Chúa Nhật III Mùa Phục Sinh:
Kìa, đó là Chúa!
(Ga 21,1-14)
Mẻ lưới cá quá lạ lùng mà bài Tin Mừng hôm nay đề cập tới là mẻ lưới thứ hai trong đời ngư nghiệp của các môn đệ Ðức Giêsu. Lần đầu tiên xảy ra khi Ðức Giêsu kết thúc buổi giảng thuyết, Người nói cùng Simon Phêrô: Con hãy chèo thuyền ra xa ngoài biển hồ mà thả lưới bắt cá. Họ đã làm theo lời Người, và họ đã bắt được một mẻ lưới đầy cá, đến nỗi lưới gần như bị rách (x. Lc 5,4-7)!
Một điều chúng ta ghi nhận được trong cả hai lần bắt được những mẻ cá kỳ lạ này, là ông Phêrô đóng một vai trò nổi bật nhất: Trong suốt đêm, thời gian thuận tiện nhất cho việc đánh cá, nhưng Phêrô đã chẳng bắt được gì cả. Thế nhưng, khi Ðức Giêsu truyền cho ông một lần nữa cứ thả lưới và ngay giữa ban ngày, thì theo Tin Mừng thánh Luca, Phêrô - một người đánh cá rành nghề - trước tiên là tỏ ý nghi ngờ, nhưng rồi ông cũng nghe theo lời Ðức Giêsu. Còn lần này, theo Tin Mừng thánh Gioan, Phêrô đã vâng lời làm theo ngay lệnh Chúa truyền, chứ không hề nghi ngờ hay mở miệng nói một lời nào cả.
Trước kia, trong lần đầu tiên, Phêrô biết Ðấng đang đứng trước mặt ông là ai, nhưng ông lại chưa biết rõ được quyền lực của Người. Hôm nay, trước tiên ông Phêrô đã không hề nhận ra được Ðức Giêsu và ông cũng không có bất cứ thắc mắc gì khi nghe lời đề nghị của Ðấng đang đứng trên bờ: «hãy thả lưới xuống bên phải mạn thuyền, thì sẽ bắt được nhiều cá». Trước kia, ông Phêrô đã quì xuống trước mặt Ðức Giêsu và xin: «Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con vì con là một kẻ tội lỗi!» Còn bây giờ, khi nghe nói: «Kìa, Chúa đó», ông đã vội vàng nhảy ngay xuống nước để đến với Ðức Giêsu nhanh hết sức có thể. Trước kia, Chúa đã động viên Phêrô và các bạn ông thêm can đảm làm theo lời Người đề nghị, và rồi Phêrô – dù là một người chuyên nghiệp và có dư kinh nghiệm trong nghề - đã không khỏi kinh hoàng trước một kết quả ngoài sự tưởng tượng; vâng, hầu như một điều hoàn toàn «bất khả». Vì thế, giờ đây nhân danh Ðức Giêsu, ông cần phải «chài lưới người», cần phải dẫn dắt nhân loại về với Ðức Kitô.
Khi bản Tin Mừng này được viết ra, chắc chắn ông Phêrô – và có lẽ tất cả các Tông đồ khác - đã không còn sống nữa. Tuy nhiên, những gì được ghi lại trong bản văn này, là những điều đã xảy ra vào thời bấy giờ và đồng thời cũng là những điều vẫn có liên quan đến chúng ta ngày nay. Vì thế, chúng ta thử tìm hiểu và suy niệm.
Ông Phêrô vẫn đi chài lưới và một số người bạn cũng theo ông, cuộc sống vẫn tiếp tục trôi qua như thể không có biến cố Phục Sinh và như thể Thầy các ông chẳng có gì liên quan tới cuộc sống của các ông nữa! Phải chăng đó không phải là thái độ của chính chúng ta? Tức những lúc chúng ta phải đối mặt với những thách đố - to cũng như nhỏ trong cuộc sống - chúng ta đã hầu như ít khi chạy đến cùng Thiên Chúa hay tìm hiểu để nhận ra được thánh ý Người trong đó?
Tiếp đến, sau một đêm vất vả trên biển vô ích, Ðức Giêsu đã đứng sẵn trên bờ như một người khách lạ và nói cho các môn đệ điều họ phải làm. Và cả khi các ông đã gặp được sự thành công ngoài sự tưởng tượng, ông Phêrô vẫn chưa nghĩ đến Ðức Giêsu; một người khác – ông Gioan, người môn đệ được Chúa thương - phải nhắc ông: «Kìa, Chúa đó», thì ông mới nhận ra được! Cũng hoàn toàn tương tự như thế: Biết bao lần chúng ta đã vất vả cố gắng và cuối cùng đã bị thất bại, đã không thành công được như ý muốn! Và bấy giờ có một người nào đó nói cho chúng ta một lời, hay tự trong chúng ta nảy sinh ra được một tư tưởng, mà thoạt đầu xem ra có vẻ nghịch lý, nhưng chúng ta đã nỗ lực thực hiện theo, và đột nhiên mọi sự lại như quay đổi ngược lại theo chiều tích cực. Và cũng như ông Phêrô, nhiều khi chúng ta đã không nhận ra được quyền lực nào thực sự đứng phía sau những diễn biến lạ lùng như thế; điều đó cần phải nhờ đến một người - giống như ông Gioan, «người bạn của Chúa», một người biết nhìn mọi sự với con mắt đức tin sâu xa - nói cho chúng ta biết. Và người đó có thể là một vị Linh hướng, một người bạn tốt và đạo đức...!
Ông Phêrô bỏ mặc tất cả ở lại trên thuyền và nhảy xuống biển bơi vào bờ cùng Chúa, và khi lên bờ ông soạn sửa mọi sự như thường vẫn làm là nhóm lửa và nướng cá. Ðiều đó cũng rất có thể xảy ra nơi chúng ta, là nhiều khi chúng ta muốn bỏ lại sau lưng tất cả để thực sự được nếm thử sự gần gũi với Thiên Chúa, để lòng mình được thảnh thơi yên hàn một chút trước nhan Chúa trong các giờ kinh nguyện, trong các giờ dâng lễ, v.v.... Sau đó chúng ta phải trở lại với mọi sinh hoạt của cuộc sống bình thường, nhưng chúng ta không còn cảm thấy được sự bần cùng và bất hạnh của chúng nữa, bởi vì chúng ta đã biết mình luôn có Chúa ở bên cạnh!
Và cao điểm của biến cố trong ngày gặp gỡ hôm nay giữa Ðức Giêsu và các môn đệ, không phải là mẻ lưới thành công lạ lùng, nhưng là bữa ăn giữa Thầy trò sau đó. Dĩ nhiên, trong bữa ăn không xảy ra điều gì «đặc biệt» cả, nhưng các môn đệ cảm nhận được rằng lòng họ trong lúc này hoàn toàn tràn ngập an ủi và vui mừng, vì họ biết mình không còn bị bỏ rơi, không còn bơ vơ nữa, và vì tình thương và sự hiện diện của Sư Phụ đã nâng đỡ họ, truyền sang cho họ sức sống và sự can đảm. Vâng, một sức mạnh phát xuất từ Người lại làm cho họ hân hoan vui mừng. Và nơi chúng ta sự việc cũng không thể khác được, nếu chúng ta tham dự vào các giờ kinh nguyện, nhất là nếu chúng ta tham dự vào việc cử hành Bàn Tiệc Thánh Thể, «Bữa Ăn của Chúa». Ðiều có tính cách quyết định ở đây, là chúng ta luôn đi tìm kiếm Chúa và từ từ khám phá ra được Người qua việc siêng năng đọc và suy niệm Thánh Kinh; là chúng ta tin nhận Người và sự thông hảo huynh đệ của Giáo Hội. Cả khi chúng ta không xác định hay không cảm nhận được bất cứ điều gì «ngoại lệ» trong đó cả, miễn là chúng ta đừng khép lòng mình lại, chúng ta đương nhiên đã được thâu nhận vào trong sự an bình của Người.
Còn một điều nữa: Thánh Phaolô đã quả quyết: «Người là sự bình an của chúng ta» (Ep 2,14). Vì thế, chúng ta không còn cần phải kêu lên như ông Phêrô xưa: «Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi!» Bởi vì, Ðức Giêsu đã đến trong thế gian là để kêu gọi những người tội lỗi, những người đã hư mất, chứ không phải những người công chính (x. Mt 9,13b; Lc 19,10). Nghĩa là Người đã đến để chúng ta được sống và sống một cách dồi dào (x. Ga 10,10).
Kìa, đó là Chúa!
(Ga 21,1-14)
Mẻ lưới cá quá lạ lùng mà bài Tin Mừng hôm nay đề cập tới là mẻ lưới thứ hai trong đời ngư nghiệp của các môn đệ Ðức Giêsu. Lần đầu tiên xảy ra khi Ðức Giêsu kết thúc buổi giảng thuyết, Người nói cùng Simon Phêrô: Con hãy chèo thuyền ra xa ngoài biển hồ mà thả lưới bắt cá. Họ đã làm theo lời Người, và họ đã bắt được một mẻ lưới đầy cá, đến nỗi lưới gần như bị rách (x. Lc 5,4-7)!
Một điều chúng ta ghi nhận được trong cả hai lần bắt được những mẻ cá kỳ lạ này, là ông Phêrô đóng một vai trò nổi bật nhất: Trong suốt đêm, thời gian thuận tiện nhất cho việc đánh cá, nhưng Phêrô đã chẳng bắt được gì cả. Thế nhưng, khi Ðức Giêsu truyền cho ông một lần nữa cứ thả lưới và ngay giữa ban ngày, thì theo Tin Mừng thánh Luca, Phêrô - một người đánh cá rành nghề - trước tiên là tỏ ý nghi ngờ, nhưng rồi ông cũng nghe theo lời Ðức Giêsu. Còn lần này, theo Tin Mừng thánh Gioan, Phêrô đã vâng lời làm theo ngay lệnh Chúa truyền, chứ không hề nghi ngờ hay mở miệng nói một lời nào cả.
Trước kia, trong lần đầu tiên, Phêrô biết Ðấng đang đứng trước mặt ông là ai, nhưng ông lại chưa biết rõ được quyền lực của Người. Hôm nay, trước tiên ông Phêrô đã không hề nhận ra được Ðức Giêsu và ông cũng không có bất cứ thắc mắc gì khi nghe lời đề nghị của Ðấng đang đứng trên bờ: «hãy thả lưới xuống bên phải mạn thuyền, thì sẽ bắt được nhiều cá». Trước kia, ông Phêrô đã quì xuống trước mặt Ðức Giêsu và xin: «Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con vì con là một kẻ tội lỗi!» Còn bây giờ, khi nghe nói: «Kìa, Chúa đó», ông đã vội vàng nhảy ngay xuống nước để đến với Ðức Giêsu nhanh hết sức có thể. Trước kia, Chúa đã động viên Phêrô và các bạn ông thêm can đảm làm theo lời Người đề nghị, và rồi Phêrô – dù là một người chuyên nghiệp và có dư kinh nghiệm trong nghề - đã không khỏi kinh hoàng trước một kết quả ngoài sự tưởng tượng; vâng, hầu như một điều hoàn toàn «bất khả». Vì thế, giờ đây nhân danh Ðức Giêsu, ông cần phải «chài lưới người», cần phải dẫn dắt nhân loại về với Ðức Kitô.
Khi bản Tin Mừng này được viết ra, chắc chắn ông Phêrô – và có lẽ tất cả các Tông đồ khác - đã không còn sống nữa. Tuy nhiên, những gì được ghi lại trong bản văn này, là những điều đã xảy ra vào thời bấy giờ và đồng thời cũng là những điều vẫn có liên quan đến chúng ta ngày nay. Vì thế, chúng ta thử tìm hiểu và suy niệm.
Ông Phêrô vẫn đi chài lưới và một số người bạn cũng theo ông, cuộc sống vẫn tiếp tục trôi qua như thể không có biến cố Phục Sinh và như thể Thầy các ông chẳng có gì liên quan tới cuộc sống của các ông nữa! Phải chăng đó không phải là thái độ của chính chúng ta? Tức những lúc chúng ta phải đối mặt với những thách đố - to cũng như nhỏ trong cuộc sống - chúng ta đã hầu như ít khi chạy đến cùng Thiên Chúa hay tìm hiểu để nhận ra được thánh ý Người trong đó?
Tiếp đến, sau một đêm vất vả trên biển vô ích, Ðức Giêsu đã đứng sẵn trên bờ như một người khách lạ và nói cho các môn đệ điều họ phải làm. Và cả khi các ông đã gặp được sự thành công ngoài sự tưởng tượng, ông Phêrô vẫn chưa nghĩ đến Ðức Giêsu; một người khác – ông Gioan, người môn đệ được Chúa thương - phải nhắc ông: «Kìa, Chúa đó», thì ông mới nhận ra được! Cũng hoàn toàn tương tự như thế: Biết bao lần chúng ta đã vất vả cố gắng và cuối cùng đã bị thất bại, đã không thành công được như ý muốn! Và bấy giờ có một người nào đó nói cho chúng ta một lời, hay tự trong chúng ta nảy sinh ra được một tư tưởng, mà thoạt đầu xem ra có vẻ nghịch lý, nhưng chúng ta đã nỗ lực thực hiện theo, và đột nhiên mọi sự lại như quay đổi ngược lại theo chiều tích cực. Và cũng như ông Phêrô, nhiều khi chúng ta đã không nhận ra được quyền lực nào thực sự đứng phía sau những diễn biến lạ lùng như thế; điều đó cần phải nhờ đến một người - giống như ông Gioan, «người bạn của Chúa», một người biết nhìn mọi sự với con mắt đức tin sâu xa - nói cho chúng ta biết. Và người đó có thể là một vị Linh hướng, một người bạn tốt và đạo đức...!
Ông Phêrô bỏ mặc tất cả ở lại trên thuyền và nhảy xuống biển bơi vào bờ cùng Chúa, và khi lên bờ ông soạn sửa mọi sự như thường vẫn làm là nhóm lửa và nướng cá. Ðiều đó cũng rất có thể xảy ra nơi chúng ta, là nhiều khi chúng ta muốn bỏ lại sau lưng tất cả để thực sự được nếm thử sự gần gũi với Thiên Chúa, để lòng mình được thảnh thơi yên hàn một chút trước nhan Chúa trong các giờ kinh nguyện, trong các giờ dâng lễ, v.v.... Sau đó chúng ta phải trở lại với mọi sinh hoạt của cuộc sống bình thường, nhưng chúng ta không còn cảm thấy được sự bần cùng và bất hạnh của chúng nữa, bởi vì chúng ta đã biết mình luôn có Chúa ở bên cạnh!
Và cao điểm của biến cố trong ngày gặp gỡ hôm nay giữa Ðức Giêsu và các môn đệ, không phải là mẻ lưới thành công lạ lùng, nhưng là bữa ăn giữa Thầy trò sau đó. Dĩ nhiên, trong bữa ăn không xảy ra điều gì «đặc biệt» cả, nhưng các môn đệ cảm nhận được rằng lòng họ trong lúc này hoàn toàn tràn ngập an ủi và vui mừng, vì họ biết mình không còn bị bỏ rơi, không còn bơ vơ nữa, và vì tình thương và sự hiện diện của Sư Phụ đã nâng đỡ họ, truyền sang cho họ sức sống và sự can đảm. Vâng, một sức mạnh phát xuất từ Người lại làm cho họ hân hoan vui mừng. Và nơi chúng ta sự việc cũng không thể khác được, nếu chúng ta tham dự vào các giờ kinh nguyện, nhất là nếu chúng ta tham dự vào việc cử hành Bàn Tiệc Thánh Thể, «Bữa Ăn của Chúa». Ðiều có tính cách quyết định ở đây, là chúng ta luôn đi tìm kiếm Chúa và từ từ khám phá ra được Người qua việc siêng năng đọc và suy niệm Thánh Kinh; là chúng ta tin nhận Người và sự thông hảo huynh đệ của Giáo Hội. Cả khi chúng ta không xác định hay không cảm nhận được bất cứ điều gì «ngoại lệ» trong đó cả, miễn là chúng ta đừng khép lòng mình lại, chúng ta đương nhiên đã được thâu nhận vào trong sự an bình của Người.
Còn một điều nữa: Thánh Phaolô đã quả quyết: «Người là sự bình an của chúng ta» (Ep 2,14). Vì thế, chúng ta không còn cần phải kêu lên như ông Phêrô xưa: «Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi!» Bởi vì, Ðức Giêsu đã đến trong thế gian là để kêu gọi những người tội lỗi, những người đã hư mất, chứ không phải những người công chính (x. Mt 9,13b; Lc 19,10). Nghĩa là Người đã đến để chúng ta được sống và sống một cách dồi dào (x. Ga 10,10).