Giáo Hội chỉ có thể canh tân và thanh tẩy mình khỏi các vấn nạn về luân lý nếu Giáo Hội chân thành, minh bạch, không có gì dấu diếm và trung thành với Thiên Chúa. Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã đưa ra nhận định trên hôm thứ Ba 5/10/2010 trong khuôn khổ của Hội Nghị Báo Chí Công Giáo Thế Giới nhóm tại Rôma.
Hội Nghị được Ủy Ban Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội tổ chức kéo dài từ thứ Hai 4/10 đến thứ Sáu 8/10 với chủ đề “Hiệp thông và những tranh cãi trong Giáo Hội. Quyền tự do phát biểu và Sự Thật về Giáo Hội”.
“Trước con mắt thế gian, Giáo Hội chỉ có thể là khả tín nếu Giáo Hội đó nghèo khó, thành thật, không sợ sệt và không có cái gì để dấu diếm,” vị linh mục dòng Tên nói.
Trưng dẫn thí dụ về những vấn nạn liên quan đến các cáo buộc lạm dụng tính dục, cha Lombardi nhận định rằng “Đã có một sự mất đi niềm tin trầm trọng trong Giáo Hội – một phần là do những sự việc tồi tệ ấy gây ra nhưng một phần khác là do sự trình bày tiêu cực và không toàn diện những vụ việc ấy”
Nêu gương các vị Giáo Hoàng gần đây, cha Lombardi, nhận xét rằng sự khả tín của Giáo Hội cứu vãn được là nhờ sự thẳng thắn chân thành nhận lỗi và hướng thiện. Nói theo ngôn ngữ của Đức Bênêđíctô XVI là “có thể đền bù được bởi một sự ‘thiện’ nếu đường hướng thanh tẩy và canh tân sâu xa được tiếp tục sao cho vết thương được vượt qua trong một cách thế ổn định”.
Sau khi mô tả những cách thế mà các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh đã canh tân cho phù hợp với một môi trường thông tin nhanh chóng, đa dạng và toàn cầu hoá cao độ, cha Lombardi khuyến cáo các cơ quan truyền thông Công Giáo cần nắm được “một trật tự đúng đắn của các chủ đề” để có thể hiểu được vị thế của các tranh cãi trong Giáo Hội.
Ưu tiên của truyền thông trong Giáo Hội phải là những vấn đề liên quan đến “Thiên Chúa và những chiều kích tôn giáo của con người (chẳng hạn như đức tin là người bạn của lý trí), Chúa Giêsu là Đấng mạc khải cho ta hình ảnh đích thật của Thiên Chúa (một Thiên Chúa của tình yêu), và việc truyền giáo theo lệnh truyền của Chúa Kitô”.
Ưu tiên của truyền thông trong Giáo Hội cũng phải là “sự đối thoại giữa các tôn giáo, việc nuôi dưỡng các chiều kích siêu nhiên của cuộc sống, và chuyển hoá đức tin thành các công việc bác ái và tình liên đới cho việc kiến tạo một sự phát triển toàn diện”.
Trật tự ưu tiên của các chủ đề là nhằm đưa ra một thông điệp “tích cực, phong phú và cần thiết” trong bối cảnh của xã hội ngày nay được đánh dấu bởi sự đánh mất “những điểm quy chiếu”. Những ưu tiên này cũng giúp chống lại trào lưu thế tục hóa trong truyền thông khi những vấn đề “tình tiền” được khai thác triệt để.
Trong bối cảnh Giáo Hội thường khi “vô phương tự vệ” trước các tấn công của truyền thông thế tục, cần phải nhấn mạnh đến các chủ đề này vì đó là “điểm hội tụ của những chú ý chân thành của báo chí Công Giáo và truyền thông đời liên hệ đến phẩm giá con người và tương lai của nhân loại”.
“Trước con mắt thế gian, Giáo Hội chỉ có thể là khả tín nếu Giáo Hội đó nghèo khó, thành thật, không sợ sệt và không có cái gì để dấu diếm,” vị linh mục dòng Tên nói.
Trưng dẫn thí dụ về những vấn nạn liên quan đến các cáo buộc lạm dụng tính dục, cha Lombardi nhận định rằng “Đã có một sự mất đi niềm tin trầm trọng trong Giáo Hội – một phần là do những sự việc tồi tệ ấy gây ra nhưng một phần khác là do sự trình bày tiêu cực và không toàn diện những vụ việc ấy”
Nêu gương các vị Giáo Hoàng gần đây, cha Lombardi, nhận xét rằng sự khả tín của Giáo Hội cứu vãn được là nhờ sự thẳng thắn chân thành nhận lỗi và hướng thiện. Nói theo ngôn ngữ của Đức Bênêđíctô XVI là “có thể đền bù được bởi một sự ‘thiện’ nếu đường hướng thanh tẩy và canh tân sâu xa được tiếp tục sao cho vết thương được vượt qua trong một cách thế ổn định”.
Sau khi mô tả những cách thế mà các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh đã canh tân cho phù hợp với một môi trường thông tin nhanh chóng, đa dạng và toàn cầu hoá cao độ, cha Lombardi khuyến cáo các cơ quan truyền thông Công Giáo cần nắm được “một trật tự đúng đắn của các chủ đề” để có thể hiểu được vị thế của các tranh cãi trong Giáo Hội.
Ưu tiên của truyền thông trong Giáo Hội phải là những vấn đề liên quan đến “Thiên Chúa và những chiều kích tôn giáo của con người (chẳng hạn như đức tin là người bạn của lý trí), Chúa Giêsu là Đấng mạc khải cho ta hình ảnh đích thật của Thiên Chúa (một Thiên Chúa của tình yêu), và việc truyền giáo theo lệnh truyền của Chúa Kitô”.
Ưu tiên của truyền thông trong Giáo Hội cũng phải là “sự đối thoại giữa các tôn giáo, việc nuôi dưỡng các chiều kích siêu nhiên của cuộc sống, và chuyển hoá đức tin thành các công việc bác ái và tình liên đới cho việc kiến tạo một sự phát triển toàn diện”.
Trật tự ưu tiên của các chủ đề là nhằm đưa ra một thông điệp “tích cực, phong phú và cần thiết” trong bối cảnh của xã hội ngày nay được đánh dấu bởi sự đánh mất “những điểm quy chiếu”. Những ưu tiên này cũng giúp chống lại trào lưu thế tục hóa trong truyền thông khi những vấn đề “tình tiền” được khai thác triệt để.
Trong bối cảnh Giáo Hội thường khi “vô phương tự vệ” trước các tấn công của truyền thông thế tục, cần phải nhấn mạnh đến các chủ đề này vì đó là “điểm hội tụ của những chú ý chân thành của báo chí Công Giáo và truyền thông đời liên hệ đến phẩm giá con người và tương lai của nhân loại”.