Có ba hình ảnh ngồi dưới chân Chúa. Hình ảnh thứ nhất cô Maria ngồi dưới chân Chúa nghe giảng - Luca 10
Hình ảnh thứ hai cô Maria ngồi dưới chân Chúa lấy thuốc thơm mà sức, lấy tóc mà lau - Mathew 26: 6-13
Hình ảnh thứ ba Mẹ Maria và mấy bà đạo đức ngồi dưới chân Chúa, dưới chân thập tự, mắt đẫm lệ nhìn Chúa - Gioan 19,25
Cả ba hình ảnh ngồi dưới chân đều do phái nữ chủ xướng. Đây là hình ảnh quen thuộc trong kinh thánh. Trước khi nuôi năm ngàn người ăn trong phép lạ hoá bánh ra nhiều Đức Kitô bảo các môn đệ hãy cho đám đông ngồi xuống - Gioan 6. Hình ảnh ngồi để được cho ăn, nuôi sống.
Khiêm nhường
Đức Kitô ghé thăm nhà chị em Maria and Martha. Maria chọn ngồi dưới chân Chúa để nghe Ngài giảng. Cô chị tiếp khách kiểu khác, lo nấu nướng chuẩn bị thực phẩm nuôi thân. Cô em chọn tiếp khách bằng cách ngồi dưới chân. Cô không ngồi ngang hàng tiếp khách - chủ khách ngang nhau- nhưng cô chọn thái độ ngồi dưới chân. Một thái độ khiêm nhường. Một hành động tự nguyện, khiêm nhu, quí mến, tỏ ra rất gần, thân thiết với khách mà vẫn biểu tỏ lòng tôn kính.
Ngồi dưới chân để nghe giảng nói lên tinh thần hiếu học, ham học hỏi Lời Chúa. Maria không những yêu mến Đức Kitô, kính trọng Ngài mà còn yêu mến ngay cả lời giảng dạy, giáo huấn của Ngài. Người do Thái khuyên phụ nữ đừng đi học. Đức Kitô trái lại khuyến khích phụ nữ học, lắng nghe.
Thống hối
Hình ảnh thứ hai là hình ảnh Maria ngồi dưới chân Chúa khóc lóc, tỏ lòng thống hối, ăn năn. Sự việc xảy ra tại nhà ông Simon, người mời Đức Kitô dự tiệc với các tông đồ. Cả chủ nhà lẫn tông đồ đều chê trách hành động của người phụ nữ. Đức Kitô lên tiếng bảo họ hãy để cho cô ta chuẩn bị cho ngày an táng Ngài. Qua cái chết của Ngài kẻ thống hối, tội dù nhiều vẫn được thứ tha. Hình ảnh khóc dưới chân Chúa không mang ý nghĩa nỗi buồn bất tận mà là giờ của mừng vui. Vui vì tội dù nhiều nhưng vẫn được tha vì trong lòng yêu mến nhiều.
Maria khóc vì vui mừng. Tai được nghe Chúa thứ tha. Nhận được lời Chúa an ủi, bênh đỡ, khuyến khích. Việc làm khiêm nhường bị người đời lên án, chê trách. Chúa thưởng công, âm vang ngàn năm vì Maria làm với tâm tình yêu mến chân thành, tạ ơn tha thiết.
Hiệp thông
Hình ảnh các bà ngồi dưới chân thập tự khóc lóc tỏ lòng hiệp thông. Tự biết mình bất lực không làm gì được kẻ có quyền, có thế. Lên tiếng phản đối không ai nghe; gào thét ai thèm đáp trả; phản đối mấy ai quan tâm. Muốn yên thân hãy câm nín, ngoảnh mặt làm ngơ, tránh đường, nhường lối cho bạo quyền hành động. Bao nhiêu người sợ đứng nhìn qua khe cửa. Các bà cũng run sợ trước bạo quyền mà không lẩn trốn. Để nước mắt lăn dài trên má biểu tượng của cảm thông, chia sẻ nỗi đau khổ của Đức Kitô treo trên thập tự. Cảm xúc đau đớn là biểu lộ hiệp thông rõ ràng hơn cả. Lệ nhoà, lăn dài trên má, biểu lộ cảm thông chia sẻ niềm đau mãnh liệt hơn ngàn câu an ủi, lời than van. Mắt nhìn thân Chúa da nát, thịt tan, đầu đội mạo gai, chân lơ lửng giữa đất trời biểu tỏ lòng mẹ chơi vơi nhìn con trên thập tự. Ngồi dưới chân thập tự thông cảm niềm đau người mẹ mất con. Người bạn mất bạn.
Phần Chúng ta
Ngồi dưới chân Chúa hay dưới chân thập tự là hình ảnh gần gũi, quen thuộc, của mỗi người trong chúng ta. Bao lần chúng ta ngồi trong thánh đường. Cũng ngồi dưới chân Chúa nghe lại các bài đọc được công bố, lời Chúa giảng năm xưa, nay được lập lại trong thánh đường, trong các phiên họp, các buổi cầu kinh, tụ họp và Lời Chúa được chia sẻ trong các bài giảng, nhảy nhót theo cung điệu nốt nhạc. Chúng ta lắng nghe với tâm tình lúc thắm thiết, lúc chán nản, lúc hoài nghi.
Ngồi dưới chân Chúa trong thánh đường là hình ảnh quen thuộc khi chúng ta thầm thĩ kêu xin, giãi bày tâm sự, nói lên cái thống khổ, đau xót của thân phận làm người. Nhiều lần chúng ta cũng khóc lóc van xin ơn tha thứ. Chúng ta cũng để giòng lệ tuôn dài khi thấy gánh nặng vơi đi, bình an nội tâm trở lại, và hy vọng một tương lai tươi sáng loé lên trong khoé mắt. Giọt nước mắt u sầu thành giọt lệ reo vui. Những lần như thế chúng ta ngồi dưới chân thập tự tâm tư tràn ngập niềm vui, miệng luôn cao rao lời cảm tạ. Vui mừng đến chảy nước mắt vì cảm thấy Chúa yêu thương tha thứ như chính Maria cảm thấy được Chúa yêu thương, thống hối đến dưới bàn thờ Chúa dâng lời tạ ơn.
Bao lần chúng ta cũng ngồi dưới chân thập tự khi trong thánh đường, lúc ngoài nghĩa trang. Lòng đau như cắt, tâm tư tan nát. Giọt nước mắt vơi đầy thương nhớ người thân. Chúng ta ngồi dưới chân thánh giá nói không nên lời, tư tưởng đứt đoạn vì người thân ra đi, câm nín trong quan tài cô đơn giữa nơi thánh đường đông người thân quen. Người nằm đó mà xa cách ngàn trùng. Cách nhau một lớp gỗ mỏng mà lòng thấy vĩnh biệt. Cũng bản nhạc này sao nay u buồn thế. Cũng lời kinh nọ nay cất lên tang thương nhiều hơn hy vọng.
Hình ảnh ngồi dưới chân Chúa hay dưới chân thập tự là hình ảnh của người đặt niềm tin vào Đức Kitô phục sinh, Đấng đến xoá tan u tối. Đấng đến mang lại ánh sáng chiếu dọi tâm hồn. Đấng đến mở đường dẫn về nhà Cha sau cuộc hành trình dương thế.
Hãy mở cửa tâm hồn đón Chúa vào nhà để được ngồi dưới chân Ngài.
Hình ảnh thứ hai cô Maria ngồi dưới chân Chúa lấy thuốc thơm mà sức, lấy tóc mà lau - Mathew 26: 6-13
Hình ảnh thứ ba Mẹ Maria và mấy bà đạo đức ngồi dưới chân Chúa, dưới chân thập tự, mắt đẫm lệ nhìn Chúa - Gioan 19,25
Cả ba hình ảnh ngồi dưới chân đều do phái nữ chủ xướng. Đây là hình ảnh quen thuộc trong kinh thánh. Trước khi nuôi năm ngàn người ăn trong phép lạ hoá bánh ra nhiều Đức Kitô bảo các môn đệ hãy cho đám đông ngồi xuống - Gioan 6. Hình ảnh ngồi để được cho ăn, nuôi sống.
Khiêm nhường
Đức Kitô ghé thăm nhà chị em Maria and Martha. Maria chọn ngồi dưới chân Chúa để nghe Ngài giảng. Cô chị tiếp khách kiểu khác, lo nấu nướng chuẩn bị thực phẩm nuôi thân. Cô em chọn tiếp khách bằng cách ngồi dưới chân. Cô không ngồi ngang hàng tiếp khách - chủ khách ngang nhau- nhưng cô chọn thái độ ngồi dưới chân. Một thái độ khiêm nhường. Một hành động tự nguyện, khiêm nhu, quí mến, tỏ ra rất gần, thân thiết với khách mà vẫn biểu tỏ lòng tôn kính.
Ngồi dưới chân để nghe giảng nói lên tinh thần hiếu học, ham học hỏi Lời Chúa. Maria không những yêu mến Đức Kitô, kính trọng Ngài mà còn yêu mến ngay cả lời giảng dạy, giáo huấn của Ngài. Người do Thái khuyên phụ nữ đừng đi học. Đức Kitô trái lại khuyến khích phụ nữ học, lắng nghe.
Thống hối
Hình ảnh thứ hai là hình ảnh Maria ngồi dưới chân Chúa khóc lóc, tỏ lòng thống hối, ăn năn. Sự việc xảy ra tại nhà ông Simon, người mời Đức Kitô dự tiệc với các tông đồ. Cả chủ nhà lẫn tông đồ đều chê trách hành động của người phụ nữ. Đức Kitô lên tiếng bảo họ hãy để cho cô ta chuẩn bị cho ngày an táng Ngài. Qua cái chết của Ngài kẻ thống hối, tội dù nhiều vẫn được thứ tha. Hình ảnh khóc dưới chân Chúa không mang ý nghĩa nỗi buồn bất tận mà là giờ của mừng vui. Vui vì tội dù nhiều nhưng vẫn được tha vì trong lòng yêu mến nhiều.
Maria khóc vì vui mừng. Tai được nghe Chúa thứ tha. Nhận được lời Chúa an ủi, bênh đỡ, khuyến khích. Việc làm khiêm nhường bị người đời lên án, chê trách. Chúa thưởng công, âm vang ngàn năm vì Maria làm với tâm tình yêu mến chân thành, tạ ơn tha thiết.
Hiệp thông
Hình ảnh các bà ngồi dưới chân thập tự khóc lóc tỏ lòng hiệp thông. Tự biết mình bất lực không làm gì được kẻ có quyền, có thế. Lên tiếng phản đối không ai nghe; gào thét ai thèm đáp trả; phản đối mấy ai quan tâm. Muốn yên thân hãy câm nín, ngoảnh mặt làm ngơ, tránh đường, nhường lối cho bạo quyền hành động. Bao nhiêu người sợ đứng nhìn qua khe cửa. Các bà cũng run sợ trước bạo quyền mà không lẩn trốn. Để nước mắt lăn dài trên má biểu tượng của cảm thông, chia sẻ nỗi đau khổ của Đức Kitô treo trên thập tự. Cảm xúc đau đớn là biểu lộ hiệp thông rõ ràng hơn cả. Lệ nhoà, lăn dài trên má, biểu lộ cảm thông chia sẻ niềm đau mãnh liệt hơn ngàn câu an ủi, lời than van. Mắt nhìn thân Chúa da nát, thịt tan, đầu đội mạo gai, chân lơ lửng giữa đất trời biểu tỏ lòng mẹ chơi vơi nhìn con trên thập tự. Ngồi dưới chân thập tự thông cảm niềm đau người mẹ mất con. Người bạn mất bạn.
Phần Chúng ta
Ngồi dưới chân Chúa hay dưới chân thập tự là hình ảnh gần gũi, quen thuộc, của mỗi người trong chúng ta. Bao lần chúng ta ngồi trong thánh đường. Cũng ngồi dưới chân Chúa nghe lại các bài đọc được công bố, lời Chúa giảng năm xưa, nay được lập lại trong thánh đường, trong các phiên họp, các buổi cầu kinh, tụ họp và Lời Chúa được chia sẻ trong các bài giảng, nhảy nhót theo cung điệu nốt nhạc. Chúng ta lắng nghe với tâm tình lúc thắm thiết, lúc chán nản, lúc hoài nghi.
Ngồi dưới chân Chúa trong thánh đường là hình ảnh quen thuộc khi chúng ta thầm thĩ kêu xin, giãi bày tâm sự, nói lên cái thống khổ, đau xót của thân phận làm người. Nhiều lần chúng ta cũng khóc lóc van xin ơn tha thứ. Chúng ta cũng để giòng lệ tuôn dài khi thấy gánh nặng vơi đi, bình an nội tâm trở lại, và hy vọng một tương lai tươi sáng loé lên trong khoé mắt. Giọt nước mắt u sầu thành giọt lệ reo vui. Những lần như thế chúng ta ngồi dưới chân thập tự tâm tư tràn ngập niềm vui, miệng luôn cao rao lời cảm tạ. Vui mừng đến chảy nước mắt vì cảm thấy Chúa yêu thương tha thứ như chính Maria cảm thấy được Chúa yêu thương, thống hối đến dưới bàn thờ Chúa dâng lời tạ ơn.
Bao lần chúng ta cũng ngồi dưới chân thập tự khi trong thánh đường, lúc ngoài nghĩa trang. Lòng đau như cắt, tâm tư tan nát. Giọt nước mắt vơi đầy thương nhớ người thân. Chúng ta ngồi dưới chân thánh giá nói không nên lời, tư tưởng đứt đoạn vì người thân ra đi, câm nín trong quan tài cô đơn giữa nơi thánh đường đông người thân quen. Người nằm đó mà xa cách ngàn trùng. Cách nhau một lớp gỗ mỏng mà lòng thấy vĩnh biệt. Cũng bản nhạc này sao nay u buồn thế. Cũng lời kinh nọ nay cất lên tang thương nhiều hơn hy vọng.
Hình ảnh ngồi dưới chân Chúa hay dưới chân thập tự là hình ảnh của người đặt niềm tin vào Đức Kitô phục sinh, Đấng đến xoá tan u tối. Đấng đến mang lại ánh sáng chiếu dọi tâm hồn. Đấng đến mở đường dẫn về nhà Cha sau cuộc hành trình dương thế.
Hãy mở cửa tâm hồn đón Chúa vào nhà để được ngồi dưới chân Ngài.