Pleiku ngày 8 tháng 2 năm 2010
Anh Huỳnh rất thân mến.
Trong việc giải tỏa trắng làng quê mình để làm khu sinh thái, người ta loay hoay với bài toán kinh tế, như thể tất cả vấn đề là làm sao nâng giá đền bù lên cho đủ bảo đảm đời sống người dân tái định cư. Dĩ nhiên chuyện rất thực tế là ‘miếng cơm manh áo’ cho người đang sống hay chuyện rất linh thiêng là ‘nồi hương bát nước’ cho người đã khuất đều là những chuyện trước mắt phải lo. Nhưng tôi nghĩ phải đặt ra những vấn nạn về văn hóa dân tộc trong dự án này bằng không e rằng thế hệ chúng ta sẽ là lớp con cháu dày xéo cơ đồ tổ tiên, những tội đồ văn hóa, nhất là khi chúng ta đã được cảnh báo về nguy cơ suy tàn của các nền văn hóa bản địa trước làn sóng tấn công ồ ạt của các yếu tố văn hóa ngoại lai trong xu thế toàn cầu hóa chủ nghĩa tiêu thụ và thực dụng.
Chắc anh cũng biết Việt Nam thuộc về nền văn minh lúa nước, nét đặc trưng là nếp sống cộng đồng, trong đó người người bao đời gắn kết để cùng sống với nhau với những truyền thống, lễ hội, những tương quan chằng chịt. Các yếu tố tâm lý, kinh tế, địa lý, di truyền, huyết thống trong đời sống cá nhân gia đình, tập thể kết đan hòa quyện làm nên một thực thể xã hội học độc đáo là ngôi làng. Làng Việt Nam là biểu tượng, là tinh túy, là tác phẫm sống của văn hóa cộng đồng Việt Nam.
Cồn Dầu (hay những làng kế bên Trung Lương, Cẩm Chánh, Lỗ Giáng) là một ngôi làng yên bình, đứng vững không di dời trong chiến tranh cũng như thời bình. Tuy chỉ thành hình trong hơn một trăm năm nhưng đối với một thành phố trẻ như Đà Nẵng nó là một làng cổ. Có nhiều làng ở Đà Nẵng nhưng có mấy làng đẹp đẽ xinh xắn như làng Cồn Dầu hay Trung Lương nằm bên bờ sông như một cô gái duyên dáng soi mình bên dòng nước? Những khu phố xa hoa hay nhếch nhác hai bên bờ sông Hàn có vận hành hàng trăm năm thì cũng là khu phố chứ không thể một ngôi làng.
Ấy vậy mà trong lúc ở cách Cồn Dầu chừng 20 cây số, từng bức tường rêu phong, từng mái ngói cong cũ nát trong khu phố cổ di sản văn hóa thế giới được tôn tạo duy trì, thì những ngôi làng đẹp ở quê mình đang bị lên kế hoạch triệt phá đi.
Không lẻ ở gần Cồn Dầu thành phố sẽ xây ‘Công Viên Văn Hoá Lịch Sử Ngũ hành Sơn’ để “bảo tồn văn hóa di tích, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,” còn 04 ngôi làng từ hàng trăm năm nay thì không có gì chất gì là văn hóa để xứng đáng cho tồn tại sao?
Không lẻ biết bao nhiêu ngôi đình, biểu tượng cho nền văn hóa làng xã này, được công nhận di tích văn hóa, còn chính những ngôi làng sống động thì coi như nó không có hay chỉ là khu đất tính bằng mét vuông qui ra tiền, thế thôi?
Édouard Herriot định nghĩa “văn hóa là cái gì còn lại khi người ta đã quên đi tất cả.” Không lí gì sau hơn một trăm năm làm nên tác phẫm văn hóa làng chúng ta để công ty Mặt Trời cho xe ủi đất chôn lấp tất cả, đuổi người quê đi nơi khác, biến họ từ chỗ giàu sang trở thành người trắng tay, đui chột về văn hóa, nghèo nàn về thân cách xã hội. Văn hóa nếu hiểu là cái còn lại thì ở đây còn lại gì thế anh? Những mồ chôn vật thể văn hóa như thế có làm đẹp đất Mẹ Việt Nam, có làm cho tổ tiên nơi chín suối an lòng không?
Không lẽ sau bao nhiêu năm đánh giặc giữ làng, với những chiến tích lẫy lừng, chúng ta không còn gì để truyền lại cho con cháu ngày sau sao? Nếu làng ta có di tích tội ác của giặc thì ít là cũng còn một dấu khí để ta chỉ vào đó mà nói với khách tham quan: đây là tội ác của chúng. Nếu làng ta còn những chỗ ghi dấu chiến công của anh và đồng đội, của các Mẹ Anh Hùng thì cũng phải còn lại chút gì vật chất thấy được, sờ mó được và nhất là cũng còn lại những con người sống gần bên như những chứng nhân sống động để kể truyền thuyết cho con cháu, để dẫn chúng đến đó mà truyền dạy cho chúng lòng tự hào dân tộc và lòng “yêu tổ quốc, yêu đồng bào.”
Anh Huỳnh ơi! Chúng ta ứng xử có văn hóa không nếu sau bao nhiêu xương máu mồ hôi để làm nên một làng mà khi qui hoạch ta lại coi nó như một mảnh đất núi Sơn Trà, hay bãi cát trắng Nam Ô. Không lẽ cha ông đã bao đời chăm chút từng con đường, từng ao cá, vườn rau, nay đến lượt mình, chúng ta mời hàng trăm xe chở đất núi về để chôn vùi những gì linh thiêng hay không linh thiêng dưới lớp đất dày một cách không tiếc!
Có đau lòng không anh khi một ngôi làng sinh ra từ trong dòng văn hóa làng Việt, giữa lòng đất Mẹ Việt Nam đã nuôi hồn dân tộc cho bao thế hệ mà nay người ta cư xử với nó như một quái thai phải cắt bỏ ? Báo Tuổi Trẻ (ngày 6/2/2010, trang 14) cho biết ở Củ Chi gần hai mươi năm nay, khu làng du lịch văn hóa “Một Thoáng Việt Nam” đang được xây dụng nhằm tạo một làng nghề, đậm nét văn hóa Việt. Ấy thế mà có những làng quê thứ thiệt từ bao đời này gầy dựng nay hủy bỏ đi, người làng lại bị dọa nạt, hù dọa, xua đuổi đi mà không chịu đi thì bị phạt hành chính.
Tôi e rằng chúng ta chưa rút được kinh nghiệm đau xót là bàn chuyện bảo tồn văn hóa sau khi đã hè nhau đập nát, tháo gỡ không biết bao nhiêu là đền miếu, chùa chiền, nhà thờ tộc để làm sân phơi, nhà kho hợp tác xã nông nghiệp. Hay người ta cho rằng ứng xử văn hóa lúc này phải phá làng phá xóm đi cho rằng nó quá lỗi thời, cái cần lúc này là biệt thự, nhà vườn hút khách du lịch, nhà đầu tư.
Ai đó đã nói: Một phát súng bắn vào quá khứ là trái đại bác nhắm vào tương lai. Bình địa Cồn Dầu là có tội với văn hóa dân tộc, tức là với chính dân tộc; còn sống chết, giữ gìn tôn tạo, làm giàu, làm đẹp làng quê là bổn phận, là món nợ phải trả đối với văn hóa, với tổ quốc.
So với hai thành phố kế bên là Huế và Hội An, thành phố Đà Nẵng quá nghèo nàn về kiến trúc văn hóa dân tộc. Nó sẽ còn nghèo đi biết bao nếu đem chôn sống những ngôi làng Việt cổ kính của mình. Tôi vẫn tin những người có trách nhiệm sẽ ngồi lại và qui hoạch dự án ‘Khu Sinh Thái Hòa Xuân’ sẽ được điều chỉnh lại theo hướng tôn trọng bản sắc văn hóa làng xã Việt nam. Những người yêu quê hương sẽ ở lại để thổi hồn quê vào cây cỏ đất đá chứ không phải là máy điều hòa hay xe tay gaz. Tôi mong có ngày vui trong chiến thắng không phải của người Cồn Dầu mà là của mọi người mến chuộng văn hóa Việt nam, một văn hóa có sức tiếp hiệp và chuyển thể các yếu tố văn hóa thời đại để thể hiện chính mình và phát huy thêm lên.
Mấy đứa con tôi lớn lên phố núi này, Tết nhứt không thiếu thứ gì nhưng Tết này tôi sẽ đem các cháu về quê cho chúng biết bà biết con, biết cái Tết quê mình ra sao. Tôi sẽ ra Đất Thánh thắp hương cho ông bà của tôi và mẹ của anh. Ta hãy cùng chắp tay khấn nguyện cho những mối tình cao đẹp trong nhân gian sẽ hội tụ lại trong mùa Xuân của tình Quê Hương thắm thiết đậm đà.
Anh Huỳnh rất thân mến.
Trong việc giải tỏa trắng làng quê mình để làm khu sinh thái, người ta loay hoay với bài toán kinh tế, như thể tất cả vấn đề là làm sao nâng giá đền bù lên cho đủ bảo đảm đời sống người dân tái định cư. Dĩ nhiên chuyện rất thực tế là ‘miếng cơm manh áo’ cho người đang sống hay chuyện rất linh thiêng là ‘nồi hương bát nước’ cho người đã khuất đều là những chuyện trước mắt phải lo. Nhưng tôi nghĩ phải đặt ra những vấn nạn về văn hóa dân tộc trong dự án này bằng không e rằng thế hệ chúng ta sẽ là lớp con cháu dày xéo cơ đồ tổ tiên, những tội đồ văn hóa, nhất là khi chúng ta đã được cảnh báo về nguy cơ suy tàn của các nền văn hóa bản địa trước làn sóng tấn công ồ ạt của các yếu tố văn hóa ngoại lai trong xu thế toàn cầu hóa chủ nghĩa tiêu thụ và thực dụng.
Chắc anh cũng biết Việt Nam thuộc về nền văn minh lúa nước, nét đặc trưng là nếp sống cộng đồng, trong đó người người bao đời gắn kết để cùng sống với nhau với những truyền thống, lễ hội, những tương quan chằng chịt. Các yếu tố tâm lý, kinh tế, địa lý, di truyền, huyết thống trong đời sống cá nhân gia đình, tập thể kết đan hòa quyện làm nên một thực thể xã hội học độc đáo là ngôi làng. Làng Việt Nam là biểu tượng, là tinh túy, là tác phẫm sống của văn hóa cộng đồng Việt Nam.
Cồn Dầu (hay những làng kế bên Trung Lương, Cẩm Chánh, Lỗ Giáng) là một ngôi làng yên bình, đứng vững không di dời trong chiến tranh cũng như thời bình. Tuy chỉ thành hình trong hơn một trăm năm nhưng đối với một thành phố trẻ như Đà Nẵng nó là một làng cổ. Có nhiều làng ở Đà Nẵng nhưng có mấy làng đẹp đẽ xinh xắn như làng Cồn Dầu hay Trung Lương nằm bên bờ sông như một cô gái duyên dáng soi mình bên dòng nước? Những khu phố xa hoa hay nhếch nhác hai bên bờ sông Hàn có vận hành hàng trăm năm thì cũng là khu phố chứ không thể một ngôi làng.
Ấy vậy mà trong lúc ở cách Cồn Dầu chừng 20 cây số, từng bức tường rêu phong, từng mái ngói cong cũ nát trong khu phố cổ di sản văn hóa thế giới được tôn tạo duy trì, thì những ngôi làng đẹp ở quê mình đang bị lên kế hoạch triệt phá đi.
Không lẻ ở gần Cồn Dầu thành phố sẽ xây ‘Công Viên Văn Hoá Lịch Sử Ngũ hành Sơn’ để “bảo tồn văn hóa di tích, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,” còn 04 ngôi làng từ hàng trăm năm nay thì không có gì chất gì là văn hóa để xứng đáng cho tồn tại sao?
Không lẻ biết bao nhiêu ngôi đình, biểu tượng cho nền văn hóa làng xã này, được công nhận di tích văn hóa, còn chính những ngôi làng sống động thì coi như nó không có hay chỉ là khu đất tính bằng mét vuông qui ra tiền, thế thôi?
Édouard Herriot định nghĩa “văn hóa là cái gì còn lại khi người ta đã quên đi tất cả.” Không lí gì sau hơn một trăm năm làm nên tác phẫm văn hóa làng chúng ta để công ty Mặt Trời cho xe ủi đất chôn lấp tất cả, đuổi người quê đi nơi khác, biến họ từ chỗ giàu sang trở thành người trắng tay, đui chột về văn hóa, nghèo nàn về thân cách xã hội. Văn hóa nếu hiểu là cái còn lại thì ở đây còn lại gì thế anh? Những mồ chôn vật thể văn hóa như thế có làm đẹp đất Mẹ Việt Nam, có làm cho tổ tiên nơi chín suối an lòng không?
Không lẽ sau bao nhiêu năm đánh giặc giữ làng, với những chiến tích lẫy lừng, chúng ta không còn gì để truyền lại cho con cháu ngày sau sao? Nếu làng ta có di tích tội ác của giặc thì ít là cũng còn một dấu khí để ta chỉ vào đó mà nói với khách tham quan: đây là tội ác của chúng. Nếu làng ta còn những chỗ ghi dấu chiến công của anh và đồng đội, của các Mẹ Anh Hùng thì cũng phải còn lại chút gì vật chất thấy được, sờ mó được và nhất là cũng còn lại những con người sống gần bên như những chứng nhân sống động để kể truyền thuyết cho con cháu, để dẫn chúng đến đó mà truyền dạy cho chúng lòng tự hào dân tộc và lòng “yêu tổ quốc, yêu đồng bào.”
Anh Huỳnh ơi! Chúng ta ứng xử có văn hóa không nếu sau bao nhiêu xương máu mồ hôi để làm nên một làng mà khi qui hoạch ta lại coi nó như một mảnh đất núi Sơn Trà, hay bãi cát trắng Nam Ô. Không lẽ cha ông đã bao đời chăm chút từng con đường, từng ao cá, vườn rau, nay đến lượt mình, chúng ta mời hàng trăm xe chở đất núi về để chôn vùi những gì linh thiêng hay không linh thiêng dưới lớp đất dày một cách không tiếc!
Có đau lòng không anh khi một ngôi làng sinh ra từ trong dòng văn hóa làng Việt, giữa lòng đất Mẹ Việt Nam đã nuôi hồn dân tộc cho bao thế hệ mà nay người ta cư xử với nó như một quái thai phải cắt bỏ ? Báo Tuổi Trẻ (ngày 6/2/2010, trang 14) cho biết ở Củ Chi gần hai mươi năm nay, khu làng du lịch văn hóa “Một Thoáng Việt Nam” đang được xây dụng nhằm tạo một làng nghề, đậm nét văn hóa Việt. Ấy thế mà có những làng quê thứ thiệt từ bao đời này gầy dựng nay hủy bỏ đi, người làng lại bị dọa nạt, hù dọa, xua đuổi đi mà không chịu đi thì bị phạt hành chính.
Tôi e rằng chúng ta chưa rút được kinh nghiệm đau xót là bàn chuyện bảo tồn văn hóa sau khi đã hè nhau đập nát, tháo gỡ không biết bao nhiêu là đền miếu, chùa chiền, nhà thờ tộc để làm sân phơi, nhà kho hợp tác xã nông nghiệp. Hay người ta cho rằng ứng xử văn hóa lúc này phải phá làng phá xóm đi cho rằng nó quá lỗi thời, cái cần lúc này là biệt thự, nhà vườn hút khách du lịch, nhà đầu tư.
Ai đó đã nói: Một phát súng bắn vào quá khứ là trái đại bác nhắm vào tương lai. Bình địa Cồn Dầu là có tội với văn hóa dân tộc, tức là với chính dân tộc; còn sống chết, giữ gìn tôn tạo, làm giàu, làm đẹp làng quê là bổn phận, là món nợ phải trả đối với văn hóa, với tổ quốc.
So với hai thành phố kế bên là Huế và Hội An, thành phố Đà Nẵng quá nghèo nàn về kiến trúc văn hóa dân tộc. Nó sẽ còn nghèo đi biết bao nếu đem chôn sống những ngôi làng Việt cổ kính của mình. Tôi vẫn tin những người có trách nhiệm sẽ ngồi lại và qui hoạch dự án ‘Khu Sinh Thái Hòa Xuân’ sẽ được điều chỉnh lại theo hướng tôn trọng bản sắc văn hóa làng xã Việt nam. Những người yêu quê hương sẽ ở lại để thổi hồn quê vào cây cỏ đất đá chứ không phải là máy điều hòa hay xe tay gaz. Tôi mong có ngày vui trong chiến thắng không phải của người Cồn Dầu mà là của mọi người mến chuộng văn hóa Việt nam, một văn hóa có sức tiếp hiệp và chuyển thể các yếu tố văn hóa thời đại để thể hiện chính mình và phát huy thêm lên.
Mấy đứa con tôi lớn lên phố núi này, Tết nhứt không thiếu thứ gì nhưng Tết này tôi sẽ đem các cháu về quê cho chúng biết bà biết con, biết cái Tết quê mình ra sao. Tôi sẽ ra Đất Thánh thắp hương cho ông bà của tôi và mẹ của anh. Ta hãy cùng chắp tay khấn nguyện cho những mối tình cao đẹp trong nhân gian sẽ hội tụ lại trong mùa Xuân của tình Quê Hương thắm thiết đậm đà.