Mt 7,12-14 cửa hẹp, đường hẹp dẫn đến sự sống.
Con đường dẫn về quê khác con đường quê. Đường dẫn về quê là con đường lớn, rộng thênh thang. Tách khỏi đường lớn vào ngõ rẽ dẫn về đường quê. Đường quê là con đường nhỏ, thơ mộng. Quang cảnh khác thường so với con đường rộng. Mọi hình ảnh thiên nhiên đập vào mắt.
Trước tiên, không cần để ý cũng thấy ngay cành tre rũ ngang mặt. Toàn con đường rợp mát nhờ những cây tre uốn cong cầu vồng, che mát cho ngày nắng, tránh ướt cho ngày mưa. Dọc bên đê, lá cỏ xanh non, vươn dài che lấp lối đi. Chỗ ít người qua lại, người ta phải chậm chạp lần mò để khỏi lội trúng vũng nước lầy lội, hay tránh cành cây che lấp lối đi. Không khéo đạp ngay trúng bãi ‘mìn’chó mèo thả lúc đêm.
Thứ đến, cảnh cỏ, cây tranh sống diễn ra trước mắt. Lớp này mọc chồng trên lớp kia. Điều ngạc nhiên, các ngọn đều vươn cao ngày hưởng nắng, đêm tắm sương. Cạnh những bông hoa to lớn, chen lấn nhiều hoa li ti, nhỏ tí, dệt thành một tấm thảm cỏ thiên nhiên, nhuộm muôn mầu sắc tươi sáng. Không chừng gần đâu đó có con thằn lằn, hay rắn nằm ngủ; giật mình thấy bóng người nó sợ bò trốn, tim người đứng xem cũng đánh thình thình.
Không phải chỉ con mắt mới no thoả phong cảnh sắc nước, hương trời. Khó ai tránh khỏi mùi hương, thơm ngát thoát ra từ các bông, âm thầm mời gọi ong bướm, chuyển phấn hoa từ bông đực sang bông cái. Chính dịch vụ chuyên chở phấn giúp loài hoa tồn tại. Loài hoa trả công ong bướm bằng cách cho chúng hút mật hoa. Thức ăn tươi mát, thơm ngon, tinh khiết mà ong bướm ưa thích. Đôi khi có con ong đói, đau bệnh, lạc hướng đụng người, cả hai đột ngột né tránh nhau.
Xã hội nào cũng có kẻ xấu rình mò, vô tình thế nào cũng bị chúng lợi dụng. Cảnh đồng quê cũng không thoát khỏi luật trừ này. Trong lúc người ta đang thưởng thức, thả hồn vào bồng lai tiên cảnh thì chị muỗi đói. Gọi là chị muỗi đói rình mò, vì muỗi đực chay trường cả đời, sống nhờ hút nhựa cây, không hút máu người. Tuy vậy chàng cũng xúi bà xã, em coi kìa, của lạ, mấy người này từ tỉnh về quê, thấy cành cây, bông cỏ đứng ngó như trời trồng thế kia hẳn là dân lạ. Trong lúc người ta đang thưởng thức thì đâu đó chị muỗi cũng âm thầm đến xin tí huyết. Kẻ mất của nhiều khi không biết. Vài ngày sau thấy sưng đỏ âu. Cái giá trả cho tội ăn mặc hở hang. Chị muỗi vui mừng, nhờ bữa tiệc cao lương mĩ vị đó, giúp chị đủ chất dinh dưỡng cho lần mang bầu sắp tới.
Sinh hoạt quê
Dọc đường quê không thiếu hình ảnh quen thuộc. Trên đường đâu đâu cũng thấy một màu xanh của cỏ, màu tươi của hoa. Dưới ruộng chan hoà cảnh lúa xanh đùa trước gió. Tiếp tục đi sẽ thấy những ngôi nhà hiện ra, mái rạ thở khói, cảnh nấu cơm chiều. Người ta thấy vườn rau non. Dưới ao cá lên mói nước để lại vòng tròn xoáy loang dần, loang dần đến tận đám cỏ bờ ao. Hàng dậu ngăn gà phá rau làm bằng mía. Cây nào cũng tươi óng ả, lá vươn dài đong đưa vờn trước gió. Cao hơn là bụi chuối nặng cong cả thân vì trái chi chít. Trên sân có heo gà, dưới ao có vịt ngan, hưởng cảnh thanh bình, chung sống, chăm chỉ mò tôm, bắt cá.
Một vài nhà trước sân có hòn non bộ. Cành lá được xén, tỉa gọn gàng. Cảnh thanh bình bầy ra trước mắt, nhàn hạ và thảnh thơi. Cái nhàn thể hiện ngay cả trong bước chân. Nơi đây không có ai vội vã chạy đua với thời gian, nhanh leo xe bus về nhà sau giờ tan sở. Trái với dân tỉnh thành, ngồi xe chạy không kịp ngắm quang cảnh. Dân miền quê tà tà, thủng thẳng đi vừa ngó trời, vừa xem đất. Nhờ thảnh thơi và từ tốn mà mọi cảnh vật bày ra trước mắt dù quen thuộc người ta vẫn thấy cái đẹp, cái hay, cái mới. Thế mới biết thiên nhiên có sức quyến rũ vô cùng.
Đường quê trong ngày vắng bóng người đi lại. Mọi sinh hoạt dành cho việc ruộng, nương. Giờ cao điểm là sáng sớm và chiều tối. Mỗi ngày sáng tối luôn có nhiều hình ảnh đua giữa người và thời gian. Dù đua vẫn không vội vã. Trời chưa sáng tiếng chuông nhà thờ đổ dồn, kêu gọi Kitô hữu dậy, kẻ chuẩn bị đi lễ sáng, kẻ dâng ngày và lời tạ ơn. Cùng lúc đó học sinh mắt nhắm mắt mở tìm thức ăn, lấy sức cho ngày mới, đạp xe đi học. Mùa mưa vất vả hơn nhiều. Cuốc bộ là phương tiện di chuyển phổ thông nhất. Một lũ học trò vừa đi vừa trò chuyện ran đường. Ai mất ngủ mặc ai, ta cứ việc ồn ào. Chó cắn mặc chó, ta cứ hiên ngang vui chân bước đều. Sau đám học trò, đường quê đón nông dân cùng trâu bò bắt đầu ngày mới, công việc cũ còn đó phải cho xong trước khi bắt đầu việc mới. Dưới sông tiếng đò ghe gọi nhau ơi ới của người đi chợ bán rau, hoa trái, gà vịt. Đối với gà vịt, đường ra chợ là đường một chiều. Chúng ra đi lần đầu và cũng là lần cuối trong đời. Từ nay có chủ mới, có nhà mới. Đại đa số biết rõ định mệnh khi chủ đang đêm đến vỗ về, trói chân, bỏ lồng gánh đi.
Tình đường quê
Người xử dụng đường quê đối xử với nhau chân tình. Đường quê người ta chào hỏi nhau. Trên đường người ta nhường nhau, chia sẻ lối đi. Người ta chào hỏi. Lâu ngày không gặp còn đứng lại chia sẻ tâm tình, trao đổi vài mẩu chuyện nóng mới xảy ra trong xóm làng. Trên đường này tình cảm con người thật rõ nét, thân thương. Người đối xử tử tế với người, già yêu trẻ, trẻ kính trọng già. Phụ nữ, trai tráng trong làng, người nào cũng để lộ trên gương mặt một niềm tin vui, hạnh phúc dù cách ăn mặc của họ thể hiện vẻ đơn sơ, nghèo, cộng thêm vất vả, chân lấm tay bùn, mồ hôi đầy trán, thế mà nơi họ toát ra một niềm vui, niềm hạnh phúc yêu đời.
Trong cái hay cũng có cái phiền của nó. Học sinh nào dại dột không chào cụ già gặp trên đường, chậm nhất là vài ngày sau thầy giáo biết trò đó ra đường thiếu lễ phép. Cha mẹ em nghe tin con mình ra đường không thưa cũng chẳng chào. Chỉ một lần đủ giúp các em cẩn thận hơn khi học môn công dân, đức dục. Trong lớp luôn treo câu ‘tiên học lễ, hậu học văn’. Khi nhận những tin nóng sốt từ đường làng cha mẹ buồn năm phút nhưng yên tâm cả năm vì biết rõ một khi đứa nhỏ làm gì sai trái, ở đâu, ở nhà đều biết tin. Đời sống miền quê là như thế, mọi người có trách nhiệm với nhau, coi sóc cho nhau và bảo vệ lẫn nhau, cả đời sống với truyền thống tốt đẹp.
Con đường nhỏ người ta nhường nhịn, chia sẻ, chào hỏi và phải chịu thiệt thòi, phải từ tốn, phải kiêng nể, phải tự chế và mất đi rất nhiều tự do, bù lại người ta nhận được lòng cảm kích, tình thân thương và những nụ cười hồn nhiên từ lũ trẻ.
Con đường hẹp dẫn về quê trời cũng mang những yếu tố cần thiết trên, nhẫn nhục chia sẻ, yêu thương và cùng nâng đỡ nhau trong cuộc sống.
Con đường dẫn về quê khác con đường quê. Đường dẫn về quê là con đường lớn, rộng thênh thang. Tách khỏi đường lớn vào ngõ rẽ dẫn về đường quê. Đường quê là con đường nhỏ, thơ mộng. Quang cảnh khác thường so với con đường rộng. Mọi hình ảnh thiên nhiên đập vào mắt.
Trước tiên, không cần để ý cũng thấy ngay cành tre rũ ngang mặt. Toàn con đường rợp mát nhờ những cây tre uốn cong cầu vồng, che mát cho ngày nắng, tránh ướt cho ngày mưa. Dọc bên đê, lá cỏ xanh non, vươn dài che lấp lối đi. Chỗ ít người qua lại, người ta phải chậm chạp lần mò để khỏi lội trúng vũng nước lầy lội, hay tránh cành cây che lấp lối đi. Không khéo đạp ngay trúng bãi ‘mìn’chó mèo thả lúc đêm.
Thứ đến, cảnh cỏ, cây tranh sống diễn ra trước mắt. Lớp này mọc chồng trên lớp kia. Điều ngạc nhiên, các ngọn đều vươn cao ngày hưởng nắng, đêm tắm sương. Cạnh những bông hoa to lớn, chen lấn nhiều hoa li ti, nhỏ tí, dệt thành một tấm thảm cỏ thiên nhiên, nhuộm muôn mầu sắc tươi sáng. Không chừng gần đâu đó có con thằn lằn, hay rắn nằm ngủ; giật mình thấy bóng người nó sợ bò trốn, tim người đứng xem cũng đánh thình thình.
Không phải chỉ con mắt mới no thoả phong cảnh sắc nước, hương trời. Khó ai tránh khỏi mùi hương, thơm ngát thoát ra từ các bông, âm thầm mời gọi ong bướm, chuyển phấn hoa từ bông đực sang bông cái. Chính dịch vụ chuyên chở phấn giúp loài hoa tồn tại. Loài hoa trả công ong bướm bằng cách cho chúng hút mật hoa. Thức ăn tươi mát, thơm ngon, tinh khiết mà ong bướm ưa thích. Đôi khi có con ong đói, đau bệnh, lạc hướng đụng người, cả hai đột ngột né tránh nhau.
Xã hội nào cũng có kẻ xấu rình mò, vô tình thế nào cũng bị chúng lợi dụng. Cảnh đồng quê cũng không thoát khỏi luật trừ này. Trong lúc người ta đang thưởng thức, thả hồn vào bồng lai tiên cảnh thì chị muỗi đói. Gọi là chị muỗi đói rình mò, vì muỗi đực chay trường cả đời, sống nhờ hút nhựa cây, không hút máu người. Tuy vậy chàng cũng xúi bà xã, em coi kìa, của lạ, mấy người này từ tỉnh về quê, thấy cành cây, bông cỏ đứng ngó như trời trồng thế kia hẳn là dân lạ. Trong lúc người ta đang thưởng thức thì đâu đó chị muỗi cũng âm thầm đến xin tí huyết. Kẻ mất của nhiều khi không biết. Vài ngày sau thấy sưng đỏ âu. Cái giá trả cho tội ăn mặc hở hang. Chị muỗi vui mừng, nhờ bữa tiệc cao lương mĩ vị đó, giúp chị đủ chất dinh dưỡng cho lần mang bầu sắp tới.
Sinh hoạt quê
Dọc đường quê không thiếu hình ảnh quen thuộc. Trên đường đâu đâu cũng thấy một màu xanh của cỏ, màu tươi của hoa. Dưới ruộng chan hoà cảnh lúa xanh đùa trước gió. Tiếp tục đi sẽ thấy những ngôi nhà hiện ra, mái rạ thở khói, cảnh nấu cơm chiều. Người ta thấy vườn rau non. Dưới ao cá lên mói nước để lại vòng tròn xoáy loang dần, loang dần đến tận đám cỏ bờ ao. Hàng dậu ngăn gà phá rau làm bằng mía. Cây nào cũng tươi óng ả, lá vươn dài đong đưa vờn trước gió. Cao hơn là bụi chuối nặng cong cả thân vì trái chi chít. Trên sân có heo gà, dưới ao có vịt ngan, hưởng cảnh thanh bình, chung sống, chăm chỉ mò tôm, bắt cá.
Một vài nhà trước sân có hòn non bộ. Cành lá được xén, tỉa gọn gàng. Cảnh thanh bình bầy ra trước mắt, nhàn hạ và thảnh thơi. Cái nhàn thể hiện ngay cả trong bước chân. Nơi đây không có ai vội vã chạy đua với thời gian, nhanh leo xe bus về nhà sau giờ tan sở. Trái với dân tỉnh thành, ngồi xe chạy không kịp ngắm quang cảnh. Dân miền quê tà tà, thủng thẳng đi vừa ngó trời, vừa xem đất. Nhờ thảnh thơi và từ tốn mà mọi cảnh vật bày ra trước mắt dù quen thuộc người ta vẫn thấy cái đẹp, cái hay, cái mới. Thế mới biết thiên nhiên có sức quyến rũ vô cùng.
Đường quê trong ngày vắng bóng người đi lại. Mọi sinh hoạt dành cho việc ruộng, nương. Giờ cao điểm là sáng sớm và chiều tối. Mỗi ngày sáng tối luôn có nhiều hình ảnh đua giữa người và thời gian. Dù đua vẫn không vội vã. Trời chưa sáng tiếng chuông nhà thờ đổ dồn, kêu gọi Kitô hữu dậy, kẻ chuẩn bị đi lễ sáng, kẻ dâng ngày và lời tạ ơn. Cùng lúc đó học sinh mắt nhắm mắt mở tìm thức ăn, lấy sức cho ngày mới, đạp xe đi học. Mùa mưa vất vả hơn nhiều. Cuốc bộ là phương tiện di chuyển phổ thông nhất. Một lũ học trò vừa đi vừa trò chuyện ran đường. Ai mất ngủ mặc ai, ta cứ việc ồn ào. Chó cắn mặc chó, ta cứ hiên ngang vui chân bước đều. Sau đám học trò, đường quê đón nông dân cùng trâu bò bắt đầu ngày mới, công việc cũ còn đó phải cho xong trước khi bắt đầu việc mới. Dưới sông tiếng đò ghe gọi nhau ơi ới của người đi chợ bán rau, hoa trái, gà vịt. Đối với gà vịt, đường ra chợ là đường một chiều. Chúng ra đi lần đầu và cũng là lần cuối trong đời. Từ nay có chủ mới, có nhà mới. Đại đa số biết rõ định mệnh khi chủ đang đêm đến vỗ về, trói chân, bỏ lồng gánh đi.
Tình đường quê
Người xử dụng đường quê đối xử với nhau chân tình. Đường quê người ta chào hỏi nhau. Trên đường người ta nhường nhau, chia sẻ lối đi. Người ta chào hỏi. Lâu ngày không gặp còn đứng lại chia sẻ tâm tình, trao đổi vài mẩu chuyện nóng mới xảy ra trong xóm làng. Trên đường này tình cảm con người thật rõ nét, thân thương. Người đối xử tử tế với người, già yêu trẻ, trẻ kính trọng già. Phụ nữ, trai tráng trong làng, người nào cũng để lộ trên gương mặt một niềm tin vui, hạnh phúc dù cách ăn mặc của họ thể hiện vẻ đơn sơ, nghèo, cộng thêm vất vả, chân lấm tay bùn, mồ hôi đầy trán, thế mà nơi họ toát ra một niềm vui, niềm hạnh phúc yêu đời.
Trong cái hay cũng có cái phiền của nó. Học sinh nào dại dột không chào cụ già gặp trên đường, chậm nhất là vài ngày sau thầy giáo biết trò đó ra đường thiếu lễ phép. Cha mẹ em nghe tin con mình ra đường không thưa cũng chẳng chào. Chỉ một lần đủ giúp các em cẩn thận hơn khi học môn công dân, đức dục. Trong lớp luôn treo câu ‘tiên học lễ, hậu học văn’. Khi nhận những tin nóng sốt từ đường làng cha mẹ buồn năm phút nhưng yên tâm cả năm vì biết rõ một khi đứa nhỏ làm gì sai trái, ở đâu, ở nhà đều biết tin. Đời sống miền quê là như thế, mọi người có trách nhiệm với nhau, coi sóc cho nhau và bảo vệ lẫn nhau, cả đời sống với truyền thống tốt đẹp.
Con đường nhỏ người ta nhường nhịn, chia sẻ, chào hỏi và phải chịu thiệt thòi, phải từ tốn, phải kiêng nể, phải tự chế và mất đi rất nhiều tự do, bù lại người ta nhận được lòng cảm kích, tình thân thương và những nụ cười hồn nhiên từ lũ trẻ.
Con đường hẹp dẫn về quê trời cũng mang những yếu tố cần thiết trên, nhẫn nhục chia sẻ, yêu thương và cùng nâng đỡ nhau trong cuộc sống.