Giờ thánh Ngày Hiền Mẫu - Năm Thánh 2010
I. KHAI MẠC
1. Đặt Mình Thánh Chúa
2. Hát kinh Thánh Thể
3. Thinh lặng giây lát
4. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúa không ngừng kêu gọi chúng con tìm kiếm Chúa để chúng con được sống và đạt được hạnh phúc.
Xin ban cho chúng con biết nỗ lực, có ý ngay lành, một tấm lòng thành đi tìm kiếm Chúa. Chúng con có thánh Monica, thánh Augustino và các thánh tử đạo Việt Nam là những bài học sống động, đang dạy chúng con tìm kiếm Chúa. Chúng con đang sống trong Năm Thánh. Đây là năm cứu độ, là cơ hội thuận tiện và là bầu khí thánh thiện thúc đẩy chúng con lên đường tìm kiếm Chúa. Và chính Chúa thúc giục để chúng con vui thích ca tụng Chúa. Bởi vì, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và tâm hồn chúng con không yên nghỉ cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa (GLCG 30).
5. Hát: Xin cho con biết lắng nghe.
II. SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
1. Lời Chúa: đọc thư Colose 3, 12-17
Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân. Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
2. Suy niệm
a. Tu than - tích đức.
Con người được tạo dựng để sống hiệp thông với Thiên Chúa. Nơi Ngài, con người tìm được hạnh phúc. Khi con người gắn bó hết mình với Thiên Chúa, họ sẽ không bao giờ còn phải đau đớn và vất vả nữa, và được tràn đầy Chúa, đời họ sẽ trở nên sống động (GLCG 45).
Chính nơi Chúa, con người sống, cử động và hiện hữu (Cv 17, 28). Thiên Chúa thâm sâu hơn sự thâm sâu nhất của tôi và cao vời hơn tột đỉnh của tôi. Thánh Augustinô đang truyền đạt chính kinh nghiệm cuộc sống của ngài như vậy (GLCG 300).
Quả thật, Thiên Chúa vô cùng tốt lành. Mọi công trình của Ngài đều tốt đẹp. Tuy nhiên không ai thoát được kinh nghiệm về đau khổ, về những sự dữ trong thiên nhiên – những sự dữ coi như gắn liền với những giới hạn riêng của các thụ tạo – và nhất là vấn nạn về sự dữ luân lí.
Thánh nữ Monica đã từng dãi dầu trong đau khổ. Ngài phải đối đầu với sự dữ triền miên ngay trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.
Phần Augustino, ngài đã có những giây phút hồi tâm và kiểm điểm đời sống. Ngài nói: Tôi đã đi tìm xem sự dữ từ đâu và không thấy câu giải đáp. Cuộc tìm kiếm đau thương riêng của thánh nhân chỉ tìm được câu giải đáp _ lúc mà Ngài hối cải trở về với Thiên Chúa hằng sống. Bởi vì: “Mầu Nhiệm của sự gian ác chỉ được sáng tỏ dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm đạo thánh.
Việc mạc khải Tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Kytô đã biểu lộ tình trạng lan tràn của sự dữ và đồng thời là sự đầy tràn chứa chan ân sủng.
Vì vậy chúng ta phải xem xét vấn nạn về nguồn gốc của sự dữ với cái nhìn đức tin _ hướng về Đấng duy nhất đã chiến thắng sự dữ (Lc 11, 21-22) _ GLCG 385”
Cho nên,
Con đường duy nhất tìm về gặp gỡ Đức Kytô là con đường hoán cải. Đức Kytô đã mở ra ngay con đường này vào lúc đầu đời của cuộc sống công khai. “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Mẹ Fatima đã tiếp nối với lời nhắn nhủ:
- Hãy ăn năn hối cải
- Cải thiện đời sống
Rồi, chính Đức Kytô sẽ biến đổi cuộc đời chúng ta như đã biến đổi cuộc đời ông Patriciô và của Augustinô. Gặp gỡ Đức Kitô trong giờ chầu Thánh Thể này, chúng ta được ơn biến đổi là có quyết tâm tu thân.
Tu thân là gì?
Thánh Augustinô giải thích:
Nhờ sự tiết dục, chúng ta được quy tụ lại và tìm lại được sự thống nhất bản thân _ mà từ đó chúng ta đã bị phân tán thành nhiều mảnh. (GLCG 2340)
Về điểm này
Thánh Augustino nói lên kinh nghiệm của bản thân rút ra từ trái tim của người mẹ hiền.
Con cứ tưởng tiết dục được là do tự sức của riêng mình. Nhưng, thực ra con đâu có biết. Con quá khờ dại nên không biết rằng: nếu Chúa không ban ơn, thì không ai có thể sống tiết dục được. Con chắc chắn _ Chúa sẽ ban ơn, nếu con tha thiết kêu cầu và vững tin phó thác nơi Chúa. (GLCG 2520)
Rồi, để cộng tác với ơn Chúa, việc tìm kiếm Chúa đòi hỏi chúng ta phải có nỗ lực của bản thân muốn biến đổi không ngừng. Và đây chính là bàn đạp đẩy tới việc tề gia.
b. Gia đình là cung thánh sự sống.
Các thành viên trong gia đình mà khởi xướng là người mẹ _ có một tầm nhìn chung về định hướng xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa. (Mt 7, 24-25) thì gia đình sẽ trở thành mái ấm tình thương _ trở thành cung thánh sự sống.
Thánh Phaolô đề ra phương hướng cụ thể: “Với lòng tri ân, anh em hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca để hát mừng cảm tạ Thiên Chúa trong lòng anh em” (Cl 3, 12-17)
Thánh Augustino đã có một cảm thức thiêng liêng này: “ Bao lần con đã rơi lệ khi nghe các thánh thi, thánh ca của Chúa, những âm thanh dịu dàng vang lên trong thánh đường của Chúa, con đã xúc động biết bao! Các âm thanh đó rót vào con, từ đó niềm hưng phấn đạo đức sục sôi lên và nước mắt tuôn trào, những điều đó làm cho con hạnh phúc.”(GLCG 1157)
Chúng ta có thể đồng cảm với tâm tình của Thánh Augustino khi liên tưởng tới, khi nhớ lại những bài ru con của người mẹ, sự đong đưa của người chị bé bỏng bên chiếc nôi em mình. Những điệu ru dệt nên từ ca dao tục ngữ, từ những vần thơ đã ăn sâu vào lòng người tự bao giờ.
c. Giáo xứ là cộng đồng Thánh Thể và là trọng tâm của các gia đình.
Lời mẹ nhắn nhủ _ trối trăng “Các con hãy chôn xác này ở bất cứ nơi đâu. Đừng lo lắng gì về chuyện đó, mẹ chỉ xin các con điều này, là bất cứ các con ở đâu, các con hãy nhớ tới mẹ nơi bàn thờ của Chúa.”
Đời ta là Thánh lễ nối dài. Thánh lễ hôm nay nơi trần thế là sự nếm cảm trước, là việc hướng đến Thánh lễ đời đời nơi thiên quốc _ thúc giục chúng ta tham dự ngày càng trọn vẹn hơn vào Hy tế của Đấng Cứu Chuộc mà chúng ta cử hành trong Thánh Lễ.
Thánh Augustinô dạy rằng: “Chính toàn thể đô thành đã được cứu chuộc, tức là cộng đoàn và tập thể các thánh, là một hy tế phổ quát được dâng lên Thiên Chúa nhờ vị Thượng Tế, Đấng trong hình dạng một kẻ nô lệ, đã tự hiến mình chịu khổ nạn vì chúng ta, để chúng ta trở thành Thân Thể của Đấng là Đầu cao cả dường ấy”… Đây là hy tế của các kitô hữu: “Chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô” (Rm 12, 5). Hy tế này được Hội Thánh tiếp tục cử hành qua các bí tích bàn thờ mà các tín hữu đã biết, trong đó Hội Thánh hiến dâng chính mình trong hy tế mà Hội Thánh tiến dâng (GLCG 1372)
- Thinh lặng giây lát
- Hát: tim con dâng ý thơ.
3. Lời Chúa. Đọc Tin Mừng Lc 11, 27-28
Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm! " Nhưng Người đáp lại: "Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa."
4. Suy niệm
Khát vọng sâu xa và rất là tự nhiên của con người là được hạnh phúc. Khát vọng này có nguồn gốc Thần linh. Thiên Chúa đã đặt khát vọng này trong trái tim con người, để lôi kéo họ đến với Người. Và Thiên Chuá trực tiếp đụng chạm và đánh động trái tim con người. Các lời hứa ban “Sự sống đời đời” đáp lại khát vọng này _ vượt quá mọi hy vọng. Và duy chỉ mình Thiên Chúa mới có thể làm thỏa mãn khát vọng này mà thôi. (GLCG 1718)
Thánh Augustino nói:
“Chắc chắn mọi người đều muốn sống hạnh phúc, trong dòng giống loài người, không ai không đồng ý về điều này, ngay cả trước khi nó được phát biểu cách rõ ràng.”
Vậy lạy Chúa,
Con phải tìm Chúa thế nào đây?
Quả thật, khi con tìm Chúa là Thiên Chúa của con, là con tìm đời sống hạnh phúc. Con muốn tìm Chúa để linh hồn con được sống. Bởi vì, thân xác con sống là nhờ linh hồn và linh hồn con sống là nhờ Chúa. Vâng, chỉ có Thiên Chúa mới làm cho no lòng thỏa dạ những khát mong tìm kiếm.
Và, lạy Chúa.
Sau những công trình rất tốt đẹp của Chúa, mặc dầu Chúa đã thanh thản làm nên chúng, Chúa đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy, chính là để nói trước với chúng con qua tiếng nói trong sách của Chúa rằng: sau những công trình tốt đẹp của chúng con mà Chúa đã ban cho chúng con, thì chúng con sẽ nghỉ ngơi trong ngày Sa-bát của đời sống vĩnh cửu trong Chúa.
- Hát: Trong Trái Tim Chúa Yêu
- Đọc Chung: Kinh Cầu cho gia đình.
III. KẾT THÚC.
1. Hát: Này con là đá
2. Lời nguyện cầu cho Đức Giáo Hoàng.
3. Hát: Đây nhiệm tích
4. Lời nguyện và phép lành Mình Thánh Chúa
5. Hát: Xin Vâng
I. KHAI MẠC
1. Đặt Mình Thánh Chúa
2. Hát kinh Thánh Thể
3. Thinh lặng giây lát
4. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúa không ngừng kêu gọi chúng con tìm kiếm Chúa để chúng con được sống và đạt được hạnh phúc.
Xin ban cho chúng con biết nỗ lực, có ý ngay lành, một tấm lòng thành đi tìm kiếm Chúa. Chúng con có thánh Monica, thánh Augustino và các thánh tử đạo Việt Nam là những bài học sống động, đang dạy chúng con tìm kiếm Chúa. Chúng con đang sống trong Năm Thánh. Đây là năm cứu độ, là cơ hội thuận tiện và là bầu khí thánh thiện thúc đẩy chúng con lên đường tìm kiếm Chúa. Và chính Chúa thúc giục để chúng con vui thích ca tụng Chúa. Bởi vì, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và tâm hồn chúng con không yên nghỉ cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa (GLCG 30).
5. Hát: Xin cho con biết lắng nghe.
II. SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
1. Lời Chúa: đọc thư Colose 3, 12-17
Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân. Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
2. Suy niệm
a. Tu than - tích đức.
Con người được tạo dựng để sống hiệp thông với Thiên Chúa. Nơi Ngài, con người tìm được hạnh phúc. Khi con người gắn bó hết mình với Thiên Chúa, họ sẽ không bao giờ còn phải đau đớn và vất vả nữa, và được tràn đầy Chúa, đời họ sẽ trở nên sống động (GLCG 45).
Chính nơi Chúa, con người sống, cử động và hiện hữu (Cv 17, 28). Thiên Chúa thâm sâu hơn sự thâm sâu nhất của tôi và cao vời hơn tột đỉnh của tôi. Thánh Augustinô đang truyền đạt chính kinh nghiệm cuộc sống của ngài như vậy (GLCG 300).
Quả thật, Thiên Chúa vô cùng tốt lành. Mọi công trình của Ngài đều tốt đẹp. Tuy nhiên không ai thoát được kinh nghiệm về đau khổ, về những sự dữ trong thiên nhiên – những sự dữ coi như gắn liền với những giới hạn riêng của các thụ tạo – và nhất là vấn nạn về sự dữ luân lí.
Thánh nữ Monica đã từng dãi dầu trong đau khổ. Ngài phải đối đầu với sự dữ triền miên ngay trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.
Phần Augustino, ngài đã có những giây phút hồi tâm và kiểm điểm đời sống. Ngài nói: Tôi đã đi tìm xem sự dữ từ đâu và không thấy câu giải đáp. Cuộc tìm kiếm đau thương riêng của thánh nhân chỉ tìm được câu giải đáp _ lúc mà Ngài hối cải trở về với Thiên Chúa hằng sống. Bởi vì: “Mầu Nhiệm của sự gian ác chỉ được sáng tỏ dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm đạo thánh.
Việc mạc khải Tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Kytô đã biểu lộ tình trạng lan tràn của sự dữ và đồng thời là sự đầy tràn chứa chan ân sủng.
Vì vậy chúng ta phải xem xét vấn nạn về nguồn gốc của sự dữ với cái nhìn đức tin _ hướng về Đấng duy nhất đã chiến thắng sự dữ (Lc 11, 21-22) _ GLCG 385”
Cho nên,
Con đường duy nhất tìm về gặp gỡ Đức Kytô là con đường hoán cải. Đức Kytô đã mở ra ngay con đường này vào lúc đầu đời của cuộc sống công khai. “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Mẹ Fatima đã tiếp nối với lời nhắn nhủ:
- Hãy ăn năn hối cải
- Cải thiện đời sống
Rồi, chính Đức Kytô sẽ biến đổi cuộc đời chúng ta như đã biến đổi cuộc đời ông Patriciô và của Augustinô. Gặp gỡ Đức Kitô trong giờ chầu Thánh Thể này, chúng ta được ơn biến đổi là có quyết tâm tu thân.
Tu thân là gì?
Thánh Augustinô giải thích:
Nhờ sự tiết dục, chúng ta được quy tụ lại và tìm lại được sự thống nhất bản thân _ mà từ đó chúng ta đã bị phân tán thành nhiều mảnh. (GLCG 2340)
Về điểm này
Thánh Augustino nói lên kinh nghiệm của bản thân rút ra từ trái tim của người mẹ hiền.
Con cứ tưởng tiết dục được là do tự sức của riêng mình. Nhưng, thực ra con đâu có biết. Con quá khờ dại nên không biết rằng: nếu Chúa không ban ơn, thì không ai có thể sống tiết dục được. Con chắc chắn _ Chúa sẽ ban ơn, nếu con tha thiết kêu cầu và vững tin phó thác nơi Chúa. (GLCG 2520)
Rồi, để cộng tác với ơn Chúa, việc tìm kiếm Chúa đòi hỏi chúng ta phải có nỗ lực của bản thân muốn biến đổi không ngừng. Và đây chính là bàn đạp đẩy tới việc tề gia.
b. Gia đình là cung thánh sự sống.
Các thành viên trong gia đình mà khởi xướng là người mẹ _ có một tầm nhìn chung về định hướng xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa. (Mt 7, 24-25) thì gia đình sẽ trở thành mái ấm tình thương _ trở thành cung thánh sự sống.
Thánh Phaolô đề ra phương hướng cụ thể: “Với lòng tri ân, anh em hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca để hát mừng cảm tạ Thiên Chúa trong lòng anh em” (Cl 3, 12-17)
Thánh Augustino đã có một cảm thức thiêng liêng này: “ Bao lần con đã rơi lệ khi nghe các thánh thi, thánh ca của Chúa, những âm thanh dịu dàng vang lên trong thánh đường của Chúa, con đã xúc động biết bao! Các âm thanh đó rót vào con, từ đó niềm hưng phấn đạo đức sục sôi lên và nước mắt tuôn trào, những điều đó làm cho con hạnh phúc.”(GLCG 1157)
Chúng ta có thể đồng cảm với tâm tình của Thánh Augustino khi liên tưởng tới, khi nhớ lại những bài ru con của người mẹ, sự đong đưa của người chị bé bỏng bên chiếc nôi em mình. Những điệu ru dệt nên từ ca dao tục ngữ, từ những vần thơ đã ăn sâu vào lòng người tự bao giờ.
c. Giáo xứ là cộng đồng Thánh Thể và là trọng tâm của các gia đình.
Lời mẹ nhắn nhủ _ trối trăng “Các con hãy chôn xác này ở bất cứ nơi đâu. Đừng lo lắng gì về chuyện đó, mẹ chỉ xin các con điều này, là bất cứ các con ở đâu, các con hãy nhớ tới mẹ nơi bàn thờ của Chúa.”
Đời ta là Thánh lễ nối dài. Thánh lễ hôm nay nơi trần thế là sự nếm cảm trước, là việc hướng đến Thánh lễ đời đời nơi thiên quốc _ thúc giục chúng ta tham dự ngày càng trọn vẹn hơn vào Hy tế của Đấng Cứu Chuộc mà chúng ta cử hành trong Thánh Lễ.
Thánh Augustinô dạy rằng: “Chính toàn thể đô thành đã được cứu chuộc, tức là cộng đoàn và tập thể các thánh, là một hy tế phổ quát được dâng lên Thiên Chúa nhờ vị Thượng Tế, Đấng trong hình dạng một kẻ nô lệ, đã tự hiến mình chịu khổ nạn vì chúng ta, để chúng ta trở thành Thân Thể của Đấng là Đầu cao cả dường ấy”… Đây là hy tế của các kitô hữu: “Chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô” (Rm 12, 5). Hy tế này được Hội Thánh tiếp tục cử hành qua các bí tích bàn thờ mà các tín hữu đã biết, trong đó Hội Thánh hiến dâng chính mình trong hy tế mà Hội Thánh tiến dâng (GLCG 1372)
- Thinh lặng giây lát
- Hát: tim con dâng ý thơ.
3. Lời Chúa. Đọc Tin Mừng Lc 11, 27-28
Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm! " Nhưng Người đáp lại: "Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa."
4. Suy niệm
Khát vọng sâu xa và rất là tự nhiên của con người là được hạnh phúc. Khát vọng này có nguồn gốc Thần linh. Thiên Chúa đã đặt khát vọng này trong trái tim con người, để lôi kéo họ đến với Người. Và Thiên Chuá trực tiếp đụng chạm và đánh động trái tim con người. Các lời hứa ban “Sự sống đời đời” đáp lại khát vọng này _ vượt quá mọi hy vọng. Và duy chỉ mình Thiên Chúa mới có thể làm thỏa mãn khát vọng này mà thôi. (GLCG 1718)
Thánh Augustino nói:
“Chắc chắn mọi người đều muốn sống hạnh phúc, trong dòng giống loài người, không ai không đồng ý về điều này, ngay cả trước khi nó được phát biểu cách rõ ràng.”
Vậy lạy Chúa,
Con phải tìm Chúa thế nào đây?
Quả thật, khi con tìm Chúa là Thiên Chúa của con, là con tìm đời sống hạnh phúc. Con muốn tìm Chúa để linh hồn con được sống. Bởi vì, thân xác con sống là nhờ linh hồn và linh hồn con sống là nhờ Chúa. Vâng, chỉ có Thiên Chúa mới làm cho no lòng thỏa dạ những khát mong tìm kiếm.
Và, lạy Chúa.
Sau những công trình rất tốt đẹp của Chúa, mặc dầu Chúa đã thanh thản làm nên chúng, Chúa đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy, chính là để nói trước với chúng con qua tiếng nói trong sách của Chúa rằng: sau những công trình tốt đẹp của chúng con mà Chúa đã ban cho chúng con, thì chúng con sẽ nghỉ ngơi trong ngày Sa-bát của đời sống vĩnh cửu trong Chúa.
- Hát: Trong Trái Tim Chúa Yêu
- Đọc Chung: Kinh Cầu cho gia đình.
III. KẾT THÚC.
1. Hát: Này con là đá
2. Lời nguyện cầu cho Đức Giáo Hoàng.
3. Hát: Đây nhiệm tích
4. Lời nguyện và phép lành Mình Thánh Chúa
5. Hát: Xin Vâng