoài khu C không có kiến trúc dù là sơ sài, còn khu A và B phòng ốc nhiều vô kể. Mỗi khu có cách sống khác nhau, điều kiện sinh hoạt khác nhau. Các phòng ngoài ra vào tự do ngày đêm. Phòng phía trong lối đi đều một chiều. Đã bước chân vào không thể tự tiện trở ra mà phải quanh hết vòng mới có lối ra. Mục đích là cầm chân khách vãng lai. Bởi vì càng đi vào sâu càng có nhiều cái muốn xem, cảnh muốn nhìn, tai muốn nghe, điều muốn biết. Đứng nhìn xem đã mê mẩn đến sững sờ. Sờ tay đụng chạm đến thì khó mà tránh khỏi cơn cám dỗ thử tài vận. Vì thế móc tiền cất dấu ra thử chút xem sao. Ngồi xuống ghế là coi như con cá đã mắc câu. Mục đích của việc kiến trúc mong thế. Càng vào trong càng có nhiều hấp dẫn, hớp hồn khách vãng lai. Chính những thú vui, cảnh thơ mộng, vừa mời gọi vừa khơi dậy lòng muốn, lòng tham lợi nhuận của con người, dẫn người ta vào lạc thú. Những nốt nhạc êm ái vừa ru ngủ vừa làm cho người ta say đắm khung cảnh mà không muốn dứt khoát ra đi. Ngay cả những tâm hồn quyết đoán, dứt khoát ra về rồi lòng vẫn vấn vương, vẫn ghi đậm những giây phút hấp hồn. Một ngày nào đó cuộc đời không đẹp như mơ, họ lại tìm đến khung cảnh lôi cuốn, hấp dẫn, hứa hẹn may mắn kia.
Giai đoạn một
Khách vãng du không phải mua vé và có thể ủng hộ nếu muốn, tùy lòng hảo tâm. Tuy nhiên người đến thường xuyên hơn phải mua vé. Càng đi sâu vào trong giá vé càng mắc.
Lâu đài thu hút rất nhiều giới trẻ và những ai có tính hiếu kì. Khu A là nơi giải trí đơn giản nhất. Phòng ốc đều treo ảnh thanh thiếu niên nổi tiếng đẹp trên thế giới. Những bức ảnh này vừa quảng cáo người, vừa quảng cáo thời trang kiểu mới nhất, vừa âm thầm mời gọi các trò chơi tiêu khiển. Vì thế thu hút giới trẻ, giới thích ăn diện và giới chuộng sắc đẹp.
Nơi khác lại trưng hình vẽ của các hoạ sĩ tài danh. Những bức hoạ nổi tiếng thế giới. Phòng cạnh bên lại trưng tranh mới, tranh tân thời của các hoạ sĩ có tiếng. Bên cạnh đó là kỉ vật điêu khắc từ ngàn xưa lưu lại. Nơi Đây thấy có nhiều giới trung lưu và thượng lưu. Những người trưng tranh và kỉ vật rất khéo cám dỗ du khách. Theo lối này thì càng vào trong tranh càng đẹp. Du khách mê mẩn nhìn ngắm đến khi có người lên tiếng chào thì đã muộn. Chân bước vào khu B tự bao giờ. Ra về thì tiếc nên ít ai về. Đại đa số vào tới khu B thường vui vẻ móc tiền ra mua vé để thưởng thức. Vào tới khu B du khách không còn biết đến thời gian. Quanh quẩn trong khu B ngày đêm đều giống nhau. Cứ thấy thiên hạ tranh nhau kẻ chen, người lấn bước tới, bước lui cũng cảm thấy vẻ gần gũi, sức sống của mọi người. Dù không ai nói với ai, người nào cũng thinh lặng, trầm tư nhìn ngắm. Thỉnh thoảng có tiếng nhạc reo vang thu hồn du khách. Mọi con mắt đều đổ dồn vào đó nhìn những con số chạy vội vã. Không bao lâu sau, tiếng tiền kẽm rơi leng keng trên hộp thiếc tạo nên một âm thanh thèm muốn, thầm ước mong phải chi mình được những thứ đó. Những chiếc máy chớp nhanh, đảo lẹ như mời gọi. Số tốt đang đến còn chần chờ chi nữa. Chiếc ghế trống đây, ngồi xuống để nhận số hên, giờ tốt. Chủ nhân của lâu đài Như ý có dụng ý đó và chỉ mong được như vậy là toại nguyện. Khu A được thiết kế để hớp hồn du khách. Khu B có mục đích làm cho du khách trở nên nghiện ngập, không đành dứt bỏ những gì đang thưởng thức và khu C là nơi ràng buộc du khách. Mục đích chia rẽ gia đình du khách.
Giai đoạn hai
Nơi đây miễn phí không phải mua vé. Bước chân vào khu B là dấu hiệu cho biết cá đã cắn câu vì thế có bán vé vào cửa. Đi sâu hơn nữa vào tới phần trong cùng của khu B là nơi dành cho kẻ nghiện ngập. Nơi đây bao gồm mọi xa đoạ xã hội, từ ghiền thuốc đến nghiện rượu, từ con nợ của xì ke ma tuý đến con nuôi của máy đánh bài. Nơi đây người ta không muốn phân biệt đúng sai, phải trái. Mọi sự đều thua giá trị đồng tiền để thoả mãn cơn ghiền. Nơi đây tiếng nói lương tâm bị cơn ghiền lấn át, làm ngơ. Khu C không có kiến trúc hẳn hòi, không có phòng ốc. Người vào đến khu C coi như đời tàn, ít ai trở lại được con đường ngay chính.
Đầu đường, xó chợ
Cuối cùng của khu B dẫn tới khu C. Đó chính là cửa ngõ dẫn ra đầu đường xó chợ. Đó là lối dẫn người ta đến chỗ vô gia cư, thành kẻ sống đầu đường, xó chợ, nơi mà tối đến không ai lai vãng, dành riêng cho kẻ bụi đời. Nói rõ ra ai vào đến khu C đều là kẻ sống bụi đời, chịu luật hè phố chi phối cuộc đời. Khu C là nơi dành riêng cho những kẻ ghiền nặng, cơ hội trở ra làm lại cuộc sống bình thường rất hiếm hoi, thường thì kẻ ghiền chết vì cơn ghiền, chết trong cơn ghiền, bệ rạc, khốn khổ, nhân cách bị chà đạp, tình người bị chia cắt, gia đình gánh mọi gánh nặng, mọi cơ cực, mọi đau khổ. Các trường hợp goá bụa, côi cút phát xuất từ khu C. Con mất cha, gia đình tan nát, vợ rủa chồng, chồng bỏ vợ, cha mẹ ôm xác con khóc ngất, đau khổ. Cùng lúc cảm thấy mất mát, đau thương, phiền muộn và cũng lúc đó một gánh nặng trong đời được cất đi, chôn kín vào quá khứ.
Như ý
Như ý làm cho ta toại nguyện. Toại nguyện không phải luôn luôn tốt, luôn mang lại hạnh phúc vì trong toại nguyện có chứa mầm bất hạnh, hạt giống của khổ đau. Biết bao lần ta được như ý nhưng ta vẫn không hài lòng với những gì đang có vì như ý không bao giờ thoả mãn lòng ta. Ai cũng hiểu chiều con, con sẽ hư. Như vậy chiều ý ta sớm muộn gì ta cũng hư vì chiều ý mình không khác chi chiều ý đứa nhỏ nằm trong người lớn. Trong người lớn nào cũng ẩn nấp đứa nhỏ và đứa nhỏ đó luôn đòi, luôn ước ao được nuông chiều. Chiều mãi sẽ hư. Hư hỏng đến từ từ, từng bước, từng bước nên nhiều khi ta không nhận thấy mình hư. Người ngoài nhận thấy mình hư nhưng ta không nhận biết mình hư nên tiếp tục nuông chiều đứa nhỏ chuyên đòi hỏi. Như ý không bao giờ toại nguyện, được như ý này sẽ đòi cho được như ý tiếp và cứ tiếp tục như vậy, đòi hỏi liên tục. Một lúc nào đó không thể toại nguyện điều đòi hỏi sẽ trở nên bực dọc vì không được như ý. Đòi như ý không có giới hạn. Đòi liên tục và không mệt mỏi. Thực ra mỗi lần được như ý lúc đó cảm thấy được an ủi, thoả lòng và chuẩn bị cho bước đòi kế tiếp.
Ít ai ngờ mình lại tự trói mình. Chúng ta luôn nói về tự do, mong mỏi có tự do, thích tự do, tranh đấu cho tự do, đòi quyền tự do, dân chủ. Ít ai ngờ chính chúng ta tự trói mình, làm mình mất tự do.
Chối bỏ Thiên Chúa là chính mình chối bỏ tự do. Con người có nhiều mâu thuẫn. Một đàng đi đòi hỏi, tranh đấu cho có tự do. Một khi có tự do con người lại bán rẻ, coi thường và cuối cùng chối bỏ tự do.
Tự huỷ
Khi nào ta coi thường, chối bỏ tự do.
Thưa khi ta phạm tội. Ta không những chối bỏ tự do và còn tự bỏ tù mình. Tự giam hãm mình trong lâu đài tội lỗi. Tội càng lớn lâu đài tội lỗi càng to và càng khó tìm đường ra. Lâu đài thường lắt léo, nhiều ngõ ngách, lắm phòng ốc. Nếu không thành tâm tuân theo chỉ dẫn, tìm đường ra không phải dễ. Tuân giữ chỉ dẫn một cách hời hợt chắc chắn sẽ lạc hết phòng này sang phòng khác. Vì thế kẻ phạm tội trọng thường lạc trong lâu đài tội lỗi lâu và rất khó dứt bỏ được tội.