Ba ngày đầu Tháng 4 năm nay là Tam Nhật Vượt Qua với Đại Lễ Phục Sinh-chóp đỉnh của năm phụng vụ. Tam Nhật Vượt Qua là cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu-nguồn phát sinh ơn cứu độ cho chúng ta. Nhịp sống đạo tháng này mời gọi mọi người đi vào mầu nhiệm cao cả ấy.
Nói đến cuộc đời của Đức Giê-su, những người tin hay không tin Ngài đều có thể chấp nhận cái chết của Chúa Giê-su là một điều hết sức thật. Nhưng sẽ là thiếu xót nếu không nói đến sự Phục sinh khi nhắc đến cuộc khổ nạn. Sự sống lại của Đức Giê-su là trung tâm và là nền tảng của Ki-tô giáo. Như Thánh Phao-lô Tông đồ đã viết trong thư thứ nhất gởi Giáo đoàn Cô-rin-tô: “ Nếu Đức Ki-tô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” và “ những người đã chết cũng tiêu vong”(1Cr15,14.17 ).
Khổ nạn và Phục sinh là hai đề tài gây nhiều tranh cãi cho các nhà Thần học và cho tất cả những ai muốn khám phá con người Giê-su Nazareth. Riêng với những tín hữu Công giáo, thì Thập Giá là nguồn ơn cứu độ và Phục sinh là hệ quả của ơn ban ấy.
Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu
Có nhiều lý do đưa đến cái chết của Chúa Giê-su. Thế nhưng nổi lên trên hết và dễ dàng nhìn thấy được là Đức Giêsu đã chấp nhận đau khổ và chết một cách nhục nhã:
-Vì trung tín với Chúa Cha
-Vì liên đới với các tội nhân
-Vì liên đới với những người nghèo
Vì trung tín với Chúa Cha
Tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu, sứ điệp và hoạt động đều quy hướng về Thiên Chúa. Ngài hằng vâng phục Cha trong mọi sự. Chính sự vâng phục này đã đưa Ngài đến cái chết, và sự trút bỏ tất cả vinh quang và quyền năng của mình một cách hiện sinh và cụ thể. Một bài thánh ca lâu đời mà Phao-lô còn giữ lại có đoạn viết:
“ Đức Giêsu Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
Địa vị ngang hàng với Thiên Chúa
Nhưng Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang...
Người lại còn hạ mình vâng lời,
Cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
Chết trên cây Thập Tự” (Pl 2, 6-8 )
Vì liên đới với các tội nhân
Đức Giêsu đã chết vì trung tín với Thiên Chúa: điều đó cũng có nghĩa là Người trung tín với khuôn mặt của Thiên Chúa mà Người rao giảng. Đó là kết luận mà chúng ta thấy được khi nhìn vào thái độ của Chúa Giêsu đối với các tội nhân và sự chống đối đa dạng mà Người gây ra chung quanh mình. Bằng cách sống cũng như bằng lời rao giảng, Đức Giêsu tuyên bố rằng Thiên Chúa, Đấng sắp đến cứu độ, sẽ không loại bỏ một ai; chính Thiên Chúa đang đi tìm kiếm những người tội lỗi với tấm lòng đầy nhân ái. Ấy thế, nhưng lại chính tội lỗi của con người đưa Đức Giêsu đến cái chết: “ Này Con người bị nộp vào tay phường tội lỗi” (Mc 14,41).
Thánh Phê-rô Tông đồ, trong thứ thứ nhất của mình cũng đã khẳng định:
“ Người không hề phạm tội;
Chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối,
Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại,
Đau khổ mà chẳng ngăm đe;
Nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình,
Tội lỗi chúng ta,
Chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây Thập giá” (1 Pr 2, 22-24 ).
Vì liên đới với người nghèo
Khi chấp nhận một cái chết của kẻ hèn mọn nhất, giữa những người trộm cướp, những người mình trần, thân trụi. Đức Giêsu đã đồng hóa mình với tầng lớp những người nghèo đói, cô thân cô thế, những người không có quyền lợi và không được ai bênh đỡ. Người hoàn toàn trút bỏ mọi vinh quang, và tự nguyện chết treo trên Thập Tự giá, một hình phạt dành riêng cho những người nô lệ. Trong cuộc đời công khai rao giảng Nước Trời, những người đau khổ, đói nghèo và bệnh tật là đối tượng của tình liên đới mà Đức Giêsu hằng ưu ái, khi dành tất cả tình yêu thương. Nơi con người và trong định mạng của Đức Giêsu, chúng ta thấy khuôn mặt của Thiên Chúa qua tình yêu đồng cảm với những nỗi xâu xé của những người anh em đang bị hành hạ do lòng độc ác và tàn bạo của những người anh em đồng loại.
Và sự Phục sinh của Ngài
“Sống lại” là một trong những ý niệm cơ bản của khoa Thần học. Như đã trình bày trong phần mở đầu, sự sống lại của Đức Giêsu là trung tâm và là nền tảng của Ki-tô giáo ( 1Cr 15, 14.17). Niềm tin vào Đức Giêsu sống lại và lòng mong đợi ngày kẻ chết sống lại ăn sâu vào trong những lời tuyên tín của Giáo hội.
Ngay những thế kỷ đầu, Giáo hội sơ khai chỉ cử hành Mầu nhiệm Phục sinh. Các bài Kerygma của các Tông đồ chỉ xoáy vào một đề tài cơ bản: Đức Ki-tô đã Phục sinh (Cv 2, 22-40; 3, 12-16; 4, 8-12; 5,29-32...). Lời rao giảng của các Tông đồ nhấn mạnh tới việc Kinh Thánh được ứng nghiệm: Đấng Mêsia đã chiến thắng sự chết. Phê-rô và các Tông đồ tuyên bố họ là những chứng nhân của Tin Mừng Phục sinh. Tin mừng nhất lãm và Tin mừng của Gioan đều thuật lại sự kiện Ngôi mộ trống và những lần hiện ra của Chúa Giêsu, sau khi từ trong cõi chết.
Sống Mầu nhiệm Vượt qua là sống chính sự chết của Đức Giêsu trên đỉnh cao Thập Giá. Còn sống Mầu nhiệm Phục sinh cùa Ngài là sống niềm hy vọng hạnh phúc đời đời trong Nước trời. Con người của mọi thời vẫn trải qua sự sống và cái chết. Nhưng thử hỏi có mấy ai dám tin và đón nhận cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu? Họa chăng một người cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu, khi anh thưa lên rằng: “ Thưa Ngài, khi vào nước Trời xin nhớ đến tôi”. Và người nói với anh ta: “ Ta bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với Ta trên thiên đàng” (Lc 23, 42-43).
Nói đến cuộc đời của Đức Giê-su, những người tin hay không tin Ngài đều có thể chấp nhận cái chết của Chúa Giê-su là một điều hết sức thật. Nhưng sẽ là thiếu xót nếu không nói đến sự Phục sinh khi nhắc đến cuộc khổ nạn. Sự sống lại của Đức Giê-su là trung tâm và là nền tảng của Ki-tô giáo. Như Thánh Phao-lô Tông đồ đã viết trong thư thứ nhất gởi Giáo đoàn Cô-rin-tô: “ Nếu Đức Ki-tô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” và “ những người đã chết cũng tiêu vong”(1Cr15,14.17 ).
Khổ nạn và Phục sinh là hai đề tài gây nhiều tranh cãi cho các nhà Thần học và cho tất cả những ai muốn khám phá con người Giê-su Nazareth. Riêng với những tín hữu Công giáo, thì Thập Giá là nguồn ơn cứu độ và Phục sinh là hệ quả của ơn ban ấy.
Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu
Có nhiều lý do đưa đến cái chết của Chúa Giê-su. Thế nhưng nổi lên trên hết và dễ dàng nhìn thấy được là Đức Giêsu đã chấp nhận đau khổ và chết một cách nhục nhã:
-Vì trung tín với Chúa Cha
-Vì liên đới với các tội nhân
-Vì liên đới với những người nghèo
Vì trung tín với Chúa Cha
Tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu, sứ điệp và hoạt động đều quy hướng về Thiên Chúa. Ngài hằng vâng phục Cha trong mọi sự. Chính sự vâng phục này đã đưa Ngài đến cái chết, và sự trút bỏ tất cả vinh quang và quyền năng của mình một cách hiện sinh và cụ thể. Một bài thánh ca lâu đời mà Phao-lô còn giữ lại có đoạn viết:
“ Đức Giêsu Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
Địa vị ngang hàng với Thiên Chúa
Nhưng Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang...
Người lại còn hạ mình vâng lời,
Cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
Chết trên cây Thập Tự” (Pl 2, 6-8 )
Vì liên đới với các tội nhân
Đức Giêsu đã chết vì trung tín với Thiên Chúa: điều đó cũng có nghĩa là Người trung tín với khuôn mặt của Thiên Chúa mà Người rao giảng. Đó là kết luận mà chúng ta thấy được khi nhìn vào thái độ của Chúa Giêsu đối với các tội nhân và sự chống đối đa dạng mà Người gây ra chung quanh mình. Bằng cách sống cũng như bằng lời rao giảng, Đức Giêsu tuyên bố rằng Thiên Chúa, Đấng sắp đến cứu độ, sẽ không loại bỏ một ai; chính Thiên Chúa đang đi tìm kiếm những người tội lỗi với tấm lòng đầy nhân ái. Ấy thế, nhưng lại chính tội lỗi của con người đưa Đức Giêsu đến cái chết: “ Này Con người bị nộp vào tay phường tội lỗi” (Mc 14,41).
Thánh Phê-rô Tông đồ, trong thứ thứ nhất của mình cũng đã khẳng định:
“ Người không hề phạm tội;
Chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối,
Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại,
Đau khổ mà chẳng ngăm đe;
Nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình,
Tội lỗi chúng ta,
Chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây Thập giá” (1 Pr 2, 22-24 ).
Vì liên đới với người nghèo
Khi chấp nhận một cái chết của kẻ hèn mọn nhất, giữa những người trộm cướp, những người mình trần, thân trụi. Đức Giêsu đã đồng hóa mình với tầng lớp những người nghèo đói, cô thân cô thế, những người không có quyền lợi và không được ai bênh đỡ. Người hoàn toàn trút bỏ mọi vinh quang, và tự nguyện chết treo trên Thập Tự giá, một hình phạt dành riêng cho những người nô lệ. Trong cuộc đời công khai rao giảng Nước Trời, những người đau khổ, đói nghèo và bệnh tật là đối tượng của tình liên đới mà Đức Giêsu hằng ưu ái, khi dành tất cả tình yêu thương. Nơi con người và trong định mạng của Đức Giêsu, chúng ta thấy khuôn mặt của Thiên Chúa qua tình yêu đồng cảm với những nỗi xâu xé của những người anh em đang bị hành hạ do lòng độc ác và tàn bạo của những người anh em đồng loại.
Và sự Phục sinh của Ngài
“Sống lại” là một trong những ý niệm cơ bản của khoa Thần học. Như đã trình bày trong phần mở đầu, sự sống lại của Đức Giêsu là trung tâm và là nền tảng của Ki-tô giáo ( 1Cr 15, 14.17). Niềm tin vào Đức Giêsu sống lại và lòng mong đợi ngày kẻ chết sống lại ăn sâu vào trong những lời tuyên tín của Giáo hội.
Ngay những thế kỷ đầu, Giáo hội sơ khai chỉ cử hành Mầu nhiệm Phục sinh. Các bài Kerygma của các Tông đồ chỉ xoáy vào một đề tài cơ bản: Đức Ki-tô đã Phục sinh (Cv 2, 22-40; 3, 12-16; 4, 8-12; 5,29-32...). Lời rao giảng của các Tông đồ nhấn mạnh tới việc Kinh Thánh được ứng nghiệm: Đấng Mêsia đã chiến thắng sự chết. Phê-rô và các Tông đồ tuyên bố họ là những chứng nhân của Tin Mừng Phục sinh. Tin mừng nhất lãm và Tin mừng của Gioan đều thuật lại sự kiện Ngôi mộ trống và những lần hiện ra của Chúa Giêsu, sau khi từ trong cõi chết.
Sống Mầu nhiệm Vượt qua là sống chính sự chết của Đức Giêsu trên đỉnh cao Thập Giá. Còn sống Mầu nhiệm Phục sinh cùa Ngài là sống niềm hy vọng hạnh phúc đời đời trong Nước trời. Con người của mọi thời vẫn trải qua sự sống và cái chết. Nhưng thử hỏi có mấy ai dám tin và đón nhận cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu? Họa chăng một người cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu, khi anh thưa lên rằng: “ Thưa Ngài, khi vào nước Trời xin nhớ đến tôi”. Và người nói với anh ta: “ Ta bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với Ta trên thiên đàng” (Lc 23, 42-43).