Ngài kêu gọi các giám mục tuyệt đối bảo vệ Phúc Âm
Rôma, Thứ Sáu 5 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome)- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề cập đến một dự luật Tô Cách Lan về việc chấm dứt đời sống, trong bài diễn từ gửi các giám mục Tô Cách Lan về Rôma phó hội ad limina. Đức Thánh Cha đã nhắc rằng Giáo Hội bảo vệ cho đời sống con người “không có sự thỏa hiệp,” và đã mời các giám mục bảo vệ Phúc Âm chống lại những ai muốn “làm tan loãng” sức mạnh của Phúc Âm. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến Năm Linh Mục và việc kỷ niệm 400 năm Thánh Gioan Ogilvie, một thánh tử đạo cao quý của Tô Cách Lan.
Thực vậy, một dự luật nhắm đến việc hợp thức hóa “An Lạc Tử” (Euthanasie) đã được trình lên Quốc Hội Tô Cách Lan tháng 1 vừa qua.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố trong bài diễn từ bằng tiếng Anh được Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh đăng tải: “Việc trợ giúp cho an lạc tử đánh trúng trọng tâm chính yếu của sự thông hiểu phẩm giá của đời sống con người.”
Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ sự lo âu của ngài trước “những phát triển mới đây về vấn đề đạo đức y học,” và một vài “thực hành” về nghiên cứu phôi thai.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tỏ ra hết sức chú tâm đến những đạo luật đang được dự thảo.
Thứ Hai vừa qua, trong bài diễn từ gửi các giám mục Anh, ngải đã lưu ý chống lại một dự luật về sự bình đẳng cơ hội – “the Equality Bill” -, có thể có hậu quả là buộc Giáo Hội phải thuê mướn các nhân viên không có cùng những lựa chọn về luân lý đạo đức giống Giáo Hội.
Thầy cả thượng thẩm Rabbi Jonathan Sacks đã yểm trợ quan điểm của Đức Thánh Cha về “sự tự do của các cộng đồng tu sĩ” và về “các nền tảng” của “quyền lợi con người” trong báo Times ngày Thứ Tư.
Dường như chính phủ Anh, chắc chắn mong muốn duy trì một bầu khí cởi mở trong giai đọan chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã xác nhận vào tháng Chín năm nay, sẽ không phải đi thối lui.
Trong buổi triều kiến chung ngày 16 tháng 12 năm ngoái, ngài đã đề cập đến Jean de Salisbury, chính là một người Anh, Đức Thánh Cha đã ghi nhận là các đạo luật công bằng là những đạo luật “bảo vệ tính chất thiêng liêng của đời sống con người và chống lại sự hợp thức hóa việc phá thai, an lạc tử và các thí nghiệm di truyền học vô trách nhiệm, và là các đạo luật tôn kính phẩm giá của hôn nhân giữa một người nam và môt người nữ.” (Xem Zenit ngày 16 tháng 12, 2009).
Ngay từ ngày 18 tháng 2, 2009, tại Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề nghị việc cổ động cho một “đạo luật công bằng” và “bảo vệ cho đời sống con người,” khi ngài tiếp xúc với bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại trong dịp này là “luật luân lý thiên nhiên và giáo huấn vĩnh hằng của Giáo Hội về phẩm giá con người từ lúc thụ thai cho đến lúc qua đời tự nhiên đòi hỏi nơi tất cả mọi người Công Giáo, nhất là các nhà hành pháp, các thẩm phán, phải nhận những trách nhiệm về lợi ích chung cho xã hội, phải hợp tác với tất cả những người nam và nữ có thiện tâm để cổ võ cho một pháp luật công bằng, nhắm bảo vệ đời sống con người trong mọi giai đoạn.”
Ngoài ra, năm 2009, sau Hòa Lan và Bỉ, Luxembourg là quốc gia thứ ba trong Thị Trường Chung Âu Châu không lên án an lạc tử.
Rôma, Thứ Sáu 5 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome)- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề cập đến một dự luật Tô Cách Lan về việc chấm dứt đời sống, trong bài diễn từ gửi các giám mục Tô Cách Lan về Rôma phó hội ad limina. Đức Thánh Cha đã nhắc rằng Giáo Hội bảo vệ cho đời sống con người “không có sự thỏa hiệp,” và đã mời các giám mục bảo vệ Phúc Âm chống lại những ai muốn “làm tan loãng” sức mạnh của Phúc Âm. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến Năm Linh Mục và việc kỷ niệm 400 năm Thánh Gioan Ogilvie, một thánh tử đạo cao quý của Tô Cách Lan.
Thực vậy, một dự luật nhắm đến việc hợp thức hóa “An Lạc Tử” (Euthanasie) đã được trình lên Quốc Hội Tô Cách Lan tháng 1 vừa qua.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố trong bài diễn từ bằng tiếng Anh được Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh đăng tải: “Việc trợ giúp cho an lạc tử đánh trúng trọng tâm chính yếu của sự thông hiểu phẩm giá của đời sống con người.”
Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ sự lo âu của ngài trước “những phát triển mới đây về vấn đề đạo đức y học,” và một vài “thực hành” về nghiên cứu phôi thai.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tỏ ra hết sức chú tâm đến những đạo luật đang được dự thảo.
Thứ Hai vừa qua, trong bài diễn từ gửi các giám mục Anh, ngải đã lưu ý chống lại một dự luật về sự bình đẳng cơ hội – “the Equality Bill” -, có thể có hậu quả là buộc Giáo Hội phải thuê mướn các nhân viên không có cùng những lựa chọn về luân lý đạo đức giống Giáo Hội.
Thầy cả thượng thẩm Rabbi Jonathan Sacks đã yểm trợ quan điểm của Đức Thánh Cha về “sự tự do của các cộng đồng tu sĩ” và về “các nền tảng” của “quyền lợi con người” trong báo Times ngày Thứ Tư.
Dường như chính phủ Anh, chắc chắn mong muốn duy trì một bầu khí cởi mở trong giai đọan chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã xác nhận vào tháng Chín năm nay, sẽ không phải đi thối lui.
Trong buổi triều kiến chung ngày 16 tháng 12 năm ngoái, ngài đã đề cập đến Jean de Salisbury, chính là một người Anh, Đức Thánh Cha đã ghi nhận là các đạo luật công bằng là những đạo luật “bảo vệ tính chất thiêng liêng của đời sống con người và chống lại sự hợp thức hóa việc phá thai, an lạc tử và các thí nghiệm di truyền học vô trách nhiệm, và là các đạo luật tôn kính phẩm giá của hôn nhân giữa một người nam và môt người nữ.” (Xem Zenit ngày 16 tháng 12, 2009).
Ngay từ ngày 18 tháng 2, 2009, tại Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề nghị việc cổ động cho một “đạo luật công bằng” và “bảo vệ cho đời sống con người,” khi ngài tiếp xúc với bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại trong dịp này là “luật luân lý thiên nhiên và giáo huấn vĩnh hằng của Giáo Hội về phẩm giá con người từ lúc thụ thai cho đến lúc qua đời tự nhiên đòi hỏi nơi tất cả mọi người Công Giáo, nhất là các nhà hành pháp, các thẩm phán, phải nhận những trách nhiệm về lợi ích chung cho xã hội, phải hợp tác với tất cả những người nam và nữ có thiện tâm để cổ võ cho một pháp luật công bằng, nhắm bảo vệ đời sống con người trong mọi giai đoạn.”
Ngoài ra, năm 2009, sau Hòa Lan và Bỉ, Luxembourg là quốc gia thứ ba trong Thị Trường Chung Âu Châu không lên án an lạc tử.