Tử Quy hay Trên Đường Trở về Nhà Cha (1)
BBT. Để góp phần vào các suy niệm trong Tháng Các Linh Hồn, sau đây chúng tôi xin giới thiệu cùng quý độc giả một vài đoạn được trích từ tác phẩm mới nhất của Lm Nguyễn Hữu Thy với tựa đề “Tử Quy hay Trên Đường về Nhà Cha”.
Mục lục
Lời nói đầu
Lý do sự hiện hữu của con người trên cõi đời này
Chương một
Những trải nghiệm có tính cách khoa học về sự chết
I. Những trải nghiệm về sự chết trong văn chương nhân loại
1. Tác phẩm «Gilgamesch-Epos»
2. Triết gia Platon
3. Kinh Thánh Tân Ước
4. Thời trung cổ
II. Những nghiên cứu tân tiến về sự chết
III. Những trải nghiệm của những người sau khi chết lại được hồi sinh
1. Có cảm giác mình đã chết
2. Được bình an và không còn phải đau đớn nữa
3. Trải nghiệm tự thấy mình ở bên ngoài thân xác
4. Trải nghiệm về đường hầm
5. Trải nghiệm về Hỏa ngục
6. Gặp những người quá cố hay những thực thể ánh sáng
7. Cảm nghiệm nhìn lại toàn bộ cuộc sống của mình
IV. Sự chết và thần bí học
1. Những cảm nghiệm thần bí học
2. Cảm nghiệm về ánh sáng
3. Sự chết và cảm nghiệm thần bí
4. Cảm nghiệm về sự chết của thánh nữ Têrêxa Avila
5. Cảm nghiệm về sự chết của Carl Gustav Jung
6. Cảm nghiệm về Thiên Chúa
V. Quan điểm các tôn giáo độc thần về sự chết
1. Do-thái giáo
2. Kitô giáo nói chung
3. Hồi giáo
4. Cái chết của những tên khủng bố ở New York
5. Kết luận
Chương hai
Sự chết và sự sống lại dưới ánh sáng mặc khải
I. Kinh Thánh chứng minh có sự sống lại
1. Sự sống lại của Chúa Giê-su
2. Vương quyền của Đấng Phục Sinh
3. Cùng thống trị với Chúa Giê-su
4. Mầu nhiệm Các Thánh thông công
5. Vai trò trung gian của Đức Maria
II. Giáo huấn của Chúa Giê-su về cuộc sống mai hậu
1. Sự sống lại là một chân lý
1.1. Phẩm chất cuộc sống mới trên Nước Trời
2. Xác loài người ngày sau sống lại
2.1. Niềm xác tín vào sự sống lại bị phản bác
2.2. Nền tảng đức tin Kitô giáo vào sự sống lại
2.3. Niềm tin vào sự sống lại trong Do-thái giáo
2.4. Thân xác con người sau khi sống lại
3. Thời kỳ sau hết
4. Thái độ cần phải có trong khi chờ đợi thời sau hết
4.1.Sống khôn ngoan và tỉnh thức
4.2.Sống tỉnh thức và sẵn sàng
5. Tình thương cứu độ của Thiên Chúa và sự liên đới trong kinh nguyện của người sống đối với kẻ đã qua đời
5.1.Thánh Lễ Misa và lời cầu nguyện cho các linh hồn
5.2.Hiệu quả thực tiễn của một câu chuyện giả tưởng
5.3.Đức Giê-su Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất
5.4.Nguyên tắc cơ bản của tình liên đới Kitô giáo: «Cùng nhau và cho nhau»
5.5.Dâng Thánh Lễ và cầu nguyện cho kẻ khác
5.6.Sự liên đới thực tiễn với các linh hồn
5.7.Một điều cần phải lưu ý
III. Chân dung trung thực của các Thánh nhân Thiên Chúa
1. Trở nên một vị Thánh
2. Gương anh hùng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam
IV. Quan niệm con người về Hỏa ngục
1. Cái hố sâu trong Hỏa ngục
2. Án phạt đời đời
3. Muôn kiếp phải xa lìa Thiên Chúa
V. Thị kiến về Hỏa ngục của thánh nữ Têrêxa Avila
Chương ba
Ngày phán xét chung
I. Nguồn gốc
1. Dấu vết trong lịch sử các tôn giáo ngoài Kitô giáo
2. Qua giáo huấn của Chúa Giê-su
2.1.Thiếu quan tâm tới các đồng loại bất hạnh là trọng tội
2.2.Tiêu chuẩn để đánh giá phúc/tội trước tòa Thiên Chúa
II. Sự phán xét riêng và sự phán xét chung
1. Sự phán xét riêng hay sự phán xét cá nhân
2. Sự phán xét chung hay sự phán xét toàn diện
Chương bốn
Bí tích Hòa Giải, máng thông ơn cứu rỗi
1. Một phương tiện cứu rỗi hữu hiệu nhất
2. Vai trò tâm lý học trong việc xưng tội
2.1.Tình trạng tâm lý bị dồn ép trước sự bất toàn của mình là một thái độ cầu toàn bệnh hoạn
2.2 Diễn tiến của sự ăn năn sám hối thăng tiến sự tự do cá nhân của con người
Chương năm
Tử quy: Chết là đoàn tụ, là trở về Nhà Cha
Chương sáu
Nỗi khốn khổ của các linh hồn trong Luyện ngục
1. Giọt mồ hôi của một Tu Sĩ chết nhỏ xuống tay Tu sĩ bạn
2. Những cực hình các linh hồn phải chịu trong Luyện ngục
3. Lời chứng của một Tu Sĩ về các linh hồn mồ côi
4. Những lỗi lầm các linh hồn phải đền trả trong Luyện ngục
5. Các Kinh Nguyện cầu cho các linh hồn
1) Kinh Cầu Xin
2) Kinh cầu cho các linh hồn
3) Tràng hạt Mân Côi
__________________________________
Lời nói đầu
Lý do sự hiện hữu của con người trên cõi đời này
Kinh Thánh dạy: „Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số? Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong, bỏ lại tài sản mình cho người khác! Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ, nhưng ba tấc đất mới thật là nhà, nơi họ ở muôn đời muôn kiếp“(Tv 49, 10-12).
Đây quả thật là một giáo huấn vô cùng chí lý và thực tiễn, khẳng định một chân lý khách quan và bất biến của cuộc sống con người trên dương thế này. Một chân lý mà tất cả mọi người có trí năng bình thường, dù họ thuộc bất kỳ tôn giáo nào, cũng đều nhận chân được.
Thật vậy, đã làm người sống trên cõi đời này, dù họ là ai đi nữa: người giàu có hay kẻ nghèo khổ, người thông minh tài giỏi hay kẻ dốt nát dại khờ, người nhân hậu hiền lành hay kẻ gian manh độc ác, người thuộc giai cấp quyền quý hay kẻ thuộc tầng lớp thứ dân bình thường, người cai trị hay kẻ bị trị, v.v…, thì một ngày này nào đó – dù sớm hay muộn – ai ai cũng đều phải quay trở về cát bụi, cũng đều phải chết. Kẻ chết vì già nua người chết vì bệnh tật, kẻ chết vì thiên tai người chết vì hoạn nạn. Vâng, kẻ trước người sau, kẻ chết sớm người chết muộn, kẻ chết lúc tuổi còn thanh xuân, người chết lúc tuổi đã xế chiều, tất cả mọi người đều sẽ phải chết. Sự sống đích thực mỗi người chỉ sống được một lần và cái chết đích thực mỗi người cũng chỉ chết một lần mà thôi.
Về cuộc sống ký gửi tạm bợ, nay còn mai mất của con người ở đời này, thi sĩ Linh Mục Xuân Ly Băng cũng đã viết những vần thơ thật trong sáng và cụ thể, giúp chúng ta càng nhìn thấy rõ được sự thật đời mình hơn:
“Đời người hoa nở mong manh,
“sắc hương cho mấy cũng đành t àn đi.
“Đời người sinh ký tử quy,
“Đến kỳ Chúa gọi bỏ quê hương này.
“Ôm ba tấc đất nằm đây,
“Mượn đường nghĩa địa đổi thay hướng đời!”
Chết là ngưỡng cửa mà tất cả mọi người, dù muốn hay không, cũng đều một lần phải bước qua, chỉ vấn nạn khi nào hay ngày giờ nào sự chết sẽ xảy đến cho mỗi người, thì không một ai có thể biết trước một cách chắc chắn được, đúng như câu ngạn ngữ La-tinh vẫn nói: “Mors certa, hora incerta”: chết thì chắc chắn, còn giờ chết thì không rõ ràng! Đó là sự thật thứ nhất. Còn sự thật thứ hai cũng chắc chắn như thế, đó là khi nhắm mắt lìa đời cũng là lúc con người phải hoàn toàn trút bỏ lại tất cả mọi sự thuộc thế giới vật chất này, chứ không thể mang theo được bất cứ vật dụng gì, dù cho chúng có nhỏ bé hay thân thiết với ta đến đâu đi nữa. Không một mảy may. Tiền bạc của cải, thân nhân ruột thịt cũng như bạn bè lối xóm, người thương yêu mình cũng như kẻ ghen ghét mình, và người mình yêu thương quý mến cũng như kẻ mình ghét bỏ hận thù, v.v…, tất cả đều phải bỏ lại hết!
Thật vậy, tất cả mọi sự, dù tốt hay xấu, dù vui hay buồn, cả đến những danh dự cao quý nhất mà người đời có thể dành cho ta, cũng đều giã từ ta và lùi lại phía sau, không có bất cứ ai và không có bất cứ thứ gì có thể đi theo đồng hành với ta cả. Không, hoàn toàn chỉ còn lại một mình ta phải ra đi vào chốn vĩnh cửu mà thôi, không bạn đồng hành, tuyệt đối không có ai cả!
Ở đây, thiết tưởng chúng ta cũng cần ghi nhận thêm điều này là các vua chúa hay những kẻ giàu có ngoại đạo đời xưa đã lầm tưởng rằng, ở thế giới bên kia, các người quá cố của họ cũng vẫn tiếp tục sống một cuộc sống như ở đời này với các nhu cầu hoàn toàn tương tự. Vì thế, họ đã cho chôn theo trong các lăng tẩm hay dưới mồ mả những người quá cố của họ các thứ vàng bạc, các thứ trang sức và các dụng cụ quý báu, nhiều khi còn cho chôn sống một cách vô nhân đạo cả vợ con và tôi nam tớ nữ của những người chết nữa. Nhưng hành động đó chẳng những là một lầm lạc đầy nguy hiểm và man rợ, mà còn cực kỳ khờ dại nữa, vì đã vô tình biến các lăng tẩm và các mộ phần những người quá cố của họ thành mục tiêu cho quân trộm cướp đào bới và phá hoại để tìm lấy vàng bạc và các vật dụng quý báu, như đã từng xảy ra tại các kim tự tháp, nơi chôn cất các vua Pha-ra-ô ở Ai Cập hay tại những lăng tẩm các vua chúa ở Trung Hoa, ở Việt Nam, v.v… Và ngày nay, những người ngoại đạo khác cũng vẫn không tránh được sự lầm tưởng ấy qua việc “đốt đồ vàng mã” tốn kém. Vâng, tại một số các nước ở Á Đông, một số lớn những người không phải là tín hữu Công giáo đã bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của để đi mua các thứ đồ giả làm bằng giấy, như: các thứ tiền bạc, nhà cửa, xe hơi, máy bay hay các vật dụng quen thuộc trong cuộc sống đời này, đem về đốt đi để cho các người chết của họ ở dưới cõi âm sử dụng.
Tất nhiên họ hành động như thế là do lòng hiếu thảo và thương nhớ chân thành đối với người chết, và hành động đó xét về phương diện tâm lý cũng có thể làm vơi nhẹ và an ủi được phần nào sự đau đớn và thương tiếc của họ trước một sự mất mát to lớn, trước sự vĩnh viễn ra đi của người thân. Nhưng thực chất một hành động mang nặng tính cách vật chất như thế thì tuyệt đối không thể làm vui lòng hay giúp gì được cho linh hồn người chết cả, bởi vì sau khi chết, linh hồn con người – vốn bản tính thiêng liêng – sống một cuộc sống bất tử như các Thiên thần, chứ không còn cần tới các thức ăn hay các thứ của cải vật chất nữa.
Đúng thế, trên con đường tiến về chốn vĩnh cửu, mỗi người sẽ là một lữ khách tuyệt đối cô đơn lẻ loi. Hơn nữa, mỗi người phải tự sửa soạn lấy hành trang cho mình và phải tự mang lấy, chứ tuyệt đối không có ai có thể cùng đồng hành với hay sửa soạn và mang giùm hành trang cuộc đời thay cho mình được. Và số phận đời đời của mỗi người cũng sẽ được đánh gia và được thẩm định bởi số hành trang họ mang theo mình: hoặc các việc lành phúc đức từ thiện hay các tội ác chống lại Thiên Chúa và loài người, mà trong suốt cuộc sống trần thế người ấy đã thu thập và chất đầy vào gói hành trang đời mình.
Nhưng nếu khi chết con người phải dứt khoát trút bỏ lại tất cả mọi sự như thế, thì không có nghĩa là tất cả mọi sự, kể cả chính sự sống con người, lại trở về cõi hư không như thuở ban đầu, trước khi con người được hình thành trong lòng mẹ và được sinh ra. Không, hoàn toàn khác với các loài thực vật vô tri vô giác và các loài động vật không có linh hồn; đối với con người, một thụ tạo vừa có thể xác vật chất hay chết và vừa có linh hồn thiêng liêng bất tử, thì chết không phải là hết, là chấm tận hay bị tiêu diệt vĩnh viễn.
Trái lại, sau khi chết, tức sau khi linh hồn con người lìa khỏi thân xác, thì con người vẫn tiếp tục sống và sống một cuộc sống hoàn toàn mới, cuộc sống tựa các Thiên thần, tức một cuộc sống không còn chịu sự chi phối bởi các điều kiện của phạm trù thời gian và không gian, không còn chịu ảnh hưởng của thế giới vật chất này nữa. Cuộc sống mới này là một cuộc sống trường cửu, không bao giờ chết nữa, hoàn toàn bất tử và bất biến.
Vì thế, sự kiện tất cả mọi người – không miễn trừ ai và dù muốn hay không – một ngày kia sẽ phải chết, sẽ phải từ bỏ hoàn toàn cuộc sống đời này và tất cả những gì thuộc về nó, đã khẳng định một cách rõ ràng chân lý khách quan này, đó là: Cuộc sống con người trên trần thế này chỉ là một cuộc sống tạm bợ trong khi chờ đợi cuộc sống vĩnh cửu ở bên kia thế giới, hay người ta cũng có thể nói rằng cuộc sống đời này là một cuộc hành trình dài – từ lúc được sinh ra cho tới khi chết tự nhiên – trên đường tiến về mục đích tối hậu là cuộc sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa trong Nước Trời.
Điều đó là một chân lý bất lay chuyển, một định luật trường cửu mà Tạo Hóa đã thiết đặt, bó buộc toàn thể nhân loại phải chấp nhận và thực thi, dù cho họ có muốn hay không. Và qua chân lý ấy, người khôn ngoan đạo hạnh sẽ rút ra cho mình được bài học quý báu này là trong toàn diện mọi sinh hoạt của cuộc sống: Tư tưởng, lời nói và việc làm, đều phải quy hướng về cuộc sống vĩnh cửu như mục đích tối hậu, chứ không dại dột đặt kế hoạch dài hạn hay đầu tư trọn vẹn mọi sức lực và tài năng cho cuộc sống của mình ở đời này, như thể mình sẽ không bao giờ chết cả. Vâng, người khôn ngoan là người luôn biết sống sẵn sàng như thể mình sẽ chết hôm nay, ngày mai hay ngày mốt. Điều đó muốn nói rằng những gì mỗi người nhất quyết phải làm khi biết mình sắp chết, thì hãy làm ngay bây giờ!
Ở đây, có lẽ người ta sẽ không khỏi thắc mắc và tự hỏi là nếu cuộc sống đời này chỉ là cuộc sống tạm bợ trong khi chờ đợi cuộc sống đích thực trong chốn vĩnh cửu, nhưng lại đầy mọi gian lao khổ cực và đầy mọi thách đố nguy hiểm, thì tại sao Tạo Hóa lại không dựng nên con người và đưa thẳng trực tiếp vào trong thế giới vĩnh cửu, hầu tránh cho con người khỏi phải đối mặt với bao khó khăn vất vả đầy nhiêu khê và bao thừ thách đầy nguy hiểm của cuộc sống trên dương thế này, như ta hằng ngày vẫn phải đối mặt?
Dĩ nhiên, đứng trước một thắc mắc tuy hợp lý nhưng vô cùng nan giải như thế, không ai có thể đưa ra được một câu giải đáp đầy đủ và trọn vẹn, có thể làm thỏa mãn được hoàn toàn thắc mắc ấy. Bởi lẽ, chỉ là thụ tạo, nên không một phàm nhân nào có thể thấu hiểu được mọi thánh ý và mọi an bài vô cùng nhiệm mầu của Thiên Chúa Tạo Hóa. Vâng, loài thụ tạo hữu hạn thì không thể thấu hiểu hoàn toàn được Đấng Tạo Hoá vô biên; nếu không, Người không còn là Tạo Hóa Toàn Năng của toàn thể vũ trụ và của muôn loài muôn vật nữa. Bởi vậy, Lão Tử mới nói: „Đạo khả đạo, phi thường Đạo; Danh khả Danh, phi thường Danh“, nghĩa là Đạo mà hiểu hay diễn giải được, thì không còn là Đạo thường nữa; Danh mà hiểu hay diễn giải được, thì không còn là Danh thường nữa (Đạo Đức Kinh, chương 1). Vâng, một sản phẩm thì không bao giờ có thể hiểu hết được mọi ý định của nghệ nhân làm nên nó.
Tuy nhiên, sau đây chúng tôi cũng thử đưa ra ba suy diễn khả dĩ, cốt mong cho các bạn đọc có thể hiểu được phần nào lý do sự hiện hữu của con người trên trái đất này, hay tại sao Thiên Chúa Tạo Hóa đã dựng nên ta, một thụ tạo duy nhất gồm có thể xác và linh hồn.
Thứ nhất: Một điều chắc chắn mà người ta phải khẳng định là khi dựng nên ta trên cõi đời này cũng như thiết đặt giới hạn cho cuộc sống của ta dài hay ngắn, thì Thiên Chúa chỉ muốn tốt và chỉ muốn điều thiện hảo cho ta mà thôi! Nếu không, Thiên Chúa đã tự mâu thuẫn với chính mình, một điều tuyệt đối không thể xảy ra được. Vì Thiên Chúa là nguồn mạch mọi chân thiện mỹ tuyệt đối, nên Người không thể mâu thuẫn với chính mình được. Đây là một chân lý đòi ta phải kính trọng và chấp nhận một cách đầy xác tín, chứ không còn sự lựa chọn nào khác nữa, nếu ta muốn trở nên người „Quân tử“, tức người minh triết, để thấu hiểu được lẽ trời đất, như Khổng Tử đã dạy: „Quân tử úy thiên mệnh“, người hiền đức quân tử thì tôn kính ý trời, hay nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, là người biết tin tưởng phó thác và vâng theo thánh ý Chúa.
Nhưng điều đó không muốn nói rằng Thiên Chúa đã lấy đi sự tự do của con người. Không, sự tự do là quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người, nên Thiên Chúa hoàn toàn tôn trọng, Người không bao giờ động chạm đến quyền căn bản đó của ta. Thiên Chúa đã dựng nên ta qua sự cộng tác của cha mẹ ta và Người cũng phác họa cho mỗi người một số phận riêng, mà không cần phải hỏi ý kiến đương sự trước. Tuy nhiên, cái số phận riêng đó của mỗi người hoàn toàn không phải là cái định mệnh cứng nhắc, có tính cách máy móc, mù quáng và bất biến, như các đồ đệ của „Thuyết Định Mệnh“ (Déterminisme) vẫn khẳng định. Nhưng mỗi người đều có quyền tham dự vào và đều có thể xoay vần, làm thay đổi hay làm đảo ngược cái số phận của mình. Và đây hẳn là một điều mà bất kỳ ai có trí năng lành mạnh đều có thề nhận thức được. Bởi vậy, chính thi hào Nguyễn Du đã viết trong tác phẩm thời danh „Đoạn Trường Tân Thanh“ của ông: „Xưa nay nhân định thắng thiên vẫn nhiều.“
Thứ hai: Hơn nữa, chính mỗi người chúng ta cũng cảm nhận được rằng được sinh ra làm người sống trên trái đất này là một điều tốt, là một niềm hạnh phúc. Vì thế, theo tâm lý bình thường, ai ai cũng chỉ muốn sống và sợ chết, chứ không một ai muốn chết cả. Dĩ nhiên, ngoại trừ một số rất ít trường hợp quá đặc biệt của những người không còn muốn sống mà chỉ muốn chết. Đó là những người triền miên phải sống trong tuyệt vọng và chán chường hoàn toàn, hoặc vì bệnh tật, vì thất tình, hoặc vì gặp phải những khó khăn trắc trở quá lớn trong cuộc sống và không còn hy vọng tìm ra được lối thoát nào nữa, v.v…! Đối với những người này cuộc sống chỉ còn là “hỏa ngục”, và chết thực sự là được giải thoát. Nhưng đây không phải là quan niệm bình thường của đại đa số nhân loại đánh giá cuộc sống trần thế của họ.
Thứ ba: Tiếp đến, dựa theo sự suy luận hợp lý tự nhiên của trí năng, nếu trong đời thường cái chi càng cao quý, càng có giá trị và càng mang lại cho ta nhiều may mắn, nhiều vinh dự và nhiều hạnh phúc, thì càng đòi hỏi ta phải trả giá rất cao, càng đòi hỏi ta phải khổ công phấn đấu một cách vượt mực, mới mong chiếm hữu được. Ví dụ: muốn được vào học trong một ngôi trường hay một đại học danh giá, hoặc muốn có được một việc làm tốt và ổn định tại một cơ sở hay tại một xí nghiệp nổi tiếng và phát triển hàng đầu, thì tất nhiên đòi hỏi ta phải hội đủ các điều kiện cực kỳ khó khăn tương xứng, bắt buộc ta phải làm thỏa mãn được các yêu sách vô cùng khắt khe được đặt ra.
Nhưng thử hỏi còn có gì có thể so sánh được với cuộc sống vĩnh cửu, với những hạnh phúc bất tận trên Nước Trời? (x. Rm 8,18). Do đó, muốn đạt tới được những hạnh phúc bất tận ấy trong cuộc sống vĩnh cửu mai hậu, thì đòi buộc chúng ta phải có sự nỗ lực chiến đấu một cách đầy dũng cảm phi thường và đầy kiên trì trước đó đã. Chính Chúa Giê-su cũng đã khẳng định điều đó, khi Người nói rằng chỉ những người biết sống phấn đấu một cách mạnh mẽ vượt mực, thì mới mong chiếm hữu được Nước Trời (x. Mt 11,12). Hơn nữa, đó là luật công bằng tự nhiên của trời đất.
Vâng, cảnh bất công „ngồi mát ăn bát vàng“ là một điều hoàn toàn không phù hợp với luật công bằng tự nhiên, là một điều không thể chấp nhận được. Thánh Phao-lô cũng đã thẳng thắn cảnh cáo: „Ai không muốn làm việc thì đừng ăn“ (2Tx 3,10). Nhưng nếu luật công bằng tự nhiên đời này đã khắt khe như thế, thì thử hỏi luật công bằng trên Nước Trời còn khắt khe biết chừng nào! Vâng, Thiên Chúa là Đấng công minh tuyệt đối, sẽ không bao giờ xử sự như thế và Người cũng không để xảy ra như thế. Chỉ người có công mới được ban thưởng, chứ Thiên Chúa không thiên vị ai. Người cũng không cho ai điều gì mà lại không đòi sự cộng tác của người ấy. Nói cách khác, Thiên Chúa chỉ giúp ta các phương tiện để ta có thể đạt được mục đích tốt hay điều thiện hảo, mà ta theo đuổi, còn sự nỗ lực để đạt được mục đích ấy thì chính ta phải tự đảm nhận lấy, chứ Người không bao giờ làm thay cho ta. Đó cũng là ý nghĩa của câu ngạn ngữ người Pháp thường hay nói: “Aide-toi toi-même et Dieu t`aidra”, hay: “Aide-toi et le ciel t`aidra”: Anh hãy tự giúp mình, rồi Trời sẽ giúp anh. Bởi vậy, thánh Augustinô đã phát biểu: „Để dựng nên con, Chúa không cần có con, nhưng để cứu độ con, Chúa rất cần có con cộng tác.“ Đó cũng là lý do tại sao người đời vẫn nói: „Cuộc đời là một cuộc chiến đấu“ hay: „Sống là chiến đấu“.
Hơn nữa, Thiên đàng không phải là ngôi nhà hoang vô chủ để ai muốn vào ra tùy ý, nhưng là “Thiên Cung” tuyệt đối “kín cổng cao tường” của Đức Vua Hoàn Vũ toàn năng, nên chỉ những ai hội đủ các điều kiện vô cùng khắt khe, thì mới được phép bước vào. Chính các Thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng của Thiên Chúa, nhưng trước khi các ngài được vào Thiên đàng hưởng thánh nhan Thiên Chúa, thì các ngài cũng đã phải trải qua những thử thách khó khăn vượt mực. Bởi vậy, một số không ít trong các ngài đã sa ngã phạm tội kiêu ngạo chống lại Thiên Chúa, trở thành ác thần và bị ném xuống âm phủ, tức các ma quỷ trong Hỏa ngục.
Ở điểm này, chúng ta nhận thấy rằng có lẽ vì loài người đang còn trong thể xác với những yếu đuối cố hữu của nó, nên Thiên Chúa đã luôn tỏ ra khoan dung và từ bi đối với họ khi họ phạm tội hơn là đối với các Thiên thần sa ngã. Thật vậy, trong suốt cuộc đời mình, con người đã sa đi ngã lại không biết bao nhiêu lần và phạm không biết bao nhiêu tội lỗi, nhưng Thiên Chúa vẫn “cố tình làm ngơ” cho và tạo điều kiện cho họ có đủ cơ hội và đủ thời giờ để ăn năn hối cải, để hoàn lương và cải thiện, hầu nhờ thế con người được cứu rỗi. Trong khi đó, các Thiên thần chỉ một lần sa ngã là trong nháy mắt bị tống khứ ra khỏi hạnh phúc Thiên đàng và phải trầm luân muôn kiếp trong Hỏa ngục.
Nhưng ở đây còn có hai điều quan trọng khác chúng ta cũng không được phép quên, đó là:
Thứ nhất: Thiên Chúa từ bi và nhân hậu, nhưng đồng thời Người cũng là Thiên Chúa của sự công bằng. Nói cách khác, sự khoan dung và nhẫn nại của Thiên Chúa đối với tội lỗi con người cũng có giới hạn của chúng. Vì thế, chỉ những ai biết lợi dụng ơn Thiên Chúa ban mà cải tà quy chính, thì mới được cứu rỗi! Còn những kẻ dại dột cứ đắm mình trong các thứ bất công và tội lỗi, thì sẽ khó lòng thoát khỏi án phạt đời đời!
Thứ hai: Được rửa tội và được mang danh Kitô hữu là một hồng ân và một vinh dự vô cùng to lớn, nhưng hoàn toàn chưa đủ. Vì Phép Rửa Tội không phải là tờ giấy “Thông Hành” hay tấm “Vé Vào Cửa”, để hễ ai nắm được trong tay thì có quyền đi qua hay được phép bước vào. Trái lại, Phép Rửa Tội chỉ mới là bước khởi đầu quan trọng, còn những đoạn đường “sống đức tin” đầy chông ai thử thách tiếp theo bắt buộc ta phải nỗ lực tiến bước, thì mới mong đi tới đích được. Nói cách khác, được lãnh nhận Phép Rửa Tội và được làm con Chúa là một ơn cao trọng Thiên Chúa ban cho ta một cách nhưng không, nhưng ta còn nhất thiết bó buộc phải sống xứng đáng với ơn ấy của Chúa nữa mới được, nghĩa là phải thực thi trọn vẹn tinh thần Phúc Âm, đã được gói ghém trong giới luật “Mến Chúa yêu người.”
Tất cả những điều đó muốn khẳng định rằng sự hiện hữu của con người trên trái đất này hay việc Tạo Hóa dựng nên con người trong cuộc sống thể xác đời này là một điều không chỉ hoàn toàn hợp lý, nhưng còn là một điều tốt, là một hồng ân cao trọng của Thiên Chúa ban nữa. Bởi vì, Người muốn cho con người có đủ điều kiện – nghĩa là có một cuộc sống đầy anh dũng, đầy công đức, thánh thiện và công chính – để có thể đạt tới được hạnh phúc bất tận, sau khi họ từ giã cuộc sống tạm đời này và trở về với Người.
Qua những trình bày trên đây có lẽ chúng ta đã chân nhận được rằng chỉ vì yêu thương loài người chúng ta, Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta và ban cho cuộc sống trên mặt đất này, hầu chúng ta có được cơ hội để lập công, để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống đầy hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng, nơi muôn vàn cơ binh Thiên thần và các Thánh hằng chầu chực và hân hoan ca ngợi Thiên Chúa. Chính Thiên đàng mới là quê thật của con người và cuộc sống hạnh phúc sung mãn và vĩnh cửu ở đó cũng mới là cuộc sống chân thật của con người. Nói cách khác, cuộc sống vĩnh cửu và hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng, chính là mục đích tối hậu, mà cuộc sống con người cần phải nhắm tới, cần phải vươn đạt tới. Do đó, cuộc sống đời này của con người chỉ có ý nghĩa, khi tất cả mọi sinh hoạt của nó đều được quy hướng về mục đích chân thật và tối hậu hậu ấy.
Vậy, cuộc sống trong thể xác đời này là một cuộc hành trình, là một sự chuẩn bị, là một sự sửa soạn cho cuộc sống vĩnh cửu mai hậu. Và chỉ những ai biết sống khôn ngoan, tỉnh thức, kiên trì và chuẩn bị đầy đủ chu đáo trong cuộc sống đời này, tức những người biết can đảm sống một cuộc sống thánh thiện, biết trung thành thực thi tinh thần bác ái Kitô giáo, biết hết lòng mến Chúa yêu người, biết sống xả kỷ hy sinh cho công ích, cho các phúc lợi chung của xã hội đồng loại, chứ không bao giờ sống ích kỷ nhỏ nhoi, thù hằn ghen ghét và để lòng mình dính bén một cách thái quá vào các của cải vật chất (x. Mt 25, 31-46), thì mới xứng đáng vào vui hưởng hạnh phúc bất diệt trong cuộc sống vĩnh cửu trên Thiên đàng. Còn những kẻ ích kỷ, gian tham, độc ác, sống một cuộc sống lăng loàn, vô luân và phạm các tội ác chống lại Thiên Chúa cũng như chống lại đồng loại, thì chắc chắn sẽ bị loại ra ngoài và phải vào chốn tối tăm, nơi đầy đau khổ và tuyệt vọng, nơi chỉ dành riêng cho tên ác quỷ và các đồng bọn của nó, đó là: chốn Hỏa ngục khủng khiếp, sặc mùi tử khí. Và đó là luật công bằng tự nhiên, vì Kinh Thánh đã dạy rằng ai gieo giống gì thì sẽ gặt hái được hoa quả của giống ấy, ai gieo trong Thánh Thần thì gặt hái được hoa quả của Thánh Thần là sự sống đời đời, còn ai gieo trong xác thịt thì sẽ gặt hái được hoa quả của xác thịt là sự tiêu diệt (x. Gl 6,7-10).
Nói tóm lại, qua tất cả những trình bày trên đây, chắc hẳn quý bạn đọc đã khám phá được chân lý khách quan này của cuộc sống trần thế của con người, đó là: „Sinh ký Tử quy“, như người Việt Nam chúng ta vốn xưa nay vẫn quan niệm, nghĩa là một khi được sinh ra làm người sống trên trái đất này, thì con người chỉ sống một cuộc đời ký gửi tạm bợ mà thôi, chỉ khi nào chết đi, thì – trong khi thân xác con người trở về an nghỉ trong lòng đất mẹ chờ được sống lại trong ngày tận thế, – linh hồn con người mới thực sự dược quay trở về đoàn tụ với Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên mình. Hay nói cách khác, đối với con người, chết có nghĩa là „Trên Đường trở về Nhà Cha“. Và để có thể nắm bắt và hiểu rõ được chân lý trọng đại này, nhất là để qua đó, mỗi người chúng ta có thể sửa soạn chu đáo cho mình một cuộc đoàn tụ với Đấng Tạo Hóa trong hân hoan, phấn khởi và hạnh phúc, chứ không phải trong đau buồn, ân hận và tuyệt vọng, vì đã tự đánh mất đi cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu, chúng tôi xin chân thành kính mời quý bạn đọc hãy lật giở những trang sau đây trong tập sách nhỏ này.
Nguyện xin Thánh Linh Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, của Thánh Cả Giu-se và của các Thánh Tử Đạo Việt Nam anh hùng, ban cho quý vị nhiều cảm hứng thánh thiện và nhiều suy gẫm hữu ích cho đời sống tâm linh của mình, nhất là ơn biết chuẩn bị chu đáo và đầy đủ cho hành trang cuộc sống mai hậu của mình bằng những việc lành phúc đức, bằng những nghĩa cử bác ái, để sau khi từ giã cuộc sống tạm bợ đời này, quý vị sẽ hân hoan được các Thiên thần Chúa đón về vui hưởng hạnh phúc bất diệt với các Thần Thánh trên Thiên đàng đời đời chẳng cùng.
(Còn tiếp)
BBT. Để góp phần vào các suy niệm trong Tháng Các Linh Hồn, sau đây chúng tôi xin giới thiệu cùng quý độc giả một vài đoạn được trích từ tác phẩm mới nhất của Lm Nguyễn Hữu Thy với tựa đề “Tử Quy hay Trên Đường về Nhà Cha”.
Mục lục
Lời nói đầu
Lý do sự hiện hữu của con người trên cõi đời này
Chương một
Những trải nghiệm có tính cách khoa học về sự chết
I. Những trải nghiệm về sự chết trong văn chương nhân loại
1. Tác phẩm «Gilgamesch-Epos»
2. Triết gia Platon
3. Kinh Thánh Tân Ước
4. Thời trung cổ
II. Những nghiên cứu tân tiến về sự chết
III. Những trải nghiệm của những người sau khi chết lại được hồi sinh
1. Có cảm giác mình đã chết
2. Được bình an và không còn phải đau đớn nữa
3. Trải nghiệm tự thấy mình ở bên ngoài thân xác
4. Trải nghiệm về đường hầm
5. Trải nghiệm về Hỏa ngục
6. Gặp những người quá cố hay những thực thể ánh sáng
7. Cảm nghiệm nhìn lại toàn bộ cuộc sống của mình
IV. Sự chết và thần bí học
1. Những cảm nghiệm thần bí học
2. Cảm nghiệm về ánh sáng
3. Sự chết và cảm nghiệm thần bí
4. Cảm nghiệm về sự chết của thánh nữ Têrêxa Avila
5. Cảm nghiệm về sự chết của Carl Gustav Jung
6. Cảm nghiệm về Thiên Chúa
V. Quan điểm các tôn giáo độc thần về sự chết
1. Do-thái giáo
2. Kitô giáo nói chung
3. Hồi giáo
4. Cái chết của những tên khủng bố ở New York
5. Kết luận
Chương hai
Sự chết và sự sống lại dưới ánh sáng mặc khải
I. Kinh Thánh chứng minh có sự sống lại
1. Sự sống lại của Chúa Giê-su
2. Vương quyền của Đấng Phục Sinh
3. Cùng thống trị với Chúa Giê-su
4. Mầu nhiệm Các Thánh thông công
5. Vai trò trung gian của Đức Maria
II. Giáo huấn của Chúa Giê-su về cuộc sống mai hậu
1. Sự sống lại là một chân lý
1.1. Phẩm chất cuộc sống mới trên Nước Trời
2. Xác loài người ngày sau sống lại
2.1. Niềm xác tín vào sự sống lại bị phản bác
2.2. Nền tảng đức tin Kitô giáo vào sự sống lại
2.3. Niềm tin vào sự sống lại trong Do-thái giáo
2.4. Thân xác con người sau khi sống lại
3. Thời kỳ sau hết
4. Thái độ cần phải có trong khi chờ đợi thời sau hết
4.1.Sống khôn ngoan và tỉnh thức
4.2.Sống tỉnh thức và sẵn sàng
5. Tình thương cứu độ của Thiên Chúa và sự liên đới trong kinh nguyện của người sống đối với kẻ đã qua đời
5.1.Thánh Lễ Misa và lời cầu nguyện cho các linh hồn
5.2.Hiệu quả thực tiễn của một câu chuyện giả tưởng
5.3.Đức Giê-su Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất
5.4.Nguyên tắc cơ bản của tình liên đới Kitô giáo: «Cùng nhau và cho nhau»
5.5.Dâng Thánh Lễ và cầu nguyện cho kẻ khác
5.6.Sự liên đới thực tiễn với các linh hồn
5.7.Một điều cần phải lưu ý
III. Chân dung trung thực của các Thánh nhân Thiên Chúa
1. Trở nên một vị Thánh
2. Gương anh hùng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam
IV. Quan niệm con người về Hỏa ngục
1. Cái hố sâu trong Hỏa ngục
2. Án phạt đời đời
3. Muôn kiếp phải xa lìa Thiên Chúa
V. Thị kiến về Hỏa ngục của thánh nữ Têrêxa Avila
Chương ba
Ngày phán xét chung
I. Nguồn gốc
1. Dấu vết trong lịch sử các tôn giáo ngoài Kitô giáo
2. Qua giáo huấn của Chúa Giê-su
2.1.Thiếu quan tâm tới các đồng loại bất hạnh là trọng tội
2.2.Tiêu chuẩn để đánh giá phúc/tội trước tòa Thiên Chúa
II. Sự phán xét riêng và sự phán xét chung
1. Sự phán xét riêng hay sự phán xét cá nhân
2. Sự phán xét chung hay sự phán xét toàn diện
Chương bốn
Bí tích Hòa Giải, máng thông ơn cứu rỗi
1. Một phương tiện cứu rỗi hữu hiệu nhất
2. Vai trò tâm lý học trong việc xưng tội
2.1.Tình trạng tâm lý bị dồn ép trước sự bất toàn của mình là một thái độ cầu toàn bệnh hoạn
2.2 Diễn tiến của sự ăn năn sám hối thăng tiến sự tự do cá nhân của con người
Chương năm
Tử quy: Chết là đoàn tụ, là trở về Nhà Cha
Chương sáu
Nỗi khốn khổ của các linh hồn trong Luyện ngục
1. Giọt mồ hôi của một Tu Sĩ chết nhỏ xuống tay Tu sĩ bạn
2. Những cực hình các linh hồn phải chịu trong Luyện ngục
3. Lời chứng của một Tu Sĩ về các linh hồn mồ côi
4. Những lỗi lầm các linh hồn phải đền trả trong Luyện ngục
5. Các Kinh Nguyện cầu cho các linh hồn
1) Kinh Cầu Xin
2) Kinh cầu cho các linh hồn
3) Tràng hạt Mân Côi
__________________________________
Lời nói đầu
Lý do sự hiện hữu của con người trên cõi đời này
Kinh Thánh dạy: „Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số? Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong, bỏ lại tài sản mình cho người khác! Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ, nhưng ba tấc đất mới thật là nhà, nơi họ ở muôn đời muôn kiếp“(Tv 49, 10-12).
Đây quả thật là một giáo huấn vô cùng chí lý và thực tiễn, khẳng định một chân lý khách quan và bất biến của cuộc sống con người trên dương thế này. Một chân lý mà tất cả mọi người có trí năng bình thường, dù họ thuộc bất kỳ tôn giáo nào, cũng đều nhận chân được.
Thật vậy, đã làm người sống trên cõi đời này, dù họ là ai đi nữa: người giàu có hay kẻ nghèo khổ, người thông minh tài giỏi hay kẻ dốt nát dại khờ, người nhân hậu hiền lành hay kẻ gian manh độc ác, người thuộc giai cấp quyền quý hay kẻ thuộc tầng lớp thứ dân bình thường, người cai trị hay kẻ bị trị, v.v…, thì một ngày này nào đó – dù sớm hay muộn – ai ai cũng đều phải quay trở về cát bụi, cũng đều phải chết. Kẻ chết vì già nua người chết vì bệnh tật, kẻ chết vì thiên tai người chết vì hoạn nạn. Vâng, kẻ trước người sau, kẻ chết sớm người chết muộn, kẻ chết lúc tuổi còn thanh xuân, người chết lúc tuổi đã xế chiều, tất cả mọi người đều sẽ phải chết. Sự sống đích thực mỗi người chỉ sống được một lần và cái chết đích thực mỗi người cũng chỉ chết một lần mà thôi.
Về cuộc sống ký gửi tạm bợ, nay còn mai mất của con người ở đời này, thi sĩ Linh Mục Xuân Ly Băng cũng đã viết những vần thơ thật trong sáng và cụ thể, giúp chúng ta càng nhìn thấy rõ được sự thật đời mình hơn:
“Đời người hoa nở mong manh,
“sắc hương cho mấy cũng đành t àn đi.
“Đời người sinh ký tử quy,
“Đến kỳ Chúa gọi bỏ quê hương này.
“Ôm ba tấc đất nằm đây,
“Mượn đường nghĩa địa đổi thay hướng đời!”
Chết là ngưỡng cửa mà tất cả mọi người, dù muốn hay không, cũng đều một lần phải bước qua, chỉ vấn nạn khi nào hay ngày giờ nào sự chết sẽ xảy đến cho mỗi người, thì không một ai có thể biết trước một cách chắc chắn được, đúng như câu ngạn ngữ La-tinh vẫn nói: “Mors certa, hora incerta”: chết thì chắc chắn, còn giờ chết thì không rõ ràng! Đó là sự thật thứ nhất. Còn sự thật thứ hai cũng chắc chắn như thế, đó là khi nhắm mắt lìa đời cũng là lúc con người phải hoàn toàn trút bỏ lại tất cả mọi sự thuộc thế giới vật chất này, chứ không thể mang theo được bất cứ vật dụng gì, dù cho chúng có nhỏ bé hay thân thiết với ta đến đâu đi nữa. Không một mảy may. Tiền bạc của cải, thân nhân ruột thịt cũng như bạn bè lối xóm, người thương yêu mình cũng như kẻ ghen ghét mình, và người mình yêu thương quý mến cũng như kẻ mình ghét bỏ hận thù, v.v…, tất cả đều phải bỏ lại hết!
Thật vậy, tất cả mọi sự, dù tốt hay xấu, dù vui hay buồn, cả đến những danh dự cao quý nhất mà người đời có thể dành cho ta, cũng đều giã từ ta và lùi lại phía sau, không có bất cứ ai và không có bất cứ thứ gì có thể đi theo đồng hành với ta cả. Không, hoàn toàn chỉ còn lại một mình ta phải ra đi vào chốn vĩnh cửu mà thôi, không bạn đồng hành, tuyệt đối không có ai cả!
Ở đây, thiết tưởng chúng ta cũng cần ghi nhận thêm điều này là các vua chúa hay những kẻ giàu có ngoại đạo đời xưa đã lầm tưởng rằng, ở thế giới bên kia, các người quá cố của họ cũng vẫn tiếp tục sống một cuộc sống như ở đời này với các nhu cầu hoàn toàn tương tự. Vì thế, họ đã cho chôn theo trong các lăng tẩm hay dưới mồ mả những người quá cố của họ các thứ vàng bạc, các thứ trang sức và các dụng cụ quý báu, nhiều khi còn cho chôn sống một cách vô nhân đạo cả vợ con và tôi nam tớ nữ của những người chết nữa. Nhưng hành động đó chẳng những là một lầm lạc đầy nguy hiểm và man rợ, mà còn cực kỳ khờ dại nữa, vì đã vô tình biến các lăng tẩm và các mộ phần những người quá cố của họ thành mục tiêu cho quân trộm cướp đào bới và phá hoại để tìm lấy vàng bạc và các vật dụng quý báu, như đã từng xảy ra tại các kim tự tháp, nơi chôn cất các vua Pha-ra-ô ở Ai Cập hay tại những lăng tẩm các vua chúa ở Trung Hoa, ở Việt Nam, v.v… Và ngày nay, những người ngoại đạo khác cũng vẫn không tránh được sự lầm tưởng ấy qua việc “đốt đồ vàng mã” tốn kém. Vâng, tại một số các nước ở Á Đông, một số lớn những người không phải là tín hữu Công giáo đã bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của để đi mua các thứ đồ giả làm bằng giấy, như: các thứ tiền bạc, nhà cửa, xe hơi, máy bay hay các vật dụng quen thuộc trong cuộc sống đời này, đem về đốt đi để cho các người chết của họ ở dưới cõi âm sử dụng.
Tất nhiên họ hành động như thế là do lòng hiếu thảo và thương nhớ chân thành đối với người chết, và hành động đó xét về phương diện tâm lý cũng có thể làm vơi nhẹ và an ủi được phần nào sự đau đớn và thương tiếc của họ trước một sự mất mát to lớn, trước sự vĩnh viễn ra đi của người thân. Nhưng thực chất một hành động mang nặng tính cách vật chất như thế thì tuyệt đối không thể làm vui lòng hay giúp gì được cho linh hồn người chết cả, bởi vì sau khi chết, linh hồn con người – vốn bản tính thiêng liêng – sống một cuộc sống bất tử như các Thiên thần, chứ không còn cần tới các thức ăn hay các thứ của cải vật chất nữa.
Đúng thế, trên con đường tiến về chốn vĩnh cửu, mỗi người sẽ là một lữ khách tuyệt đối cô đơn lẻ loi. Hơn nữa, mỗi người phải tự sửa soạn lấy hành trang cho mình và phải tự mang lấy, chứ tuyệt đối không có ai có thể cùng đồng hành với hay sửa soạn và mang giùm hành trang cuộc đời thay cho mình được. Và số phận đời đời của mỗi người cũng sẽ được đánh gia và được thẩm định bởi số hành trang họ mang theo mình: hoặc các việc lành phúc đức từ thiện hay các tội ác chống lại Thiên Chúa và loài người, mà trong suốt cuộc sống trần thế người ấy đã thu thập và chất đầy vào gói hành trang đời mình.
Nhưng nếu khi chết con người phải dứt khoát trút bỏ lại tất cả mọi sự như thế, thì không có nghĩa là tất cả mọi sự, kể cả chính sự sống con người, lại trở về cõi hư không như thuở ban đầu, trước khi con người được hình thành trong lòng mẹ và được sinh ra. Không, hoàn toàn khác với các loài thực vật vô tri vô giác và các loài động vật không có linh hồn; đối với con người, một thụ tạo vừa có thể xác vật chất hay chết và vừa có linh hồn thiêng liêng bất tử, thì chết không phải là hết, là chấm tận hay bị tiêu diệt vĩnh viễn.
Trái lại, sau khi chết, tức sau khi linh hồn con người lìa khỏi thân xác, thì con người vẫn tiếp tục sống và sống một cuộc sống hoàn toàn mới, cuộc sống tựa các Thiên thần, tức một cuộc sống không còn chịu sự chi phối bởi các điều kiện của phạm trù thời gian và không gian, không còn chịu ảnh hưởng của thế giới vật chất này nữa. Cuộc sống mới này là một cuộc sống trường cửu, không bao giờ chết nữa, hoàn toàn bất tử và bất biến.
Vì thế, sự kiện tất cả mọi người – không miễn trừ ai và dù muốn hay không – một ngày kia sẽ phải chết, sẽ phải từ bỏ hoàn toàn cuộc sống đời này và tất cả những gì thuộc về nó, đã khẳng định một cách rõ ràng chân lý khách quan này, đó là: Cuộc sống con người trên trần thế này chỉ là một cuộc sống tạm bợ trong khi chờ đợi cuộc sống vĩnh cửu ở bên kia thế giới, hay người ta cũng có thể nói rằng cuộc sống đời này là một cuộc hành trình dài – từ lúc được sinh ra cho tới khi chết tự nhiên – trên đường tiến về mục đích tối hậu là cuộc sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa trong Nước Trời.
Điều đó là một chân lý bất lay chuyển, một định luật trường cửu mà Tạo Hóa đã thiết đặt, bó buộc toàn thể nhân loại phải chấp nhận và thực thi, dù cho họ có muốn hay không. Và qua chân lý ấy, người khôn ngoan đạo hạnh sẽ rút ra cho mình được bài học quý báu này là trong toàn diện mọi sinh hoạt của cuộc sống: Tư tưởng, lời nói và việc làm, đều phải quy hướng về cuộc sống vĩnh cửu như mục đích tối hậu, chứ không dại dột đặt kế hoạch dài hạn hay đầu tư trọn vẹn mọi sức lực và tài năng cho cuộc sống của mình ở đời này, như thể mình sẽ không bao giờ chết cả. Vâng, người khôn ngoan là người luôn biết sống sẵn sàng như thể mình sẽ chết hôm nay, ngày mai hay ngày mốt. Điều đó muốn nói rằng những gì mỗi người nhất quyết phải làm khi biết mình sắp chết, thì hãy làm ngay bây giờ!
Ở đây, có lẽ người ta sẽ không khỏi thắc mắc và tự hỏi là nếu cuộc sống đời này chỉ là cuộc sống tạm bợ trong khi chờ đợi cuộc sống đích thực trong chốn vĩnh cửu, nhưng lại đầy mọi gian lao khổ cực và đầy mọi thách đố nguy hiểm, thì tại sao Tạo Hóa lại không dựng nên con người và đưa thẳng trực tiếp vào trong thế giới vĩnh cửu, hầu tránh cho con người khỏi phải đối mặt với bao khó khăn vất vả đầy nhiêu khê và bao thừ thách đầy nguy hiểm của cuộc sống trên dương thế này, như ta hằng ngày vẫn phải đối mặt?
Dĩ nhiên, đứng trước một thắc mắc tuy hợp lý nhưng vô cùng nan giải như thế, không ai có thể đưa ra được một câu giải đáp đầy đủ và trọn vẹn, có thể làm thỏa mãn được hoàn toàn thắc mắc ấy. Bởi lẽ, chỉ là thụ tạo, nên không một phàm nhân nào có thể thấu hiểu được mọi thánh ý và mọi an bài vô cùng nhiệm mầu của Thiên Chúa Tạo Hóa. Vâng, loài thụ tạo hữu hạn thì không thể thấu hiểu hoàn toàn được Đấng Tạo Hoá vô biên; nếu không, Người không còn là Tạo Hóa Toàn Năng của toàn thể vũ trụ và của muôn loài muôn vật nữa. Bởi vậy, Lão Tử mới nói: „Đạo khả đạo, phi thường Đạo; Danh khả Danh, phi thường Danh“, nghĩa là Đạo mà hiểu hay diễn giải được, thì không còn là Đạo thường nữa; Danh mà hiểu hay diễn giải được, thì không còn là Danh thường nữa (Đạo Đức Kinh, chương 1). Vâng, một sản phẩm thì không bao giờ có thể hiểu hết được mọi ý định của nghệ nhân làm nên nó.
Tuy nhiên, sau đây chúng tôi cũng thử đưa ra ba suy diễn khả dĩ, cốt mong cho các bạn đọc có thể hiểu được phần nào lý do sự hiện hữu của con người trên trái đất này, hay tại sao Thiên Chúa Tạo Hóa đã dựng nên ta, một thụ tạo duy nhất gồm có thể xác và linh hồn.
Thứ nhất: Một điều chắc chắn mà người ta phải khẳng định là khi dựng nên ta trên cõi đời này cũng như thiết đặt giới hạn cho cuộc sống của ta dài hay ngắn, thì Thiên Chúa chỉ muốn tốt và chỉ muốn điều thiện hảo cho ta mà thôi! Nếu không, Thiên Chúa đã tự mâu thuẫn với chính mình, một điều tuyệt đối không thể xảy ra được. Vì Thiên Chúa là nguồn mạch mọi chân thiện mỹ tuyệt đối, nên Người không thể mâu thuẫn với chính mình được. Đây là một chân lý đòi ta phải kính trọng và chấp nhận một cách đầy xác tín, chứ không còn sự lựa chọn nào khác nữa, nếu ta muốn trở nên người „Quân tử“, tức người minh triết, để thấu hiểu được lẽ trời đất, như Khổng Tử đã dạy: „Quân tử úy thiên mệnh“, người hiền đức quân tử thì tôn kính ý trời, hay nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, là người biết tin tưởng phó thác và vâng theo thánh ý Chúa.
Nhưng điều đó không muốn nói rằng Thiên Chúa đã lấy đi sự tự do của con người. Không, sự tự do là quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người, nên Thiên Chúa hoàn toàn tôn trọng, Người không bao giờ động chạm đến quyền căn bản đó của ta. Thiên Chúa đã dựng nên ta qua sự cộng tác của cha mẹ ta và Người cũng phác họa cho mỗi người một số phận riêng, mà không cần phải hỏi ý kiến đương sự trước. Tuy nhiên, cái số phận riêng đó của mỗi người hoàn toàn không phải là cái định mệnh cứng nhắc, có tính cách máy móc, mù quáng và bất biến, như các đồ đệ của „Thuyết Định Mệnh“ (Déterminisme) vẫn khẳng định. Nhưng mỗi người đều có quyền tham dự vào và đều có thể xoay vần, làm thay đổi hay làm đảo ngược cái số phận của mình. Và đây hẳn là một điều mà bất kỳ ai có trí năng lành mạnh đều có thề nhận thức được. Bởi vậy, chính thi hào Nguyễn Du đã viết trong tác phẩm thời danh „Đoạn Trường Tân Thanh“ của ông: „Xưa nay nhân định thắng thiên vẫn nhiều.“
Thứ hai: Hơn nữa, chính mỗi người chúng ta cũng cảm nhận được rằng được sinh ra làm người sống trên trái đất này là một điều tốt, là một niềm hạnh phúc. Vì thế, theo tâm lý bình thường, ai ai cũng chỉ muốn sống và sợ chết, chứ không một ai muốn chết cả. Dĩ nhiên, ngoại trừ một số rất ít trường hợp quá đặc biệt của những người không còn muốn sống mà chỉ muốn chết. Đó là những người triền miên phải sống trong tuyệt vọng và chán chường hoàn toàn, hoặc vì bệnh tật, vì thất tình, hoặc vì gặp phải những khó khăn trắc trở quá lớn trong cuộc sống và không còn hy vọng tìm ra được lối thoát nào nữa, v.v…! Đối với những người này cuộc sống chỉ còn là “hỏa ngục”, và chết thực sự là được giải thoát. Nhưng đây không phải là quan niệm bình thường của đại đa số nhân loại đánh giá cuộc sống trần thế của họ.
Thứ ba: Tiếp đến, dựa theo sự suy luận hợp lý tự nhiên của trí năng, nếu trong đời thường cái chi càng cao quý, càng có giá trị và càng mang lại cho ta nhiều may mắn, nhiều vinh dự và nhiều hạnh phúc, thì càng đòi hỏi ta phải trả giá rất cao, càng đòi hỏi ta phải khổ công phấn đấu một cách vượt mực, mới mong chiếm hữu được. Ví dụ: muốn được vào học trong một ngôi trường hay một đại học danh giá, hoặc muốn có được một việc làm tốt và ổn định tại một cơ sở hay tại một xí nghiệp nổi tiếng và phát triển hàng đầu, thì tất nhiên đòi hỏi ta phải hội đủ các điều kiện cực kỳ khó khăn tương xứng, bắt buộc ta phải làm thỏa mãn được các yêu sách vô cùng khắt khe được đặt ra.
Nhưng thử hỏi còn có gì có thể so sánh được với cuộc sống vĩnh cửu, với những hạnh phúc bất tận trên Nước Trời? (x. Rm 8,18). Do đó, muốn đạt tới được những hạnh phúc bất tận ấy trong cuộc sống vĩnh cửu mai hậu, thì đòi buộc chúng ta phải có sự nỗ lực chiến đấu một cách đầy dũng cảm phi thường và đầy kiên trì trước đó đã. Chính Chúa Giê-su cũng đã khẳng định điều đó, khi Người nói rằng chỉ những người biết sống phấn đấu một cách mạnh mẽ vượt mực, thì mới mong chiếm hữu được Nước Trời (x. Mt 11,12). Hơn nữa, đó là luật công bằng tự nhiên của trời đất.
Vâng, cảnh bất công „ngồi mát ăn bát vàng“ là một điều hoàn toàn không phù hợp với luật công bằng tự nhiên, là một điều không thể chấp nhận được. Thánh Phao-lô cũng đã thẳng thắn cảnh cáo: „Ai không muốn làm việc thì đừng ăn“ (2Tx 3,10). Nhưng nếu luật công bằng tự nhiên đời này đã khắt khe như thế, thì thử hỏi luật công bằng trên Nước Trời còn khắt khe biết chừng nào! Vâng, Thiên Chúa là Đấng công minh tuyệt đối, sẽ không bao giờ xử sự như thế và Người cũng không để xảy ra như thế. Chỉ người có công mới được ban thưởng, chứ Thiên Chúa không thiên vị ai. Người cũng không cho ai điều gì mà lại không đòi sự cộng tác của người ấy. Nói cách khác, Thiên Chúa chỉ giúp ta các phương tiện để ta có thể đạt được mục đích tốt hay điều thiện hảo, mà ta theo đuổi, còn sự nỗ lực để đạt được mục đích ấy thì chính ta phải tự đảm nhận lấy, chứ Người không bao giờ làm thay cho ta. Đó cũng là ý nghĩa của câu ngạn ngữ người Pháp thường hay nói: “Aide-toi toi-même et Dieu t`aidra”, hay: “Aide-toi et le ciel t`aidra”: Anh hãy tự giúp mình, rồi Trời sẽ giúp anh. Bởi vậy, thánh Augustinô đã phát biểu: „Để dựng nên con, Chúa không cần có con, nhưng để cứu độ con, Chúa rất cần có con cộng tác.“ Đó cũng là lý do tại sao người đời vẫn nói: „Cuộc đời là một cuộc chiến đấu“ hay: „Sống là chiến đấu“.
Hơn nữa, Thiên đàng không phải là ngôi nhà hoang vô chủ để ai muốn vào ra tùy ý, nhưng là “Thiên Cung” tuyệt đối “kín cổng cao tường” của Đức Vua Hoàn Vũ toàn năng, nên chỉ những ai hội đủ các điều kiện vô cùng khắt khe, thì mới được phép bước vào. Chính các Thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng của Thiên Chúa, nhưng trước khi các ngài được vào Thiên đàng hưởng thánh nhan Thiên Chúa, thì các ngài cũng đã phải trải qua những thử thách khó khăn vượt mực. Bởi vậy, một số không ít trong các ngài đã sa ngã phạm tội kiêu ngạo chống lại Thiên Chúa, trở thành ác thần và bị ném xuống âm phủ, tức các ma quỷ trong Hỏa ngục.
Ở điểm này, chúng ta nhận thấy rằng có lẽ vì loài người đang còn trong thể xác với những yếu đuối cố hữu của nó, nên Thiên Chúa đã luôn tỏ ra khoan dung và từ bi đối với họ khi họ phạm tội hơn là đối với các Thiên thần sa ngã. Thật vậy, trong suốt cuộc đời mình, con người đã sa đi ngã lại không biết bao nhiêu lần và phạm không biết bao nhiêu tội lỗi, nhưng Thiên Chúa vẫn “cố tình làm ngơ” cho và tạo điều kiện cho họ có đủ cơ hội và đủ thời giờ để ăn năn hối cải, để hoàn lương và cải thiện, hầu nhờ thế con người được cứu rỗi. Trong khi đó, các Thiên thần chỉ một lần sa ngã là trong nháy mắt bị tống khứ ra khỏi hạnh phúc Thiên đàng và phải trầm luân muôn kiếp trong Hỏa ngục.
Nhưng ở đây còn có hai điều quan trọng khác chúng ta cũng không được phép quên, đó là:
Thứ nhất: Thiên Chúa từ bi và nhân hậu, nhưng đồng thời Người cũng là Thiên Chúa của sự công bằng. Nói cách khác, sự khoan dung và nhẫn nại của Thiên Chúa đối với tội lỗi con người cũng có giới hạn của chúng. Vì thế, chỉ những ai biết lợi dụng ơn Thiên Chúa ban mà cải tà quy chính, thì mới được cứu rỗi! Còn những kẻ dại dột cứ đắm mình trong các thứ bất công và tội lỗi, thì sẽ khó lòng thoát khỏi án phạt đời đời!
Thứ hai: Được rửa tội và được mang danh Kitô hữu là một hồng ân và một vinh dự vô cùng to lớn, nhưng hoàn toàn chưa đủ. Vì Phép Rửa Tội không phải là tờ giấy “Thông Hành” hay tấm “Vé Vào Cửa”, để hễ ai nắm được trong tay thì có quyền đi qua hay được phép bước vào. Trái lại, Phép Rửa Tội chỉ mới là bước khởi đầu quan trọng, còn những đoạn đường “sống đức tin” đầy chông ai thử thách tiếp theo bắt buộc ta phải nỗ lực tiến bước, thì mới mong đi tới đích được. Nói cách khác, được lãnh nhận Phép Rửa Tội và được làm con Chúa là một ơn cao trọng Thiên Chúa ban cho ta một cách nhưng không, nhưng ta còn nhất thiết bó buộc phải sống xứng đáng với ơn ấy của Chúa nữa mới được, nghĩa là phải thực thi trọn vẹn tinh thần Phúc Âm, đã được gói ghém trong giới luật “Mến Chúa yêu người.”
Tất cả những điều đó muốn khẳng định rằng sự hiện hữu của con người trên trái đất này hay việc Tạo Hóa dựng nên con người trong cuộc sống thể xác đời này là một điều không chỉ hoàn toàn hợp lý, nhưng còn là một điều tốt, là một hồng ân cao trọng của Thiên Chúa ban nữa. Bởi vì, Người muốn cho con người có đủ điều kiện – nghĩa là có một cuộc sống đầy anh dũng, đầy công đức, thánh thiện và công chính – để có thể đạt tới được hạnh phúc bất tận, sau khi họ từ giã cuộc sống tạm đời này và trở về với Người.
Qua những trình bày trên đây có lẽ chúng ta đã chân nhận được rằng chỉ vì yêu thương loài người chúng ta, Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta và ban cho cuộc sống trên mặt đất này, hầu chúng ta có được cơ hội để lập công, để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống đầy hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng, nơi muôn vàn cơ binh Thiên thần và các Thánh hằng chầu chực và hân hoan ca ngợi Thiên Chúa. Chính Thiên đàng mới là quê thật của con người và cuộc sống hạnh phúc sung mãn và vĩnh cửu ở đó cũng mới là cuộc sống chân thật của con người. Nói cách khác, cuộc sống vĩnh cửu và hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng, chính là mục đích tối hậu, mà cuộc sống con người cần phải nhắm tới, cần phải vươn đạt tới. Do đó, cuộc sống đời này của con người chỉ có ý nghĩa, khi tất cả mọi sinh hoạt của nó đều được quy hướng về mục đích chân thật và tối hậu hậu ấy.
Vậy, cuộc sống trong thể xác đời này là một cuộc hành trình, là một sự chuẩn bị, là một sự sửa soạn cho cuộc sống vĩnh cửu mai hậu. Và chỉ những ai biết sống khôn ngoan, tỉnh thức, kiên trì và chuẩn bị đầy đủ chu đáo trong cuộc sống đời này, tức những người biết can đảm sống một cuộc sống thánh thiện, biết trung thành thực thi tinh thần bác ái Kitô giáo, biết hết lòng mến Chúa yêu người, biết sống xả kỷ hy sinh cho công ích, cho các phúc lợi chung của xã hội đồng loại, chứ không bao giờ sống ích kỷ nhỏ nhoi, thù hằn ghen ghét và để lòng mình dính bén một cách thái quá vào các của cải vật chất (x. Mt 25, 31-46), thì mới xứng đáng vào vui hưởng hạnh phúc bất diệt trong cuộc sống vĩnh cửu trên Thiên đàng. Còn những kẻ ích kỷ, gian tham, độc ác, sống một cuộc sống lăng loàn, vô luân và phạm các tội ác chống lại Thiên Chúa cũng như chống lại đồng loại, thì chắc chắn sẽ bị loại ra ngoài và phải vào chốn tối tăm, nơi đầy đau khổ và tuyệt vọng, nơi chỉ dành riêng cho tên ác quỷ và các đồng bọn của nó, đó là: chốn Hỏa ngục khủng khiếp, sặc mùi tử khí. Và đó là luật công bằng tự nhiên, vì Kinh Thánh đã dạy rằng ai gieo giống gì thì sẽ gặt hái được hoa quả của giống ấy, ai gieo trong Thánh Thần thì gặt hái được hoa quả của Thánh Thần là sự sống đời đời, còn ai gieo trong xác thịt thì sẽ gặt hái được hoa quả của xác thịt là sự tiêu diệt (x. Gl 6,7-10).
Nói tóm lại, qua tất cả những trình bày trên đây, chắc hẳn quý bạn đọc đã khám phá được chân lý khách quan này của cuộc sống trần thế của con người, đó là: „Sinh ký Tử quy“, như người Việt Nam chúng ta vốn xưa nay vẫn quan niệm, nghĩa là một khi được sinh ra làm người sống trên trái đất này, thì con người chỉ sống một cuộc đời ký gửi tạm bợ mà thôi, chỉ khi nào chết đi, thì – trong khi thân xác con người trở về an nghỉ trong lòng đất mẹ chờ được sống lại trong ngày tận thế, – linh hồn con người mới thực sự dược quay trở về đoàn tụ với Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên mình. Hay nói cách khác, đối với con người, chết có nghĩa là „Trên Đường trở về Nhà Cha“. Và để có thể nắm bắt và hiểu rõ được chân lý trọng đại này, nhất là để qua đó, mỗi người chúng ta có thể sửa soạn chu đáo cho mình một cuộc đoàn tụ với Đấng Tạo Hóa trong hân hoan, phấn khởi và hạnh phúc, chứ không phải trong đau buồn, ân hận và tuyệt vọng, vì đã tự đánh mất đi cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu, chúng tôi xin chân thành kính mời quý bạn đọc hãy lật giở những trang sau đây trong tập sách nhỏ này.
Nguyện xin Thánh Linh Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, của Thánh Cả Giu-se và của các Thánh Tử Đạo Việt Nam anh hùng, ban cho quý vị nhiều cảm hứng thánh thiện và nhiều suy gẫm hữu ích cho đời sống tâm linh của mình, nhất là ơn biết chuẩn bị chu đáo và đầy đủ cho hành trang cuộc sống mai hậu của mình bằng những việc lành phúc đức, bằng những nghĩa cử bác ái, để sau khi từ giã cuộc sống tạm bợ đời này, quý vị sẽ hân hoan được các Thiên thần Chúa đón về vui hưởng hạnh phúc bất diệt với các Thần Thánh trên Thiên đàng đời đời chẳng cùng.
(Còn tiếp)