Tranh thủ những ngày Hè, dẫn con dẫn cháu đi nghỉ một chút cho gọi là có “mùi” của mùa Hè với người ta. Lục mãi trong óc mới ra được một gia đình người bạn ở cái vùng truyền giáo ven biển. Thế là tức tốc quay điện thoại “đặt chỗ” cho đại gia đình đi nghỉ ngơi.
Điểm đến để nghỉ cũng là điểm mà lần đầu tiên chưa ai trong đại gia đình được đến nên trong lòng có nhiều tâm trạng. Có lẽ tâm trạng ưu tư nhất chính là đi xem vùng truyền giáo ấy sinh động như thế nào với tài năng đức độ của vị bề trên chánh xứ khá nổi tiếng được nhiều người đồn đãi. Hình như Ngài có tầm hoạt động khá ư là rộng rãi từ nhiều miền đất nước.
Chiều thứ Bảy, với thói quen kính Đức Mẹ như mọi nơi thì ở nhà thờ vùng truyền giáo này cũng vậy. Bố con háo hức quần áo chỉnh tề để đến với Mẹ. Quái lạ ! Gần đến giờ Lễ mà sao lại chỉ có loe nghoe vài mạng. Cứ tưởng nghĩ rằng ở đây họ đến nhà thờ vừa lúc Cha ra dâng Lễ. Chờ mãi, chờ mãi khi Cha ra thì cũng chỉ vỏn vẹn hơn hai chục nhân vị cho xứ đạo ngót nghét năm trăm nhân danh và chuỗi dài bốn mươi năm loan truyền Thiên Chúa theo lời của người bạn.
Chiều thứ Bảy qua đi với tâm trạng ngạc nhiên ở vùng truyền giáo này.
Ngủ một đêm cho lại sức với chặng đường dài mệt mỏi.
Sáng sớm Chúa nhật, đại gia đình lại kéo nhau đến Nhà Thờ. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi Thánh Lễ Chúa Nhật mà đếm chưa được 50. Tất cả các hàng ghế đầu đều để trống để chờ người đến sau. Tưởng chừng chờ nhưng rồi Lễ hết cũng chẳng thấy thêm bóng của ai.
Người bạn thù thì thủ thỉ cho biết mỗi khi có “chuyện” sẽ đến rất nhanh. Tò mò xem thử “chuyện” là chuyện gì thì người bạn cho biết là những khi có quà có cáp có hội có hè. Đặc biệt vào những dịp có “đấng” có “bậc” thì kèn hô hậu ủng hết sức hoành tráng. Ngoài những dịp kẻ tung người hứng ấy thì ngôi nhà thờ khang trang với sân vườn rộng rãi bỗng dưng trở thành vắng lặng. Thánh Lễ sáng Chúa nhật vừa kết thúc thì ai về nhà nấy để trả lại bầu khí yên tĩnh của Nhà Thờ.
Chiều thứ Hai, sau ngày dài tắm biển, đại gia đình lại trở lại với Đền Thánh thân yêu. Trừ gia đình người lạ mặt từ phương xa đến, đếm đi đếm lại chỉ có 7 con người dẫu đây là Thánh Lễ vọng của một Lễ Trọng.
Quả thật, chỉ với vài ba ngày ngắn ngủi thì không thể nào nắm hết được tình hình xứ đạo nhưng những gì diễn ra trước mắt thì không khỏi ngậm ngùi. Ưu tư về vùng truyền giáo lại cứ văng vẳng đâu đây.
Thật sự ra mà nói thì ưu tư truyền giáo chẳng phải là ưu tư của chỉ riêng ai nhưng nó là ưu tư của toàn thể Giáo Hội.
Ngày thứ Hai 28 tháng 6 - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố việc thành lập một hội đồng mới: Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hoá.
Hội đồng mới này có nhiệm vụ “cổ động một sự canh tân cho việc truyền giáo tại các quốc gia, nơi lời tuyên xưng đức tin đầu tiên đã vang dội và đã có sự hiện diện của các Giáo Hội có nền tảng xưa cổ, nhưng đang sống với một hiện trạng tục hóa ngày càng gia tăng của xã hội, và đang có một thứ “khuyết thực ý niệm về Thiên Chúa.”
Trong bài giảng trong Thánh Lễ hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tập trung bài giảng vào “ơn gọi truyền giáo của Giáo Hội.” Đức Thánh Cha đã trích dẫn câu đầu của Tông Thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI: “Nỗ lực rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại, được khuyến khích bởi niềm hy vọng, nhưng đồng thời thường bị trở ngại vì sợ hãi và lo âu không chỉ cho cộng đoàn tín hữu mà cũng cho toàn thể nhân loại.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc rằng: “tinh thần truyền giáo” được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô giải thích, cần nhấn mạnh vào sự khẩn thiết phải có “một tân phúc âm hóa”, “mới mẻ”, có nghĩa là có một “đà tiến mới mẻ từ bên trong” và được “hội nhập với thời đại và các hoàn cảnh. “Giáo Hội là một sức mạnh canh tân to lớn trong thế giới, chắc chắn không phải vì chính quyền lực cuả mình mà nhờ sức mạnh của Phúc Âm, trong đó có hơi thở của Thần Khí Chúa, của Thiên Chúa sáng tạo và cứu chuộc thế giới. Những thách đố của thời đại ngày nay vượt quá những khả năng của con người. Đối với chúng ta, những chủ chăn trong Giáo Hội, đôi khi dường như chúng ta đang sống lại kinh nghiệm của các tông đồ trong khi hàng vạn người cần đi theo Chúa Giêsu và Chúa hỏi: chúng ta có thể làm gì cho tất cả những người này?”
Vâng ! Chúng ta có thể làm gì cho tất cả những người này như lời Đức Thánh Cha chất vấn.
Thao thức của chúng ta về những người này cũng là chính thao thức của các môn đệ xưa kia. Nghĩ về vùng truyền giáo nghèo vừa dừng chân rảo bước lại càng thêm nỗi ưu tư.
Thật sự ra cũng chẳng còn gọi là nghèo được nữa vì đời sống ở đó đã được nâng lên từng bước. Thế nhưng mà chuyện gúc mắt có lẽ nằm ở chỗ bổng lộc trần gian. Phải chăng họ đã quen rồi với những thùng quà gói gạo ? Phải chăng họ đã quen rồi với bối cảnh chung chia ?
Vẫn cần và rất cần cho lòng bác ái sẻ chia cơm áo nhưng sẻ chia như thế nào mới là điều quan trọng. Nếu ta đặt nặng vấn đề gạo thóc thì người nghèo sẽ đặt nặng vấn đề gạo thóc thôi. Và vì vậy, đến khi họ không còn được chăm bẵm như xưa thì thực hư đã rõ.
Bốn mươi năm bước đường truyền giáo chẳng ai dám gọi là ngắn mà cũng chẳng ai can đảm gọi là dài. Nhưng khi nhìn lại tinh thần đạo nghĩa ta chẳng khỏi phải suy tư. Lẽ nào lại cam tâm an phận thủ thừa như thế này cho ngày qua tháng lại.
Lại một lần nữa Thiên Chúa thầm chất vấn kẻ gặt người gieo.
Điểm đến để nghỉ cũng là điểm mà lần đầu tiên chưa ai trong đại gia đình được đến nên trong lòng có nhiều tâm trạng. Có lẽ tâm trạng ưu tư nhất chính là đi xem vùng truyền giáo ấy sinh động như thế nào với tài năng đức độ của vị bề trên chánh xứ khá nổi tiếng được nhiều người đồn đãi. Hình như Ngài có tầm hoạt động khá ư là rộng rãi từ nhiều miền đất nước.
Chiều thứ Bảy, với thói quen kính Đức Mẹ như mọi nơi thì ở nhà thờ vùng truyền giáo này cũng vậy. Bố con háo hức quần áo chỉnh tề để đến với Mẹ. Quái lạ ! Gần đến giờ Lễ mà sao lại chỉ có loe nghoe vài mạng. Cứ tưởng nghĩ rằng ở đây họ đến nhà thờ vừa lúc Cha ra dâng Lễ. Chờ mãi, chờ mãi khi Cha ra thì cũng chỉ vỏn vẹn hơn hai chục nhân vị cho xứ đạo ngót nghét năm trăm nhân danh và chuỗi dài bốn mươi năm loan truyền Thiên Chúa theo lời của người bạn.
Chiều thứ Bảy qua đi với tâm trạng ngạc nhiên ở vùng truyền giáo này.
Ngủ một đêm cho lại sức với chặng đường dài mệt mỏi.
Sáng sớm Chúa nhật, đại gia đình lại kéo nhau đến Nhà Thờ. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi Thánh Lễ Chúa Nhật mà đếm chưa được 50. Tất cả các hàng ghế đầu đều để trống để chờ người đến sau. Tưởng chừng chờ nhưng rồi Lễ hết cũng chẳng thấy thêm bóng của ai.
Người bạn thù thì thủ thỉ cho biết mỗi khi có “chuyện” sẽ đến rất nhanh. Tò mò xem thử “chuyện” là chuyện gì thì người bạn cho biết là những khi có quà có cáp có hội có hè. Đặc biệt vào những dịp có “đấng” có “bậc” thì kèn hô hậu ủng hết sức hoành tráng. Ngoài những dịp kẻ tung người hứng ấy thì ngôi nhà thờ khang trang với sân vườn rộng rãi bỗng dưng trở thành vắng lặng. Thánh Lễ sáng Chúa nhật vừa kết thúc thì ai về nhà nấy để trả lại bầu khí yên tĩnh của Nhà Thờ.
Chiều thứ Hai, sau ngày dài tắm biển, đại gia đình lại trở lại với Đền Thánh thân yêu. Trừ gia đình người lạ mặt từ phương xa đến, đếm đi đếm lại chỉ có 7 con người dẫu đây là Thánh Lễ vọng của một Lễ Trọng.
Quả thật, chỉ với vài ba ngày ngắn ngủi thì không thể nào nắm hết được tình hình xứ đạo nhưng những gì diễn ra trước mắt thì không khỏi ngậm ngùi. Ưu tư về vùng truyền giáo lại cứ văng vẳng đâu đây.
Thật sự ra mà nói thì ưu tư truyền giáo chẳng phải là ưu tư của chỉ riêng ai nhưng nó là ưu tư của toàn thể Giáo Hội.
Ngày thứ Hai 28 tháng 6 - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố việc thành lập một hội đồng mới: Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hoá.
Hội đồng mới này có nhiệm vụ “cổ động một sự canh tân cho việc truyền giáo tại các quốc gia, nơi lời tuyên xưng đức tin đầu tiên đã vang dội và đã có sự hiện diện của các Giáo Hội có nền tảng xưa cổ, nhưng đang sống với một hiện trạng tục hóa ngày càng gia tăng của xã hội, và đang có một thứ “khuyết thực ý niệm về Thiên Chúa.”
Trong bài giảng trong Thánh Lễ hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tập trung bài giảng vào “ơn gọi truyền giáo của Giáo Hội.” Đức Thánh Cha đã trích dẫn câu đầu của Tông Thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI: “Nỗ lực rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại, được khuyến khích bởi niềm hy vọng, nhưng đồng thời thường bị trở ngại vì sợ hãi và lo âu không chỉ cho cộng đoàn tín hữu mà cũng cho toàn thể nhân loại.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc rằng: “tinh thần truyền giáo” được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô giải thích, cần nhấn mạnh vào sự khẩn thiết phải có “một tân phúc âm hóa”, “mới mẻ”, có nghĩa là có một “đà tiến mới mẻ từ bên trong” và được “hội nhập với thời đại và các hoàn cảnh. “Giáo Hội là một sức mạnh canh tân to lớn trong thế giới, chắc chắn không phải vì chính quyền lực cuả mình mà nhờ sức mạnh của Phúc Âm, trong đó có hơi thở của Thần Khí Chúa, của Thiên Chúa sáng tạo và cứu chuộc thế giới. Những thách đố của thời đại ngày nay vượt quá những khả năng của con người. Đối với chúng ta, những chủ chăn trong Giáo Hội, đôi khi dường như chúng ta đang sống lại kinh nghiệm của các tông đồ trong khi hàng vạn người cần đi theo Chúa Giêsu và Chúa hỏi: chúng ta có thể làm gì cho tất cả những người này?”
Vâng ! Chúng ta có thể làm gì cho tất cả những người này như lời Đức Thánh Cha chất vấn.
Thao thức của chúng ta về những người này cũng là chính thao thức của các môn đệ xưa kia. Nghĩ về vùng truyền giáo nghèo vừa dừng chân rảo bước lại càng thêm nỗi ưu tư.
Thật sự ra cũng chẳng còn gọi là nghèo được nữa vì đời sống ở đó đã được nâng lên từng bước. Thế nhưng mà chuyện gúc mắt có lẽ nằm ở chỗ bổng lộc trần gian. Phải chăng họ đã quen rồi với những thùng quà gói gạo ? Phải chăng họ đã quen rồi với bối cảnh chung chia ?
Vẫn cần và rất cần cho lòng bác ái sẻ chia cơm áo nhưng sẻ chia như thế nào mới là điều quan trọng. Nếu ta đặt nặng vấn đề gạo thóc thì người nghèo sẽ đặt nặng vấn đề gạo thóc thôi. Và vì vậy, đến khi họ không còn được chăm bẵm như xưa thì thực hư đã rõ.
Bốn mươi năm bước đường truyền giáo chẳng ai dám gọi là ngắn mà cũng chẳng ai can đảm gọi là dài. Nhưng khi nhìn lại tinh thần đạo nghĩa ta chẳng khỏi phải suy tư. Lẽ nào lại cam tâm an phận thủ thừa như thế này cho ngày qua tháng lại.
Lại một lần nữa Thiên Chúa thầm chất vấn kẻ gặt người gieo.