LỄ MÌNH MÁU THÁNH
Trong các gia đình Việt Nam, có lẻ bữa ăn là nơi thể hiện được nhiều nhất, tình yêu thương giữa các thành viên trong một mái ấm gia đình.
Ca dao tục ngữ có những câu chữ rất đẹp để diễn tả thực tại này:
“ Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật gù khen ngon”
Cái ngon không ở vật chất mà là giá trị của tình yêu mà hai người yêu nhau, dành cho nhau. Tình yêu đã làm cho “râu tôm”, “ruột bầu” trở nên những đặc sản vô cùng hấp dẫn.
Đức Giê-su yêu thương con người, Ngài yêu một cách say đắm và tha thiết. Tình yêu của Ngài đã làm cho Bánh Rượu vật chật, trở nên thức ăn, thức uống trường sinh nuôi sống con người. Ăn và uống là điều hết sức cần thiết, nhưng phải ăn và uống như thế nào. Vì nếu không có sự chọn lựa, chúng ta sẽ ăn phải mầm bệnh, hoặc sẽ bị ngộ độc. Thánh Phao-lô trong thư thứ nhất, gởi cho giáo đoàn Cô-rin-tô đã dạy: “ Vì mỗi lần anh em ăn bánh ấy, và uống chén ấy, anh em loan báo sự chết của Chúa, cho tới lúc Ngài đến. Cho nên kẻ ăn Bánh hay uống Chén cách bất xứng, tất sẽ mắc tội đối với Mình và Máu Chúa”(1Cr 11, 26-27). Những người Do thái và thậm chí một ít môn đệ đã phản kháng lại, khi nghe Chúa Giê-su nói: “ Thịt Ta là của ăn, và Máu Ta là của uống”. Ngôn ngữ bất đồng, làm sao con người có thể thấu đạt điều này khi mà họ chưa trải nghiệm và cảm nếm tình yêu của Đức Giê-su. Chỉ khi nào bước vào và có kinh nghiệm gặp gỡ thực sự với Đức Giê-su, thì khi ấy con người mới có thể hiểu được cách thức mà Ngài đã dùng để bày tỏ tình yêu của mình, một tình yêu chết thay cho muôn người.
Người ta thường nói: “Thương nhau lắm thì cắn nhau đau”, những ai yêu mến Thánh Thể sẽ cảm nhận được điều này, khi mà mỗi ngày trải qua những cơn đau của: hy sinh, từ bỏ, hạ mình, để trở thành của lễ hiến dâng và vác Thập Giá mà theo Chúa Giê-su.
Trong các gia đình Việt Nam, có lẻ bữa ăn là nơi thể hiện được nhiều nhất, tình yêu thương giữa các thành viên trong một mái ấm gia đình.
Ca dao tục ngữ có những câu chữ rất đẹp để diễn tả thực tại này:
“ Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật gù khen ngon”
Cái ngon không ở vật chất mà là giá trị của tình yêu mà hai người yêu nhau, dành cho nhau. Tình yêu đã làm cho “râu tôm”, “ruột bầu” trở nên những đặc sản vô cùng hấp dẫn.
Đức Giê-su yêu thương con người, Ngài yêu một cách say đắm và tha thiết. Tình yêu của Ngài đã làm cho Bánh Rượu vật chật, trở nên thức ăn, thức uống trường sinh nuôi sống con người. Ăn và uống là điều hết sức cần thiết, nhưng phải ăn và uống như thế nào. Vì nếu không có sự chọn lựa, chúng ta sẽ ăn phải mầm bệnh, hoặc sẽ bị ngộ độc. Thánh Phao-lô trong thư thứ nhất, gởi cho giáo đoàn Cô-rin-tô đã dạy: “ Vì mỗi lần anh em ăn bánh ấy, và uống chén ấy, anh em loan báo sự chết của Chúa, cho tới lúc Ngài đến. Cho nên kẻ ăn Bánh hay uống Chén cách bất xứng, tất sẽ mắc tội đối với Mình và Máu Chúa”(1Cr 11, 26-27). Những người Do thái và thậm chí một ít môn đệ đã phản kháng lại, khi nghe Chúa Giê-su nói: “ Thịt Ta là của ăn, và Máu Ta là của uống”. Ngôn ngữ bất đồng, làm sao con người có thể thấu đạt điều này khi mà họ chưa trải nghiệm và cảm nếm tình yêu của Đức Giê-su. Chỉ khi nào bước vào và có kinh nghiệm gặp gỡ thực sự với Đức Giê-su, thì khi ấy con người mới có thể hiểu được cách thức mà Ngài đã dùng để bày tỏ tình yêu của mình, một tình yêu chết thay cho muôn người.
Người ta thường nói: “Thương nhau lắm thì cắn nhau đau”, những ai yêu mến Thánh Thể sẽ cảm nhận được điều này, khi mà mỗi ngày trải qua những cơn đau của: hy sinh, từ bỏ, hạ mình, để trở thành của lễ hiến dâng và vác Thập Giá mà theo Chúa Giê-su.