Sáng ngày 25/8/2010 cơ quan tối cao của cánh nhà báo gồm 700 tờ nhật báo đi theo lề phải và hơn 65 đài phát thanh phát hình, Cổng thông tin điện tử chính phủ đăng tải bài viết dài 2 trang của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc trước toàn dân qua kênh truyền hình nói về an sinh và phúc lợi xã hội với tựa đề thật dài: „Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.“
Những trang báo chưa kịp ráo mực thì nhiều giới mấp mé ven theo lề trái phản công tới tấp, điển hình Blogger Trương Duy Nhất phê bình „thẳng ruột tượng“ trong trang Blog của ông: „Một bài viết loằng ngoằng kín đặc 2 trang của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng trên hầu hết các tờ nhật báo sáng nay. Báo nào báo nấy đăng i hệt nhau, không sai một dấu phẩy. Thấy... nực cười!“
Trước tiên chúng ta tìm hiểu về an sinh và phúc lợi xã hội được định nghiã cho đúng vị trí như thế nào.
- Theo tự điển Wikipedia, an sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ. Cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội (còn gọi là cứu tế xã hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến an sinh xã hội.
- Còn phúc lợi là hạnh phúc và lợi lộc, rộng hơn chính là quyền lợi về vật chất mà nhà nước hay đoàn thể bảo đảm cho công nhân và viên chức được hưởng. Tóm gọn là lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến.
Quá tốt đi chứ! thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỗng yêu thương người dân đột phát, ông ta bỗng nhiên động lòng trắc ẩn đến hơn 80 triệu dân mà phần đông lúc nào cũng phải trông chờ chính sách xóa đói giảm nghèo, hoặc luôn thuộc vào diện như một bài trường ca dài muôn thuở: dân tộc ta còn nghèo đói.
Hình như ông trời làm ngược lại ý của thủ tướng bằng những cơn giông bão lên đến cấp 10, 11 thổi vào Thanh Hóa, Nghệ An trong lúc ông Dũng đang nói dai nói dài và nói dở từ „bài viết loằng ngoằng kín đặc 2 trang“ về an sinh và phúc lợi xã hội. Người dân lúc ý chỉ chờ một câu từ cửa miệng ông Dũng, động lòng nói đến nỗi khổ của dân nghèo đang mất nhà, đồng ruộng tan hoang và phải sống với lũ. Được như vậy, ít nhất họ cũng nhận được một chút an ủi từ cơ chế an sinh, cho dù mắt họ chưa bao giờ thấy. Blog Nguyễn Thế Thịnh đi ngay vào trung tâm vấn đề vào ngày 25/8/2010: „Bão lụt đang tàn phá bắc miền Trung, rất nhiều vấn đề bạn đọc quan tâm theo dõi, các đồng chí lãnh đạo qua đó cũng thấy được nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo. Nhà tôi mà ở trong vùng bão lụt, cầm tờ báo lên, tôi cũng sẽ nói: An sinh xã hội cái gì, đang chằng chống nhà cửa, đắp đê cứu lúa đây này! Tức là đề cập đến thời điểm. Trong tuyên truyền, thời điểm rất quan trọng. Đó là sự thật, dù nhiều người biết nhưng không nói ra.“
Tiếp theo, ngày 26/8/2010 trong trang mạng Bauxite Việt Nam người dân đọc được bức thư ngỏ của TS Vũ Triệu Minh gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: „Thưa ông Thủ tướng, Trong khi không thấy cập nhật tin tức gì về sự tàn phá của cơn bão số 3, sáng nay ngày 25/8/2010 hầu hết các tờ nhật báo ở Việt Nam đều đăng một bài viết của Thủ tướng dài kín đặc 2 trang giấy. Báo nào báo nấy đều đăng y hệt nhau không sai đến một dấu phẩy. Tôi không hiểu có được bao nhiêu người đọc hết bài báo này. Tôi cũng xem lướt thôi và thấy trọng tâm của bài báo là ca ngợi những thành quả của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm qua (2001-2010). Xin trích nguyên văn một đoạn: `Đến nay công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn khoảng 10% (năm 2010); chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần (năm 1999) xuống còn 2 lần (năm 2008). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt`”.
Tiếp theo TS Vũ Triệu Minh chất vấn thủ tướng về những con số thống kê: „Xin hỏi ông Thủ tướng (vì không biết ai viết hộ ông) rằng có phải ông đang lấy chuẩn nghèo theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005″, thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo?
Theo cách tính này thì đến năm nay (2010) chỉ còn có 10% dân số Việt Nam là nghèo vì có thu nhập dưới 1 triệu đồng một năm. Như vậy cho phép tôi được ước lượng rằng người nghèo ở Việt Nam sẽ có thu nhập thực tế khoảng 500 ngàn đồng một năm (tôi lấy trung bình 50% của 1 triệu đồng). Như vậy, để xóa nghèo cho họ, chúng ta phải giúp họ thêm 500 ngàn đồng một năm nữa chứ gì? Chỉ trong một chớp mắt, mỗi người dân Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin của ông một triệu đồng đấy. Số tiền này đủ để ông xóa nghèo cho toàn dân Việt Nam trong vòng 20 năm.“, hết trích!
Ối chao, dữ liệu do TS Minh đưa ra vẫn còn nóng hổi chưa kịp cất vào ngăn tủ của chương trình xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005, tạm gọi chưa kịp giảm nghèo lại còn nghèo thêm vì bị è cổ trả nợ cho Vinashin.
Điều này cho thấy chính sách của thủ tướng Dũng đang làm đảo ngược lại chương trình quốc gia đại sự của ông: nghèo mà vẫn bị bóc lột bởi nhà nước.
Ai đang hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Theo định nghĩa về cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội nhắc ở trên thì toàn dân có thể đồng lòng với một tiếng nói: đó là 3.000.000 đảng viên với những quyền lợi vô cùng to lớn, các thành phần từ trung ương đến tỉnh thành và nông thôn. Chúng bám chặt vào cơ chế này giống như một loại đỉa dai hút máu con người. Chẳng xa lạ gì, cứ nhìn về quê hương của thủ tướng Dũng tại Rạch Giá với nhà thờ tổ thờ gia tộc của ông thì rõ, cơ ngơi này giá trị trên 40 tỷ đồng, theo định giá trị của 2 năm trước. Nếu được nhắc thêm về tài sản do quan hệ gia đình ông Dũng đang quản lý, đó là: bệnh viện tư nhân, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh công ty xe tắcxi, tàu biển, xăng dầu, v.v…
Nhơn nhởn ngoài đường của giới hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội được nhìn thấy từ viên cảnh sát đứng đường, nhân viên thu thuế chợ rồi đến chủ tịch thôn, xã, tỉnh thành. Chỉ hình dung ra một vườn rau trên lầu cao của nguyên tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Khả Phiêu với vốn đầu tư không dưới 20.000 Đôla Mỹ vì một lý do không muốn ăn rau bẩn bên ngoài sợ ngộ độc hóa chất, thì thấy rằng quan viên chức nhà nước csVN muốn tận hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi đúng mức tuyệt vời của nó.
Các ví dụ cụ thể đập vào mắt dân hằng ngày như thế, những lời vàng ngọc của ông Dũng chẳng khác nào so sánh trời và đất, an sinh hưởng phúc lợi và nghèo khó cách xa vời vợi. Blogger Trương Duy Nhất đã phải thốt lên: Nhìn đã ức rồi, huống chi đọc! (những lời của ông Dũng).
Nhìn toàn cảnh an sinh xã hội tại Việt Nam ai chẳng bức xúc, tác giả có nickname Sơn Tam đảo ủng hộ cách nhìn của Trương Duy Nhất: „An sinh gì mà toàn quốc cứ phải chạy ra đường. Nếu an sinh, phúc lợi tốt thì những người thất nghiệp được trợ cấp sẽ ít phải nhất quyết xuống đường như vậy, có thể họ sẽ yên tâm thanh bần ở làng quê và suy nghĩ gì đó... đằng này già trẻ lớn bé ra đường, về thủ đô và chất đống ở đó rồi lại phải nghĩ cách dời đô lên non. Thu hút, thu hút bán hết bán hết rồi lên non ở, chẳng khác nào bán đất đi mà ăn. Nhân dân lúc nào cũng chạy nháo nhào theo các dự án phá dỡ di dời. Phần lớn người ta về thành phố là để ăn theo trung tâm chính trị ăn bám, nếu TT ấy đi thì họ cũng sẽ theo... rồi lại dời dời chuyển chuyển nữa chẳng biết đường nào mà lần, chẳng có văn hoá địa phương nào nữa vì sự say trộn của quốc gia, chỉ có gà vịt cứ nhớn nhác nhớn nhác trên vườn của chính mình mà thôi. Nhìn chung thì chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa tư bản hiện đại cho các mẫu quốc của nó bằng cách bóc lột nhau và nộp sưu (bằng du học, bằng vay ODA, bằng du lich...) họ bây giờ chẳng cần đặt bản doanh ở bản địa nữa, chúng ta tự băm chém nhau vì tiền của họ (không hề vì tiền của ta, vì nếu của ta thì sau một thời gian phải có vật chứng nhìn được) là đủ rồi.“
Tiếp theo nickname „khóc rùi nè“ cho thấy chính sách của thủ tướng Dũng về an sinh được thực hiện qua cưỡng bách cướp đi ngày công của các lao động nghèo: „Anh Nhất ơi, chả biết an sinh và phúc lợi thế nào chứ mỗi lần hạn hán lũ lụt, bọn công chức chúng em thương đồng bào thế nào lại lo cho thân mình thế ấy, lương ba cọc ba đồng, thỉnh thoảng lại trừ một ngày lương vì quỹ nọ quỹ kia (vận động một cách bắt buộc anh à). Mỗi lần có thiên tai, hạn hán, tai nạn lớn chúng em lại "phải" tự nguyện ủng hộ ít nhất một ngày lương. Ủng hộ bà con, lá lành đùm lá rách thì có sao đâu anh, nhưng đôi khi thấy bà con mình bị mang lên truyền hình làm cớ để "gom bạc lẻ" thấy tội quá anh à, lại nghĩ thân mình lương chả đủ ăn, phải ăn bám thêm bố mẹ mà cũng "vung tay" ủng hộ, chả biết tiền an sinh và phúc lợi nhà nước cất đâu mà cứ phải hô hào quyên góp thế này, tội cả người cho và người nhận anh ơi... (nói rồi nghĩ lại, tự xỉ vả mình, thì công chức mình cũng đang sống bằng tiền thuế của bà con đấy thôi, bớt ra một tí có sao, dưng mà, tiền thuế của bà con, sức lao động của bà con, trong đó có cả mình, cũng có mô có phần cho an sinh và phúc lợi rồi mà), chỉ mong sao chiến lược của bác Dũng bác khỏe chi đó làm cái an sinh chi đó để cái sự ủng hộ tự nguyện nó là tự nguyện anh ơi...“
Cuối cùng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 dài loằng ngoằng kín đặc 2 trang của thủ tướng Dũng làm cho dân Blogger rù rì mấy ngày qua: „Có đọc cũng chả hiểu viết gì nói gì!“
Việc gì thì việc, làm gì thì làm, những nghị định của thủ tướng Dũng đưa ra cho dù „dài loằng ngoằng“ hoặc „ngắn cụt ngủn“ thì theo thói quen trong cuộc bàn thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội chiều 21/8 đã làm cho tờ báo VietnamNet phải đưa tin với hàng tít lớn: „Nhiều việc, Thủ tướng chỉ đạo cũng không ai giải quyết“ (Botay.com)!
Kết thúc bài viết này, người viết mạn phép ghi lại bài thơ trào phúng mới được sáng tác ngày 27/8 với tựa đề: „Nếu không có lũ tham quan“, của Bành Thanh Bần trong trang nhà Trannhuong, khi tác giả cảm tác lúc đọc bài viết: “Thư ngỏ của T.s Vũ Triệu Minh gửi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” được phát hành trên trang mạng Bauxite Việt Nam.
Hộ nghèo năm hai linh hai *
Chiếm 29% phần trăm
Đúng? Sai? Ai tường?
Năm nay giảm xuống thấp hơn (10%)
Giảm 19% phần trăm nữa…
thành luôn nước giầu!
Mười lăm năm nữa lâu đâu…
Hộ nghèo hết nhẵn
Dân giầu… “dã man”!
Nếu không có lũ quan tham
Từ Thôn, Xã đến Trung Ương… đốn đời…
Toàn dân Việt đã giầu rồi
“Giầu nứt đố… đổ cả trời” cũng nên!
Thôi thì mang kiếp dân đen!
Cố gắng mà sống để xem sau này?
Biết đâu vận nước đổi thay?
Dẫu chờ mấy chục năm nay… hãy chờ!!!
(Ngày 27/8/2010 - Bành Thanh Bần)
*Nội dung thư có trích một đoạn bài viết của Thủ tướng: Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 29%, đến năm nay 2010 (Trong 8 năm) đã giảm được 10%. Còn lại 19% hộ nghèo nữa. Như vậy phải 15 năm nữa, đến (2025) nước ta mới xóa hết hộ nghèo! Đành phải chờ đợi chứ biết làm sao?
Trước tiên chúng ta tìm hiểu về an sinh và phúc lợi xã hội được định nghiã cho đúng vị trí như thế nào.
- Theo tự điển Wikipedia, an sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ. Cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội (còn gọi là cứu tế xã hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến an sinh xã hội.
- Còn phúc lợi là hạnh phúc và lợi lộc, rộng hơn chính là quyền lợi về vật chất mà nhà nước hay đoàn thể bảo đảm cho công nhân và viên chức được hưởng. Tóm gọn là lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến.
Quá tốt đi chứ! thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỗng yêu thương người dân đột phát, ông ta bỗng nhiên động lòng trắc ẩn đến hơn 80 triệu dân mà phần đông lúc nào cũng phải trông chờ chính sách xóa đói giảm nghèo, hoặc luôn thuộc vào diện như một bài trường ca dài muôn thuở: dân tộc ta còn nghèo đói.
Hình như ông trời làm ngược lại ý của thủ tướng bằng những cơn giông bão lên đến cấp 10, 11 thổi vào Thanh Hóa, Nghệ An trong lúc ông Dũng đang nói dai nói dài và nói dở từ „bài viết loằng ngoằng kín đặc 2 trang“ về an sinh và phúc lợi xã hội. Người dân lúc ý chỉ chờ một câu từ cửa miệng ông Dũng, động lòng nói đến nỗi khổ của dân nghèo đang mất nhà, đồng ruộng tan hoang và phải sống với lũ. Được như vậy, ít nhất họ cũng nhận được một chút an ủi từ cơ chế an sinh, cho dù mắt họ chưa bao giờ thấy. Blog Nguyễn Thế Thịnh đi ngay vào trung tâm vấn đề vào ngày 25/8/2010: „Bão lụt đang tàn phá bắc miền Trung, rất nhiều vấn đề bạn đọc quan tâm theo dõi, các đồng chí lãnh đạo qua đó cũng thấy được nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo. Nhà tôi mà ở trong vùng bão lụt, cầm tờ báo lên, tôi cũng sẽ nói: An sinh xã hội cái gì, đang chằng chống nhà cửa, đắp đê cứu lúa đây này! Tức là đề cập đến thời điểm. Trong tuyên truyền, thời điểm rất quan trọng. Đó là sự thật, dù nhiều người biết nhưng không nói ra.“
Tiếp theo TS Vũ Triệu Minh chất vấn thủ tướng về những con số thống kê: „Xin hỏi ông Thủ tướng (vì không biết ai viết hộ ông) rằng có phải ông đang lấy chuẩn nghèo theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005″, thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo?
Theo cách tính này thì đến năm nay (2010) chỉ còn có 10% dân số Việt Nam là nghèo vì có thu nhập dưới 1 triệu đồng một năm. Như vậy cho phép tôi được ước lượng rằng người nghèo ở Việt Nam sẽ có thu nhập thực tế khoảng 500 ngàn đồng một năm (tôi lấy trung bình 50% của 1 triệu đồng). Như vậy, để xóa nghèo cho họ, chúng ta phải giúp họ thêm 500 ngàn đồng một năm nữa chứ gì? Chỉ trong một chớp mắt, mỗi người dân Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin của ông một triệu đồng đấy. Số tiền này đủ để ông xóa nghèo cho toàn dân Việt Nam trong vòng 20 năm.“, hết trích!
Ối chao, dữ liệu do TS Minh đưa ra vẫn còn nóng hổi chưa kịp cất vào ngăn tủ của chương trình xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005, tạm gọi chưa kịp giảm nghèo lại còn nghèo thêm vì bị è cổ trả nợ cho Vinashin.
Điều này cho thấy chính sách của thủ tướng Dũng đang làm đảo ngược lại chương trình quốc gia đại sự của ông: nghèo mà vẫn bị bóc lột bởi nhà nước.
Ai đang hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Theo định nghĩa về cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội nhắc ở trên thì toàn dân có thể đồng lòng với một tiếng nói: đó là 3.000.000 đảng viên với những quyền lợi vô cùng to lớn, các thành phần từ trung ương đến tỉnh thành và nông thôn. Chúng bám chặt vào cơ chế này giống như một loại đỉa dai hút máu con người. Chẳng xa lạ gì, cứ nhìn về quê hương của thủ tướng Dũng tại Rạch Giá với nhà thờ tổ thờ gia tộc của ông thì rõ, cơ ngơi này giá trị trên 40 tỷ đồng, theo định giá trị của 2 năm trước. Nếu được nhắc thêm về tài sản do quan hệ gia đình ông Dũng đang quản lý, đó là: bệnh viện tư nhân, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh công ty xe tắcxi, tàu biển, xăng dầu, v.v…
Nhơn nhởn ngoài đường của giới hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội được nhìn thấy từ viên cảnh sát đứng đường, nhân viên thu thuế chợ rồi đến chủ tịch thôn, xã, tỉnh thành. Chỉ hình dung ra một vườn rau trên lầu cao của nguyên tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Khả Phiêu với vốn đầu tư không dưới 20.000 Đôla Mỹ vì một lý do không muốn ăn rau bẩn bên ngoài sợ ngộ độc hóa chất, thì thấy rằng quan viên chức nhà nước csVN muốn tận hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi đúng mức tuyệt vời của nó.
Các ví dụ cụ thể đập vào mắt dân hằng ngày như thế, những lời vàng ngọc của ông Dũng chẳng khác nào so sánh trời và đất, an sinh hưởng phúc lợi và nghèo khó cách xa vời vợi. Blogger Trương Duy Nhất đã phải thốt lên: Nhìn đã ức rồi, huống chi đọc! (những lời của ông Dũng).
Nhìn toàn cảnh an sinh xã hội tại Việt Nam ai chẳng bức xúc, tác giả có nickname Sơn Tam đảo ủng hộ cách nhìn của Trương Duy Nhất: „An sinh gì mà toàn quốc cứ phải chạy ra đường. Nếu an sinh, phúc lợi tốt thì những người thất nghiệp được trợ cấp sẽ ít phải nhất quyết xuống đường như vậy, có thể họ sẽ yên tâm thanh bần ở làng quê và suy nghĩ gì đó... đằng này già trẻ lớn bé ra đường, về thủ đô và chất đống ở đó rồi lại phải nghĩ cách dời đô lên non. Thu hút, thu hút bán hết bán hết rồi lên non ở, chẳng khác nào bán đất đi mà ăn. Nhân dân lúc nào cũng chạy nháo nhào theo các dự án phá dỡ di dời. Phần lớn người ta về thành phố là để ăn theo trung tâm chính trị ăn bám, nếu TT ấy đi thì họ cũng sẽ theo... rồi lại dời dời chuyển chuyển nữa chẳng biết đường nào mà lần, chẳng có văn hoá địa phương nào nữa vì sự say trộn của quốc gia, chỉ có gà vịt cứ nhớn nhác nhớn nhác trên vườn của chính mình mà thôi. Nhìn chung thì chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa tư bản hiện đại cho các mẫu quốc của nó bằng cách bóc lột nhau và nộp sưu (bằng du học, bằng vay ODA, bằng du lich...) họ bây giờ chẳng cần đặt bản doanh ở bản địa nữa, chúng ta tự băm chém nhau vì tiền của họ (không hề vì tiền của ta, vì nếu của ta thì sau một thời gian phải có vật chứng nhìn được) là đủ rồi.“
Tiếp theo nickname „khóc rùi nè“ cho thấy chính sách của thủ tướng Dũng về an sinh được thực hiện qua cưỡng bách cướp đi ngày công của các lao động nghèo: „Anh Nhất ơi, chả biết an sinh và phúc lợi thế nào chứ mỗi lần hạn hán lũ lụt, bọn công chức chúng em thương đồng bào thế nào lại lo cho thân mình thế ấy, lương ba cọc ba đồng, thỉnh thoảng lại trừ một ngày lương vì quỹ nọ quỹ kia (vận động một cách bắt buộc anh à). Mỗi lần có thiên tai, hạn hán, tai nạn lớn chúng em lại "phải" tự nguyện ủng hộ ít nhất một ngày lương. Ủng hộ bà con, lá lành đùm lá rách thì có sao đâu anh, nhưng đôi khi thấy bà con mình bị mang lên truyền hình làm cớ để "gom bạc lẻ" thấy tội quá anh à, lại nghĩ thân mình lương chả đủ ăn, phải ăn bám thêm bố mẹ mà cũng "vung tay" ủng hộ, chả biết tiền an sinh và phúc lợi nhà nước cất đâu mà cứ phải hô hào quyên góp thế này, tội cả người cho và người nhận anh ơi... (nói rồi nghĩ lại, tự xỉ vả mình, thì công chức mình cũng đang sống bằng tiền thuế của bà con đấy thôi, bớt ra một tí có sao, dưng mà, tiền thuế của bà con, sức lao động của bà con, trong đó có cả mình, cũng có mô có phần cho an sinh và phúc lợi rồi mà), chỉ mong sao chiến lược của bác Dũng bác khỏe chi đó làm cái an sinh chi đó để cái sự ủng hộ tự nguyện nó là tự nguyện anh ơi...“
Cuối cùng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 dài loằng ngoằng kín đặc 2 trang của thủ tướng Dũng làm cho dân Blogger rù rì mấy ngày qua: „Có đọc cũng chả hiểu viết gì nói gì!“
Việc gì thì việc, làm gì thì làm, những nghị định của thủ tướng Dũng đưa ra cho dù „dài loằng ngoằng“ hoặc „ngắn cụt ngủn“ thì theo thói quen trong cuộc bàn thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội chiều 21/8 đã làm cho tờ báo VietnamNet phải đưa tin với hàng tít lớn: „Nhiều việc, Thủ tướng chỉ đạo cũng không ai giải quyết“ (Botay.com)!
Kết thúc bài viết này, người viết mạn phép ghi lại bài thơ trào phúng mới được sáng tác ngày 27/8 với tựa đề: „Nếu không có lũ tham quan“, của Bành Thanh Bần trong trang nhà Trannhuong, khi tác giả cảm tác lúc đọc bài viết: “Thư ngỏ của T.s Vũ Triệu Minh gửi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” được phát hành trên trang mạng Bauxite Việt Nam.
Hộ nghèo năm hai linh hai *
Chiếm 29% phần trăm
Đúng? Sai? Ai tường?
Năm nay giảm xuống thấp hơn (10%)
Giảm 19% phần trăm nữa…
thành luôn nước giầu!
Mười lăm năm nữa lâu đâu…
Hộ nghèo hết nhẵn
Dân giầu… “dã man”!
Nếu không có lũ quan tham
Từ Thôn, Xã đến Trung Ương… đốn đời…
Toàn dân Việt đã giầu rồi
“Giầu nứt đố… đổ cả trời” cũng nên!
Thôi thì mang kiếp dân đen!
Cố gắng mà sống để xem sau này?
Biết đâu vận nước đổi thay?
Dẫu chờ mấy chục năm nay… hãy chờ!!!
(Ngày 27/8/2010 - Bành Thanh Bần)
*Nội dung thư có trích một đoạn bài viết của Thủ tướng: Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 29%, đến năm nay 2010 (Trong 8 năm) đã giảm được 10%. Còn lại 19% hộ nghèo nữa. Như vậy phải 15 năm nữa, đến (2025) nước ta mới xóa hết hộ nghèo! Đành phải chờ đợi chứ biết làm sao?