Chương ba: Ngày phán xét chung (tiếp theo)
II. Sự phán xét riêng và sự phán xét chung
Nhưng trước hết, chúng ta cần phân biệt giữa sự phán xét riêng, tức sự phán xét dành cho từng người ngay sau khi người ấy qua đời và sự phán xét chung dành cho tất cả mọi người trong ngày tận thế, ngày toàn thể nhân loại bị tiêu diệt, và đồng thời cũng là ngày tất cả mọi người đã qua đời – từ khi tạo thiên lập địa cho tới ngày cuối cùng – đều sẽ được sống lại và kết hiệp lại với linh hồn mình để cùng chịu phán xét. Sự phán xét chung này cũng được gọi là ngày phán xét chung. Thật ra, Kinh Thánh chỉ đề cập tới „Ngày của Đức Chúa“, tức ngày Thiên Chúa xét xử nhân loại, chứ không đề cập một cách rõ ràng và trực tiếp đến sự phán xét riêng từng người.
Qua những minh chứng trên đây, chúng ta có thể khẳng định được rằng sự kiện „ngày tận thế“, tức ngày toàn thể nhân loại bị hủy diệt hoàn toàn là một sự thật khách quan, chắc chắn sẽ xảy ra, chứ không phải là một suy đoán mang tính cách giả tưởng, thuần tuý thuộc lãnh vực tu đức, mà tôn giáo đưa ra để „hù dọa“ các tín đồ, hầu muốn làm cho họ sợ mà lo sống trung thành với các giáo lý, biết sống đúng với luân thường đạo lý hơn.
Hơn nữa, dựa theo nguyên tắc suy luận hợp lý, thì tất cả những gì có khởi đầu đều có chấm tận, thế mà vũ trụ vật chất này, trong đó gồm có con người, đã được tạo dựng nên, nghĩa là đã được khởi đầu – vì tự bản chất của nó, vật chất mang trong mình tính cách bào mòn và hư hoại – nên nó không thể tự hiện hữu được, nhưng là đã do Tạo Hóa dựng nên, vì thế một ngày nào đó nó cũng sẽ bị chấm tận, nó cũng sẽ không còn hiện hữu nữa. Tiếp đến, chính khoa học tân tiến ngày nay cũng có thể chứng minh được „ngày sinh“, hay nói cách khác, thời gian khởi đầu sự hiện hữu của trái đất, hành tinh chúng ta đang sinh sống, cũng như ngày mà mọi sinh vật trên trái đất sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Thật thế, theo các nhà khoa học thì trái đất chúng ta xuất hiện trước đây vào khoảng trên bốn tỷ rưỡi năm và còn vào khoảng bốn tỷ hay bốn tỷ rưỡi năm nữa, thì trên trái đất này sẽ không còn bất cứ sinh vật nào có thể tồn tại được nữa, vì vào lúc bấy giờ mặt trời sẽ cuốn hút một số hành tinh nhỏ khác đang vận hành trong quỹ đạo của nó, như thể những bó củi được ném vào đống lửa vĩ đại vậy. Do đó, mặt trời sẽ còn nóng thêm 130° nữa, so với sức nóng hiện tại của nó, và vì thế, tuy trái đất không bị cuốn hút vào trong mặt trời như các hành tinh nhỏ khác đang quay chung quanh nó, nhưng đứng trước sức nóng khủng khiếp như thế của mặt trời, trái đất sẽ bị đốt cháy hoàn toàn và trở thành hoang vu, tương tự như tình trạng hiện nay của mặt trăng hay của sao hỏa, tức chỉ còn là một hành tinh chết, trên đó chỉ còn đá và cát bụi, chứ không còn bất cứ loài sinh vật hay thảo mộc nào còn có thể sống sót trên trái đất được nữa, kể cả con người; chính vòng khí quyển bao quanh trái đất để bảo vệ cho con người và các sinh vật trước mọi đe dọa của hàng triệu triệu thiên thạch vĩ đại đang luôn đe dọa trái đất của chúng ta, cũng sẽ bị thiêu rụi. Hiện tượng quả đất chúng ta đang mỗi ngày một nóng dần lên như chúng ta đang phải chứng kiến hiện nay, rất có thể là một điềm báo trước chăng!
Trên đây là sự minh chứng mà khoa học tân tiến của con người ngày nay có thể đưa ra, nhưng sự an bài và kế hoạch của Thiên Chúa về ngày sau cùng là cả một huyền nhiệm bí ẩn, nên ngoài một mình Thiên Chúa Cha ra, không ai có thể biết trước được, kể cả các Thiên thần và người Con (x. Mt 24,36). Nhưng một điều chắc chắn là „ngày định mệnh“, ngày quyết định ấy sẽ xảy ra. Do đó, chính Chúa Cứu Thế đã căn dặn: „Vậy, anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến, (…) anh em hãy sẵn sàng luôn, vì có thể chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.“ (Mt 24,42-44)
Đàng khác, ngày tận thế, sự phán xét và sự sống lại của thân xác con người là những định tín, là những điều thuộc đức tin Kitô giáo như Giáo Hội đã dạy ta tuyên tín: „Đến ngày tận thế xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sa Hỏa ngục chịu phạt vô cùng.“ (Kinh Nghĩa Đức Tin) Vì chính Kinh Thánh đã dạy: „Bấy giờ tôi thấy một ngai lớn màu trắng và thấy Đấng ngự trên đó. Đất và trời biến mất trước mặt Người, không để lại dấu vết. Rồi tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra, đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tuỳ theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghi chép trong sổ sách“ (Kh 20, 11-12).
Vậy, như vừa nói trên, có hai cuộc „phán xét“: Phán xét riêng, tức sự phán xét cá nhân từng người sau khi người ấy chết, và phán xét chung hay phán xét tập thể, tức sự phán xét con người toàn diện gồm cả xác lẫn hồn và sự phán xét toàn thể nhân loại trong ngày tận thế.
1. Sự phán xét riêng hay phán xét cá nhân
Sau khi một người qua đời, linh hồn người ấy thoát ra khỏi xác và phải trình diện ngay trước tòa Thiên Chúa để chịu phán xét về tất cả mọi phúc/tội người ấy đã làm trong cuộc đời trần thế của mình. Trong cuộc phán xét riêng này, Thiên Chúa chí công sẽ phân xử cho linh hồn người ấy được về Thiên đàng ngay, hay còn phải thanh luyện thêm trong Luyện ngục một thời gian nữa, hoặc bị trầm luân muôn kiếp trong Hỏa ngục, tất cả đều tùy thuộc vào các việc lành phúc đức người ấy đã làm, và tùy thuộc vào các tội nhẹ hay các tội trọng ngưới ấy đã phạm.
Vâng, trong ngày đó, trong giây phút định mệnh đó, tất cả mọi sự – từ lời ăn tiếng nói cho đến các tư tưởng và hành vi cử chỉ tốt xấu mà người ấy đã làm trong suốt cuộc đời mình – sẽ được giải bày ra một cách rõ ràng minh bạch trước mặt người ấy như một cuốn phim thời sự, và tiếp liền theo sau đó là hậu quả nhất định cho các phúc/tội của người ấy, đúng như Kinh Thánh đã dạy, mà sau đây chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn tiêu biểu:
• „Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo các việc họ đã làm“ (Tv 62,13);
• „Người công chính cũng như kẻ gian ác đều sẽ bị Thiên Chúa xét xử. Vì mọi sự, mọi việc đều có thời, có lúc“ (Gv 3,17);
• „Ngày ấy, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm“ (Rm 6,2);
• „Mỗi người chịu xét xử tùy theo các việc đã làm.“ (Kh 20, 13);
Nói rõ hơn, khi một người chết mà còn mang trong mình tội trọng, linh hồn người ấy phải bị kết án trầm luân đời đời trong Hỏa ngục. Trái lại, nếu khi tắt thở lìa đời, chẳng những người ấy đã đền bù đầy đủ các tội lỗi trong quá khứ của mình và hiện tại cũng không sai phạm tội lỗi nào cả, mà người ấy còn đang sống trong tình trạng ơn thánh, nghĩa là đang sống trong sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, thì linh hồn người ấy sẽ được các Thiên thần Chúa rước về Thiên đàng. Còn trường hợp sau cùng, là nếu khi chết, người ấy tuy không mang trong mình tội trọng hay đã phạm tội trọng mà đã ăn năn hối cải, nhưng vẫn còn vướng mắc vào những sai phạm nhẹ, những thiếu sót do yếu đuối và chưa chu toàn đầy đủ việc đền tội của mình, nghĩa là linh hồn người ấy chưa thánh thiện tinh tuyền đủ để xứng đáng vào Thiên đàng là nơi cực thánh, thì linh hồn ấy sẽ còn phải tạm giam trong Luyện ngục. Nhưng chính sự phải xa thánh nhan Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc chân thật của mọi loài thụ tạo, và bị giam cầm trong Luyện ngục như thế là hình khổ dằn vặt và đày đọa các linh hồn khôn kể xiết, vì sau khi chết, linh hồn con người trở nên thông sáng và thấu hiểu được một cách rõ ràng hạnh phúc chân thật là gì. Vì thế, thánh tiến sĩ Augustinô đã nói rằng sự đau khổ các linh hồn phải chịu trong Luyện ngục còn muôn phần nặng nề hơn tất cả mọi đau khổ phải chịu trong cuộc sống đời này.
2. Sự phán xét chung hay sự phán xét toàn diện
Sự phán chung hay sự phán xét toàn diện không chỉ hiểu là sự phán xét toàn thể nhân loại trong ngày tận thế, nhưng còn có nghĩa là sự phán xét mỗi người trong con người toàn diện của người ấy, tức cả linh hồn và thể xác của người ấy.
Thật vậy, trong cuộc phán xét riêng mỗi người khi người ấy vừa chết, chỉ linh hồn người ấy phải chịu phán xét mà thôi, còn thân xác được an nghỉ trong lòng đất chờ ngày sống lại, chứ chưa tham dự vào lần phán xét riêng ấy. Nhưng trong ngày tận thế cũng là ngày phán xét chung, thân xác con người sẽ được sống lại trong sự bất tử và cùng chịu phán xét với linh hồn. Về điểm này thánh Phao-lô cũng đã đề cập đến trong Thư gửi giáo đoàn Cô-rin-thô như sau:
„Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát. Còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân xác phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân xác phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử“ (1Cr 15,51-53).
Vâng, lúc bấy giờ thân xác con người sẽ được sống lại để cùng với linh hồn sống một cuộc sống vĩnh cửu và được thưởng công cùng với các chư Thánh trên chốn hoan lạc do những điều thiện hảo, mà nó đã thực hiện, nhưng trái lại, nếu thân xác con người đã làm những điều quấy, những điều bất công và sai phạm, thì nó cũng sẽ phải chịu hình phạt tương xứng. Điều đó cũng muốn nói rằng sau khi sống lại thân xác các người lành thánh sẽ trở nên sáng láng rực rỡ như các Thiên thần và tỏa sáng như các vì sao trên trời, còn thân xác những kẻ dữ bị kết án, thì trở nên vô cùng u sầu ảm đạm, vì đời đời phải trầm luân trong Hỏa ngục, chốn đầy đắng cay khổ ải, cùng với các ác quỷ và các đồ đệ đầy hung dữ của chúng.
Vậy, tất cả những người khi còn sống trên cõi đời này đã biết can đảm chiến thắng và làm chủ được thân xác mình một cách hợp lý, nhất là đã biết sử dụng thân xác mình và các tài năng thiên phú của nó để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa và phục vụ anh chị em đồng loại của mình, nhất là những người nghèo đói và bất hạnh, một các vô vị kỷ, thì giờ đây – trong ngày tận thế, thân xác họ được sống lại đầy sáng láng và kết hợp với linh hồn cùng vào chung hưởng hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng – niềm hoan lạc và sự vinh dự của họ thật lớn lao biết chừng nào! Trong khi đó, ngược lại, những người khi còn sống ở trên trần gian, chỉ biết chiều chuộng thân xác và tìm mọi cách làm thoả mãn tất cả mọi đòi hỏi bất chính và vô độ của nó và dùng nó để phạm các thứ tội chống lại Thiên Chúa và chống lại loài người, thì giờ đây được sống lại, nỗi bất hạnh và sự đau khổ của họ biết kể sao cho cùng, khi thân xác đó của họ bị ném vào hố sâu đầy tối tăm và sặc mùi tử khí và chịu thiêu đốt bằng một thứ lửa không hề tắt: lửa „muôn kiếp phải sống xa lìa Thiên Chúa“, lửa „tiếc nuối“, lửa „hối hận“, lửa „tuyệt vọng“, v.v… Và ngày đêm phải nghe văng vẵng bên tai hai tiếng: Đời đời! Đời đời!
Ở đây, thiết tưởng chúng ta cũng cần phải xác tín điều này là tất cả mọi tư tưởng hay và mọi lời nói đẹp về đàng trọn lành, về sự thánh thiện, về các nhân đức công bằng và bác ái, v.v…, mà nếu thiếu hành động cụ thể kèm theo, nghĩa là nếu người ta không đem những tư tưởng và những lời nói hay đẹp ấy ra áp dụng vào đời sống cụ thể của mình, thì tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi, vì chẳng mang lại bất cứ điều thiện hảo nào cho ai cả. Ngay cả những hiểu biết và những tri thức tích cực mà có lẽ chúng ta có được khi lật đọc những trang sách này cũng sẽ vô ích, nếu như chúng ta không bắt đầu qui hướng đời mình vào mục đích tối hậu, tức cuộc sống vĩnh cửu, ngay hôm nay.
Nền tảng chính của ngày phán xét chung là sự vinh hiển của Đức Kitô, Quan Án chí công. Sự vinh hiển ấy cần phải xảy đến và hiện thực trước mặt toàn thể nhân loại, trước mặt người lành cũng như kẻ dữ. Các Thiên thần sẽ thổi loa tập trung tất cả mọi dân tộc lại trước ngai tòa Đức Kitô để chịu phán xét. Bởi vậy, ngày phán xét chung chắc chắn cũng sẽ xảy ra tại thung lũng Gio-sa-phát, kế cận thành Giê-ru-sa-lem, hầu để tất cả mọi người sống và kẻ chết đều có thể chiêm ngưỡng Đức Chúa với tất cả uy quyền và vinh quang tuyệt đối của Người ngự ở chính nơi người ta đã chối từ Người, đã hành hạ và xỉ vả Người một cách bất công cũng như đã kết án tử và đóng đinh Người trên thập giá như một tên trộm cướp.
Chính Đức Kitô đã mặc khải trước:
„Ngay sau những ngày gian nan ấy, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sang, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ dấu hiệu của Con Người (tức Thánh Giá) sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ nhìn thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. Người sẽ sai các Thiên thần của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương, từ chân trời này đến chân trời kia.“ (Mt 24,29-31)
Sau cùng, một điều quan trọng khác mà chúng ta cũng cần phải xác tín một cách rõ ràng, đó là sự phán xét của Thiên Chúa tuyệt đối công binh chính đại, vì Người không hề thiên vị bất cứ ai. Bởi vậy, nếu trong ngày phán xét, những kẻ dữ bị kết án, bị loại ra khỏi hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu của Nước Trời và phải trầm luân muôn kiếp trong Hỏa ngục, hoàn toàn là một điều công bằng và hợp lý, chứ không có gì là bất công hay bất khoan dung cả. Và chính những kẻ dữ cũng không thể kêu ca, phản kháng hay biện minh được, bởi vì: một cách nào đó, người ta cũng có thể so sánh hạnh phúc được vào hưởng cuộc sống đầy hoan lạc bất diệt trên Thiên đàng, cũng tương tự như được tham dự vào tiệc cưới đầy sang trọng của bậc đế vương, nhưng nếu những kẻ dữ là những người do khinh suất nên không chịu mặc „Lễ phục tiệc cưới“, tức thiếu đời sống công chính và đức hạnh, thì tất nhiên họ sẽ bị loại ra ngoài (x Mt 22,11-13). Hơn nữa, hạnh phúc Thiên đàng thực sự là một «kho tàng» vô giá, nên theo Chúa Giê-su, người ta cần phải suốt đời nỗ lực chiến đấu một cách căm go và kiên trì, thì mới mong chiếm hữu được (x. Lc 16,16).
Vâng, vì trong suốt cuộc sống đời này, những kẻ dữ cũng đã từng được tắm gội trong trong ơn trời, từng đã được hưởng tình thương và lòng khoan dung nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, hoàn toàn như các người lành, nếu không nói là nhiều khi Thiên Chúa còn thương ban cho họ được hưởng nhiều may mắn và ưu đãi hơn những người công chính, vì Người muốn động viên và khuyến khích họ biết nghĩ đến và khám phá ra tình thương bao la của Người dành cho họ, để may ra họ còn biết ăn năn hối cải, và nhờ thế, họ sẽ được cứu rỗi chăng.
Thái độ đầy nhân từ đó của Chúa đối với kẻ có tội, cũng giống thái độ người chăn chiên tốt đã bỏ chín mươi chín con chiên lại trên núi để đi tìm con chiên bị thất lạc (x. Mt 18,12-14). Ngoài ra, chắc chắn rằng họ còn được chứng kiến biết bao dấu chỉ mà Thiên Chúa đã tỏ ra trong suốt cuộc đời họ, hoặc bằng cách này hoặc bằng cách kia, để nhắc nhủ và cảnh cáo họ biết hồi tâm canh tân cuộc sống và biết sửa đổi mọi tư duy, mọi lời nói và mọi hành động bất chính của mình, và quay trở về với cuộc sống ngay chính và lương thiện của những người làm con Chúa.
Nói tóm lại, Thiên Chúa vô cùng nhân hậu và kiên nhẫn chờ đợi sự hoàn lương, sự cải tà qui chính của kẻ dữ. Người luôn dành cho họ dư đủ thời giờ để suy tư về cuộc sống lầm lạc của mình và quay trở về với Người, chứ Người không bao giờ vội vàng, nóng nảy cả, như chính Người đã xác định trong dụ ngôn „Cỏ lùng vực“: Thiên Chúa cũng xử sự tương tự như người chủ điền nhân hậu kia, đã nhẫn nại để cho cỏ lùng cùng mọc chung với lúa mì, mãi cho tới mùa gặt mới quyết định cho người nhổ đi và quẳng vào lửa (x. Mt 13,24-30).
Vậy, sự cứu rỗi hay sự hư mất đời đời của mỗi người, hoàn toàn tùy thuộc vào sự quyết định đầy tự do của người ấy, tùy thuộc vào việc người ấy có ý thức được thực trạng tội lỗi của mình hay không, có biết ăn năn hối cải và quay trở về cùng Thiên Chúa hay không. Và bởi vì con người có tự do như thế, nên Thiên Chúa chỉ có thể giới thiệu cho con người lối đi dẫn tới sự cứu rỗi và sẵn sàng trợ giúp cho họ các phương tiện cần thiết để họ đạt được mục đích ấy, nhưng tuyệt đối Người không bao giờ can thiệp vào sự quyết định tự do của con người. Thiên Chúa là nguồn mạch ơn cứu rỗi và sự hạnh phúc chân thật, nhưng Người lại không bao giờ bó buộc ai phải đến với Người cả. Con người hoàn toàn được tự do chọn lựa, hoặc đến với Người để được cứu rỗi hoặc lìa xa Người để rồi liều mình hư mất đời đời, tất cả đề tùy thuộc sự quyết định tự do của họ. Vì thế, sự cứu rỗi và công việc nên thánh của mỗi người là sự nỗ lực anh dũng và trường kỳ của bản thân người ấy. Thiên Chúa chỉ ban ơn trợ giúp và những phương tiện cần thiết và hữu hiệu mà thôi, chứ Người không bao giờ làm công việc ăn năn sám hối hay nên thánh thay cho ai cả. Đó cũng là ý nghĩa câu nói của Thánh Augustinô: “Để dựng lên con, Chúa không cần có con. Nhưng để cứu độ con, Chúa rất cần có con cộng tác”.
(Còn tiếp)
II. Sự phán xét riêng và sự phán xét chung
Nhưng trước hết, chúng ta cần phân biệt giữa sự phán xét riêng, tức sự phán xét dành cho từng người ngay sau khi người ấy qua đời và sự phán xét chung dành cho tất cả mọi người trong ngày tận thế, ngày toàn thể nhân loại bị tiêu diệt, và đồng thời cũng là ngày tất cả mọi người đã qua đời – từ khi tạo thiên lập địa cho tới ngày cuối cùng – đều sẽ được sống lại và kết hiệp lại với linh hồn mình để cùng chịu phán xét. Sự phán xét chung này cũng được gọi là ngày phán xét chung. Thật ra, Kinh Thánh chỉ đề cập tới „Ngày của Đức Chúa“, tức ngày Thiên Chúa xét xử nhân loại, chứ không đề cập một cách rõ ràng và trực tiếp đến sự phán xét riêng từng người.
Qua những minh chứng trên đây, chúng ta có thể khẳng định được rằng sự kiện „ngày tận thế“, tức ngày toàn thể nhân loại bị hủy diệt hoàn toàn là một sự thật khách quan, chắc chắn sẽ xảy ra, chứ không phải là một suy đoán mang tính cách giả tưởng, thuần tuý thuộc lãnh vực tu đức, mà tôn giáo đưa ra để „hù dọa“ các tín đồ, hầu muốn làm cho họ sợ mà lo sống trung thành với các giáo lý, biết sống đúng với luân thường đạo lý hơn.
Hơn nữa, dựa theo nguyên tắc suy luận hợp lý, thì tất cả những gì có khởi đầu đều có chấm tận, thế mà vũ trụ vật chất này, trong đó gồm có con người, đã được tạo dựng nên, nghĩa là đã được khởi đầu – vì tự bản chất của nó, vật chất mang trong mình tính cách bào mòn và hư hoại – nên nó không thể tự hiện hữu được, nhưng là đã do Tạo Hóa dựng nên, vì thế một ngày nào đó nó cũng sẽ bị chấm tận, nó cũng sẽ không còn hiện hữu nữa. Tiếp đến, chính khoa học tân tiến ngày nay cũng có thể chứng minh được „ngày sinh“, hay nói cách khác, thời gian khởi đầu sự hiện hữu của trái đất, hành tinh chúng ta đang sinh sống, cũng như ngày mà mọi sinh vật trên trái đất sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Thật thế, theo các nhà khoa học thì trái đất chúng ta xuất hiện trước đây vào khoảng trên bốn tỷ rưỡi năm và còn vào khoảng bốn tỷ hay bốn tỷ rưỡi năm nữa, thì trên trái đất này sẽ không còn bất cứ sinh vật nào có thể tồn tại được nữa, vì vào lúc bấy giờ mặt trời sẽ cuốn hút một số hành tinh nhỏ khác đang vận hành trong quỹ đạo của nó, như thể những bó củi được ném vào đống lửa vĩ đại vậy. Do đó, mặt trời sẽ còn nóng thêm 130° nữa, so với sức nóng hiện tại của nó, và vì thế, tuy trái đất không bị cuốn hút vào trong mặt trời như các hành tinh nhỏ khác đang quay chung quanh nó, nhưng đứng trước sức nóng khủng khiếp như thế của mặt trời, trái đất sẽ bị đốt cháy hoàn toàn và trở thành hoang vu, tương tự như tình trạng hiện nay của mặt trăng hay của sao hỏa, tức chỉ còn là một hành tinh chết, trên đó chỉ còn đá và cát bụi, chứ không còn bất cứ loài sinh vật hay thảo mộc nào còn có thể sống sót trên trái đất được nữa, kể cả con người; chính vòng khí quyển bao quanh trái đất để bảo vệ cho con người và các sinh vật trước mọi đe dọa của hàng triệu triệu thiên thạch vĩ đại đang luôn đe dọa trái đất của chúng ta, cũng sẽ bị thiêu rụi. Hiện tượng quả đất chúng ta đang mỗi ngày một nóng dần lên như chúng ta đang phải chứng kiến hiện nay, rất có thể là một điềm báo trước chăng!
Trên đây là sự minh chứng mà khoa học tân tiến của con người ngày nay có thể đưa ra, nhưng sự an bài và kế hoạch của Thiên Chúa về ngày sau cùng là cả một huyền nhiệm bí ẩn, nên ngoài một mình Thiên Chúa Cha ra, không ai có thể biết trước được, kể cả các Thiên thần và người Con (x. Mt 24,36). Nhưng một điều chắc chắn là „ngày định mệnh“, ngày quyết định ấy sẽ xảy ra. Do đó, chính Chúa Cứu Thế đã căn dặn: „Vậy, anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến, (…) anh em hãy sẵn sàng luôn, vì có thể chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.“ (Mt 24,42-44)
Đàng khác, ngày tận thế, sự phán xét và sự sống lại của thân xác con người là những định tín, là những điều thuộc đức tin Kitô giáo như Giáo Hội đã dạy ta tuyên tín: „Đến ngày tận thế xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sa Hỏa ngục chịu phạt vô cùng.“ (Kinh Nghĩa Đức Tin) Vì chính Kinh Thánh đã dạy: „Bấy giờ tôi thấy một ngai lớn màu trắng và thấy Đấng ngự trên đó. Đất và trời biến mất trước mặt Người, không để lại dấu vết. Rồi tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra, đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tuỳ theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghi chép trong sổ sách“ (Kh 20, 11-12).
Vậy, như vừa nói trên, có hai cuộc „phán xét“: Phán xét riêng, tức sự phán xét cá nhân từng người sau khi người ấy chết, và phán xét chung hay phán xét tập thể, tức sự phán xét con người toàn diện gồm cả xác lẫn hồn và sự phán xét toàn thể nhân loại trong ngày tận thế.
1. Sự phán xét riêng hay phán xét cá nhân
Sau khi một người qua đời, linh hồn người ấy thoát ra khỏi xác và phải trình diện ngay trước tòa Thiên Chúa để chịu phán xét về tất cả mọi phúc/tội người ấy đã làm trong cuộc đời trần thế của mình. Trong cuộc phán xét riêng này, Thiên Chúa chí công sẽ phân xử cho linh hồn người ấy được về Thiên đàng ngay, hay còn phải thanh luyện thêm trong Luyện ngục một thời gian nữa, hoặc bị trầm luân muôn kiếp trong Hỏa ngục, tất cả đều tùy thuộc vào các việc lành phúc đức người ấy đã làm, và tùy thuộc vào các tội nhẹ hay các tội trọng ngưới ấy đã phạm.
Vâng, trong ngày đó, trong giây phút định mệnh đó, tất cả mọi sự – từ lời ăn tiếng nói cho đến các tư tưởng và hành vi cử chỉ tốt xấu mà người ấy đã làm trong suốt cuộc đời mình – sẽ được giải bày ra một cách rõ ràng minh bạch trước mặt người ấy như một cuốn phim thời sự, và tiếp liền theo sau đó là hậu quả nhất định cho các phúc/tội của người ấy, đúng như Kinh Thánh đã dạy, mà sau đây chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn tiêu biểu:
• „Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo các việc họ đã làm“ (Tv 62,13);
• „Người công chính cũng như kẻ gian ác đều sẽ bị Thiên Chúa xét xử. Vì mọi sự, mọi việc đều có thời, có lúc“ (Gv 3,17);
• „Ngày ấy, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm“ (Rm 6,2);
• „Mỗi người chịu xét xử tùy theo các việc đã làm.“ (Kh 20, 13);
Nói rõ hơn, khi một người chết mà còn mang trong mình tội trọng, linh hồn người ấy phải bị kết án trầm luân đời đời trong Hỏa ngục. Trái lại, nếu khi tắt thở lìa đời, chẳng những người ấy đã đền bù đầy đủ các tội lỗi trong quá khứ của mình và hiện tại cũng không sai phạm tội lỗi nào cả, mà người ấy còn đang sống trong tình trạng ơn thánh, nghĩa là đang sống trong sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, thì linh hồn người ấy sẽ được các Thiên thần Chúa rước về Thiên đàng. Còn trường hợp sau cùng, là nếu khi chết, người ấy tuy không mang trong mình tội trọng hay đã phạm tội trọng mà đã ăn năn hối cải, nhưng vẫn còn vướng mắc vào những sai phạm nhẹ, những thiếu sót do yếu đuối và chưa chu toàn đầy đủ việc đền tội của mình, nghĩa là linh hồn người ấy chưa thánh thiện tinh tuyền đủ để xứng đáng vào Thiên đàng là nơi cực thánh, thì linh hồn ấy sẽ còn phải tạm giam trong Luyện ngục. Nhưng chính sự phải xa thánh nhan Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc chân thật của mọi loài thụ tạo, và bị giam cầm trong Luyện ngục như thế là hình khổ dằn vặt và đày đọa các linh hồn khôn kể xiết, vì sau khi chết, linh hồn con người trở nên thông sáng và thấu hiểu được một cách rõ ràng hạnh phúc chân thật là gì. Vì thế, thánh tiến sĩ Augustinô đã nói rằng sự đau khổ các linh hồn phải chịu trong Luyện ngục còn muôn phần nặng nề hơn tất cả mọi đau khổ phải chịu trong cuộc sống đời này.
2. Sự phán xét chung hay sự phán xét toàn diện
Sự phán chung hay sự phán xét toàn diện không chỉ hiểu là sự phán xét toàn thể nhân loại trong ngày tận thế, nhưng còn có nghĩa là sự phán xét mỗi người trong con người toàn diện của người ấy, tức cả linh hồn và thể xác của người ấy.
Thật vậy, trong cuộc phán xét riêng mỗi người khi người ấy vừa chết, chỉ linh hồn người ấy phải chịu phán xét mà thôi, còn thân xác được an nghỉ trong lòng đất chờ ngày sống lại, chứ chưa tham dự vào lần phán xét riêng ấy. Nhưng trong ngày tận thế cũng là ngày phán xét chung, thân xác con người sẽ được sống lại trong sự bất tử và cùng chịu phán xét với linh hồn. Về điểm này thánh Phao-lô cũng đã đề cập đến trong Thư gửi giáo đoàn Cô-rin-thô như sau:
„Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát. Còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân xác phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân xác phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử“ (1Cr 15,51-53).
Vâng, lúc bấy giờ thân xác con người sẽ được sống lại để cùng với linh hồn sống một cuộc sống vĩnh cửu và được thưởng công cùng với các chư Thánh trên chốn hoan lạc do những điều thiện hảo, mà nó đã thực hiện, nhưng trái lại, nếu thân xác con người đã làm những điều quấy, những điều bất công và sai phạm, thì nó cũng sẽ phải chịu hình phạt tương xứng. Điều đó cũng muốn nói rằng sau khi sống lại thân xác các người lành thánh sẽ trở nên sáng láng rực rỡ như các Thiên thần và tỏa sáng như các vì sao trên trời, còn thân xác những kẻ dữ bị kết án, thì trở nên vô cùng u sầu ảm đạm, vì đời đời phải trầm luân trong Hỏa ngục, chốn đầy đắng cay khổ ải, cùng với các ác quỷ và các đồ đệ đầy hung dữ của chúng.
Vậy, tất cả những người khi còn sống trên cõi đời này đã biết can đảm chiến thắng và làm chủ được thân xác mình một cách hợp lý, nhất là đã biết sử dụng thân xác mình và các tài năng thiên phú của nó để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa và phục vụ anh chị em đồng loại của mình, nhất là những người nghèo đói và bất hạnh, một các vô vị kỷ, thì giờ đây – trong ngày tận thế, thân xác họ được sống lại đầy sáng láng và kết hợp với linh hồn cùng vào chung hưởng hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng – niềm hoan lạc và sự vinh dự của họ thật lớn lao biết chừng nào! Trong khi đó, ngược lại, những người khi còn sống ở trên trần gian, chỉ biết chiều chuộng thân xác và tìm mọi cách làm thoả mãn tất cả mọi đòi hỏi bất chính và vô độ của nó và dùng nó để phạm các thứ tội chống lại Thiên Chúa và chống lại loài người, thì giờ đây được sống lại, nỗi bất hạnh và sự đau khổ của họ biết kể sao cho cùng, khi thân xác đó của họ bị ném vào hố sâu đầy tối tăm và sặc mùi tử khí và chịu thiêu đốt bằng một thứ lửa không hề tắt: lửa „muôn kiếp phải sống xa lìa Thiên Chúa“, lửa „tiếc nuối“, lửa „hối hận“, lửa „tuyệt vọng“, v.v… Và ngày đêm phải nghe văng vẵng bên tai hai tiếng: Đời đời! Đời đời!
Ở đây, thiết tưởng chúng ta cũng cần phải xác tín điều này là tất cả mọi tư tưởng hay và mọi lời nói đẹp về đàng trọn lành, về sự thánh thiện, về các nhân đức công bằng và bác ái, v.v…, mà nếu thiếu hành động cụ thể kèm theo, nghĩa là nếu người ta không đem những tư tưởng và những lời nói hay đẹp ấy ra áp dụng vào đời sống cụ thể của mình, thì tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi, vì chẳng mang lại bất cứ điều thiện hảo nào cho ai cả. Ngay cả những hiểu biết và những tri thức tích cực mà có lẽ chúng ta có được khi lật đọc những trang sách này cũng sẽ vô ích, nếu như chúng ta không bắt đầu qui hướng đời mình vào mục đích tối hậu, tức cuộc sống vĩnh cửu, ngay hôm nay.
Nền tảng chính của ngày phán xét chung là sự vinh hiển của Đức Kitô, Quan Án chí công. Sự vinh hiển ấy cần phải xảy đến và hiện thực trước mặt toàn thể nhân loại, trước mặt người lành cũng như kẻ dữ. Các Thiên thần sẽ thổi loa tập trung tất cả mọi dân tộc lại trước ngai tòa Đức Kitô để chịu phán xét. Bởi vậy, ngày phán xét chung chắc chắn cũng sẽ xảy ra tại thung lũng Gio-sa-phát, kế cận thành Giê-ru-sa-lem, hầu để tất cả mọi người sống và kẻ chết đều có thể chiêm ngưỡng Đức Chúa với tất cả uy quyền và vinh quang tuyệt đối của Người ngự ở chính nơi người ta đã chối từ Người, đã hành hạ và xỉ vả Người một cách bất công cũng như đã kết án tử và đóng đinh Người trên thập giá như một tên trộm cướp.
Chính Đức Kitô đã mặc khải trước:
„Ngay sau những ngày gian nan ấy, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sang, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ dấu hiệu của Con Người (tức Thánh Giá) sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ nhìn thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. Người sẽ sai các Thiên thần của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương, từ chân trời này đến chân trời kia.“ (Mt 24,29-31)
Sau cùng, một điều quan trọng khác mà chúng ta cũng cần phải xác tín một cách rõ ràng, đó là sự phán xét của Thiên Chúa tuyệt đối công binh chính đại, vì Người không hề thiên vị bất cứ ai. Bởi vậy, nếu trong ngày phán xét, những kẻ dữ bị kết án, bị loại ra khỏi hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu của Nước Trời và phải trầm luân muôn kiếp trong Hỏa ngục, hoàn toàn là một điều công bằng và hợp lý, chứ không có gì là bất công hay bất khoan dung cả. Và chính những kẻ dữ cũng không thể kêu ca, phản kháng hay biện minh được, bởi vì: một cách nào đó, người ta cũng có thể so sánh hạnh phúc được vào hưởng cuộc sống đầy hoan lạc bất diệt trên Thiên đàng, cũng tương tự như được tham dự vào tiệc cưới đầy sang trọng của bậc đế vương, nhưng nếu những kẻ dữ là những người do khinh suất nên không chịu mặc „Lễ phục tiệc cưới“, tức thiếu đời sống công chính và đức hạnh, thì tất nhiên họ sẽ bị loại ra ngoài (x Mt 22,11-13). Hơn nữa, hạnh phúc Thiên đàng thực sự là một «kho tàng» vô giá, nên theo Chúa Giê-su, người ta cần phải suốt đời nỗ lực chiến đấu một cách căm go và kiên trì, thì mới mong chiếm hữu được (x. Lc 16,16).
Vâng, vì trong suốt cuộc sống đời này, những kẻ dữ cũng đã từng được tắm gội trong trong ơn trời, từng đã được hưởng tình thương và lòng khoan dung nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, hoàn toàn như các người lành, nếu không nói là nhiều khi Thiên Chúa còn thương ban cho họ được hưởng nhiều may mắn và ưu đãi hơn những người công chính, vì Người muốn động viên và khuyến khích họ biết nghĩ đến và khám phá ra tình thương bao la của Người dành cho họ, để may ra họ còn biết ăn năn hối cải, và nhờ thế, họ sẽ được cứu rỗi chăng.
Thái độ đầy nhân từ đó của Chúa đối với kẻ có tội, cũng giống thái độ người chăn chiên tốt đã bỏ chín mươi chín con chiên lại trên núi để đi tìm con chiên bị thất lạc (x. Mt 18,12-14). Ngoài ra, chắc chắn rằng họ còn được chứng kiến biết bao dấu chỉ mà Thiên Chúa đã tỏ ra trong suốt cuộc đời họ, hoặc bằng cách này hoặc bằng cách kia, để nhắc nhủ và cảnh cáo họ biết hồi tâm canh tân cuộc sống và biết sửa đổi mọi tư duy, mọi lời nói và mọi hành động bất chính của mình, và quay trở về với cuộc sống ngay chính và lương thiện của những người làm con Chúa.
Nói tóm lại, Thiên Chúa vô cùng nhân hậu và kiên nhẫn chờ đợi sự hoàn lương, sự cải tà qui chính của kẻ dữ. Người luôn dành cho họ dư đủ thời giờ để suy tư về cuộc sống lầm lạc của mình và quay trở về với Người, chứ Người không bao giờ vội vàng, nóng nảy cả, như chính Người đã xác định trong dụ ngôn „Cỏ lùng vực“: Thiên Chúa cũng xử sự tương tự như người chủ điền nhân hậu kia, đã nhẫn nại để cho cỏ lùng cùng mọc chung với lúa mì, mãi cho tới mùa gặt mới quyết định cho người nhổ đi và quẳng vào lửa (x. Mt 13,24-30).
Vậy, sự cứu rỗi hay sự hư mất đời đời của mỗi người, hoàn toàn tùy thuộc vào sự quyết định đầy tự do của người ấy, tùy thuộc vào việc người ấy có ý thức được thực trạng tội lỗi của mình hay không, có biết ăn năn hối cải và quay trở về cùng Thiên Chúa hay không. Và bởi vì con người có tự do như thế, nên Thiên Chúa chỉ có thể giới thiệu cho con người lối đi dẫn tới sự cứu rỗi và sẵn sàng trợ giúp cho họ các phương tiện cần thiết để họ đạt được mục đích ấy, nhưng tuyệt đối Người không bao giờ can thiệp vào sự quyết định tự do của con người. Thiên Chúa là nguồn mạch ơn cứu rỗi và sự hạnh phúc chân thật, nhưng Người lại không bao giờ bó buộc ai phải đến với Người cả. Con người hoàn toàn được tự do chọn lựa, hoặc đến với Người để được cứu rỗi hoặc lìa xa Người để rồi liều mình hư mất đời đời, tất cả đề tùy thuộc sự quyết định tự do của họ. Vì thế, sự cứu rỗi và công việc nên thánh của mỗi người là sự nỗ lực anh dũng và trường kỳ của bản thân người ấy. Thiên Chúa chỉ ban ơn trợ giúp và những phương tiện cần thiết và hữu hiệu mà thôi, chứ Người không bao giờ làm công việc ăn năn sám hối hay nên thánh thay cho ai cả. Đó cũng là ý nghĩa câu nói của Thánh Augustinô: “Để dựng lên con, Chúa không cần có con. Nhưng để cứu độ con, Chúa rất cần có con cộng tác”.
(Còn tiếp)