Mùa tranh cử bắt đầu vào ngày lễ Lao Động, đó là lúc các cử tri Hoa Kỳ chú tâm vào các cuộc tranh luận công cộng.
Năm nay hai đảng đặt ưu tiên hàng đầu vào vấn đề kinh tế. Obama dự định một lô tuyên bố về kinh tế kiểu Reagan như chi 50 tỷ cho hạ tầng cơ sở (đường rầy, xa lộ, phi trường), giảm thuế cho các đầu tư về nghiên cứu, phát triển v.v.
Nhưng một luồng sóng ngầm, đã từng làm hao mòn thế lực của đảng Dân Chủ, hình như đang nổi sóng một lần nữa.
Vấn đề quĩ tài trợ phá thai!
Dân biểu Chris Smith (Cộng Hòa-NJ, từng tố cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo) vừa đệ trình ngày 20 tháng 8 một dự luật có tên gọi là "Không dùng tiền thuế để tài trợ phá thai" ( “No Taxpayer Funding for Abortion Act” (H.R. 5939))
Dự luật đã có sự đồng bảo trợ của 120 dân biểu trong số đó 20 dân biểu là Dân Chủ.
Tuy Obama và đảng Dân Chủ vẫn lý luận rằng tu chánh án Hyde và các qui định hành pháp đã đủ bảo đảm là không có tiền thuế liên bang dùng cho việc phá thai. Tuy nhiên vì tu chánh án Hyde chỉ minh thị cấm các chương trình tài trợ cho phép lựa chọn phá thai (elective) mà thôi, còn các ngân khỏan về y tế, lao động và nhân sự thì để cho lập pháp viết thêm phụ bản qui định việc cấm đóan này.
Cho nên "Khi áp dụng một qui tắc chung mà phải cần tới hàng tá phụ bản cho nhiều ngân khỏan khác nhau, thì thỉnh thỏang vẫn có những chương trình phá thai lọt qua lưới." theo lời ông Richard Doerflinger, phó chủ tịch ủy ban Phò Sự Sống của Hội Đồng Gíam Mục HK (HĐGMHK.)
Mỗi năm trung bình cần viết thêm 12 phụ bản như vậy.
Đã có nhiều chương trình lọt lưới như Medicare cho người Da Đỏ và những chương trình cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo (Indian Health Service and Medicare’s insurance for chronically ill younger people.)
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng GM Galveston-Houston và chủ tịch ủy ban Phò Sự Sống của HĐGMHK, đã lên tiếng kêu gọi Hạ Viện hãy thông qua dự luật này.
"H.R.5939 sẽ có tác dụng là viết thành luật một qui tắc mà nghành lập pháp đã đồng ý và ủng hộ trong suốt 35 năm qua. Đó là tiền thuế Liên Bang sẽ không được dùng để cổ vũ và thanh tóan cho việc phá thai tùy ý," Đức Hồng Y DiNardo giải thích. "Ngay cả những quan chức 'phò lựa chọn' và tòa án đã phán quyết rằng phá thai là một quyền, thì cũng vẫn đồng ý rằng chính phủ có thể dùng quyền tài chánh của mình mà cổ vũ cho việc sinh sản hơn là cho phép phá thai."
Pháp chế hóa (làm thành luật) qui tắc này sẽ giải quyết nhiều kẽ hở trong tương lai. Thí dụ lệnh cấm tài trợ phá thai trong chương trình bảo hiểm cho những rủi ro cao mà hành pháp đã phải viết thêm vào tháng 7 vừa qua thì sẽ không còn cần thiết nữa.
Trước một quốc hội mà đa số Dân Chủ ủng hộ phá thai, thì dự luật sẽ khó thành công, tuy nhiên thời buổi khác thường đã mau chóng thay đổi tình thế và khi quốc hội nhóm họp phiên họp tháng 9 này thì dự luật sẽ có thêm nhiều cân lượng.
Dân biểu Daniel Lipinski, Dân chủ -Ill., một người chống dự luật y tế, cho biết ông hy vọng tìm thêm nhiều sự ủng hộ nữa từ các dân biểu Dân Chủ đồng viện.
Lý do là sự bất mãn của dân chúng với luật Y Tế của Obama làm cho nhiều dân biểu Dân Chủ rơi vào tình trạng nguy ngập.
Tổ chức Cook Political Report cho biết hiện có 120 đơn vị tranh cử gay cấn trên tòan quốc. Đây là một con số chưa từng thấy mà trong số đó có tới 102 ghế là của Dân Chủ.
Có 73 ghế Dân Chủ bị đánh giá là có nguy cơ cao. Những dân biểu này đang tìm một cái phao để bám, nhất là những người mà đơn vị của họ có số đông cử tri bảo thủ.
Dự luật mới này ban cho họ một cơ hội cứu chuộc, nghĩa là một cái phao để họ bám lấy và leo lên thuyền sự sống. Người ta ước tính có thêm 43 dân biểu Dân Chủ muốn chụp lấy cơ may này.
Ngòai ra còn có 30 dân biểu Cộng Hòa đã chống đạo luật y tế vì lý do riêng cũng có thể nhập thuyền ủng hộ dự luật mới.
Với nội qui của Hạ Viện là chỉ cần có 218 phiếu ủng hộ thì một dự luật không cần phải thông qua các tiểu ban nữa và chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi phải đưa dự luật ra sàn quốc hội để bỏ phiếu. Dự luật có nhiều khả năng đạt được số phiếu cần thiết trong những ngày sắp tới.
Nhưng một chiến thắng tại Hạ Viện không đủ bảo đảm dự luật trở thành luật. Kinh nghiệm cho thấy Thượng Viện đã từng thay đổi dự luật Y Tế của Hạ Viện (mà HĐGMHK đã ủng hộ) và thay vào đó một dự luật thất nhân tâm.
Ngay cả khi Thượng Viện có sự 'đồng hội đồng thuyền' với Hạ Viện, thì Obama vẫn còn cái quyền phủ quyết của ông. Cho nên trong tình cảnh hiện nay thì dự luật này khó mà được thông qua.
Nhưng cái hiệu quả tức thời của dự luật H.R.5939 là đưa vấn đề phá thai lên diễn đàn công cộng giữa mùa tranh cử. Một chiến tuyến sẽ vạch ra bắt buộc bạn và thù phải xuất đầu lộ diện, để có thể hình thành một quốc hội mới với một tỷ số rõ ràng.
Nhiều nhóm phò sự sống đã có chương trình thay đổi nhân sự cho quốc hội.
Bà Marjorie Dannenfelser, chủ tịch hội Susan B. Anthony List, một hội đang nổi giận vì bị nhóm Bart Stupak 'đá giò lái' trong cuộc chiến Y Tế vừa qua, cho biết họ đã nâng vấn đề quĩ phá thai lên mức độ "tối khẩn". Trong năm qua hội đã nhắm mục tiêu vào nhiều nhân vật nổi tiếng từng 'đâm sau lưng' họ qua diễn biến của bộ luật Y Tế Obama.
Thí dụ dân biểu Bart Stupak, D-Mich, đã phải tuyên bố không ra tranh cử nữa.
Một dân biểu dân chủ khác, Allan Mollohan của bang West Virginia, đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng vì hội Susan B. Anthony List đã tung ra $78000 chống ông ta.
Tuy nhiên nhiều người coi những chiến thuật như vậy là tai hại, nó giống như một cuộc hành quyết vòng vòng (circular firing squad) mà rốt cục thì nạn nhân lại là người phe ta.
"Thay vì tìm cách đánh bại những dân biểu từng có thành tích phò sự sống làm hao mòn cái đa số của chúng ta tại Hạ Viện, thì hay hơn chúng ta nên tập trung nỗ lực vào việc tìm thêm một thượng nghị sĩ phò sự sống để nâng tỷ số ở Thượng Viện" đó là ý của bà Kristen Day, chủ tịch của phong trào Dân Chủ ủng hộ sự sống (Democrats for Life.)
Nhưng dù cho phe Phò Sự Sống có sử dụng chiến thuật "cây gậy" hay là "củ cà rốt", thì quốc hội kế tiếp vẫn sẽ nghiêng cán cân quyền lực về đảng Cộng Hòa, một đảng có truyền thống bảo thủ.
Đảng Cộng Hòa chỉ cần tăng thêm 39 ghế Hạ Viện và 10 ghế Thượng Viện là có thể đạt đa số mà ngưng tất cả các chương trình phá thai của Obama và đưa quốc gia đi vào một hướng khác.
Nhắc lại năm 1994, sau 2 năm dưới thời Clinton, Cộng Hòa đã chiếm thêm được 52 ghế để giành lấy đa số.
Bây giờ là 2 năm sau dưới thời Obama, tình thế còn tồi tệ hơn, liệu lịch sử có thể lập lại chăng?
Năm nay hai đảng đặt ưu tiên hàng đầu vào vấn đề kinh tế. Obama dự định một lô tuyên bố về kinh tế kiểu Reagan như chi 50 tỷ cho hạ tầng cơ sở (đường rầy, xa lộ, phi trường), giảm thuế cho các đầu tư về nghiên cứu, phát triển v.v.
Nhưng một luồng sóng ngầm, đã từng làm hao mòn thế lực của đảng Dân Chủ, hình như đang nổi sóng một lần nữa.
Vấn đề quĩ tài trợ phá thai!
Dân biểu Chris Smith (Cộng Hòa-NJ, từng tố cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo) vừa đệ trình ngày 20 tháng 8 một dự luật có tên gọi là "Không dùng tiền thuế để tài trợ phá thai" ( “No Taxpayer Funding for Abortion Act” (H.R. 5939))
Dự luật đã có sự đồng bảo trợ của 120 dân biểu trong số đó 20 dân biểu là Dân Chủ.
Tuy Obama và đảng Dân Chủ vẫn lý luận rằng tu chánh án Hyde và các qui định hành pháp đã đủ bảo đảm là không có tiền thuế liên bang dùng cho việc phá thai. Tuy nhiên vì tu chánh án Hyde chỉ minh thị cấm các chương trình tài trợ cho phép lựa chọn phá thai (elective) mà thôi, còn các ngân khỏan về y tế, lao động và nhân sự thì để cho lập pháp viết thêm phụ bản qui định việc cấm đóan này.
Cho nên "Khi áp dụng một qui tắc chung mà phải cần tới hàng tá phụ bản cho nhiều ngân khỏan khác nhau, thì thỉnh thỏang vẫn có những chương trình phá thai lọt qua lưới." theo lời ông Richard Doerflinger, phó chủ tịch ủy ban Phò Sự Sống của Hội Đồng Gíam Mục HK (HĐGMHK.)
Mỗi năm trung bình cần viết thêm 12 phụ bản như vậy.
Đã có nhiều chương trình lọt lưới như Medicare cho người Da Đỏ và những chương trình cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo (Indian Health Service and Medicare’s insurance for chronically ill younger people.)
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng GM Galveston-Houston và chủ tịch ủy ban Phò Sự Sống của HĐGMHK, đã lên tiếng kêu gọi Hạ Viện hãy thông qua dự luật này.
"H.R.5939 sẽ có tác dụng là viết thành luật một qui tắc mà nghành lập pháp đã đồng ý và ủng hộ trong suốt 35 năm qua. Đó là tiền thuế Liên Bang sẽ không được dùng để cổ vũ và thanh tóan cho việc phá thai tùy ý," Đức Hồng Y DiNardo giải thích. "Ngay cả những quan chức 'phò lựa chọn' và tòa án đã phán quyết rằng phá thai là một quyền, thì cũng vẫn đồng ý rằng chính phủ có thể dùng quyền tài chánh của mình mà cổ vũ cho việc sinh sản hơn là cho phép phá thai."
Pháp chế hóa (làm thành luật) qui tắc này sẽ giải quyết nhiều kẽ hở trong tương lai. Thí dụ lệnh cấm tài trợ phá thai trong chương trình bảo hiểm cho những rủi ro cao mà hành pháp đã phải viết thêm vào tháng 7 vừa qua thì sẽ không còn cần thiết nữa.
Trước một quốc hội mà đa số Dân Chủ ủng hộ phá thai, thì dự luật sẽ khó thành công, tuy nhiên thời buổi khác thường đã mau chóng thay đổi tình thế và khi quốc hội nhóm họp phiên họp tháng 9 này thì dự luật sẽ có thêm nhiều cân lượng.
Dân biểu Daniel Lipinski, Dân chủ -Ill., một người chống dự luật y tế, cho biết ông hy vọng tìm thêm nhiều sự ủng hộ nữa từ các dân biểu Dân Chủ đồng viện.
Lý do là sự bất mãn của dân chúng với luật Y Tế của Obama làm cho nhiều dân biểu Dân Chủ rơi vào tình trạng nguy ngập.
Tổ chức Cook Political Report cho biết hiện có 120 đơn vị tranh cử gay cấn trên tòan quốc. Đây là một con số chưa từng thấy mà trong số đó có tới 102 ghế là của Dân Chủ.
Có 73 ghế Dân Chủ bị đánh giá là có nguy cơ cao. Những dân biểu này đang tìm một cái phao để bám, nhất là những người mà đơn vị của họ có số đông cử tri bảo thủ.
Dự luật mới này ban cho họ một cơ hội cứu chuộc, nghĩa là một cái phao để họ bám lấy và leo lên thuyền sự sống. Người ta ước tính có thêm 43 dân biểu Dân Chủ muốn chụp lấy cơ may này.
Ngòai ra còn có 30 dân biểu Cộng Hòa đã chống đạo luật y tế vì lý do riêng cũng có thể nhập thuyền ủng hộ dự luật mới.
Với nội qui của Hạ Viện là chỉ cần có 218 phiếu ủng hộ thì một dự luật không cần phải thông qua các tiểu ban nữa và chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi phải đưa dự luật ra sàn quốc hội để bỏ phiếu. Dự luật có nhiều khả năng đạt được số phiếu cần thiết trong những ngày sắp tới.
Nhưng một chiến thắng tại Hạ Viện không đủ bảo đảm dự luật trở thành luật. Kinh nghiệm cho thấy Thượng Viện đã từng thay đổi dự luật Y Tế của Hạ Viện (mà HĐGMHK đã ủng hộ) và thay vào đó một dự luật thất nhân tâm.
Ngay cả khi Thượng Viện có sự 'đồng hội đồng thuyền' với Hạ Viện, thì Obama vẫn còn cái quyền phủ quyết của ông. Cho nên trong tình cảnh hiện nay thì dự luật này khó mà được thông qua.
Nhưng cái hiệu quả tức thời của dự luật H.R.5939 là đưa vấn đề phá thai lên diễn đàn công cộng giữa mùa tranh cử. Một chiến tuyến sẽ vạch ra bắt buộc bạn và thù phải xuất đầu lộ diện, để có thể hình thành một quốc hội mới với một tỷ số rõ ràng.
Nhiều nhóm phò sự sống đã có chương trình thay đổi nhân sự cho quốc hội.
Bà Marjorie Dannenfelser, chủ tịch hội Susan B. Anthony List, một hội đang nổi giận vì bị nhóm Bart Stupak 'đá giò lái' trong cuộc chiến Y Tế vừa qua, cho biết họ đã nâng vấn đề quĩ phá thai lên mức độ "tối khẩn". Trong năm qua hội đã nhắm mục tiêu vào nhiều nhân vật nổi tiếng từng 'đâm sau lưng' họ qua diễn biến của bộ luật Y Tế Obama.
Thí dụ dân biểu Bart Stupak, D-Mich, đã phải tuyên bố không ra tranh cử nữa.
Một dân biểu dân chủ khác, Allan Mollohan của bang West Virginia, đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng vì hội Susan B. Anthony List đã tung ra $78000 chống ông ta.
Tuy nhiên nhiều người coi những chiến thuật như vậy là tai hại, nó giống như một cuộc hành quyết vòng vòng (circular firing squad) mà rốt cục thì nạn nhân lại là người phe ta.
"Thay vì tìm cách đánh bại những dân biểu từng có thành tích phò sự sống làm hao mòn cái đa số của chúng ta tại Hạ Viện, thì hay hơn chúng ta nên tập trung nỗ lực vào việc tìm thêm một thượng nghị sĩ phò sự sống để nâng tỷ số ở Thượng Viện" đó là ý của bà Kristen Day, chủ tịch của phong trào Dân Chủ ủng hộ sự sống (Democrats for Life.)
Nhưng dù cho phe Phò Sự Sống có sử dụng chiến thuật "cây gậy" hay là "củ cà rốt", thì quốc hội kế tiếp vẫn sẽ nghiêng cán cân quyền lực về đảng Cộng Hòa, một đảng có truyền thống bảo thủ.
Đảng Cộng Hòa chỉ cần tăng thêm 39 ghế Hạ Viện và 10 ghế Thượng Viện là có thể đạt đa số mà ngưng tất cả các chương trình phá thai của Obama và đưa quốc gia đi vào một hướng khác.
Nhắc lại năm 1994, sau 2 năm dưới thời Clinton, Cộng Hòa đã chiếm thêm được 52 ghế để giành lấy đa số.
Bây giờ là 2 năm sau dưới thời Obama, tình thế còn tồi tệ hơn, liệu lịch sử có thể lập lại chăng?