Lời Nói Đầu:
Tôi đặt tựa đề này cho những đoạn trích trong những bài giảng của cha Rahiero Cantalametssa,O.F.M.CAP - cha chuyên trách giảng dạy trong Nhà Giáo Hoàng, trong bài giảng thứ hai mùa chay, trước mặt Đức Thánh Cha Benedicto 16 và giáo triều Rôma. Những đoạn trích này rất ý nghĩa cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo hội, đặc biệt cho các linh mục trong năm thánh này. Suốt cả ngày sống của linh mục, chứ không phải chỉ nguyên trong thánh lễ đều là phép Thánh Thể. Dù khi người giảng dạy, giải tội, giáo huấn, đi thăm nom các bệnh nhân kể cả lúc nghỉ ngơi, hay giải trí, đều tham gia cách này hay cách khác vào mầu nhiệm thánh thể. Trong nhãn quan này thì đời sống của linh mục già cả hay đau ốm là một ơn ban quí giá dâng lên Thiên Chúa nhờ hy tế thánh thể. Những dòng sau đây được trích trong bài giảng, được đăng trên báo “Người Quan Sát Rôma”
“Để được trở thành linh mục theo “Dòng Chúa Giê-su Kitô” thì linh mục phải như Người, tự hiến chính mình. Trên bàn thờ, ngài không những chỉ đại diện cho Chúa Giê-su Kitô là vị “linh mục tối cao”, nhưng còn là Chúa Giê-su “hiến lễ tối cao” cả hai từ này liên kết chặt chẽ. Nói cách khác, ngài không thể là dâng kính Chúa Kitô lên Đức Chúa Cha trong những bí tích bánh và rượu,mà ngài còn phải tự dâng hiến chính mình, cùng với Đức Kitô lên Đức Chúa Cha. Huấn từ của thánh bộ Phụng Tự đã trích lại tư tưởng của Thánh Auguftino, ngài viết: “Còn về phần giáo hội là Hiền Thê và Nữ Tỳ của Đức Kitô khi thực hiện cùng với ngài, nhiệm vụ tư tế và hi lễ, thì giáo hội dâng lên Đức Chúa Cha của lễ, đồng thời giáo hội cũng dâng toàn thể chính mình cùng với Chúa Kitô”.
Điều gì nói về giáo hội toàn thể thì cũng ứng dụng cách riêng cho chủ tế. khi phong chức, Đức Giám mục đã khuyên các vị thụ phong rằng: “Hãy tìm hiểu; những điều các ông làm và bắt chước điều các ông thi hành”. Nói cách khác hãy làm điều Đức Kitô làm trong thánh lễ, nghĩa là hãy tự dâng mình cho Thiên Chúa trong hiến lễ sống động. Thánh Grêgoa thành Nazian viết: “biết rằng không có ai có thể xứng đáng với sự cao cả của Thiên Chúa với Hiến tế, và với vị Thượng tế, nếu người đó không tự hiến chính mình làm nghi lễ sống động thánh thiện, nếu không hiến dâng như của lễ hợp lý và đẹp lòng, và nếu người đó không tự hiến mình cho Thiên Chúa trong một hiến lễ ca tụng, và tinh thần xám hối. (hiến tế duy nhất, là tác giả của tất cả các ơn ban đòi hỏi phải dâng lên), thì có thể làm sao tôi có thể dâng lên Thiên Chúa một của lễ bề ngoài trên bàn thờ, và tượng trưng cho mầu nhiệm vĩ đại”.
Để giúp các đấng hiểu rõ hơn con xin phép kể lại chính con đã khám phá ra tầm mức của chức linh mục của con sau khi được thụ phong con đã cư xử như thế này. Trong lúc truyền phép: “con nhắm mắt vào, cúi đầu và cố gắng cắt đứt mọi liên hệ chung quanh để đồng hoá với Đức Giê-su trong nhà tiệc ly”, lần đầu tiên con đọc lời truyền phép: “hãy nhận lấy mà ăn”.
Phụng vụ xem ra cũng tán thành cử chỉ đó, dạy phải đọc lời truyền phép nhỏ tiếng, bằng tiếng la tinh. Nghiêng mình trên của lễ quay về phía bàn thờ, chứ không đối diện với giáo dân. Rồi đến một ngày tôi hiểu rằng cử chỉ như vậy, không biểu hiện tất cả ý nghĩa tham gia vào việc truyền phép của tôi.đấng chủ sự một cách vô hình trong thánh lễ là Đức Kito Phục sinh đấng hằng sống, một Đức Giê-su, nói cho đúng đấng đã chết, nay đã sống lại cho đến muôn đời. Nhưng Đức Gie-su ấy là Đức Kito toàn phần là đầu và là thân thể liên kết chặt chẽ. Vậy nếu đó là Đức Kito đọc lời truyền phép thì cũng chính là tôi dọc những lời đó với Ngài. Trong tiếng “Tôi” (tiếng Việt Nam dịch là thầy) của đầu thì dấu ẩn một tiếng “Tôi” nhỏ của thân thể là giáo hội trong đó có tiếng “Tôi” nhỏ xíu của tôi. (Trong bài viết linh mục là người bị ăn, tôi đã viết về vấn đề này trong sách “suy và ngẫm tập 3”: giống như Chúa Giê-su mời gọi mọi người đến ăn mình và máu thánh Chúa, thì linh mục cũng mời gọi mọi người đến ăn chính mình trong cuộc sống linh mục của mình. Suy và Ngẫm tập 3 trang 199 số 8 linh mục là: “tấm bánh bị ăn”)
Từ ngày đó với tư cách linh mục được giáo hội phong chức, tôi đọc lời truyền phép “ Nhân Danh Đức Kitô”. Vì tin rằng nhờ vào Chúa Thánh Thần nhờ lời đó có sức mạnh biến Bánh thành Mình Thánh, và Rượu trở thành Máu Thánh. Đồng thời với tư cách là thân thể của Đức Kitô tôi không còn nhắm mắt nữa và tôi mở mắt nhìn tất cả anh chị em, hay khi tôi làm lễ một mình thì tôi nghĩ tới tất cả những ai tôi phải phục vụ trong ngày, và tôi quay hướng về họ, tôi nói trong trí óc với Chúa Giê-su rằng: “Hỡi anh chị em hãy nhận lấy mà ăn: vì đây là Mình tôi; hãy nhận lấy mà uống vì đây là Máu tôi”.
Sau đó tôi tìm thấy một sự đồng thuận lạ kỳ của một vị huyền bí người Mễ đấng sáng lập 3 dòng tu tên là Conchita Bà đã viết cho một người con thuộc dòng tên ấy chịu chức linh mục:
“Hỡi con, con nên nhớ rằng khi con cầm trong tay Bánh và Rượu con không đọc đây là Mình Chúa Giê-su và đây là Máu của Ngài nhưng con sẽ nói: đây là mình ta (tôi, thầy) đây là máu ta” nghĩa là sẽ sảy ra ở trong con một sự chuyển biến hoàn toàn, con sẽ “mất hút” ở trong Ngài, để trở nên một Đức Giê-su khác.
Việc hiến tế của linh mục và toàn thể giáo hội không có hiến tế của Chúa Giê-su, sẽ trở nên không thánh thiện, và không đẹp lòng Thiên Chúa, bởi vì chúng ta là những thụ tạo tội lỗi; nhưng hiến tế của Chúa Giê-su không có hiến tế của thân thể Người là giáo hội phải chăng không hoàn toàn và đầy đủ: chắc chắn không phải thế, để được ơn cứu rỗi, nhưng để cho chúng ta được tiếp nhận và được chiếm hữu hiến tế đó. Chính trong ý nghĩa mà giáo hội đã nói với thánh Phalô rằng: “Tôi phải hoàn tất trong thân xác tôi những gì còn thiếu nơi các thử thách của Đức Kitô” (Cuol 1,24). Chúng ta có thể dùng một hình ảnh hay một ví dụ diễn ra trong mỗi thánh lễ chúng ta tưởng tượng. Trong một gia đình có những người con, người con cả yêu mến cha mình cách đặc biệt. Anh ta muốn biếu cha mình một món quà nhân dịp kỷ niệm, nhưng trước khi biếu cha, anh ta bí mật xin tất cả các anh,chi, em của mình ký tên vào tặng phẩm đó. Món quà được đến tay người cha như một của lễ dâng kính của tất cả con cái, và là dấu chỉ của sự yêu quí của tất cả. Nhưng thực tế chỉ có một người đã trả công cho của lễ đáng quí đó, và đây là điều áp dụng. Chúa Giê-su ngưỡng mộ và yêu mến vô cùng, người Cha trên Trời- Người muốn mỗi ngày cho tới tận thế hiến dâng lên của lễ quí giá mà không ai có thể tưởng tượng nổi đó chính là sự sống của Ngài. Trong thánh lễ Ngài mời gọi tất cả anh em, chị em của Ngài nghĩa là tất cả mọi người chúng ta hãy kí tên vào của lễ đó, để sao cho khi đến với Thiên Chúa là Cha như một quà biếu của tất cả các con cái: “là hiến tế của tôi và tất cả anh chị em” (hiến tế của tôi cũng là của tất cả anh chị em ). Như linh mục đã đọc trong kinh Oratefrates. Nhưng thực tế chúng ta biết chỉ có một người trả giá cho hiến tế. Ôi một giá cao trọng chừng nào!
Năm linh mục không phải chỉ là một dịp thuận lợi và ân huệ riêng dành cho các linh mục, mà cũng cho cả giáo dân nữa, sắc lệnh Presbyterorum. Ordinis cũng khẳng định rõ ràng rằng: chức linh mục tư tế, để phục vụ cho chức linh mục phổ quát của tất cả những người đã được rửa tội, để họ cũng dâng chính mình họ làm của lễ toàn thiêu sống động thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa. Quả vậy: “chính nhờ vào sứ vụ của các linh mục mà hiến tế thiêng liêng của các Kitô được hoàn tất, kết hợp với hiến tế của Đức Kitô Đấng trung gian duy nhất, được dâng lên, nhân danh tất cả trong bí tích thánh thể nhờ vào các linh mục, một cách không đổ máu,và bí tích cho tới khi Chúa đến”
Theo báo “Người Quan sát Roma” số 16/02/2010
Tôi đặt tựa đề này cho những đoạn trích trong những bài giảng của cha Rahiero Cantalametssa,O.F.M.CAP - cha chuyên trách giảng dạy trong Nhà Giáo Hoàng, trong bài giảng thứ hai mùa chay, trước mặt Đức Thánh Cha Benedicto 16 và giáo triều Rôma. Những đoạn trích này rất ý nghĩa cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo hội, đặc biệt cho các linh mục trong năm thánh này. Suốt cả ngày sống của linh mục, chứ không phải chỉ nguyên trong thánh lễ đều là phép Thánh Thể. Dù khi người giảng dạy, giải tội, giáo huấn, đi thăm nom các bệnh nhân kể cả lúc nghỉ ngơi, hay giải trí, đều tham gia cách này hay cách khác vào mầu nhiệm thánh thể. Trong nhãn quan này thì đời sống của linh mục già cả hay đau ốm là một ơn ban quí giá dâng lên Thiên Chúa nhờ hy tế thánh thể. Những dòng sau đây được trích trong bài giảng, được đăng trên báo “Người Quan Sát Rôma”
“Để được trở thành linh mục theo “Dòng Chúa Giê-su Kitô” thì linh mục phải như Người, tự hiến chính mình. Trên bàn thờ, ngài không những chỉ đại diện cho Chúa Giê-su Kitô là vị “linh mục tối cao”, nhưng còn là Chúa Giê-su “hiến lễ tối cao” cả hai từ này liên kết chặt chẽ. Nói cách khác, ngài không thể là dâng kính Chúa Kitô lên Đức Chúa Cha trong những bí tích bánh và rượu,mà ngài còn phải tự dâng hiến chính mình, cùng với Đức Kitô lên Đức Chúa Cha. Huấn từ của thánh bộ Phụng Tự đã trích lại tư tưởng của Thánh Auguftino, ngài viết: “Còn về phần giáo hội là Hiền Thê và Nữ Tỳ của Đức Kitô khi thực hiện cùng với ngài, nhiệm vụ tư tế và hi lễ, thì giáo hội dâng lên Đức Chúa Cha của lễ, đồng thời giáo hội cũng dâng toàn thể chính mình cùng với Chúa Kitô”.
Điều gì nói về giáo hội toàn thể thì cũng ứng dụng cách riêng cho chủ tế. khi phong chức, Đức Giám mục đã khuyên các vị thụ phong rằng: “Hãy tìm hiểu; những điều các ông làm và bắt chước điều các ông thi hành”. Nói cách khác hãy làm điều Đức Kitô làm trong thánh lễ, nghĩa là hãy tự dâng mình cho Thiên Chúa trong hiến lễ sống động. Thánh Grêgoa thành Nazian viết: “biết rằng không có ai có thể xứng đáng với sự cao cả của Thiên Chúa với Hiến tế, và với vị Thượng tế, nếu người đó không tự hiến chính mình làm nghi lễ sống động thánh thiện, nếu không hiến dâng như của lễ hợp lý và đẹp lòng, và nếu người đó không tự hiến mình cho Thiên Chúa trong một hiến lễ ca tụng, và tinh thần xám hối. (hiến tế duy nhất, là tác giả của tất cả các ơn ban đòi hỏi phải dâng lên), thì có thể làm sao tôi có thể dâng lên Thiên Chúa một của lễ bề ngoài trên bàn thờ, và tượng trưng cho mầu nhiệm vĩ đại”.
Để giúp các đấng hiểu rõ hơn con xin phép kể lại chính con đã khám phá ra tầm mức của chức linh mục của con sau khi được thụ phong con đã cư xử như thế này. Trong lúc truyền phép: “con nhắm mắt vào, cúi đầu và cố gắng cắt đứt mọi liên hệ chung quanh để đồng hoá với Đức Giê-su trong nhà tiệc ly”, lần đầu tiên con đọc lời truyền phép: “hãy nhận lấy mà ăn”.
Phụng vụ xem ra cũng tán thành cử chỉ đó, dạy phải đọc lời truyền phép nhỏ tiếng, bằng tiếng la tinh. Nghiêng mình trên của lễ quay về phía bàn thờ, chứ không đối diện với giáo dân. Rồi đến một ngày tôi hiểu rằng cử chỉ như vậy, không biểu hiện tất cả ý nghĩa tham gia vào việc truyền phép của tôi.đấng chủ sự một cách vô hình trong thánh lễ là Đức Kito Phục sinh đấng hằng sống, một Đức Giê-su, nói cho đúng đấng đã chết, nay đã sống lại cho đến muôn đời. Nhưng Đức Gie-su ấy là Đức Kito toàn phần là đầu và là thân thể liên kết chặt chẽ. Vậy nếu đó là Đức Kito đọc lời truyền phép thì cũng chính là tôi dọc những lời đó với Ngài. Trong tiếng “Tôi” (tiếng Việt Nam dịch là thầy) của đầu thì dấu ẩn một tiếng “Tôi” nhỏ của thân thể là giáo hội trong đó có tiếng “Tôi” nhỏ xíu của tôi. (Trong bài viết linh mục là người bị ăn, tôi đã viết về vấn đề này trong sách “suy và ngẫm tập 3”: giống như Chúa Giê-su mời gọi mọi người đến ăn mình và máu thánh Chúa, thì linh mục cũng mời gọi mọi người đến ăn chính mình trong cuộc sống linh mục của mình. Suy và Ngẫm tập 3 trang 199 số 8 linh mục là: “tấm bánh bị ăn”)
Từ ngày đó với tư cách linh mục được giáo hội phong chức, tôi đọc lời truyền phép “ Nhân Danh Đức Kitô”. Vì tin rằng nhờ vào Chúa Thánh Thần nhờ lời đó có sức mạnh biến Bánh thành Mình Thánh, và Rượu trở thành Máu Thánh. Đồng thời với tư cách là thân thể của Đức Kitô tôi không còn nhắm mắt nữa và tôi mở mắt nhìn tất cả anh chị em, hay khi tôi làm lễ một mình thì tôi nghĩ tới tất cả những ai tôi phải phục vụ trong ngày, và tôi quay hướng về họ, tôi nói trong trí óc với Chúa Giê-su rằng: “Hỡi anh chị em hãy nhận lấy mà ăn: vì đây là Mình tôi; hãy nhận lấy mà uống vì đây là Máu tôi”.
Sau đó tôi tìm thấy một sự đồng thuận lạ kỳ của một vị huyền bí người Mễ đấng sáng lập 3 dòng tu tên là Conchita Bà đã viết cho một người con thuộc dòng tên ấy chịu chức linh mục:
“Hỡi con, con nên nhớ rằng khi con cầm trong tay Bánh và Rượu con không đọc đây là Mình Chúa Giê-su và đây là Máu của Ngài nhưng con sẽ nói: đây là mình ta (tôi, thầy) đây là máu ta” nghĩa là sẽ sảy ra ở trong con một sự chuyển biến hoàn toàn, con sẽ “mất hút” ở trong Ngài, để trở nên một Đức Giê-su khác.
Việc hiến tế của linh mục và toàn thể giáo hội không có hiến tế của Chúa Giê-su, sẽ trở nên không thánh thiện, và không đẹp lòng Thiên Chúa, bởi vì chúng ta là những thụ tạo tội lỗi; nhưng hiến tế của Chúa Giê-su không có hiến tế của thân thể Người là giáo hội phải chăng không hoàn toàn và đầy đủ: chắc chắn không phải thế, để được ơn cứu rỗi, nhưng để cho chúng ta được tiếp nhận và được chiếm hữu hiến tế đó. Chính trong ý nghĩa mà giáo hội đã nói với thánh Phalô rằng: “Tôi phải hoàn tất trong thân xác tôi những gì còn thiếu nơi các thử thách của Đức Kitô” (Cuol 1,24). Chúng ta có thể dùng một hình ảnh hay một ví dụ diễn ra trong mỗi thánh lễ chúng ta tưởng tượng. Trong một gia đình có những người con, người con cả yêu mến cha mình cách đặc biệt. Anh ta muốn biếu cha mình một món quà nhân dịp kỷ niệm, nhưng trước khi biếu cha, anh ta bí mật xin tất cả các anh,chi, em của mình ký tên vào tặng phẩm đó. Món quà được đến tay người cha như một của lễ dâng kính của tất cả con cái, và là dấu chỉ của sự yêu quí của tất cả. Nhưng thực tế chỉ có một người đã trả công cho của lễ đáng quí đó, và đây là điều áp dụng. Chúa Giê-su ngưỡng mộ và yêu mến vô cùng, người Cha trên Trời- Người muốn mỗi ngày cho tới tận thế hiến dâng lên của lễ quí giá mà không ai có thể tưởng tượng nổi đó chính là sự sống của Ngài. Trong thánh lễ Ngài mời gọi tất cả anh em, chị em của Ngài nghĩa là tất cả mọi người chúng ta hãy kí tên vào của lễ đó, để sao cho khi đến với Thiên Chúa là Cha như một quà biếu của tất cả các con cái: “là hiến tế của tôi và tất cả anh chị em” (hiến tế của tôi cũng là của tất cả anh chị em ). Như linh mục đã đọc trong kinh Oratefrates. Nhưng thực tế chúng ta biết chỉ có một người trả giá cho hiến tế. Ôi một giá cao trọng chừng nào!
Năm linh mục không phải chỉ là một dịp thuận lợi và ân huệ riêng dành cho các linh mục, mà cũng cho cả giáo dân nữa, sắc lệnh Presbyterorum. Ordinis cũng khẳng định rõ ràng rằng: chức linh mục tư tế, để phục vụ cho chức linh mục phổ quát của tất cả những người đã được rửa tội, để họ cũng dâng chính mình họ làm của lễ toàn thiêu sống động thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa. Quả vậy: “chính nhờ vào sứ vụ của các linh mục mà hiến tế thiêng liêng của các Kitô được hoàn tất, kết hợp với hiến tế của Đức Kitô Đấng trung gian duy nhất, được dâng lên, nhân danh tất cả trong bí tích thánh thể nhờ vào các linh mục, một cách không đổ máu,và bí tích cho tới khi Chúa đến”
Theo báo “Người Quan sát Roma” số 16/02/2010