Có người thông luật hỏi Đức Kitô phải làm thế nào để trở thành anh chị em trong Đức Kitô. Ngài không đưa ra câu trả lời trực tiếp nhưng dùng dụ ngôn giúp anh ta hiểu và tự trả lời thắc mắc của chính anh.
Ngài dùng dụ ngôn một người đi từ Giêrusalem xuống Giêrikhô dọc đường bị cướp đoạt hết của cải còn đánh trọng thương nằm vệ đường chờ chết. Tình cờ có thầy Tư Tế và thầy Lêvi đi qua con đường đó. Cả hai cùng trông thấy và cả hai mỗi người tránh sang một bên mà đi. May mắn cho nạn nhân, người thứ ba đi ngang ông là người Samaritanô, trông thấy nạn nhân. Chạnh lòng thương, ông xuống lừa băng bó vết thương, và bồng người đó về quán trọ. Ông còn cẩn thận dặn chủ quán chăm sóc cho nạn nhân, tốn phí bao nhiêu ông sẽ thanh toán món nợ sau khi xong công việc.
Kể xong dụ ngôn Đức Kitô hỏi người thông luật. Trong số ba người, theo anh thì ai là người anh em của người nạn nhân. Hẳn nhiên không còn câu trả lời nào khác ngoài câu trả lời người có lòng thương người khác. Ngài kết luận một câu vắn gọn. Ông trả lời đúng lắm.
Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy c.37
Luật trói buộc
Thầy tư tế và thầy Lêvi trông thấy nạn nhân mà không cứu vì cả hai đều bị luật lệ trói buộc. Họ trên đường đến đền thờ nên theo luật họ không được đụng chạm đến xác chết hay người gần chết. Nếu đụng chạm họ phải trải qua một thời gian thanh tẩy trước khi làm công việc thờ phượng.
Chính luật thanh tẩy trói buộc thầy tư tế và thầy Lêvi.
Trong thâm tâm có thể họ sợ bị liên luỵ tới bản thân.
Sợ cướp còn đang rình rập quanh quẩn đâu đó sẵn sàng tấn công.
Cũng có thể họ không biết cách giải quyết sao cho ổn thoả.
Cũng có thể họ có lòng bác ái, muốn giúp nhưng không dám trái luật.
Dù giải thích thế nào chăng nữa cũng chỉ là những có thể. Thực tế cả hai thầy đều tránh sang một bên để đi mà không ra tay cứu người gặp nạn.
Các nhà làm luật cần chú trọng đến thành quả bác ái, yêu thương trong việc soạn luật. Bất cứ luật nào không đặt căn bản trên bác ái, yêu thương luật đó đều thiếu ý ngay lành. Bản chất luật đã thiếu ý ngay lành, bản án dựa vào luật đó làm nghiêng cán cân công lí. Kẻ dùng luật bất công xét xử là người bất chính. Biết bất chính mà vẫn áp dụng là bất công.
Trong thực hành bất cứ luật nào trở thành gánh nặng trói buộc con người. Luật đó thay vì gieo yêu thương lại gieo tai họa. Cả người xử lẫn người bị xử đều là nạn nhân của luật. Thay vì luật bảo vệ mạng sống, thăng tiến đời sống luật trở thành tai vạ, ngăn cản con người thực thi bác ái, yêu thương.
Luật ở tầm mức nhỏ như thôn làng hay tầm vóc quốc gia đều cần đặt căn bản trên luật yêu thương. Mỗi địa phương, mỗi thời đại giải thích yêu thương theo khuynh hướng, định chế xã hội khác nhau. Đôi khi người làm luật bị sức ép phải uốn nắn cố giải thích yêu thương cho hợp chủ thuyết hay thoả mãn nhóm lãnh đạo. Chính vì có giải thích khác biệt ngàn trùng về luật yêu thương nên cần phải thống nhất một luật yêu thương căn bản. Luật yêu thương Kitô hữu sống và thực hành không đến từ cá nhân hay tập thể mà do chính Chúa Kitô dậy sống và thực hành. Yêu thương theo tinh thần Kitô giáo mang tính cách toàn cầu. Mọi người đều là anh chị em trong Chúa. Yêu thương hiểu khác tinh thần Kitô giáo đều không hoàn hảo, có khi dẫn đến phản yêu thương. Nhờ tinh thần yêu thương Kitô giáo mà mạng sống thai nhi, cô nhi, quả phụ, người nghèo, cô đơn, vô gia cư được bảo đảm và tôn trọng.
Vượt rào
Đức Kitô đưa ra hai hình ảnh trái ngược nhau. Hình ảnh thầy tư tế và Lêvi có quá nhiều luật. Luật này chằng chéo luật kia khiến con người ngộp thở trong lề luật. Giữ trọn lề luật là hết thời gian, không còn giờ cho chính mình và cho tha nhân. Ở đây có thể nói Đức Kitô dùng người biết ít luật mở mắt thầy thông luật. Người Samaritanô biết có một luật duy nhất đó là luật yêu thương, được ghi khắc trong lòng con người. Yêu thương bao trùm các luật dậy về cách xử thế. Người Samaritanô cũng chứng tỏ cho thấy mạng sống con người là trên hết. Quí hơn cả tiền bạc, thời gian và sự hy sinh của người khác. Hy sinh cứu người gặp nạn bị trộm đánh trọng thương dọc đường là một hy sinh nguy hiểm. Nhưng cần thiết vì hy sinh cứu mạng.
Người Samaritanô cứu nạn nhân Do Thái là một việc làm lạ thường vượt khỏi sự mong đợi của nhà thông luật. Anh ta đã vượt qua các rào cản ngăn cách về mầu da, chủng tộc, phe nhóm và ngay cả giai cấp. Theo truyền thống dân Do Thái coi thường dân Samaritanô. Thái độ khinh bỉ, chê bai, hiện rõ trong cuộc sống. Quan hệ với nhau càng ít càng tốt. Một bên là dân riêng. Bên kia là dân ngoại, thờ tà thần.
Đặc biệt hơn nữa trong hoàn cảnh nạn nhân mong đợi ít nhất lại là lúc nhận được nhiều nhất. Nạn nhân trông mong, đặt hết hy vọng vào thầy tư tế và thầy Lêvi cứu. Nạn nhân nhận được thái độ thờ ơ, tránh sang một bên để đi. Trong khi nạn nhân không hề ước mong được thi ơn thì lại nhận được ơn và nhận một cách dồi dào, nhiều hơn ngàn lần lòng mong đợi. Với cách kết luận dụ ngôn một cách tài tình, gây kinh ngạc như thế hẳn nhà thông luật chỉ có một chọn lựa là học từ lòng bác ái, yêu thương của người mà họ trước đây coi thường. Người ta không cần bằng cấp cao, khéo nói, hay tài giỏi để thể hiện bác ái. Bác ái và yêu thương chân thật đến từ tấm lòng chân thành của mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt màu gia, tiếng nói, niềm tin và ngay cả học thức. Bởi vì khi tạo dựng con người Thiên Chúa khắc sẵn trong lòng họ một tấm lòng biết yêu thương, rung cảm và thứ tha. Bất cứ ai sống thực thi được điều Thiên Chúa khắc sẵn trong tim, sống trọn vẹn lề luật Mến Chúa Yêu Người. Người đó là anh em trong Chúa.
Ngài dùng dụ ngôn một người đi từ Giêrusalem xuống Giêrikhô dọc đường bị cướp đoạt hết của cải còn đánh trọng thương nằm vệ đường chờ chết. Tình cờ có thầy Tư Tế và thầy Lêvi đi qua con đường đó. Cả hai cùng trông thấy và cả hai mỗi người tránh sang một bên mà đi. May mắn cho nạn nhân, người thứ ba đi ngang ông là người Samaritanô, trông thấy nạn nhân. Chạnh lòng thương, ông xuống lừa băng bó vết thương, và bồng người đó về quán trọ. Ông còn cẩn thận dặn chủ quán chăm sóc cho nạn nhân, tốn phí bao nhiêu ông sẽ thanh toán món nợ sau khi xong công việc.
Kể xong dụ ngôn Đức Kitô hỏi người thông luật. Trong số ba người, theo anh thì ai là người anh em của người nạn nhân. Hẳn nhiên không còn câu trả lời nào khác ngoài câu trả lời người có lòng thương người khác. Ngài kết luận một câu vắn gọn. Ông trả lời đúng lắm.
Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy c.37
Luật trói buộc
Thầy tư tế và thầy Lêvi trông thấy nạn nhân mà không cứu vì cả hai đều bị luật lệ trói buộc. Họ trên đường đến đền thờ nên theo luật họ không được đụng chạm đến xác chết hay người gần chết. Nếu đụng chạm họ phải trải qua một thời gian thanh tẩy trước khi làm công việc thờ phượng.
Chính luật thanh tẩy trói buộc thầy tư tế và thầy Lêvi.
Trong thâm tâm có thể họ sợ bị liên luỵ tới bản thân.
Sợ cướp còn đang rình rập quanh quẩn đâu đó sẵn sàng tấn công.
Cũng có thể họ không biết cách giải quyết sao cho ổn thoả.
Cũng có thể họ có lòng bác ái, muốn giúp nhưng không dám trái luật.
Dù giải thích thế nào chăng nữa cũng chỉ là những có thể. Thực tế cả hai thầy đều tránh sang một bên để đi mà không ra tay cứu người gặp nạn.
Các nhà làm luật cần chú trọng đến thành quả bác ái, yêu thương trong việc soạn luật. Bất cứ luật nào không đặt căn bản trên bác ái, yêu thương luật đó đều thiếu ý ngay lành. Bản chất luật đã thiếu ý ngay lành, bản án dựa vào luật đó làm nghiêng cán cân công lí. Kẻ dùng luật bất công xét xử là người bất chính. Biết bất chính mà vẫn áp dụng là bất công.
Trong thực hành bất cứ luật nào trở thành gánh nặng trói buộc con người. Luật đó thay vì gieo yêu thương lại gieo tai họa. Cả người xử lẫn người bị xử đều là nạn nhân của luật. Thay vì luật bảo vệ mạng sống, thăng tiến đời sống luật trở thành tai vạ, ngăn cản con người thực thi bác ái, yêu thương.
Luật ở tầm mức nhỏ như thôn làng hay tầm vóc quốc gia đều cần đặt căn bản trên luật yêu thương. Mỗi địa phương, mỗi thời đại giải thích yêu thương theo khuynh hướng, định chế xã hội khác nhau. Đôi khi người làm luật bị sức ép phải uốn nắn cố giải thích yêu thương cho hợp chủ thuyết hay thoả mãn nhóm lãnh đạo. Chính vì có giải thích khác biệt ngàn trùng về luật yêu thương nên cần phải thống nhất một luật yêu thương căn bản. Luật yêu thương Kitô hữu sống và thực hành không đến từ cá nhân hay tập thể mà do chính Chúa Kitô dậy sống và thực hành. Yêu thương theo tinh thần Kitô giáo mang tính cách toàn cầu. Mọi người đều là anh chị em trong Chúa. Yêu thương hiểu khác tinh thần Kitô giáo đều không hoàn hảo, có khi dẫn đến phản yêu thương. Nhờ tinh thần yêu thương Kitô giáo mà mạng sống thai nhi, cô nhi, quả phụ, người nghèo, cô đơn, vô gia cư được bảo đảm và tôn trọng.
Vượt rào
Đức Kitô đưa ra hai hình ảnh trái ngược nhau. Hình ảnh thầy tư tế và Lêvi có quá nhiều luật. Luật này chằng chéo luật kia khiến con người ngộp thở trong lề luật. Giữ trọn lề luật là hết thời gian, không còn giờ cho chính mình và cho tha nhân. Ở đây có thể nói Đức Kitô dùng người biết ít luật mở mắt thầy thông luật. Người Samaritanô biết có một luật duy nhất đó là luật yêu thương, được ghi khắc trong lòng con người. Yêu thương bao trùm các luật dậy về cách xử thế. Người Samaritanô cũng chứng tỏ cho thấy mạng sống con người là trên hết. Quí hơn cả tiền bạc, thời gian và sự hy sinh của người khác. Hy sinh cứu người gặp nạn bị trộm đánh trọng thương dọc đường là một hy sinh nguy hiểm. Nhưng cần thiết vì hy sinh cứu mạng.
Người Samaritanô cứu nạn nhân Do Thái là một việc làm lạ thường vượt khỏi sự mong đợi của nhà thông luật. Anh ta đã vượt qua các rào cản ngăn cách về mầu da, chủng tộc, phe nhóm và ngay cả giai cấp. Theo truyền thống dân Do Thái coi thường dân Samaritanô. Thái độ khinh bỉ, chê bai, hiện rõ trong cuộc sống. Quan hệ với nhau càng ít càng tốt. Một bên là dân riêng. Bên kia là dân ngoại, thờ tà thần.
Đặc biệt hơn nữa trong hoàn cảnh nạn nhân mong đợi ít nhất lại là lúc nhận được nhiều nhất. Nạn nhân trông mong, đặt hết hy vọng vào thầy tư tế và thầy Lêvi cứu. Nạn nhân nhận được thái độ thờ ơ, tránh sang một bên để đi. Trong khi nạn nhân không hề ước mong được thi ơn thì lại nhận được ơn và nhận một cách dồi dào, nhiều hơn ngàn lần lòng mong đợi. Với cách kết luận dụ ngôn một cách tài tình, gây kinh ngạc như thế hẳn nhà thông luật chỉ có một chọn lựa là học từ lòng bác ái, yêu thương của người mà họ trước đây coi thường. Người ta không cần bằng cấp cao, khéo nói, hay tài giỏi để thể hiện bác ái. Bác ái và yêu thương chân thật đến từ tấm lòng chân thành của mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt màu gia, tiếng nói, niềm tin và ngay cả học thức. Bởi vì khi tạo dựng con người Thiên Chúa khắc sẵn trong lòng họ một tấm lòng biết yêu thương, rung cảm và thứ tha. Bất cứ ai sống thực thi được điều Thiên Chúa khắc sẵn trong tim, sống trọn vẹn lề luật Mến Chúa Yêu Người. Người đó là anh em trong Chúa.