Bề Trên Taizé tặng Đức Thánh Cha cuốn Kinh Thánh bằng Tiếng Hoa
ROMA, (zenit.org) - Bề Trên Cộng Đoàn Đại Kết Taizé, Thầy Alois, đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến hôm thứ năm ngày 22 vừa qua tại Vatican. Nhân dịp này, ngài đã tặng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cuốn Kinh Thánh bằng Tiếng Hoa.
Là người mang quốc tịch Pháp gốc Đức, Thầy Alois có thể nói chuyện với Đức Thánh Cha bằng hai thứ tiếng. Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngay ngày hôm sau Vị Bề Trên Taizé đã có cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha. Từ đó đến nay diễn ra rất đều đặn: 5 lần trong vòng 5 năm.
Thầy Alois đã thực hiện một chuyến thăm Trung Hoa trong vòng ba tuần lễ. Cuốn Kinh Thánh mà ngài tặng cho Đức Thánh Cha nằm trong số những ấn bản được Cộng Đoàn Taizé in ấn trực tiếp tại Trung Hoa và sau đó được phân phát khắp nơi trên đất nước này với số lượng một triệu cuốn.
Giải thích về việc làm cao đẹp này, Vị Bề Trên Taizé « coi đó như là một nghĩa cử thân hữu và lòng biết ơn của Cộng Đoàn Taizé đối với các tín hữu tại Trung Hoa ».
Tưởng cũng nhắc lại rằng trong kỳ gặp gỡ 40.000 giới trẻ Châu Âu tại Bruxelles và cuối năm 2008; Thầy Alois ngỏ ý muốn đáp ứng nhu cầu của người tín hữu tại Trung Hoa bằng cách cung cấp cho họ một triệu cuốn Kinh Thánh, bao gồm 200.000 cuốn Kinh Thánh trọn bộ; 800.000 cuốn Kinh Thánh Tân Ước và Thánh Vịnh.
Ngoài ra, trong năm 2009, Taizé cũng đã giúp đỡ Hội Thánh Tin Lành tại Trung Hoa trong lãnh vực Thánh Kinh. Sự hỗ trỡ này vẫn được tiếp tục kéo dài đến tận năm 2011.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XXV được cử hành tại tại Roma vào Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, Thầy Alois đã lặp lại linh đạo của Taizé là đồng hành cùng với các bạn trẻ, cách đặc biệt qua đặc sủng cầu nguyện: « Chúng tôi làm tất cả để cho các bạn trẻ khám phá ra mối quan hệ giữa cá nhân mình với Thiên Chúa ».
Vị Bề Trên người Đức này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng khi nêu lên tính « đồng trách nhiệm » của người trẻ trong « hiệp thông » của Giáo Hội.
Cũng theo ngài, đối với Cộng Đoàn Taizé, cầu nguyện còn mang một chiều kích đại kết, bằng cách tạo ra cho các bạn trẻ Kitô hữu những cơ hội để cùng cầu nguyện chung với nhau ».
ROMA, (zenit.org) - Bề Trên Cộng Đoàn Đại Kết Taizé, Thầy Alois, đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến hôm thứ năm ngày 22 vừa qua tại Vatican. Nhân dịp này, ngài đã tặng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cuốn Kinh Thánh bằng Tiếng Hoa.
Là người mang quốc tịch Pháp gốc Đức, Thầy Alois có thể nói chuyện với Đức Thánh Cha bằng hai thứ tiếng. Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngay ngày hôm sau Vị Bề Trên Taizé đã có cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha. Từ đó đến nay diễn ra rất đều đặn: 5 lần trong vòng 5 năm.
Thầy Alois đã thực hiện một chuyến thăm Trung Hoa trong vòng ba tuần lễ. Cuốn Kinh Thánh mà ngài tặng cho Đức Thánh Cha nằm trong số những ấn bản được Cộng Đoàn Taizé in ấn trực tiếp tại Trung Hoa và sau đó được phân phát khắp nơi trên đất nước này với số lượng một triệu cuốn.
Giải thích về việc làm cao đẹp này, Vị Bề Trên Taizé « coi đó như là một nghĩa cử thân hữu và lòng biết ơn của Cộng Đoàn Taizé đối với các tín hữu tại Trung Hoa ».
Tưởng cũng nhắc lại rằng trong kỳ gặp gỡ 40.000 giới trẻ Châu Âu tại Bruxelles và cuối năm 2008; Thầy Alois ngỏ ý muốn đáp ứng nhu cầu của người tín hữu tại Trung Hoa bằng cách cung cấp cho họ một triệu cuốn Kinh Thánh, bao gồm 200.000 cuốn Kinh Thánh trọn bộ; 800.000 cuốn Kinh Thánh Tân Ước và Thánh Vịnh.
Ngoài ra, trong năm 2009, Taizé cũng đã giúp đỡ Hội Thánh Tin Lành tại Trung Hoa trong lãnh vực Thánh Kinh. Sự hỗ trỡ này vẫn được tiếp tục kéo dài đến tận năm 2011.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XXV được cử hành tại tại Roma vào Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, Thầy Alois đã lặp lại linh đạo của Taizé là đồng hành cùng với các bạn trẻ, cách đặc biệt qua đặc sủng cầu nguyện: « Chúng tôi làm tất cả để cho các bạn trẻ khám phá ra mối quan hệ giữa cá nhân mình với Thiên Chúa ».
Vị Bề Trên người Đức này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng khi nêu lên tính « đồng trách nhiệm » của người trẻ trong « hiệp thông » của Giáo Hội.
Cũng theo ngài, đối với Cộng Đoàn Taizé, cầu nguyện còn mang một chiều kích đại kết, bằng cách tạo ra cho các bạn trẻ Kitô hữu những cơ hội để cùng cầu nguyện chung với nhau ».