Chuyện thay ngôi, đổi vị xảy ra hàng ngày trong cuộc sống và xảy ra nhiều lần trong đời. Ngày nay đang ở vị thế này, tương lai có thể đổi sang vị thế khác. Thay ngôi đổi vị bình thường gây ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống. Thay đổi quan trọng đôi khi ảnh hưởng đến cả tâm tính nhân vật chính lẫn người chung quanh. Câu ‘lên voi, xuống chó’ là một thay đổi lớn. Kẻ tổ chức tiệc mừng; người ngược lại, chia buồn. Thay ngôi đổi vị vĩnh viễn như dụ ngôn người phú hộ là chết đời đời.
Chính chúc lành, chúc dữ làm cho người ta hiểu lầm, cho rằng giá trị con người tăng giảm tùy thuộc vào chiếc ghế người đó sắp ngồi. Thực ra, thay ngôi, đổi vị không ảnh hưởng chi đến giá trị, phẩm giá con người. Có chăng ảnh hưởng đến vật chất, trách nhiệm, công việc người đó đảm trách.
Thăng quan, tiến chức có nghĩa thêm quyền và trách nhiệm; thêm vất vả, cực khổ. Nghe có vẻ ngược đời mừng vì thêm vất vả, cực khổ, nhưng người nhận vẫn hãnh diện, vui mừng do thăng quan, tiến chức.
Thực ra tiền tài, danh vọng núp bóng sau thăng quan, tiến chức. Người ta chúc mừng là mừng cái hầu bao vơi đầy; cái quyền, cái thế, người thân quen hy vọng tương lai khi cần có thể được nấp bóng, nương nhờ. Ai lại đi mừng thêm vất vả, khổ cực bao giờ.
Ai cũng biết lời chúc mừng ngụ ý từ đây có thêm danh vọng và hầu bao hậu hĩ hơn mà không cần nói trắng cái thực tế của tiệc mừng.
Ân lộc
Kitô hữu tin tưởng tiền tài danh vọng được hiểu là những ân lộc Chúa ban cho con người. Những ơn lộc này là quà tặng Chúa trao với trách nhiệm kèm theo. Người đó không làm chủ tiền tài, chức tước mà chỉ là người quản lí những ân lộc Chúa ban. Người quản lí có nhiệm vụ bảo quản và chia sẻ ân lộc. Trong dụ ngôn nén bạc (Luca 19) người đầy tớ đem nén bạc đi chôn bị kết án vì anh không làm lợi nén bạc, không làm lợi cho chủ. Người quản lí chia sẻ cho thân nhân và thân hữu mà quên tha nhân. Đây chính là lỗi của người giầu có trong bài Phúc Âm hôm nay (Luca 16).
Anh ta ngày ngày yến tiệc linh đình với anh em mà quên người tha nhân trước ngõ là anh Lazarô, kẻ nghèo khó đến trước cửa xin ăn. Anh không bị kết án vì ăn ngon, mặc đẹp, lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình. Anh bị kết án vì không làm tròn nhiệm vụ quản lí. Diễn tả nôm na là không thương người nghèo khó. Yến tiệc linh đình hẳn chủ nhà có mời người nghèo hơn anh dự tiệc. Họ là ai? Toàn người thân, người quen, không mời tha nhân. Thiếu tình thương dành cho tha nhân nên đời sau anh không thân thích. Ngó trước ngó sau nhận ra Lazarô là người ăn xin trước ngõ. Anh xin Lazarô về nhà báo tin cho cha anh biết đường ăn năn thống hối. Tổ phụ Abraham không chấp thuận lời yêu cầu. Hơn nữa chắc gì Lazarô có thể lọt cửa vào nhà. Lazarô thời sinh tiền không thể lọt qua ngõ nhà anh, làm sao có thể lọt qua cửa, vào nhà báo tin cho cha anh. Kín cổng cao tường vây quanh không chừa lối ra vào cho người nghèo khó. Cánh cửa tâm hồn người phú hộ đóng kín với tha nhân. Thời sinh tiền anh chọn cuộc sống đóng kín, thiếu yêu thương. Mãn đời anh sống cô đơn, không tình thương, hậu quả của một đời ích kỉ anh tự chọn.
Lazarô được tổ phụ Abraham ôm vào lòng, gần kề trái tim nồng ấm là dấu chỉ của yêu thương. Lazarô sống đời cơ cực, thiếu tình thương trên đời giờ anh được hưởng tình yêu chân thật, phát xuất tận tâm tổ phụ Abraham. Hình ảnh ôm anh vào lòng là dấu chỉ của tình thương, quí mến và bảo bọc tổ phụ dành cho con chí ái.
Giá trị thật
Xã hội loài người luôn quí giầu sang, trọng quyền thế; khinh cơ hàn, bần cùng. Lầm gán cho người quyền quí giá trị cao sang mà coi thường kẻ nghèo, khinh kẻ cùng đinh. Xã hội phán đoán tuỳ vào cái vỏ, cái hào nhoáng bên ngoài, làm lu mờ con mắt.
Phúc Âm dậy hoàn toàn trái ngược. Mọi người có giá trị ngang nhau. Mặc lụa là, gấm vóc, yến tiệc linh đình hay nghèo khó, lê lết ăn xin, đầu đường, cuối ngõ chỉ là vỏ bề ngoài. Đằng sau lớp vỏ là bản chất thật của con người. Mọi người đều có giá trị ngang nhau. Chúa không phân biệt kẻ giầu, người nghèo, thông minh, chậm hiểu, có học, thất học. Tất cả đều do Chúa tạo thành và cứu độ. Trong Chúa hơn nhau về tình yêu. Đó là quan trọng nhất vì tình yêu là bản chất của Ngài. Sống trong tình yêu là sống trong Chúa, trở thành chi thể Ngài. Tình yêu chân thật thể hiện qua phục vụ vô vị lợi, đến từ con tim chân thành. Lúc nào cũng yến tiệc, lụa là gấm vóc sao có thể phục vụ. Phục vụ đòi lao nhọc, thời gian và ngay cả chân lấm, tay bùn. Bề ngoài họ trông vất vả, mệt mỏi nhưng tâm hồn trong sáng, tinh thần lành mạnh. Chớ coi thường, chê lớp áo rách. Biết đâu sau lớp vỏ có viên ngọc quí.
Đổi ngôi trong tôn giáo
Kitô hữu chúc mừng nhau khi người đó nhận bí tích thánh của Chúa và Giáo Hội. Mừng ngày gia nhập Giáo Hội; Thêm Sức; Rước Lễ; Hôn Nhân; Khấn Dòng và Truyền Chức. Mỗi lần nhận bí tích là mỗi lần đổi ngôi, tiến đến gần Chúa hơn.
Kitô hữu chúc mừng nhau khi có người tự nguyện phục vụ tha nhân; sống nhân chứng nước trời giữa đời. Vui lòng phục vụ hết khả năng với tấm lòng chân thành, khiêm nhường. Khi còn sống, phục vụ nhận bình phẩm khen, chê. Khi mất đi, tâm tình quí mến, lưu luyến sống mãi. Chúa vui mừng đón họ vào Thiên Quốc, ban sự sống vĩnh cửu.
Khiêm nhường, chân thành phục vụ Chúa và tha nhân sinh ích cho tâm hồn. Ích kỉ, kiêu ngạo bóp chẹt tình yêu và giết sự sống trường sinh.
Chính chúc lành, chúc dữ làm cho người ta hiểu lầm, cho rằng giá trị con người tăng giảm tùy thuộc vào chiếc ghế người đó sắp ngồi. Thực ra, thay ngôi, đổi vị không ảnh hưởng chi đến giá trị, phẩm giá con người. Có chăng ảnh hưởng đến vật chất, trách nhiệm, công việc người đó đảm trách.
Thăng quan, tiến chức có nghĩa thêm quyền và trách nhiệm; thêm vất vả, cực khổ. Nghe có vẻ ngược đời mừng vì thêm vất vả, cực khổ, nhưng người nhận vẫn hãnh diện, vui mừng do thăng quan, tiến chức.
Thực ra tiền tài, danh vọng núp bóng sau thăng quan, tiến chức. Người ta chúc mừng là mừng cái hầu bao vơi đầy; cái quyền, cái thế, người thân quen hy vọng tương lai khi cần có thể được nấp bóng, nương nhờ. Ai lại đi mừng thêm vất vả, khổ cực bao giờ.
Ai cũng biết lời chúc mừng ngụ ý từ đây có thêm danh vọng và hầu bao hậu hĩ hơn mà không cần nói trắng cái thực tế của tiệc mừng.
Ân lộc
Kitô hữu tin tưởng tiền tài danh vọng được hiểu là những ân lộc Chúa ban cho con người. Những ơn lộc này là quà tặng Chúa trao với trách nhiệm kèm theo. Người đó không làm chủ tiền tài, chức tước mà chỉ là người quản lí những ân lộc Chúa ban. Người quản lí có nhiệm vụ bảo quản và chia sẻ ân lộc. Trong dụ ngôn nén bạc (Luca 19) người đầy tớ đem nén bạc đi chôn bị kết án vì anh không làm lợi nén bạc, không làm lợi cho chủ. Người quản lí chia sẻ cho thân nhân và thân hữu mà quên tha nhân. Đây chính là lỗi của người giầu có trong bài Phúc Âm hôm nay (Luca 16).
Anh ta ngày ngày yến tiệc linh đình với anh em mà quên người tha nhân trước ngõ là anh Lazarô, kẻ nghèo khó đến trước cửa xin ăn. Anh không bị kết án vì ăn ngon, mặc đẹp, lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình. Anh bị kết án vì không làm tròn nhiệm vụ quản lí. Diễn tả nôm na là không thương người nghèo khó. Yến tiệc linh đình hẳn chủ nhà có mời người nghèo hơn anh dự tiệc. Họ là ai? Toàn người thân, người quen, không mời tha nhân. Thiếu tình thương dành cho tha nhân nên đời sau anh không thân thích. Ngó trước ngó sau nhận ra Lazarô là người ăn xin trước ngõ. Anh xin Lazarô về nhà báo tin cho cha anh biết đường ăn năn thống hối. Tổ phụ Abraham không chấp thuận lời yêu cầu. Hơn nữa chắc gì Lazarô có thể lọt cửa vào nhà. Lazarô thời sinh tiền không thể lọt qua ngõ nhà anh, làm sao có thể lọt qua cửa, vào nhà báo tin cho cha anh. Kín cổng cao tường vây quanh không chừa lối ra vào cho người nghèo khó. Cánh cửa tâm hồn người phú hộ đóng kín với tha nhân. Thời sinh tiền anh chọn cuộc sống đóng kín, thiếu yêu thương. Mãn đời anh sống cô đơn, không tình thương, hậu quả của một đời ích kỉ anh tự chọn.
Lazarô được tổ phụ Abraham ôm vào lòng, gần kề trái tim nồng ấm là dấu chỉ của yêu thương. Lazarô sống đời cơ cực, thiếu tình thương trên đời giờ anh được hưởng tình yêu chân thật, phát xuất tận tâm tổ phụ Abraham. Hình ảnh ôm anh vào lòng là dấu chỉ của tình thương, quí mến và bảo bọc tổ phụ dành cho con chí ái.
Giá trị thật
Xã hội loài người luôn quí giầu sang, trọng quyền thế; khinh cơ hàn, bần cùng. Lầm gán cho người quyền quí giá trị cao sang mà coi thường kẻ nghèo, khinh kẻ cùng đinh. Xã hội phán đoán tuỳ vào cái vỏ, cái hào nhoáng bên ngoài, làm lu mờ con mắt.
Phúc Âm dậy hoàn toàn trái ngược. Mọi người có giá trị ngang nhau. Mặc lụa là, gấm vóc, yến tiệc linh đình hay nghèo khó, lê lết ăn xin, đầu đường, cuối ngõ chỉ là vỏ bề ngoài. Đằng sau lớp vỏ là bản chất thật của con người. Mọi người đều có giá trị ngang nhau. Chúa không phân biệt kẻ giầu, người nghèo, thông minh, chậm hiểu, có học, thất học. Tất cả đều do Chúa tạo thành và cứu độ. Trong Chúa hơn nhau về tình yêu. Đó là quan trọng nhất vì tình yêu là bản chất của Ngài. Sống trong tình yêu là sống trong Chúa, trở thành chi thể Ngài. Tình yêu chân thật thể hiện qua phục vụ vô vị lợi, đến từ con tim chân thành. Lúc nào cũng yến tiệc, lụa là gấm vóc sao có thể phục vụ. Phục vụ đòi lao nhọc, thời gian và ngay cả chân lấm, tay bùn. Bề ngoài họ trông vất vả, mệt mỏi nhưng tâm hồn trong sáng, tinh thần lành mạnh. Chớ coi thường, chê lớp áo rách. Biết đâu sau lớp vỏ có viên ngọc quí.
Đổi ngôi trong tôn giáo
Kitô hữu chúc mừng nhau khi người đó nhận bí tích thánh của Chúa và Giáo Hội. Mừng ngày gia nhập Giáo Hội; Thêm Sức; Rước Lễ; Hôn Nhân; Khấn Dòng và Truyền Chức. Mỗi lần nhận bí tích là mỗi lần đổi ngôi, tiến đến gần Chúa hơn.
Kitô hữu chúc mừng nhau khi có người tự nguyện phục vụ tha nhân; sống nhân chứng nước trời giữa đời. Vui lòng phục vụ hết khả năng với tấm lòng chân thành, khiêm nhường. Khi còn sống, phục vụ nhận bình phẩm khen, chê. Khi mất đi, tâm tình quí mến, lưu luyến sống mãi. Chúa vui mừng đón họ vào Thiên Quốc, ban sự sống vĩnh cửu.
Khiêm nhường, chân thành phục vụ Chúa và tha nhân sinh ích cho tâm hồn. Ích kỉ, kiêu ngạo bóp chẹt tình yêu và giết sự sống trường sinh.