Hoa Thịnh Đốn (CNS) – 50 mươi năm sau khi John F. Kennedy vận động tranh cử để trở thành vị tổng thống Công Giáo đầu tiên, có rất nhiều sự thay đổi đối với cục diện của chính trường Hoa Kỳ. Hiện nay có Phó Tổng Thống, chủ tịch Hạ Viện, 6 trong số 9 thẩm phán Tối Cao Pháp Viện và trên một phần tư các thành viên của Hạ Viện và Thượng Viện là người Công Giáo.
Nhưng ảnh hưởng của hiện tượng này đối với đời sống công cộng tại Hoa Kỳ hoàn toàn khác xa so với những gì các nhà bình luận chống Công Giáo đã trù liệu khi ông Kennedy tranh cử là Hoa Kỳ sẽ có một chính phủ do Đức Giáo Hoàng điều khiển.
Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, tổng giáo phận Denver nói với Catholic News Service trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thư ngày 26 tháng 3: "Bây giờ chúng tôi có một vài giới chức trong chính phủ là người Công Giáo, kể cả những người vị vọng, nhưng họ không hiểu rõ những giáo huấn của Giáo Hội trước khi họ quyết định không nghe theo.”
Các chính trị gia Công Giáo đôi khi phải đối phó với các sự chỉ trích, và còn nói về sự ngăn cấm của Giáo Hội trong khi các chính sách công cộng họ yểm trợ lại đối nghịch với giáo huấn của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục Chaput khai mào cuộc tranh luận cuối cùng về người Công Giáo trong đời sống chính trị và ảnh hưởng của các hành động của họ đối với nguyên tắc phân định giữa Giáo Hội và Chính Phủ của Hiến Pháp Hoa Kỳ khi ngài thuyết trình ngày 1 tháng 3 tại Đại Học Houston Baptist University về "Ơn gọi của Kitô hữu trong đời sống chính trị Hoa Kỳ.”
Trong bài thuyết trình, ngài phê bình bài diễn văn của tổng thống Kennedy gần 50 năm trước đây trước Liên Hiệp Ân Điển Baptist Ministerial Alliance tại Houston, trong đó, ứng viên tổng thống nói bổn phận chính trị của ông là sẽ “không bao giờ đòi hỏi ông vi phạm đối với lương tâm của ông và đối với sự ích lợi của quốc gia, nếu có thì ông sẽ từ nhiệm.”
Ông cũng nói là ông sẽ không “từ chối các quan điểm của ông về Giáo Hội để được đắc cử.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói trong bài thuyết trình của ngài cũng tại Houston: “Nhưng thực vậy, chính bài diễn văn tại Houston của ông Kennedy đã làm đúng như vậy.
Một bài bình luận mới đây được đăng trong báo Los Angeles Times cho bài diễn văn của ông Kennedy là “một khúc quẹo không chỉ trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó mà cũng là một khúc quẹo cho sự suy giảm về những chống đối Công Giáo tại Hoa Kỳ."
Nhưng ảnh hưởng của hiện tượng này đối với đời sống công cộng tại Hoa Kỳ hoàn toàn khác xa so với những gì các nhà bình luận chống Công Giáo đã trù liệu khi ông Kennedy tranh cử là Hoa Kỳ sẽ có một chính phủ do Đức Giáo Hoàng điều khiển.
Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, tổng giáo phận Denver nói với Catholic News Service trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thư ngày 26 tháng 3: "Bây giờ chúng tôi có một vài giới chức trong chính phủ là người Công Giáo, kể cả những người vị vọng, nhưng họ không hiểu rõ những giáo huấn của Giáo Hội trước khi họ quyết định không nghe theo.”
Các chính trị gia Công Giáo đôi khi phải đối phó với các sự chỉ trích, và còn nói về sự ngăn cấm của Giáo Hội trong khi các chính sách công cộng họ yểm trợ lại đối nghịch với giáo huấn của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục Chaput khai mào cuộc tranh luận cuối cùng về người Công Giáo trong đời sống chính trị và ảnh hưởng của các hành động của họ đối với nguyên tắc phân định giữa Giáo Hội và Chính Phủ của Hiến Pháp Hoa Kỳ khi ngài thuyết trình ngày 1 tháng 3 tại Đại Học Houston Baptist University về "Ơn gọi của Kitô hữu trong đời sống chính trị Hoa Kỳ.”
Trong bài thuyết trình, ngài phê bình bài diễn văn của tổng thống Kennedy gần 50 năm trước đây trước Liên Hiệp Ân Điển Baptist Ministerial Alliance tại Houston, trong đó, ứng viên tổng thống nói bổn phận chính trị của ông là sẽ “không bao giờ đòi hỏi ông vi phạm đối với lương tâm của ông và đối với sự ích lợi của quốc gia, nếu có thì ông sẽ từ nhiệm.”
Ông cũng nói là ông sẽ không “từ chối các quan điểm của ông về Giáo Hội để được đắc cử.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói trong bài thuyết trình của ngài cũng tại Houston: “Nhưng thực vậy, chính bài diễn văn tại Houston của ông Kennedy đã làm đúng như vậy.
Một bài bình luận mới đây được đăng trong báo Los Angeles Times cho bài diễn văn của ông Kennedy là “một khúc quẹo không chỉ trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó mà cũng là một khúc quẹo cho sự suy giảm về những chống đối Công Giáo tại Hoa Kỳ."