Cảm thấy vinh hạnh, hãnh diện hay mất mặt, nhục nhã là hai trạng thái đối nghịch trong giao tế xã hội. Con người xã hội dựa vào những cảm xúc này để xử thế, đối xử với nhau trong cuộc sống. Chúng giúp cho cá nhân nhận định, phân biệt khi nào cần nói gì, phải hành xử ra sao trong giao tế xã hội. Chúng đóng vai trò lớn trong việc giúp ổn định xã hội. Giúp người khác nhận biết, phân biệt, phán đoán người họ đang tiếp xúc thuộc thành phần tế nhị, tử tế, thẳng thắn hay thô bạo, hung tợn, gian trá.
Con người bình thường nào cũng cố gắng tránh tình trạng bị bẽ bàng, mắc cở nơi công cộng, gây nên bởi lối hành xử hung bạo, thiếu tế nhị, hoặc thiếu khiêm nhường. Kẻ gieo gió sẽ gặt bão. Mắc cở, nhục nhã xảy ra khi người nào đó tự kiêu, sai lầm, đánh giá quá mức về tầm quan trọng của mình trước đại chúng.
Sống tự tin
Người chủ trương sống khiêm nhường, tế nhị, ít lo lắng về phê phán, nhận định của đại chúng. Họ sống trong tự tin vì luôn cố gắng hành xử nhã nhặn với mọi người, ngay cả với người tỏ ra kình chống, xung khắc lập trường. Khi nghe lời phàn nàn, chê bai họ đón nhận mong học được điều tốt từ nhận định. Họ vui mừng và khiêm nhường đón nhận tiếng vỗ tay khen hoặc lời ca tụng với tâm tình biết ơn. Người có lòng bác ái, vị tha không vênh vang khi được đại chúng đón chào nhưng đón nhận và cố gắng sống khiêm nhường, tế nhị hơn về thành quả đạt được.
Tiệc làng
Đức Kitô được thủ lãnh trong dân mời đến nhà riêng dự tiệc. Khách được mời toàn là những bậc vị vọng trong dân, người có thế giá, địa vị vững chắc trong xã hội. Ngài chứng kiến cảnh người ta tranh nhau ngồi ghế danh dự nơi bàn tiệc. Là người lãnh đạo trong dân mà còn kèn cựa, hơn thua nhau li, tấc như thế thì không thể lãnh đạo tốt, đối xử nhân lành với con dân. Tệ đoan này nằm sâu trong cốt tủy của xã hội và là nguyên nhân gây ra bất công, lạm quyền. Đức Kitô, tuy là khách được mời, cũng không thể làm ngơ trước thái độ tranh danh lợi, trọng tiếng hơn trọng tình người. Ngài dùng hình ảnh tiệc cưới giải thích cho cả nhóm thủ lãnh lẫn chủ nhà về tư cách, đạo đức và giao tế xã hội nơi công chúng.
Ngài đưa ra hai nguyên tắc chung cho việc tham dự tiệc. Nguyên tắc thứ nhất liên quan đến việc chủ nhân chọn và mời khách. Nguyên tắc thứ hai liên quan đến việc khách hành xử khi được mời dự tiệc.
Với chủ nhân
Luật không thành văn qui định giới nào làm bạn, giao thiệp với giới đó. Phải phân biệt giai cấp rõ ràng, mạch lạc. Giai cấp thấp không thể ngồi ngang giai cấp cao. Thủ lãnh trong dân, bạn của họ phải là những thủ lãnh khác, ngang giai cấp, cùng địa vị xã hội. Giai cấp thấp hơn không được bén mảng đến gần. Vì thế bữa tiệc hôm nay chủ nhà là người lãnh đạo mời toàn khách có vai vế, thế đứng trong xã hội. Hôm nay họ là khách dự tiệc; mai mốt họ lại là chủ tiệc, mời lại người đã mời họ. Họ sống theo nguyên tắc ‘hòn đất ném đi hòn chì ném lại’. Thời Đức Kitô, cô nhi, quả phụ, người nghèo là những người bị xã hội chà đạp, coi thường, đẩy ra sống ngoài lề xã hội. Đức Kitô nhắc nhở những chủ nhân, người có khả năng mở tiệc, khi mời khách đừng quên mời những người sống ngoài lề xã hội. Họ không có gì để trả, không đủ khả năng mời lại nhưng họ suốt đời nhớ tấm thịnh tình chủ tiệc dành cho. Suốt đời họ khắc cốt, ghi tâm, tâm tình bác ái chủ tiệc mời họ.
Mời cô nhi, quả phụ đến nhà dự tiệc là hành động của đức ái và đồng thời thực hiện đức khiêm nhường. Chấp nhận đặt mình ngang hàng với thứ dân hay ít ra hoà đồng với họ, ngồi cùng bàn, tỏ ra coi trọng giá trị, mạng sống con người. Bất kể họ thuộc giai cấp nào trong xã hội, lãnh đạo hay thứ dân, giầu có hay nghèo nàn, giá trị con người cũng ngang nhau vì cùng do Chúa tạo nên, cùng được Chúa cứu độ. Làm thế là đặt giá trị con người cao hơn địa vị, danh vọng, học thức tiền tài.
Với thực khách
Với khách dự tiệc Đức Kitô cũng khuyên họ nên tế nhị với chủ nhà. Tranh nhau ghế danh dự làm khó cho chủ nhà vì chiều người này, mất lòng người nọ. Chọn ai, bỏ ai là vấn đề không dễ giải quyết trong giao tế xã hội. Khách được mời dự tiệc để chia sẻ niềm vui với chủ tiệc. Gây khó dễ cho chủ tiệc, dưới bất cứ hình thức nào, đều làm sai mục đích, lạc í nghĩa việc được mời.
Tiệc nước trời
Phúc Âm không nhắc đến tiệc nước trời nhưng nhiều lần Đức Kitô ví nước trời như tiệc cưới hoàng gia. Chủ tiệc chính là Đức Chúa và mọi người bất kể sang hèn, giầu nghèo, địa vị nào trong xã hội đều được mời dự tiệc cưới. Chủ tiệc là Đấng duy nhất xếp đặt ai ngồi nơi nào, chốn nào. Việc chọn ghế không chú trọng gì đến tiền của, vật chất hay địa vị trần thế người đó gánh vác. Chủ tiệc dùng đức khiêm nhường và lòng mến người đó đối xử với Đức Chúa và với tha nhân làm thước đo.
Xin mời ông bạn lên trên cho…. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên. C.14
Người trước kia thọ ơn, nay có dịp trả ơn. Họ ghi khắc trong tim ân tình thời nghèo mạt được tiếp đón nay sẽ tôn vinh những ai đối xử với họ bằng việc bác ái, yêu thương. Người hiền đức được nghe
Ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại. C.14
Con người bình thường nào cũng cố gắng tránh tình trạng bị bẽ bàng, mắc cở nơi công cộng, gây nên bởi lối hành xử hung bạo, thiếu tế nhị, hoặc thiếu khiêm nhường. Kẻ gieo gió sẽ gặt bão. Mắc cở, nhục nhã xảy ra khi người nào đó tự kiêu, sai lầm, đánh giá quá mức về tầm quan trọng của mình trước đại chúng.
Sống tự tin
Người chủ trương sống khiêm nhường, tế nhị, ít lo lắng về phê phán, nhận định của đại chúng. Họ sống trong tự tin vì luôn cố gắng hành xử nhã nhặn với mọi người, ngay cả với người tỏ ra kình chống, xung khắc lập trường. Khi nghe lời phàn nàn, chê bai họ đón nhận mong học được điều tốt từ nhận định. Họ vui mừng và khiêm nhường đón nhận tiếng vỗ tay khen hoặc lời ca tụng với tâm tình biết ơn. Người có lòng bác ái, vị tha không vênh vang khi được đại chúng đón chào nhưng đón nhận và cố gắng sống khiêm nhường, tế nhị hơn về thành quả đạt được.
Tiệc làng
Đức Kitô được thủ lãnh trong dân mời đến nhà riêng dự tiệc. Khách được mời toàn là những bậc vị vọng trong dân, người có thế giá, địa vị vững chắc trong xã hội. Ngài chứng kiến cảnh người ta tranh nhau ngồi ghế danh dự nơi bàn tiệc. Là người lãnh đạo trong dân mà còn kèn cựa, hơn thua nhau li, tấc như thế thì không thể lãnh đạo tốt, đối xử nhân lành với con dân. Tệ đoan này nằm sâu trong cốt tủy của xã hội và là nguyên nhân gây ra bất công, lạm quyền. Đức Kitô, tuy là khách được mời, cũng không thể làm ngơ trước thái độ tranh danh lợi, trọng tiếng hơn trọng tình người. Ngài dùng hình ảnh tiệc cưới giải thích cho cả nhóm thủ lãnh lẫn chủ nhà về tư cách, đạo đức và giao tế xã hội nơi công chúng.
Ngài đưa ra hai nguyên tắc chung cho việc tham dự tiệc. Nguyên tắc thứ nhất liên quan đến việc chủ nhân chọn và mời khách. Nguyên tắc thứ hai liên quan đến việc khách hành xử khi được mời dự tiệc.
Với chủ nhân
Luật không thành văn qui định giới nào làm bạn, giao thiệp với giới đó. Phải phân biệt giai cấp rõ ràng, mạch lạc. Giai cấp thấp không thể ngồi ngang giai cấp cao. Thủ lãnh trong dân, bạn của họ phải là những thủ lãnh khác, ngang giai cấp, cùng địa vị xã hội. Giai cấp thấp hơn không được bén mảng đến gần. Vì thế bữa tiệc hôm nay chủ nhà là người lãnh đạo mời toàn khách có vai vế, thế đứng trong xã hội. Hôm nay họ là khách dự tiệc; mai mốt họ lại là chủ tiệc, mời lại người đã mời họ. Họ sống theo nguyên tắc ‘hòn đất ném đi hòn chì ném lại’. Thời Đức Kitô, cô nhi, quả phụ, người nghèo là những người bị xã hội chà đạp, coi thường, đẩy ra sống ngoài lề xã hội. Đức Kitô nhắc nhở những chủ nhân, người có khả năng mở tiệc, khi mời khách đừng quên mời những người sống ngoài lề xã hội. Họ không có gì để trả, không đủ khả năng mời lại nhưng họ suốt đời nhớ tấm thịnh tình chủ tiệc dành cho. Suốt đời họ khắc cốt, ghi tâm, tâm tình bác ái chủ tiệc mời họ.
Mời cô nhi, quả phụ đến nhà dự tiệc là hành động của đức ái và đồng thời thực hiện đức khiêm nhường. Chấp nhận đặt mình ngang hàng với thứ dân hay ít ra hoà đồng với họ, ngồi cùng bàn, tỏ ra coi trọng giá trị, mạng sống con người. Bất kể họ thuộc giai cấp nào trong xã hội, lãnh đạo hay thứ dân, giầu có hay nghèo nàn, giá trị con người cũng ngang nhau vì cùng do Chúa tạo nên, cùng được Chúa cứu độ. Làm thế là đặt giá trị con người cao hơn địa vị, danh vọng, học thức tiền tài.
Với thực khách
Với khách dự tiệc Đức Kitô cũng khuyên họ nên tế nhị với chủ nhà. Tranh nhau ghế danh dự làm khó cho chủ nhà vì chiều người này, mất lòng người nọ. Chọn ai, bỏ ai là vấn đề không dễ giải quyết trong giao tế xã hội. Khách được mời dự tiệc để chia sẻ niềm vui với chủ tiệc. Gây khó dễ cho chủ tiệc, dưới bất cứ hình thức nào, đều làm sai mục đích, lạc í nghĩa việc được mời.
Tiệc nước trời
Phúc Âm không nhắc đến tiệc nước trời nhưng nhiều lần Đức Kitô ví nước trời như tiệc cưới hoàng gia. Chủ tiệc chính là Đức Chúa và mọi người bất kể sang hèn, giầu nghèo, địa vị nào trong xã hội đều được mời dự tiệc cưới. Chủ tiệc là Đấng duy nhất xếp đặt ai ngồi nơi nào, chốn nào. Việc chọn ghế không chú trọng gì đến tiền của, vật chất hay địa vị trần thế người đó gánh vác. Chủ tiệc dùng đức khiêm nhường và lòng mến người đó đối xử với Đức Chúa và với tha nhân làm thước đo.
Xin mời ông bạn lên trên cho…. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên. C.14
Người trước kia thọ ơn, nay có dịp trả ơn. Họ ghi khắc trong tim ân tình thời nghèo mạt được tiếp đón nay sẽ tôn vinh những ai đối xử với họ bằng việc bác ái, yêu thương. Người hiền đức được nghe
Ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại. C.14