Tri thức trẻ Việt Nam- tương lai đang đi về đâu ?
Có lẽ chưa bao giờ các trường Đại học được thành lập “ồ ạt” như trong vài 3 năm trở lại đây. “Ồ ạt” đến độ báo chí đã phải gọi bằng một cái tên hết sức châm biếm: “đại học đại trà”. Nghĩa là vừa học vừa uống trà vẫn xong đại học. Tất nhiên, nếu chỉ nhìn vào số lượng những người theo học, thì ai cũng có thể tự hào. Có những trường lên tới 3-4 ngàn sinh viên, nhưng chất lượng thì khỏi bàn tới. Báo chí đã nói nhiều, các nhà giáo dục tâm huyết cũng đã tốn rất nhiều giấy mực để luận bàn. Tuy nhiên, một điều đáng nói hơn nữa là điều kiện sống của tầng lớp được coi là tri thức - những người nắm giữ vận mệnh của nước nhà trong tương lai – thì hỡi ôi.
Cụ thể ở đây là điều kiện ăn ở. Từ ngữ “cơm bụi” đã quá quen thuộc đối với đa số sinh viên. Gọi là “cơm bụi” theo 2 nghĩa: cơm ở gần bụi gần bờ và cơm đầy bụi bặm. Bức xúc trước việc ăn uống luộm thuộm, nên gần đây các cơ quan chức năng đã ra quân rầm rộ kiểm tra đồng loạt các quán cơm bụi dành cho sinh viên, như một phong trào nhằm chấn chỉnh khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Quả vậy, an toàn thực phẩm là vấn đề rất lớn hiện nay. Thế nhưng chế độ ăn uống của giới sinh viên cũng có nhiều điều đáng quan tâm.
Nhớ lại hồi chúng tôi còn là sinh viên, dẫu là những năm cuối thập niên 90 rồi, nhưng điều kiện ăn uống vẫn còn rất kham khổ. Đầu tháng nhìn mâm cơm còn dể coi đôi chút, vì gia đình mới gởi tiền lên; nhưng càng về cuối tháng, khẩu phần ăn càng teo dần lại. Phải tự đi chợ mua đồ ăn về nấu lấy, chứ không dám ăn căn-tin hay quán xá, thậm chí đi chợ mà không dám mua thịt nạc, thịt đùi về ăn. Bởi thế có thầy bị đặt cho cái biệt danh là ông thầy “ba rọi” vì chuyên mua thịt ba rọi. Hỏi ra mới hay là không đủ tiền mua các thứ thịt khác. Có người còn được tặng cho cái biệt hiệu là “thầy thơm”. Cứ hết thơm xào đến thơm kho, hết thơm kho đến thơm luộc. Ăn cho đỡ thịt cá ấy mà !
Thời gian gần đây, mỗi khi có dịp đón các đoàn sinh viên đi picnic cắm trại, câu đầu tiên các em thường “cật vấn” là: “Cha ơi, một phần ăn khoảng 10 ngàn thôi, các bà mẹ có nấu được không ?” Bảo rằng đi chơi ăn khá hơn để có sức mà chơi chứ, các em vô tư trả lời: “Tụi con định mì tôm thôi đấy, đỡ tốn. Hehe !!!” Có em còn bảo: “Đi chơi 2 ngày về có khi phải ăn mì tôm đến 2 tuần đấy cha ạ !” Mì tôm là món “trường kì kháng chiến” của các sinh viên nghèo, xa nhà là cái chắc.
“Cái ăn” đã thế, “cái ở” còn khủng hoảng hơn. Phần lớn các trường đại học đều nằm ở trung tâm các thành phố lớn, nên cảnh tượng sinh viên chen chúc nhau trong các nhà trọ, kí túc xá chật chội, nóng bức là không còn xa lạ gì lâu nay! Mới đây có bạn sinh viên gọi điện bộc bạch nỗi lòng: “Cha ơi, tụi con cực lắm, 2 chị em ở 1 phòng chưa đầy 6 m2. Mọi sự trong đó hết, kể cả chỗ để xe máy ban đêm. Nóng như cái lò nung. Nghĩ đến mùa hè sắp tới là phát sốt”. Cứ đi ngang qua các trường đại học, chẳng hạn Đại học Kiến Trúc, Đại học Luật, Sài Gòn, sẽ thấy ngổn ngang cảnh tượng sinh viên phải dùng chính vỉa hè quanh trường để ăn uống, để học bài và để… hít khói bụi. Một tờ báo để lót ngồi, một tờ báo để đặt ly xốp cà phê hay đồ ăn, cứ thế cho đến hết giờ giải lao và các giờ học riêng. Trông thật nhếch nhác và tội nghiệp.
Có dịp tiếp xúc với một số sinh viên đại học Nông Lâm, Sư Phạm Kĩ Thuật, Hồng Bàng,… chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Vì thấy nhiều em sao nhỏ bé và èo uột thế. Có những sinh viên nữ chắc chỉ khoảng 3 - 4 chục kilô, còn nam thì chẳng khá hơn bao nhiêu, 4 – 5 chục kilô là cùng. Thể chất bề ngoài chẳng có gì ngoài một chút “vốn liếng” là tinh thần trẻ trung của sinh viên. Đáng buồn thay ! Đáng thương thay !
Giải phóng đã 35 năm rồi, nhưng vóc dáng, chiều cao của đại đa số sinh viên ngày nay chẳng “giải phóng” được bao nhiêu, vả lại sức đề kháng còn kém hơn. Sinh viên ngày xưa dù thiếu ăn, nhưng xem ra vẫn cường tráng hơn nhờ lao động tay chân và môi trường sống trong lành. Còn bây giờ, mặc dầu dinh dưỡng có được cải thiện đôi chút, song bất hạnh thay ô nhiễm môi trường đã cướp đi tất cả. Không khí thì đầy những khói bụi, thức ăn thức uống thì tràn ngập các hoá chất độc hại, không gian sống thì ồn ào và ngày càng bị thu hẹp. Tắt một lời, ăn uống thì thiếu chất bổ, thừa chất độc. Ở thì tù túng chật chội và ngột ngạt, không đủ không khí để thở, làm sao có sức khoẻ tốt, thể lực sung mãn được.
Mong sao việc chấn chỉnh khâu vệ sinh trong ăn uống dành cho sinh viên được làm rốt ráo và việc hỗ trợ tài chánh cho sinh viên được nhà nước và xã hội quan tâm nhiều hơn để các em có điều kiện và môi trường học tập tốt hơn. Có như thế tương lai của đất nước và dân tộc mới có thể tươi sáng lên được.
Có lẽ chưa bao giờ các trường Đại học được thành lập “ồ ạt” như trong vài 3 năm trở lại đây. “Ồ ạt” đến độ báo chí đã phải gọi bằng một cái tên hết sức châm biếm: “đại học đại trà”. Nghĩa là vừa học vừa uống trà vẫn xong đại học. Tất nhiên, nếu chỉ nhìn vào số lượng những người theo học, thì ai cũng có thể tự hào. Có những trường lên tới 3-4 ngàn sinh viên, nhưng chất lượng thì khỏi bàn tới. Báo chí đã nói nhiều, các nhà giáo dục tâm huyết cũng đã tốn rất nhiều giấy mực để luận bàn. Tuy nhiên, một điều đáng nói hơn nữa là điều kiện sống của tầng lớp được coi là tri thức - những người nắm giữ vận mệnh của nước nhà trong tương lai – thì hỡi ôi.
Cụ thể ở đây là điều kiện ăn ở. Từ ngữ “cơm bụi” đã quá quen thuộc đối với đa số sinh viên. Gọi là “cơm bụi” theo 2 nghĩa: cơm ở gần bụi gần bờ và cơm đầy bụi bặm. Bức xúc trước việc ăn uống luộm thuộm, nên gần đây các cơ quan chức năng đã ra quân rầm rộ kiểm tra đồng loạt các quán cơm bụi dành cho sinh viên, như một phong trào nhằm chấn chỉnh khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Quả vậy, an toàn thực phẩm là vấn đề rất lớn hiện nay. Thế nhưng chế độ ăn uống của giới sinh viên cũng có nhiều điều đáng quan tâm.
Nhớ lại hồi chúng tôi còn là sinh viên, dẫu là những năm cuối thập niên 90 rồi, nhưng điều kiện ăn uống vẫn còn rất kham khổ. Đầu tháng nhìn mâm cơm còn dể coi đôi chút, vì gia đình mới gởi tiền lên; nhưng càng về cuối tháng, khẩu phần ăn càng teo dần lại. Phải tự đi chợ mua đồ ăn về nấu lấy, chứ không dám ăn căn-tin hay quán xá, thậm chí đi chợ mà không dám mua thịt nạc, thịt đùi về ăn. Bởi thế có thầy bị đặt cho cái biệt danh là ông thầy “ba rọi” vì chuyên mua thịt ba rọi. Hỏi ra mới hay là không đủ tiền mua các thứ thịt khác. Có người còn được tặng cho cái biệt hiệu là “thầy thơm”. Cứ hết thơm xào đến thơm kho, hết thơm kho đến thơm luộc. Ăn cho đỡ thịt cá ấy mà !
Thời gian gần đây, mỗi khi có dịp đón các đoàn sinh viên đi picnic cắm trại, câu đầu tiên các em thường “cật vấn” là: “Cha ơi, một phần ăn khoảng 10 ngàn thôi, các bà mẹ có nấu được không ?” Bảo rằng đi chơi ăn khá hơn để có sức mà chơi chứ, các em vô tư trả lời: “Tụi con định mì tôm thôi đấy, đỡ tốn. Hehe !!!” Có em còn bảo: “Đi chơi 2 ngày về có khi phải ăn mì tôm đến 2 tuần đấy cha ạ !” Mì tôm là món “trường kì kháng chiến” của các sinh viên nghèo, xa nhà là cái chắc.
“Cái ăn” đã thế, “cái ở” còn khủng hoảng hơn. Phần lớn các trường đại học đều nằm ở trung tâm các thành phố lớn, nên cảnh tượng sinh viên chen chúc nhau trong các nhà trọ, kí túc xá chật chội, nóng bức là không còn xa lạ gì lâu nay! Mới đây có bạn sinh viên gọi điện bộc bạch nỗi lòng: “Cha ơi, tụi con cực lắm, 2 chị em ở 1 phòng chưa đầy 6 m2. Mọi sự trong đó hết, kể cả chỗ để xe máy ban đêm. Nóng như cái lò nung. Nghĩ đến mùa hè sắp tới là phát sốt”. Cứ đi ngang qua các trường đại học, chẳng hạn Đại học Kiến Trúc, Đại học Luật, Sài Gòn, sẽ thấy ngổn ngang cảnh tượng sinh viên phải dùng chính vỉa hè quanh trường để ăn uống, để học bài và để… hít khói bụi. Một tờ báo để lót ngồi, một tờ báo để đặt ly xốp cà phê hay đồ ăn, cứ thế cho đến hết giờ giải lao và các giờ học riêng. Trông thật nhếch nhác và tội nghiệp.
Có dịp tiếp xúc với một số sinh viên đại học Nông Lâm, Sư Phạm Kĩ Thuật, Hồng Bàng,… chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Vì thấy nhiều em sao nhỏ bé và èo uột thế. Có những sinh viên nữ chắc chỉ khoảng 3 - 4 chục kilô, còn nam thì chẳng khá hơn bao nhiêu, 4 – 5 chục kilô là cùng. Thể chất bề ngoài chẳng có gì ngoài một chút “vốn liếng” là tinh thần trẻ trung của sinh viên. Đáng buồn thay ! Đáng thương thay !
Giải phóng đã 35 năm rồi, nhưng vóc dáng, chiều cao của đại đa số sinh viên ngày nay chẳng “giải phóng” được bao nhiêu, vả lại sức đề kháng còn kém hơn. Sinh viên ngày xưa dù thiếu ăn, nhưng xem ra vẫn cường tráng hơn nhờ lao động tay chân và môi trường sống trong lành. Còn bây giờ, mặc dầu dinh dưỡng có được cải thiện đôi chút, song bất hạnh thay ô nhiễm môi trường đã cướp đi tất cả. Không khí thì đầy những khói bụi, thức ăn thức uống thì tràn ngập các hoá chất độc hại, không gian sống thì ồn ào và ngày càng bị thu hẹp. Tắt một lời, ăn uống thì thiếu chất bổ, thừa chất độc. Ở thì tù túng chật chội và ngột ngạt, không đủ không khí để thở, làm sao có sức khoẻ tốt, thể lực sung mãn được.
Mong sao việc chấn chỉnh khâu vệ sinh trong ăn uống dành cho sinh viên được làm rốt ráo và việc hỗ trợ tài chánh cho sinh viên được nhà nước và xã hội quan tâm nhiều hơn để các em có điều kiện và môi trường học tập tốt hơn. Có như thế tương lai của đất nước và dân tộc mới có thể tươi sáng lên được.