CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 4, 21-30
Chúa Giêsu trở về làng quê Nagiarét sau khi Ngài đã sống ở đó 30 năm. Trở về quê hương, Chúa Giêsu trước hết thăm lại cha mẹ, những người thân thương, những người đồng hương và sau đó giới thiệu với mọi người về tông tích thực sự của mình.Chính vì thế, khi được trao cho cuốn Kinh Thánh mở ra ngay đoạn ngôn sứ Isaia nói về Đấng Thiên Sai, Chúa Giêsu đã đọc to tiếng và thuyết giảng hùng hồn về những điều ngôn sứ Isaia thông báo. Ngài nói: ” Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe “.
Dân làng Nagiarét theo như Kinh Thánh thuật lại thoạt đầu họ rất khâm phục Chúa, nhưng rồi vì cái thành kiến cố hữu, họ lại quay lưng cho Chúa. Họ mỉa mai Chúa:” Thầy lang ơi hãy chữa lấy mình “. Chúa trả lời họ: ” Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình “. Nghe vậy, những người đồng hương xô đẩy Ngài, kéo Ngài lên đỉnh núi để xô Ngài xuống vực. Thánh Luca đã kết thúc câu chuyện bằng một thông tin rất ngạc nhiên và thật hóm hỉnh: ” Nhưng Ngài băng qua giữa họ mà đi “.Ở đây chúng ta ghi nhận thái độ bình thản của Chúa trước những kẻ chối từ Ngài, những kẻ địng giết Ngài. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ Chúa là ngôn sứ, Đấng dám hy sinh cả mạng sống để loan báo về Thiên Chúa.Chúa chính là Sự Thật tuyệt đối. Do đó, không có một sức mạnh nào có thể cản đường của Ngài khi giờ của Ngài chưa tới.Dân thành Nagiarét khó chịu, căm phẫn vì Chúa Giêsu cho mình là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế.Họ không thể nào hiểu nổi làm sao con ông thợ mộc Giuse và con bà nội trợ Maria lại trở nên Đấng Cứu Thế được. Họ không tin và họ trở nên cớ vấp phạm vì Ngài. Đúng như lời tiên báo của ông già Siméon ngày Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu vào đền thánh: ” Trẻ này là dấu hiệu bị người đời chống báng “ ( Lc 2, 34 ). Và nếu để ý, chúng ta sẽ thấy lời của ông già Siméon đã theo Chúa Giêsu suốt cả đời Ngài. Dân Nagiarét có lần đã đòi Chúa làm phép lạ để chứng minh Ngài là ngôn sứ. Các đầu mục, kinh sư, các vị lảnh đạo tôn giáo lúc đó cũng bắt Chúa Giêsu chứng minh giáo lý, Tin mừng của Ngài là thật, là chính thống. Dân làng Nagiarét đã tố cáo Ngài là lộng ngôn, phạm thượng vì tự xưng là Con Thiên Chúa. Các Pharisêu đã kết án Ngài là dùng quyền năng của Belgiêbút mà trừ quỉ. Còn kinh khủng hơn nữa khi chính những người đồng hương Nagiarét tìm cách giết Chúa Giêsu. Sau đó, cũng chính dân thành Giêrusalem đã hô hoán to tiếng đòi tha Baraba và giết Chúa Giêsu. Đúng Vị ngôn sứ luôn phải gánh chịu những thảm họa, những thử thách, những cam go, cả cái chết của chính mình.
Dân làng Nagiarét đã xua đuổi Chúa một cách hồ đồ bởi vì họ có thành kiến cố hữu, không có cái nhìn từ tâm hồn, từ con tim. Chúa Giêsu không đi theo con đường tham lam, không phù hợp với quan niệm và tham vọng của họ. Do đó, qua bài học của dân thành Nagiarét, chúng ta rút ra được bài học thấm thía là đừng hấp tấp, hồ đồ đoán xét và kết án anh em một cách chủ quan và hẹp hói ích kỷ.
Chúa Giêsu là Đấng giầu tình thương và lòng trắc ẩn. Ngài luôn yêu thương mọi người và không hề kết án ai theo ý riêng của mình. Chúa là ngôn sứ loan báo về một thế giới mới, một trời mới đất mới, Chúa loan báo về Nước Thiên Chúa trong đó yêu thương, công bình nở rộ.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn nhận ra Chúa nơi mọi người. Amen.
Lc 4, 21-30
Chúa Giêsu trở về làng quê Nagiarét sau khi Ngài đã sống ở đó 30 năm. Trở về quê hương, Chúa Giêsu trước hết thăm lại cha mẹ, những người thân thương, những người đồng hương và sau đó giới thiệu với mọi người về tông tích thực sự của mình.Chính vì thế, khi được trao cho cuốn Kinh Thánh mở ra ngay đoạn ngôn sứ Isaia nói về Đấng Thiên Sai, Chúa Giêsu đã đọc to tiếng và thuyết giảng hùng hồn về những điều ngôn sứ Isaia thông báo. Ngài nói: ” Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe “.
Dân làng Nagiarét theo như Kinh Thánh thuật lại thoạt đầu họ rất khâm phục Chúa, nhưng rồi vì cái thành kiến cố hữu, họ lại quay lưng cho Chúa. Họ mỉa mai Chúa:” Thầy lang ơi hãy chữa lấy mình “. Chúa trả lời họ: ” Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình “. Nghe vậy, những người đồng hương xô đẩy Ngài, kéo Ngài lên đỉnh núi để xô Ngài xuống vực. Thánh Luca đã kết thúc câu chuyện bằng một thông tin rất ngạc nhiên và thật hóm hỉnh: ” Nhưng Ngài băng qua giữa họ mà đi “.Ở đây chúng ta ghi nhận thái độ bình thản của Chúa trước những kẻ chối từ Ngài, những kẻ địng giết Ngài. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ Chúa là ngôn sứ, Đấng dám hy sinh cả mạng sống để loan báo về Thiên Chúa.Chúa chính là Sự Thật tuyệt đối. Do đó, không có một sức mạnh nào có thể cản đường của Ngài khi giờ của Ngài chưa tới.Dân thành Nagiarét khó chịu, căm phẫn vì Chúa Giêsu cho mình là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế.Họ không thể nào hiểu nổi làm sao con ông thợ mộc Giuse và con bà nội trợ Maria lại trở nên Đấng Cứu Thế được. Họ không tin và họ trở nên cớ vấp phạm vì Ngài. Đúng như lời tiên báo của ông già Siméon ngày Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu vào đền thánh: ” Trẻ này là dấu hiệu bị người đời chống báng “ ( Lc 2, 34 ). Và nếu để ý, chúng ta sẽ thấy lời của ông già Siméon đã theo Chúa Giêsu suốt cả đời Ngài. Dân Nagiarét có lần đã đòi Chúa làm phép lạ để chứng minh Ngài là ngôn sứ. Các đầu mục, kinh sư, các vị lảnh đạo tôn giáo lúc đó cũng bắt Chúa Giêsu chứng minh giáo lý, Tin mừng của Ngài là thật, là chính thống. Dân làng Nagiarét đã tố cáo Ngài là lộng ngôn, phạm thượng vì tự xưng là Con Thiên Chúa. Các Pharisêu đã kết án Ngài là dùng quyền năng của Belgiêbút mà trừ quỉ. Còn kinh khủng hơn nữa khi chính những người đồng hương Nagiarét tìm cách giết Chúa Giêsu. Sau đó, cũng chính dân thành Giêrusalem đã hô hoán to tiếng đòi tha Baraba và giết Chúa Giêsu. Đúng Vị ngôn sứ luôn phải gánh chịu những thảm họa, những thử thách, những cam go, cả cái chết của chính mình.
Dân làng Nagiarét đã xua đuổi Chúa một cách hồ đồ bởi vì họ có thành kiến cố hữu, không có cái nhìn từ tâm hồn, từ con tim. Chúa Giêsu không đi theo con đường tham lam, không phù hợp với quan niệm và tham vọng của họ. Do đó, qua bài học của dân thành Nagiarét, chúng ta rút ra được bài học thấm thía là đừng hấp tấp, hồ đồ đoán xét và kết án anh em một cách chủ quan và hẹp hói ích kỷ.
Chúa Giêsu là Đấng giầu tình thương và lòng trắc ẩn. Ngài luôn yêu thương mọi người và không hề kết án ai theo ý riêng của mình. Chúa là ngôn sứ loan báo về một thế giới mới, một trời mới đất mới, Chúa loan báo về Nước Thiên Chúa trong đó yêu thương, công bình nở rộ.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn nhận ra Chúa nơi mọi người. Amen.