CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA, năm C
Lc 9, 11b-17
Mọi Kitô đều hiểu rằng Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại, cho con người một thứ lương thực không bao giờ hư nát, một loại lương thực nuôi sống con người, đem lại cho từng người sự sống đời đời. Lương thực ấy là Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Nếu trở về nguồn, tìm về căn nguyên của việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, chắc chắn chúng ta phải dựa vào bốn trình thuật để hiểu việc làm của Chúa Giêsu: Matthêu, Marcô, Luca và Phaolô ( 1Co 11, 23-25 ). Tất cả bốn trình thuật về bữa tiệc ly đều nói lên những điều thiết yếu giống nhau, tuy nhiên giới thiệu những công thức khác nhau về lời mà ngày nay chúng ta gọi là lời truyền phép.Tất cả bốn trình thuật về bữa tiệc ly đều được các cộng đoàn tiên khởi dùng như những bản văn phụng vụ để cử hành nghi lễ Vượt Qua.Các cộng đoàn đầu tiên đã luôn tôn trọng những cử chỉ, những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu. Do đó, cử chỉ Chúa Giêsu cầm lấy bánh. Người lấy bánh đang được dọn để trên bàn và cảm tạ Thiên Chúa Cha. Đây là cử chỉ hết sức tuyệt vời. Bởi vì, bánh được chia ra, mọi người cùng ăn. Hình ảnh những chiếc bánh không men, hơi thô, những chiếc bánh của những người nghèo, thời cha ông của người Do Thái thời cha ông họ ở đất Ai Cập, cha ông họ không có giờ để làm cho phồng to lên. Ở đoạn Tin mừng của thánh Luca, chúng ta thấy cử chỉ của Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.Chúng ta nhận ra lời kinh nguyện Thánh Thể. Chúa Giêsu cầu nguyện. Chúa Giêsu trò chuyện thân mật với Đức Chúa Cha. Cử chỉ ngước mắt lên trời, tạ ơn và bẻ ra là cử chỉ đẹp của một người cha luôn lưu tâm tới con cái. Chúng ta nhận ra nét độc đáo của bàn tiệc của người Do Thái. Tất cả đều ăn chung với nhau, như thế nói lên sự hiệp nhất, yêu thương.Đây là bữa ăn Agape, bữa ăn tình thương. Bí Tích Thánh Thể là Bí tích nuôi sống, Bí tích tình thương. Chính vì thế, thánh lể được cử hành: bánh và rượu được truyền phép là bí tích, là chính Mình và Máu của Chúa Giêsu, Đấng đã chết đi và sống lại để cứu độ nhân loại. Bữa ăn Thánh Thể là Bí tích của Mình và Máu Đức Kitô, Bí tích của sự hiện diện của Người. Chính Thánh Thần làm cho Đức Kitô thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể.
Bí Tích Thánh Thể là Bí tích tình yêu, là tình yêu cứu độ của Thiên Chúa như thánh Phaolô đã viết: ” …Đường lối của Người không kế dõi theo “ (Rm 11, 33 ). Chúa Giêsu là tình yêu hiến tế, tình yêu hy sinh, tình yêu xả kỷ:” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Bí tích cao cả là chính Máu và Thịt của Người.
Chúa Giêsu đã nói với nhân loại, với mỗi Kitô hữu:” Ta đã trao ban chính mình Ta cho các con trọn vẹn đến mức Ta chẳng thế nào cho các con điều gì hơn thế nữa “.
Khi linh mục cầm Mình Thánh lên và nói: ” Mình Máu Chúa Kitô “.Đó chính là thân xác sống động của Chúa Giêsu: Đức Kitô đã sinh ra nơi Bêlem, Đức Kitô đã bị treo trên thập giá và Đức Kitô đã phục sinh. Nhờ đức tin chúng ta nhận ra điều lạ lùng, kỳ diệu này. Ôi mầu nhiệm đức tin !
Lạy Chúa Giêsu xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con càng ngày càng yêu mến Bí tích Thánh Thể. Amen.
Lc 9, 11b-17
Mọi Kitô đều hiểu rằng Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại, cho con người một thứ lương thực không bao giờ hư nát, một loại lương thực nuôi sống con người, đem lại cho từng người sự sống đời đời. Lương thực ấy là Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Nếu trở về nguồn, tìm về căn nguyên của việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, chắc chắn chúng ta phải dựa vào bốn trình thuật để hiểu việc làm của Chúa Giêsu: Matthêu, Marcô, Luca và Phaolô ( 1Co 11, 23-25 ). Tất cả bốn trình thuật về bữa tiệc ly đều nói lên những điều thiết yếu giống nhau, tuy nhiên giới thiệu những công thức khác nhau về lời mà ngày nay chúng ta gọi là lời truyền phép.Tất cả bốn trình thuật về bữa tiệc ly đều được các cộng đoàn tiên khởi dùng như những bản văn phụng vụ để cử hành nghi lễ Vượt Qua.Các cộng đoàn đầu tiên đã luôn tôn trọng những cử chỉ, những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu. Do đó, cử chỉ Chúa Giêsu cầm lấy bánh. Người lấy bánh đang được dọn để trên bàn và cảm tạ Thiên Chúa Cha. Đây là cử chỉ hết sức tuyệt vời. Bởi vì, bánh được chia ra, mọi người cùng ăn. Hình ảnh những chiếc bánh không men, hơi thô, những chiếc bánh của những người nghèo, thời cha ông của người Do Thái thời cha ông họ ở đất Ai Cập, cha ông họ không có giờ để làm cho phồng to lên. Ở đoạn Tin mừng của thánh Luca, chúng ta thấy cử chỉ của Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.Chúng ta nhận ra lời kinh nguyện Thánh Thể. Chúa Giêsu cầu nguyện. Chúa Giêsu trò chuyện thân mật với Đức Chúa Cha. Cử chỉ ngước mắt lên trời, tạ ơn và bẻ ra là cử chỉ đẹp của một người cha luôn lưu tâm tới con cái. Chúng ta nhận ra nét độc đáo của bàn tiệc của người Do Thái. Tất cả đều ăn chung với nhau, như thế nói lên sự hiệp nhất, yêu thương.Đây là bữa ăn Agape, bữa ăn tình thương. Bí Tích Thánh Thể là Bí tích nuôi sống, Bí tích tình thương. Chính vì thế, thánh lể được cử hành: bánh và rượu được truyền phép là bí tích, là chính Mình và Máu của Chúa Giêsu, Đấng đã chết đi và sống lại để cứu độ nhân loại. Bữa ăn Thánh Thể là Bí tích của Mình và Máu Đức Kitô, Bí tích của sự hiện diện của Người. Chính Thánh Thần làm cho Đức Kitô thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể.
Bí Tích Thánh Thể là Bí tích tình yêu, là tình yêu cứu độ của Thiên Chúa như thánh Phaolô đã viết: ” …Đường lối của Người không kế dõi theo “ (Rm 11, 33 ). Chúa Giêsu là tình yêu hiến tế, tình yêu hy sinh, tình yêu xả kỷ:” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Bí tích cao cả là chính Máu và Thịt của Người.
Chúa Giêsu đã nói với nhân loại, với mỗi Kitô hữu:” Ta đã trao ban chính mình Ta cho các con trọn vẹn đến mức Ta chẳng thế nào cho các con điều gì hơn thế nữa “.
Khi linh mục cầm Mình Thánh lên và nói: ” Mình Máu Chúa Kitô “.Đó chính là thân xác sống động của Chúa Giêsu: Đức Kitô đã sinh ra nơi Bêlem, Đức Kitô đã bị treo trên thập giá và Đức Kitô đã phục sinh. Nhờ đức tin chúng ta nhận ra điều lạ lùng, kỳ diệu này. Ôi mầu nhiệm đức tin !
Lạy Chúa Giêsu xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con càng ngày càng yêu mến Bí tích Thánh Thể. Amen.