Thứ năm tuần Thánh
(Xh 12, 1-8.11-14, 1 Cr 11,23-26, Ga 13, 1-15)
Cũng chẳng cần phải nói nhiều, khi mình được giải thoát khỏi thân phận nô lệ thì ai cũng phải suy nghĩ và suy nghĩ thật nhiều. Nếu chỉ một cá nhân thôi thì suy nghĩ ấy còn đơn độc, còn riêng lẻ nhưng nếu cả một dân tộc thì ngày mà dân tộc mình được giải thoát là ngày đáng ghi nhớ, là ngày hết sức trọng đại cho cả dân tộc của mình.
Nhiều và nhiều quốc gia trên thế giới đã mừng ngày lễ độc lập của mình, ngày mà đất nước mình được thoát ách nô lệ rất lớn. Ngày ấy là ngày hồng phúc, là ngày mà họ ghi nhớ công ơn của những ai làm cho họ được giải thoát.
Trong kinh nghiệm được giải thoát, cũng như bao dân tộc khác, dân tộc Do Thái hết sức vui mừng khi thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Họ không bao giờ quên được cái ngày trọng đại ấy. Ngày ấy cho đến bây giờ, dân tộc Do Thái vẫn hàng năm tổ chức mừng cái ngày lễ Vượt Qua của dân tộc mình. Lễ ấy càng long trọng ấy khi mà Thiên Chúa dạy họ như vậy.
Lễ Vượt qua như là một nhắc nhớ, như là một kỷ niệm. Dân Do Thái với bản chất là sống đời du mục, nay đây mai đó với con chiên con cừu, với con lạc đà, với con dê. Người Do Thái thường vào dịp đầu Xuân có thói quen làm lễ lên đường để đưa các con vật lên miền núi cho chúng gặm cỏ. Lễ lên đường ấy thường tổ chức vào ngày rằm và vào ban đêm vì thời tiết khi ấy mát mẻ. Với niềm tin, họ giết một con vật trong đàn làm lễ tế với ý cầu xin cho năm mới được mọi sự tốt đẹp và may lành. Họ đã lấy máu của những con vật làm lễ tế bôi lên cửa lều, cửa trại với ý chỉ là xua đuổi thần khí không cho thần khí ám hại đến đàn súc vật của họ.
Với truyền thống của cha ông, để lên đường cho mau lẹ họ nướng các con vật cho mau chứ không nấu. Bánh thì họ dùng bánh không men vì họ không có giờ ủ men và có thể để giữ bánh được lâu ngày. Tất cả những yếu tố ấy chỉ là phong tục của dân du mục. Đã là phong tục thì hết sức quan trọng và cố gắng để giữ và giữ một cách hết sức nghiêm túc. Những phong tục tốt đẹp ấy của người Do Thái đánh dấu cho những nguyện ước một năm mới tốt đẹp.
Tưởng chừng những phong tục của dân thì dân Do Thái được giữ một cách tự do và hoàng đế Ai Cập hơn ai hết phải trân trọng nhưng không, ông sợ người Do Thái đình trệ công trình xây dựng của ông. Hơn thế nữa, ông sợ dân Do Thái năm ấy qua sự dẫn dắt của Môsê sẽ đưa dân đi hẳn vì nhiều tai ương, nhiều điềm báo được báo trước cho ông. Thế nhưng, ý của con người làm sao có thể cản được thánh ý, cản được chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa, dù biết dân Do Thái lòng chai dạ đá ấy nhưng vì tình thương vẫn giải thoát họ khỏi cảnh lầm than cơ cực. Qua Môsê, Thiên Chúa bảo ông dẫn dân ra khỏi đất nô lệ Ai Cập sớm chừng nào tốt chừng đó. Cũng qua lời của Môsê, dân chúng được giải thoát khỏi bàn tay ác nghiệt của hoàng đế Ai Cập. Bỗng dưng lễ Vượt Qua năm ấy trở thành Lễ Vượt qua hết sức đặc biệt và Lễ ấy ghi nhớ đến ngàn đời với con dân người Do Thái.
Với lòng tự hào dân tộc, tự hào vì đã được giải thoát mà nhất là giải thoát một cách hết sức kỳ diệu lạ lùng bởi bàn tay Thiên Chúa nên dân Do Thái vẫn cứ tổ chức mừng Lễ Vượt Qua dù đi bất cứ nơi đâu, dù làm bất cứ nghề gì chứ không hà cớ nghề du mục. Họ kỷ niệm ngày lễ này không có ý gì hơn là tin tưởng Thiên Chúa đã yêu thương và giải thoát họ dù bất cứ hoàn cảnh nào, dù quá khứ hay ngay giây phút hiện tại.
Lễ Vượt qua của người Do Thái là lễ của toàn dân đã được cắt bì theo luật Môsê nên những ai đã cắt bì được đồng tế. Chọn tế vật trước ngày Đại Lễ 6 ngày với ý nghĩa là đã đánh dấu con vật hiến tế được hiến dâng, không còn làm chuyện phàm tục nữa và cũng nhắc nhớ người ta giữ lòng thanh sạch để mừng Lễ.
Chúa Giêsu, có lẽ năm nào cũng ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ nhưng năm nay, đến “giờ” của Ngài nên Ngài mới muốn ăn Lễ với các môn đệ một cách long trọng hơn. Bữa ăn này chính là bữa ăn chia ly của tình huynh đệ, của tình thầy trò. Bữa ăn này không mang tính đơn thuần là một bữa ăn kỷ niệm, một bữa ăn bình thường nhưng chính là bữa ăn Thánh Thể. Lễ Vượt Qua cũ được thay thế bằng Lễ Vượt Qua mới do chính Chúa Giêsu thiết lập và hiến lễ cũng là chính Chúa Giêsu. Ngày hôm ấy, trong bữa tiệc, chính Chúa Giêsu đã cầm lấy bánh rượu như dấu chỉ ban Thịt và Máu mình cho các môn đệ.
Để hiểu rõ ý nghĩa của việc trao ban này, chúng ta đừng quên phong tục, bối cảnh Lễ Vượt Qua của người Do Thái.
Người Do Thái vốn dĩ là du mục nên ban đầu, họ cử hành lễ vượt qua như một lễ ra đi, một lễ lên đường, một lễ xuất hành cho hành trình của năm mới và để đi tìm đến những vùng đồng cỏ mới, đồng cỏ xanh tươi để chăm bẫm cho đàn gia súc. Với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã dùng chính dịp Lễ này để giải phóng dân khỏi Ai Cập. Sống trong chiều kích ý nghĩa như vậy, dân Do Thái luôn luôn tin tưởng vào tình yêu bao la của Thiên Chúa là Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và giải thoát họ khỏi những lầm than cơ cực của kiếp người.
Chúa Giêsu vì vâng lời Chúa Cha, đến lập Hiến lễ mới nhưng Ngài không huỷ bỏ cái cũ, phong tục cũ của người Do Thái nhưng Ngài mang lại ý nghĩa mới của Lễ Vượt Qua. Lễ Vượt qua mà Chúa Giêsu lập, Chúa Giêsu dâng hiến mang ý nghĩa hơn Lễ Vượt Qua cũ là cho con người, cứu con người thoát khỏi cái kiếp người tội lỗi để đi vào sự sống đời đời, sự sống mới. Lễ Vượt Qua cũ chỉ dừng lại ở chỗ vượt qua nô lệ của phàm nhân thôi.
Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu là giải phóng con người khỏi cái xác phàm để đưa Ngài về vinh quang của Ngài mà tự ngàn xưa đã có từ Chúa Cha. Chúa Giêsu huỷ giao ước cũ là giao ước bằng máu của chiên bò và thay vào đó chính là máu của Ngài. Chúa Giêsu đã đưa con người thoái khỏi chế độ lề luật của trần gian và đưa con người vào ân sủng của Thiên Chúa. Lễ Vượt Qua mà Chúa Giêsu đã liên kết, đã hiệp nhất mọi người nên một nhờ cùng chấm một chén và bẻ một bánh của Ngài. Những ai nhận lãnh chén và bánh của Người thì cũng sẽ loan truyền cho người thế về sự sống, sự chết của Chúa Giêsu và cũng được tham dự vào cuộc vượt qua và trở về cùng Cha với Ngài.
Bánh rượu mà ai nào đó đã nhận lãnh từ bàn tiệc Thánh Thể không còn là bánh rượu tự nhiên nữa nhưng đó chính là lương thực thần linh của Chúa. Những lương thực tự nhiên đã vượt qua giới hạn của mình để trở thành Mình và Máu nuôi dưỡng con người. Mình và Máu ấy không còn là Mình và Máu bình thường nhưng Mình và Máu đó chính là Mình và Máu của Tình Yêu vì Mình và Máu đó đổ ra, trao ban vì tình yêu. Những ai tham dự tiệc Thánh trở thành chi thể của Người đã dâng đời mình làm hiến lễ cho Thiên Chúa Cha và cũng sẽ được tham dự vào phần vinh phúc mà Thiên Chúa Cha đã trao ban, đã dành cho chính Con Một của mình.
Mình và Máu của Chúa Giêsu chính là hiến lễ tình yêu: yêu Chúa Cha và yêu nhân loại tội lỗi. Chỉ vì tình yêu và vì tình yêu mà Chúa đã đổ máu đào của mình trên thập giá.
Tiệc ly hôm nay Chúa Giêsu cử hành, Chúa Giêsu thiết lập không phải là tiệc để chia ly theo cách nghĩ bình thường nhưng chính là bữa tiệc huynh đệ, bữa tiệc nối kết tình yêu.
Những ai cảm nhận được Thiên Chúa là tình yêu Thiên Chúa thì sẽ càng cảm thấy quý giá Hiến Lễ Tình Yêu mà Thiên Chúa thiết lập hôm nay. Những ai cảm thấy quý giá Hiến Lễ Tình Yêu thì cũng sẽ bước theo con đường của Thầy Chí Thánh: Sống vì yêu, chết cũng vì yêu và mang tình yêu ấy đến cho anh chị em đồng loại.
(Xh 12, 1-8.11-14, 1 Cr 11,23-26, Ga 13, 1-15)
Cũng chẳng cần phải nói nhiều, khi mình được giải thoát khỏi thân phận nô lệ thì ai cũng phải suy nghĩ và suy nghĩ thật nhiều. Nếu chỉ một cá nhân thôi thì suy nghĩ ấy còn đơn độc, còn riêng lẻ nhưng nếu cả một dân tộc thì ngày mà dân tộc mình được giải thoát là ngày đáng ghi nhớ, là ngày hết sức trọng đại cho cả dân tộc của mình.
Nhiều và nhiều quốc gia trên thế giới đã mừng ngày lễ độc lập của mình, ngày mà đất nước mình được thoát ách nô lệ rất lớn. Ngày ấy là ngày hồng phúc, là ngày mà họ ghi nhớ công ơn của những ai làm cho họ được giải thoát.
Trong kinh nghiệm được giải thoát, cũng như bao dân tộc khác, dân tộc Do Thái hết sức vui mừng khi thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Họ không bao giờ quên được cái ngày trọng đại ấy. Ngày ấy cho đến bây giờ, dân tộc Do Thái vẫn hàng năm tổ chức mừng cái ngày lễ Vượt Qua của dân tộc mình. Lễ ấy càng long trọng ấy khi mà Thiên Chúa dạy họ như vậy.
Lễ Vượt qua như là một nhắc nhớ, như là một kỷ niệm. Dân Do Thái với bản chất là sống đời du mục, nay đây mai đó với con chiên con cừu, với con lạc đà, với con dê. Người Do Thái thường vào dịp đầu Xuân có thói quen làm lễ lên đường để đưa các con vật lên miền núi cho chúng gặm cỏ. Lễ lên đường ấy thường tổ chức vào ngày rằm và vào ban đêm vì thời tiết khi ấy mát mẻ. Với niềm tin, họ giết một con vật trong đàn làm lễ tế với ý cầu xin cho năm mới được mọi sự tốt đẹp và may lành. Họ đã lấy máu của những con vật làm lễ tế bôi lên cửa lều, cửa trại với ý chỉ là xua đuổi thần khí không cho thần khí ám hại đến đàn súc vật của họ.
Với truyền thống của cha ông, để lên đường cho mau lẹ họ nướng các con vật cho mau chứ không nấu. Bánh thì họ dùng bánh không men vì họ không có giờ ủ men và có thể để giữ bánh được lâu ngày. Tất cả những yếu tố ấy chỉ là phong tục của dân du mục. Đã là phong tục thì hết sức quan trọng và cố gắng để giữ và giữ một cách hết sức nghiêm túc. Những phong tục tốt đẹp ấy của người Do Thái đánh dấu cho những nguyện ước một năm mới tốt đẹp.
Tưởng chừng những phong tục của dân thì dân Do Thái được giữ một cách tự do và hoàng đế Ai Cập hơn ai hết phải trân trọng nhưng không, ông sợ người Do Thái đình trệ công trình xây dựng của ông. Hơn thế nữa, ông sợ dân Do Thái năm ấy qua sự dẫn dắt của Môsê sẽ đưa dân đi hẳn vì nhiều tai ương, nhiều điềm báo được báo trước cho ông. Thế nhưng, ý của con người làm sao có thể cản được thánh ý, cản được chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa, dù biết dân Do Thái lòng chai dạ đá ấy nhưng vì tình thương vẫn giải thoát họ khỏi cảnh lầm than cơ cực. Qua Môsê, Thiên Chúa bảo ông dẫn dân ra khỏi đất nô lệ Ai Cập sớm chừng nào tốt chừng đó. Cũng qua lời của Môsê, dân chúng được giải thoát khỏi bàn tay ác nghiệt của hoàng đế Ai Cập. Bỗng dưng lễ Vượt Qua năm ấy trở thành Lễ Vượt qua hết sức đặc biệt và Lễ ấy ghi nhớ đến ngàn đời với con dân người Do Thái.
Với lòng tự hào dân tộc, tự hào vì đã được giải thoát mà nhất là giải thoát một cách hết sức kỳ diệu lạ lùng bởi bàn tay Thiên Chúa nên dân Do Thái vẫn cứ tổ chức mừng Lễ Vượt Qua dù đi bất cứ nơi đâu, dù làm bất cứ nghề gì chứ không hà cớ nghề du mục. Họ kỷ niệm ngày lễ này không có ý gì hơn là tin tưởng Thiên Chúa đã yêu thương và giải thoát họ dù bất cứ hoàn cảnh nào, dù quá khứ hay ngay giây phút hiện tại.
Lễ Vượt qua của người Do Thái là lễ của toàn dân đã được cắt bì theo luật Môsê nên những ai đã cắt bì được đồng tế. Chọn tế vật trước ngày Đại Lễ 6 ngày với ý nghĩa là đã đánh dấu con vật hiến tế được hiến dâng, không còn làm chuyện phàm tục nữa và cũng nhắc nhớ người ta giữ lòng thanh sạch để mừng Lễ.
Chúa Giêsu, có lẽ năm nào cũng ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ nhưng năm nay, đến “giờ” của Ngài nên Ngài mới muốn ăn Lễ với các môn đệ một cách long trọng hơn. Bữa ăn này chính là bữa ăn chia ly của tình huynh đệ, của tình thầy trò. Bữa ăn này không mang tính đơn thuần là một bữa ăn kỷ niệm, một bữa ăn bình thường nhưng chính là bữa ăn Thánh Thể. Lễ Vượt Qua cũ được thay thế bằng Lễ Vượt Qua mới do chính Chúa Giêsu thiết lập và hiến lễ cũng là chính Chúa Giêsu. Ngày hôm ấy, trong bữa tiệc, chính Chúa Giêsu đã cầm lấy bánh rượu như dấu chỉ ban Thịt và Máu mình cho các môn đệ.
Để hiểu rõ ý nghĩa của việc trao ban này, chúng ta đừng quên phong tục, bối cảnh Lễ Vượt Qua của người Do Thái.
Người Do Thái vốn dĩ là du mục nên ban đầu, họ cử hành lễ vượt qua như một lễ ra đi, một lễ lên đường, một lễ xuất hành cho hành trình của năm mới và để đi tìm đến những vùng đồng cỏ mới, đồng cỏ xanh tươi để chăm bẫm cho đàn gia súc. Với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã dùng chính dịp Lễ này để giải phóng dân khỏi Ai Cập. Sống trong chiều kích ý nghĩa như vậy, dân Do Thái luôn luôn tin tưởng vào tình yêu bao la của Thiên Chúa là Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và giải thoát họ khỏi những lầm than cơ cực của kiếp người.
Chúa Giêsu vì vâng lời Chúa Cha, đến lập Hiến lễ mới nhưng Ngài không huỷ bỏ cái cũ, phong tục cũ của người Do Thái nhưng Ngài mang lại ý nghĩa mới của Lễ Vượt Qua. Lễ Vượt qua mà Chúa Giêsu lập, Chúa Giêsu dâng hiến mang ý nghĩa hơn Lễ Vượt Qua cũ là cho con người, cứu con người thoát khỏi cái kiếp người tội lỗi để đi vào sự sống đời đời, sự sống mới. Lễ Vượt Qua cũ chỉ dừng lại ở chỗ vượt qua nô lệ của phàm nhân thôi.
Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu là giải phóng con người khỏi cái xác phàm để đưa Ngài về vinh quang của Ngài mà tự ngàn xưa đã có từ Chúa Cha. Chúa Giêsu huỷ giao ước cũ là giao ước bằng máu của chiên bò và thay vào đó chính là máu của Ngài. Chúa Giêsu đã đưa con người thoái khỏi chế độ lề luật của trần gian và đưa con người vào ân sủng của Thiên Chúa. Lễ Vượt Qua mà Chúa Giêsu đã liên kết, đã hiệp nhất mọi người nên một nhờ cùng chấm một chén và bẻ một bánh của Ngài. Những ai nhận lãnh chén và bánh của Người thì cũng sẽ loan truyền cho người thế về sự sống, sự chết của Chúa Giêsu và cũng được tham dự vào cuộc vượt qua và trở về cùng Cha với Ngài.
Bánh rượu mà ai nào đó đã nhận lãnh từ bàn tiệc Thánh Thể không còn là bánh rượu tự nhiên nữa nhưng đó chính là lương thực thần linh của Chúa. Những lương thực tự nhiên đã vượt qua giới hạn của mình để trở thành Mình và Máu nuôi dưỡng con người. Mình và Máu ấy không còn là Mình và Máu bình thường nhưng Mình và Máu đó chính là Mình và Máu của Tình Yêu vì Mình và Máu đó đổ ra, trao ban vì tình yêu. Những ai tham dự tiệc Thánh trở thành chi thể của Người đã dâng đời mình làm hiến lễ cho Thiên Chúa Cha và cũng sẽ được tham dự vào phần vinh phúc mà Thiên Chúa Cha đã trao ban, đã dành cho chính Con Một của mình.
Mình và Máu của Chúa Giêsu chính là hiến lễ tình yêu: yêu Chúa Cha và yêu nhân loại tội lỗi. Chỉ vì tình yêu và vì tình yêu mà Chúa đã đổ máu đào của mình trên thập giá.
Tiệc ly hôm nay Chúa Giêsu cử hành, Chúa Giêsu thiết lập không phải là tiệc để chia ly theo cách nghĩ bình thường nhưng chính là bữa tiệc huynh đệ, bữa tiệc nối kết tình yêu.
Những ai cảm nhận được Thiên Chúa là tình yêu Thiên Chúa thì sẽ càng cảm thấy quý giá Hiến Lễ Tình Yêu mà Thiên Chúa thiết lập hôm nay. Những ai cảm thấy quý giá Hiến Lễ Tình Yêu thì cũng sẽ bước theo con đường của Thầy Chí Thánh: Sống vì yêu, chết cũng vì yêu và mang tình yêu ấy đến cho anh chị em đồng loại.