Giáo phận Thanh Hóa: Hành trình lên với bà con dân tộc Hmong lần II
Sau chuyến hành trình lên Bản Suối Tôn dịp Noel, như lời hứa khi chia tay bà con dân bản, sẽ trở lại khi có điều kiện. Lần này vào ngày lễ nghỉ giỗ tổ Hùng Vương (10-3âl), với sự trợ giúp kinh phí của anh chị Sơn Hà (cho mượn luôn cả xe ôtô), anh chị Lâm Dung và đặc biệt với tài vận động tài chính khéo léo của chị Isave Nguyễn Nhung (Hội Isave Thanh Hóa), chúng tôi có điều kiện đến với bà con dân tộc lần II.
Xem hình ảnh GP Thanh Hóa hành trình lên với bà con dân tộc Hmong
Hành trình lần này không chỉ đến Bản Suối Tôn, chúng tôi còn đi xa hơn đến tận Bản Pa Púa – nằm giáp biên giới Việt – Lào.
BẢN SUỐI TÔN
Xuất phát từ TGM Thanh hóa lúc 4g00 sáng ngày 23 tháng 4, chúng tôi có mặt tại giáo xứ Phong Ý lúc 6g00. Sau khi sắp xếp xe và một số đồ giúp bà con dân bản, dưới sự hướng dẫn của thầy Công Hai (Thầy kẻ giảng), chúng tôi lên đường lên bản Suối Tôn. Sau hành trình dài gần 5 tiếng đồng hồ, chúng tôi có mặt tại bến đò sông Mã. Vì bản Suối Tôn nằm bên kia bờ sông, nên chúng tôi phải tăng bo bằng đò qua sông và ngồi xe máy đi đường núi quanh co để lên bản.
Lên đến bản, chúng tôi được sự đón tiếp nồng hậu của bà con nơi đây, nét hồn nhiên và chất phát của bà con được thể hiện qua nụ cười, cái bắt tay và những câu “chào” bằng tiếng kinh lơ lớ rất chân tình và ấm áp.
Lần trước lên vào dịp Noel, trời lạnh, nhiều em mặc những tấm áo mỏng và đứng co ro trong gió lạnh, trông rất thương. Lần này lên trời ấm, trông các em đỡ tội nghiệp hơn chút. Được sự hướng dẫn trước của thầy Hai, đoàn mang lên quần áo, sách bút và các đồ dùng học tập cho các em học sinh nơi đây. Người lớn và các gia đình được phát bát, đĩa một số đồ dùng hằng ngày và đặc biệt hơn, lần này các gia đình được phát cây giống lâu năm có giá trị kinh tế để giúp họ có ý thức trồng rừng và bảo vệ môi trường sống của họ.
Với sự trợ giúp của thầy cô giáo nơi đây, cộng với tấm lòng yêu trẻ nhỏ của chị Nhung cũng như các bạn sinh viên công giáo Thanh hóa, các em nhỏ được thay những bộ quần áo cũ bằng những bộ quần áo mới, được chải đầu, kẹp tóc… từ các em lem luốc với những bộ đồ cũ, các em đã hóa thân thành những người mới với sự hồn nhiên và ánh mắt trong sáng rạng ngời của tuổi thơ đáng yêu mà đáng ra, các em được lãnh nhận nếu gia đình và bản làng các em các điều kiện kinh tế và mức sống khá hơn. Một lời nguyện ước… những tấm lòng hảo tâm dành cho các em…
Sau chuyến hành trình dài và làm việc hết mình trong ngày, chiều đến chúng tôi rời bản Suối Tôn tiếp tục hành trình lên Bản Lác - Mai Châu – tỉnh Hòa Bình, chúng tôi dừng chân và nghỉ đêm tại đây.
BẢN PA PÚA
3g30 sáng, mọi người trong đoàn thức dậy tiếp tục hành trình đi ngược lên huyện Mường Lát – Thanh hóa để lên bản Pa Púa.
Câu thơ “ngàn dốc lên cao, ngàn dốc xuống…” áp dụng vào bối cảnh của chuyến đi này đúng hơn bao giờ hết. Đường lên bản Suối Tôn đã gập nghềnh, cheo leo sườn núi rồi. Nhưng đem so sánh đường đi vào bản Pa Púa thì không thấm vào đâu.
Bản Pa Púa, nằm chót vót trên đỉnh núi, từ chân núi đi lên, nếu đi bộ mất đứt một ngày đường, nhưng chúng tôi được các người trong bản đón đi bằng xe máy. Khi lên xe cứ tưởng đường dễ đi, nhưng khi xe bắt đầu leo dốc… thì hỡi ôi… cũng không biết diễn tả cảm giác của mình như thế nào, nhưng lúc đó chỉ biết nhắm mắt và phó thác cho Chúa thôi. Các bạn sinh viên đầu tiên đang hét lên và xin đi bộ mỗi khi gặp đoạn khó và nguy hiểm, nhưng khi đã lên cao lưng chừng núi thì mặt các bạn xanh rì (cắt không ra máu nữa), ôm chặt lấy người lái xe và im luôn (vì quá sợ).
Trên đường đi thỉnh thoảng tôi ngoái lại để chụp mấy kiểu hình làm kỷ niệm, nhưng đi một lúc tôi cũng ngồi im de và cất luôn máy vào túi cho chắc ăn, chứ nỡ cựa quạy xe chật bánh một cái thì chỉ xuống vực sâu nhặt xác về.
Tôi không thể hiểu làm sao mà những người Hmong chạy xe giỏi như vậy, sự kết hợp số, phanh cũng như tay ga rất nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp. Khi lên đến bản mấy bạn sinh viên ngồi bệp luôn xuống đất vì quá sợ. Anh Lâm – người đi trong đoàn phán một câu đầy xác tín: “Chúa sinh ra họ để chạy xe…”.
Bản Pa Púa thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát – Thanh hóa, đây là một bản dân tộc Hmong rất nghèo, đời sống của họ chủ yếu là trồng ngô, sắn và lúa nương. Khi đến Suối Tôn, chúng tôi nghĩ đó là bản rất khổ rồi, nhưng khi lên đây chúng tôi cảm nhận cái khổ ở đây nó còn lớn hơn và đáng thương hơn. Là bản ở rất cao, địa hình vùng núi hiểm trở, nên hầu như người dân ở đây ít có điều kiện tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Mọi sinh hoạt và đời sống của họ nguyên sơ, không bị ảnh hưởng của “văn minh đô thị” tác động, điều này thể hiện rõ khi họ nhận những phần quà chúng tôi phát cho, không có cảnh chen lấn, mọi người tập trung chờ trưởng bản gọi tên mới lên nhận, khi chúng tôi đưa thêm họ không lấy, vì đã có phần rồi, phải nhờ anh trưởng bản nói là cho thêm họ mới nhận.
Sau khi phát quà cho người lớn, chúng tôi tiếp tục đi thêm 5 km nửa để đến trường học phát quà cho các em học sinh. Nhìn những ánh mắt thơ ngây và cảm nhận cái khổ của các em, mọi người trong đoàn ai cũng thương và dâng lên những nỗi niềm khó tả. Chỉ ước mong sao có thật nhiều cơ hội, nhiều điều kiện để đến với các em hầu mong chia sẻ chút gì đó cho các em bớt đi cái khổ, cái đói…
Chia tay bà con dân Pa Púa, mọi người trong đoàn hứa sẽ trở lại thăm khi có điều kiện. Những cái bắt tay, nụ cười đơn sơ của họ, những câu nói bằng tiếng Hmong mà chúng tôi không hiểu, nhưng chúng tôi cảm nhận được tình cảm quý mến họ dành cho mỗi người trong đoàn.
Sau chặng đường xuống núi bằng xe máy đầy rủi ro. Chúng tôi đến được nơi gửi xe ôtô của mình bình an. Tạ ơn Chúa, một chuyến đi nhiều nguy hiểm, nhưng tâm hồn chúng tôi lại đầy sự bình an và vui mừng vì những việc nhỏ chúng tôi đã làm cho các người anh em của chúng tôi.
Ngước chào dân bản Pa Púa xa xôi, chúng tôi ước mong có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để phần nào chia sớt cảnh khổ của bà con nơi đây… cũng một kiếp người…
Sau chuyến hành trình lên Bản Suối Tôn dịp Noel, như lời hứa khi chia tay bà con dân bản, sẽ trở lại khi có điều kiện. Lần này vào ngày lễ nghỉ giỗ tổ Hùng Vương (10-3âl), với sự trợ giúp kinh phí của anh chị Sơn Hà (cho mượn luôn cả xe ôtô), anh chị Lâm Dung và đặc biệt với tài vận động tài chính khéo léo của chị Isave Nguyễn Nhung (Hội Isave Thanh Hóa), chúng tôi có điều kiện đến với bà con dân tộc lần II.
Xem hình ảnh GP Thanh Hóa hành trình lên với bà con dân tộc Hmong
Hành trình lần này không chỉ đến Bản Suối Tôn, chúng tôi còn đi xa hơn đến tận Bản Pa Púa – nằm giáp biên giới Việt – Lào.
BẢN SUỐI TÔN
Xuất phát từ TGM Thanh hóa lúc 4g00 sáng ngày 23 tháng 4, chúng tôi có mặt tại giáo xứ Phong Ý lúc 6g00. Sau khi sắp xếp xe và một số đồ giúp bà con dân bản, dưới sự hướng dẫn của thầy Công Hai (Thầy kẻ giảng), chúng tôi lên đường lên bản Suối Tôn. Sau hành trình dài gần 5 tiếng đồng hồ, chúng tôi có mặt tại bến đò sông Mã. Vì bản Suối Tôn nằm bên kia bờ sông, nên chúng tôi phải tăng bo bằng đò qua sông và ngồi xe máy đi đường núi quanh co để lên bản.
Lên đến bản, chúng tôi được sự đón tiếp nồng hậu của bà con nơi đây, nét hồn nhiên và chất phát của bà con được thể hiện qua nụ cười, cái bắt tay và những câu “chào” bằng tiếng kinh lơ lớ rất chân tình và ấm áp.
Lần trước lên vào dịp Noel, trời lạnh, nhiều em mặc những tấm áo mỏng và đứng co ro trong gió lạnh, trông rất thương. Lần này lên trời ấm, trông các em đỡ tội nghiệp hơn chút. Được sự hướng dẫn trước của thầy Hai, đoàn mang lên quần áo, sách bút và các đồ dùng học tập cho các em học sinh nơi đây. Người lớn và các gia đình được phát bát, đĩa một số đồ dùng hằng ngày và đặc biệt hơn, lần này các gia đình được phát cây giống lâu năm có giá trị kinh tế để giúp họ có ý thức trồng rừng và bảo vệ môi trường sống của họ.
Với sự trợ giúp của thầy cô giáo nơi đây, cộng với tấm lòng yêu trẻ nhỏ của chị Nhung cũng như các bạn sinh viên công giáo Thanh hóa, các em nhỏ được thay những bộ quần áo cũ bằng những bộ quần áo mới, được chải đầu, kẹp tóc… từ các em lem luốc với những bộ đồ cũ, các em đã hóa thân thành những người mới với sự hồn nhiên và ánh mắt trong sáng rạng ngời của tuổi thơ đáng yêu mà đáng ra, các em được lãnh nhận nếu gia đình và bản làng các em các điều kiện kinh tế và mức sống khá hơn. Một lời nguyện ước… những tấm lòng hảo tâm dành cho các em…
Sau chuyến hành trình dài và làm việc hết mình trong ngày, chiều đến chúng tôi rời bản Suối Tôn tiếp tục hành trình lên Bản Lác - Mai Châu – tỉnh Hòa Bình, chúng tôi dừng chân và nghỉ đêm tại đây.
BẢN PA PÚA
3g30 sáng, mọi người trong đoàn thức dậy tiếp tục hành trình đi ngược lên huyện Mường Lát – Thanh hóa để lên bản Pa Púa.
Câu thơ “ngàn dốc lên cao, ngàn dốc xuống…” áp dụng vào bối cảnh của chuyến đi này đúng hơn bao giờ hết. Đường lên bản Suối Tôn đã gập nghềnh, cheo leo sườn núi rồi. Nhưng đem so sánh đường đi vào bản Pa Púa thì không thấm vào đâu.
Bản Pa Púa, nằm chót vót trên đỉnh núi, từ chân núi đi lên, nếu đi bộ mất đứt một ngày đường, nhưng chúng tôi được các người trong bản đón đi bằng xe máy. Khi lên xe cứ tưởng đường dễ đi, nhưng khi xe bắt đầu leo dốc… thì hỡi ôi… cũng không biết diễn tả cảm giác của mình như thế nào, nhưng lúc đó chỉ biết nhắm mắt và phó thác cho Chúa thôi. Các bạn sinh viên đầu tiên đang hét lên và xin đi bộ mỗi khi gặp đoạn khó và nguy hiểm, nhưng khi đã lên cao lưng chừng núi thì mặt các bạn xanh rì (cắt không ra máu nữa), ôm chặt lấy người lái xe và im luôn (vì quá sợ).
Trên đường đi thỉnh thoảng tôi ngoái lại để chụp mấy kiểu hình làm kỷ niệm, nhưng đi một lúc tôi cũng ngồi im de và cất luôn máy vào túi cho chắc ăn, chứ nỡ cựa quạy xe chật bánh một cái thì chỉ xuống vực sâu nhặt xác về.
Tôi không thể hiểu làm sao mà những người Hmong chạy xe giỏi như vậy, sự kết hợp số, phanh cũng như tay ga rất nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp. Khi lên đến bản mấy bạn sinh viên ngồi bệp luôn xuống đất vì quá sợ. Anh Lâm – người đi trong đoàn phán một câu đầy xác tín: “Chúa sinh ra họ để chạy xe…”.
Bản Pa Púa thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát – Thanh hóa, đây là một bản dân tộc Hmong rất nghèo, đời sống của họ chủ yếu là trồng ngô, sắn và lúa nương. Khi đến Suối Tôn, chúng tôi nghĩ đó là bản rất khổ rồi, nhưng khi lên đây chúng tôi cảm nhận cái khổ ở đây nó còn lớn hơn và đáng thương hơn. Là bản ở rất cao, địa hình vùng núi hiểm trở, nên hầu như người dân ở đây ít có điều kiện tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Mọi sinh hoạt và đời sống của họ nguyên sơ, không bị ảnh hưởng của “văn minh đô thị” tác động, điều này thể hiện rõ khi họ nhận những phần quà chúng tôi phát cho, không có cảnh chen lấn, mọi người tập trung chờ trưởng bản gọi tên mới lên nhận, khi chúng tôi đưa thêm họ không lấy, vì đã có phần rồi, phải nhờ anh trưởng bản nói là cho thêm họ mới nhận.
Sau khi phát quà cho người lớn, chúng tôi tiếp tục đi thêm 5 km nửa để đến trường học phát quà cho các em học sinh. Nhìn những ánh mắt thơ ngây và cảm nhận cái khổ của các em, mọi người trong đoàn ai cũng thương và dâng lên những nỗi niềm khó tả. Chỉ ước mong sao có thật nhiều cơ hội, nhiều điều kiện để đến với các em hầu mong chia sẻ chút gì đó cho các em bớt đi cái khổ, cái đói…
Chia tay bà con dân Pa Púa, mọi người trong đoàn hứa sẽ trở lại thăm khi có điều kiện. Những cái bắt tay, nụ cười đơn sơ của họ, những câu nói bằng tiếng Hmong mà chúng tôi không hiểu, nhưng chúng tôi cảm nhận được tình cảm quý mến họ dành cho mỗi người trong đoàn.
Sau chặng đường xuống núi bằng xe máy đầy rủi ro. Chúng tôi đến được nơi gửi xe ôtô của mình bình an. Tạ ơn Chúa, một chuyến đi nhiều nguy hiểm, nhưng tâm hồn chúng tôi lại đầy sự bình an và vui mừng vì những việc nhỏ chúng tôi đã làm cho các người anh em của chúng tôi.
Ngước chào dân bản Pa Púa xa xôi, chúng tôi ước mong có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để phần nào chia sớt cảnh khổ của bà con nơi đây… cũng một kiếp người…