Rome, ngày 3 tháng 2 năm 2010: Tờ báo Vatican L'Osservatore Romano (LOR) đăng tải một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, mô tả những chi tiết nghiên cứu về một nguồn cung cấp mới của tế bào gốc và gọi đó là "tương lai của y học. "
Theo tờ LOR, nhiều cuộc nghiên cứu tiên phong đang diễn ra tại Trung tâm Biocell ở Busto Arsizio tại Milan liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc lấy từ nước ối* để tái tạo võng mạc cuả mắt. Những nguồn tế bào gốc này được coi là hợp với đạo đức vì nó không đòi hỏi phải hủy diệt một phôi thai.
Qua một cuộc phỏng vấn cuả phóng viên Joseph Reguzzoni với một bác học về sinh vật và di truyền ở Milan, BH Giuseppe Simoni, đã làm sáng tỏ thêm về các tế bào gốc lấy từ nước ối (amniotic stem cells, tạm dịch là tế bào ối):
"Chúng tôi đang nghiên cứu một loại tế bào gốc, tế bào ối, là những tế bào 'đầu tiên' trong quá trình cấu tạo thân thể của chúng ta", BH Simoni cho biết. "Chúng tôi đang đầu tư tất cả nỗ lực của chúng tôi với niềm tin rằng việc nghiên cứu tế bào ối có thể mang lại câu trả lời cho nhiều hiện tượng, và hệ quả là cải thiện cuộc sống của bệnh nhân, chữa những bệnh nan y, và tăng hiệu quả các phương pháp điều trị hiện nay. "
"Tiềm năng thực sự là rất cao và kỳ vọng thì vô hạn", BH Simoni nói.
Khi được hỏi tại sao tế bào gốc lại được các nhà nghiên cứu y khoa theo đuổi nhiều như thế, BH Simoni giải thích rằng "Các tế bào gốc và hành vi của chúng giúp chúng ta hiểu về những động thái của các khối u nhọt, sự tái sinh của các mô, sự gia tăng tế bào liên tục đang diễn ra trong mỗi phút cuả cuộc sống chúng ta. "
BH Simoni cũng vạch ra sự khác biệt giữa các tế bào gốc phôi thai và những tế bào gốc thu được từ nước ối. "Không giống như trường hợp các tế bào gốc phôi thai," ông ghi nhận, "trong một tương lai không xa, tất cả mọi người chúng có thể có một dự trữ các tế bào ối của riêng họ, hoặc có những tế bào ối tương hợp nhờ dự trữ cuả các thân nhân gần."
"Về các tế bào phôi thai, mặt khác, vấn đề là phức tạp hơn, vì bạn cần phải tìm ra một phôi thai, huỷ nó đi rồi phát triển các dòng tương thích.. ." trong đó, theo Simoni, không chỉ chi phí là lớn, nhưng tiềm năng lợi nhuận cũng lớn hơn.
"Tất cả điều này," ông nói, "không phù hợp với nhiệm vụ của chúng tôi và không hợp với tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta."
"Chúng tôi tin rằng, trên thực tế, đạo đức là cần thiết", ông tiếp tục."Bạn không thể làm được việc tốt nếu bạn không có sự tôn trọng dành cho con người, và cả cho những con người sắp được sinh ra. Có thể nào một cái gì tốt đẹp đến từ một hành vi bất công hay phi đạo đức?." BH Simoni hỏi.
"Trong ý nghĩa này thì việc nghiên cứu nước ối và tế bào gốc cuả nó không trái với các nguyên tắc đạo đức."
L'Osservatore Romano cho biết rằng ngoài trung tâm Biocell Center ở Busto Arsizio, nhiều tổ chức khác đã đồng ý tham gia nghiên cứu tế bào ối và việc tái tạo võng mạc. Danh sách những tổ chức này bao gồm Harvard Medical School's Department of Opthalmology, the IRCCS Foundation và ba bệnh viện Ý.
* Nước ối: nước nuôi bào thai, khi đến hạn kỳ sinh nở thì bọc nước này phần nhiều chứa nước tiểu cuả thai nhi. Khi người ta phân tích nước ổi để tìm dinh dưỡng cho thai nhi, người ta đã khám phá ra nhiều tế bào gốc ở trong đó.
Theo tờ LOR, nhiều cuộc nghiên cứu tiên phong đang diễn ra tại Trung tâm Biocell ở Busto Arsizio tại Milan liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc lấy từ nước ối* để tái tạo võng mạc cuả mắt. Những nguồn tế bào gốc này được coi là hợp với đạo đức vì nó không đòi hỏi phải hủy diệt một phôi thai.
Qua một cuộc phỏng vấn cuả phóng viên Joseph Reguzzoni với một bác học về sinh vật và di truyền ở Milan, BH Giuseppe Simoni, đã làm sáng tỏ thêm về các tế bào gốc lấy từ nước ối (amniotic stem cells, tạm dịch là tế bào ối):
"Chúng tôi đang nghiên cứu một loại tế bào gốc, tế bào ối, là những tế bào 'đầu tiên' trong quá trình cấu tạo thân thể của chúng ta", BH Simoni cho biết. "Chúng tôi đang đầu tư tất cả nỗ lực của chúng tôi với niềm tin rằng việc nghiên cứu tế bào ối có thể mang lại câu trả lời cho nhiều hiện tượng, và hệ quả là cải thiện cuộc sống của bệnh nhân, chữa những bệnh nan y, và tăng hiệu quả các phương pháp điều trị hiện nay. "
"Tiềm năng thực sự là rất cao và kỳ vọng thì vô hạn", BH Simoni nói.
Khi được hỏi tại sao tế bào gốc lại được các nhà nghiên cứu y khoa theo đuổi nhiều như thế, BH Simoni giải thích rằng "Các tế bào gốc và hành vi của chúng giúp chúng ta hiểu về những động thái của các khối u nhọt, sự tái sinh của các mô, sự gia tăng tế bào liên tục đang diễn ra trong mỗi phút cuả cuộc sống chúng ta. "
BH Simoni cũng vạch ra sự khác biệt giữa các tế bào gốc phôi thai và những tế bào gốc thu được từ nước ối. "Không giống như trường hợp các tế bào gốc phôi thai," ông ghi nhận, "trong một tương lai không xa, tất cả mọi người chúng có thể có một dự trữ các tế bào ối của riêng họ, hoặc có những tế bào ối tương hợp nhờ dự trữ cuả các thân nhân gần."
"Về các tế bào phôi thai, mặt khác, vấn đề là phức tạp hơn, vì bạn cần phải tìm ra một phôi thai, huỷ nó đi rồi phát triển các dòng tương thích.. ." trong đó, theo Simoni, không chỉ chi phí là lớn, nhưng tiềm năng lợi nhuận cũng lớn hơn.
"Tất cả điều này," ông nói, "không phù hợp với nhiệm vụ của chúng tôi và không hợp với tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta."
"Chúng tôi tin rằng, trên thực tế, đạo đức là cần thiết", ông tiếp tục."Bạn không thể làm được việc tốt nếu bạn không có sự tôn trọng dành cho con người, và cả cho những con người sắp được sinh ra. Có thể nào một cái gì tốt đẹp đến từ một hành vi bất công hay phi đạo đức?." BH Simoni hỏi.
"Trong ý nghĩa này thì việc nghiên cứu nước ối và tế bào gốc cuả nó không trái với các nguyên tắc đạo đức."
L'Osservatore Romano cho biết rằng ngoài trung tâm Biocell Center ở Busto Arsizio, nhiều tổ chức khác đã đồng ý tham gia nghiên cứu tế bào ối và việc tái tạo võng mạc. Danh sách những tổ chức này bao gồm Harvard Medical School's Department of Opthalmology, the IRCCS Foundation và ba bệnh viện Ý.
* Nước ối: nước nuôi bào thai, khi đến hạn kỳ sinh nở thì bọc nước này phần nhiều chứa nước tiểu cuả thai nhi. Khi người ta phân tích nước ổi để tìm dinh dưỡng cho thai nhi, người ta đã khám phá ra nhiều tế bào gốc ở trong đó.