Thắc mắc con người ở đâu ra là câu hỏi cổ xưa. Xin tạm chia làm hai ý tưởng chính.
Nhóm Pharisiêu tin là có sự sống lại. Nhóm Xađốc tin chết là hết, không còn chi.
Nhóm Pharisiêu tin như người Kitô hữu tin. Chúa lấy bùn đất tạo thành con người. Sau khi tạo thành con người Chúa ban cho bùn đất đó sự sống. Bùn đất trở nên linh thánh vì có Thần Khí Chúa. Bùn đất đó thoát khỏi thối nát vì nhận ơn cứu độ, sự sống trường sinh do chính Chúa Kitô trao ban. Vì thế sau khi qua đời con người nhận ơn cứu độ, sống trong nhà Chúa.
Nhóm Xađốc thiên về vật chất giải thích con người bởi vật chất tạo thành vì thế sau khi chết đi người đó biến thành tro bụi, trở về với vật chất mà không còn gì sót lại.
Cả hai ý tưởng đều tin con người có nguồn gốc từ vật chất nhưng kết thúc khác nhau ngàn trùng.
Nhóm thiên về vật chất, Xađốc, chấp nhận làm thân cát bụi. Chết là hết. Chấm dứt.
Nhóm thiên về Thiên Chúa, Pharisiêu, hướng thiên, hướng về trời cao là Thiên Chúa hằng sống. Tin có sự sống lại sau khi chết. Tin chết không phải là hết, chấm dứt, mà là sinh vào chốn trường sinh. Chết chỉ là đổi thay, tái sinh trong Chúa để được sống muôn đời.
Điều ngạc nhiên nhóm chủ trương dùng thuyết biến hoá làm căn bản lại chấp nhận dừng chân. Biến hoá đến loài vượn, rồi con người là dừng bước, bế tắc, không biến hoá nữa. Kitô hữu tin con người có nguồn gốc từ vật chất, bùn đất nhưng không tự biến hoá mà do Chúa biến đổi bùn đất thành con người và ban cho linh hồn, ơn cứu độ, sự sống trường sinh.
Khiêm nhường
Kitô hữu chấp nhận con người nhỏ bé tôn thờ Thiên Chúa bao la. Con cá chẳng thể nào hiểu được đại dương. Chim trời không thể nào hiểu được bầu trời. Con người là chi mà hiểu được Thượng Đế. Vì thế chấp nhận tôn thờ Thiên Chúa, khiêm nhường, tự thú mình nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp, tôn thờ Thiên Chúa.
Điều này không có nghĩa là người ta ngừng học hỏi về Thiên Chúa. Không phải thế. Cá vẫn tiếp tục bơi trong đại dương; chim trời vẫn có những chiều tung cánh và con người vẫn tiếp tục học hỏi, tìm hiểu biết thêm về Thiên Chúa. Dù không đi hết chân trời góc biển, chim trời vẫn sống nhờ bầu trời; cá biển vẫn bơi lội, tung tăng trong nước. Con người dù không biết hết về Chúa nhưng không chối Chúa vì chối Ngài chính là chối cái nguồn gốc tốt đẹp của mình. Chấp nhận có nguồn gốc do Chúa tạo thành chính là đón nhận tình yêu Chúa dành riêng cho con người. Con người có nguồn gốc, sự sống từ tình yêu vì lí do đó thánh Gioan nói
Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy 1Gioan 4,16
Thánh Gioan còn xác tín chúng ta là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương (Colosê 3,12). Sống hoà thuận, yêu thương nhau chính là sống theo đường lối Chúa. Sống theo đường lối này được Chúa cho biết
Họ sẽ không chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Chúa, vì là con cái sự sống lại. Luca 20,36
Hữu thần
Những ai tin có thần thánh trong thế giới vô hình, mặc dù không nhìn thấy nhưng cảm nghiệm được. Tin có thần thiêng không phải là tin viển vông mà tin nơi đó có tổ tiên, ông bà, cha bác, thân thích, thân hữu ra đi trước. Việc cầu nguyện cho họ, liên kết cuộc sống hiện tại với cuộc sống vô hình là cách báo hiếu, giãi bày tâm tình. Việc thắp hương nhang, trưng bày hình ảnh người quá cố, nhớ đến kỳ công, thành tích người đó đạt được có ý nghĩa liên kết, nhớ ơn. Cầu xin vong linh anh hùng này, tử sĩ nọ hay thiết lập đền đài, nghĩa trang vì chúng ta tin chết không phải là là hết, mà là về thế giới bên kia.
Chết là hết. Chết là chấm dứt không còn chi. Làm sao giải thích thoả đáng việc vái lậy nắm xương khô, trân trọng trưng di ảnh, than khóc trước lăng mộ nếu tin chết là hết, không còn gì thì cần chi phải làm các việc tưởng nhớ, ghi ơn. Hành động gây hiểu lầm với giáo điều truyền đạt hay hành động biểu tỏ niềm tin thầm kín. Tin dù nhiều hay ít cũng là tin. Phải chăng đây là bản chất nguyên thuỷ của con người. Người ta có thể coi thường thần thánh và không thể thực sự chối bỏ thế giới thần thiêng. Nếu có chỉ là lí thuyết hơn là thực tế.
Sống trường sinh
Đức Kitô soi sáng cho biết hạnh phúc đời sau ra sao khi Ngài nói cuộc sống đó được sánh ngang với các thiên thần vì họ là con cái Chúa, con cái sự sống lại. Theo Ngài sau cuộc đời này là sự sống trường sinh vì Ngài là Chúa của sự sống, chủ sự sống. Ngài ban sự sống và cầm giữ sự sống. Những ai sống trong Ngài sẽ không bị diệt vong. Đây không phải là giáo điều mà là thực tế do chính Ngài ban. Đức Kitô không nói suông nhưng chính Ngài đã sống lại từ cõi chết và vì thế Ngài sẽ không bao giờ chết nữa. Ai liên kết với Ngài sẽ sống muôn đời.
Trong nước Chúa sẽ đầy nguồn vui, hoan lạc nên con người không cần chi, thiết tha chi, ngoài tình yêu Chúa chan hoà. Ngài là nguồn sống, nguồn hạnh phúc bất diệt, đầy yêu thương. Chính Ngài biến đổi tình trạng hư nát, giới hạn của ta thành bất diệt. Trí óc nhỏ nhoi chẳng thể nào hiểu việc Chúa làm.
Nhóm Pharisiêu tin là có sự sống lại. Nhóm Xađốc tin chết là hết, không còn chi.
Nhóm Pharisiêu tin như người Kitô hữu tin. Chúa lấy bùn đất tạo thành con người. Sau khi tạo thành con người Chúa ban cho bùn đất đó sự sống. Bùn đất trở nên linh thánh vì có Thần Khí Chúa. Bùn đất đó thoát khỏi thối nát vì nhận ơn cứu độ, sự sống trường sinh do chính Chúa Kitô trao ban. Vì thế sau khi qua đời con người nhận ơn cứu độ, sống trong nhà Chúa.
Nhóm Xađốc thiên về vật chất giải thích con người bởi vật chất tạo thành vì thế sau khi chết đi người đó biến thành tro bụi, trở về với vật chất mà không còn gì sót lại.
Cả hai ý tưởng đều tin con người có nguồn gốc từ vật chất nhưng kết thúc khác nhau ngàn trùng.
Nhóm thiên về vật chất, Xađốc, chấp nhận làm thân cát bụi. Chết là hết. Chấm dứt.
Nhóm thiên về Thiên Chúa, Pharisiêu, hướng thiên, hướng về trời cao là Thiên Chúa hằng sống. Tin có sự sống lại sau khi chết. Tin chết không phải là hết, chấm dứt, mà là sinh vào chốn trường sinh. Chết chỉ là đổi thay, tái sinh trong Chúa để được sống muôn đời.
Điều ngạc nhiên nhóm chủ trương dùng thuyết biến hoá làm căn bản lại chấp nhận dừng chân. Biến hoá đến loài vượn, rồi con người là dừng bước, bế tắc, không biến hoá nữa. Kitô hữu tin con người có nguồn gốc từ vật chất, bùn đất nhưng không tự biến hoá mà do Chúa biến đổi bùn đất thành con người và ban cho linh hồn, ơn cứu độ, sự sống trường sinh.
Khiêm nhường
Kitô hữu chấp nhận con người nhỏ bé tôn thờ Thiên Chúa bao la. Con cá chẳng thể nào hiểu được đại dương. Chim trời không thể nào hiểu được bầu trời. Con người là chi mà hiểu được Thượng Đế. Vì thế chấp nhận tôn thờ Thiên Chúa, khiêm nhường, tự thú mình nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp, tôn thờ Thiên Chúa.
Điều này không có nghĩa là người ta ngừng học hỏi về Thiên Chúa. Không phải thế. Cá vẫn tiếp tục bơi trong đại dương; chim trời vẫn có những chiều tung cánh và con người vẫn tiếp tục học hỏi, tìm hiểu biết thêm về Thiên Chúa. Dù không đi hết chân trời góc biển, chim trời vẫn sống nhờ bầu trời; cá biển vẫn bơi lội, tung tăng trong nước. Con người dù không biết hết về Chúa nhưng không chối Chúa vì chối Ngài chính là chối cái nguồn gốc tốt đẹp của mình. Chấp nhận có nguồn gốc do Chúa tạo thành chính là đón nhận tình yêu Chúa dành riêng cho con người. Con người có nguồn gốc, sự sống từ tình yêu vì lí do đó thánh Gioan nói
Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy 1Gioan 4,16
Thánh Gioan còn xác tín chúng ta là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương (Colosê 3,12). Sống hoà thuận, yêu thương nhau chính là sống theo đường lối Chúa. Sống theo đường lối này được Chúa cho biết
Họ sẽ không chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Chúa, vì là con cái sự sống lại. Luca 20,36
Hữu thần
Những ai tin có thần thánh trong thế giới vô hình, mặc dù không nhìn thấy nhưng cảm nghiệm được. Tin có thần thiêng không phải là tin viển vông mà tin nơi đó có tổ tiên, ông bà, cha bác, thân thích, thân hữu ra đi trước. Việc cầu nguyện cho họ, liên kết cuộc sống hiện tại với cuộc sống vô hình là cách báo hiếu, giãi bày tâm tình. Việc thắp hương nhang, trưng bày hình ảnh người quá cố, nhớ đến kỳ công, thành tích người đó đạt được có ý nghĩa liên kết, nhớ ơn. Cầu xin vong linh anh hùng này, tử sĩ nọ hay thiết lập đền đài, nghĩa trang vì chúng ta tin chết không phải là là hết, mà là về thế giới bên kia.
Chết là hết. Chết là chấm dứt không còn chi. Làm sao giải thích thoả đáng việc vái lậy nắm xương khô, trân trọng trưng di ảnh, than khóc trước lăng mộ nếu tin chết là hết, không còn gì thì cần chi phải làm các việc tưởng nhớ, ghi ơn. Hành động gây hiểu lầm với giáo điều truyền đạt hay hành động biểu tỏ niềm tin thầm kín. Tin dù nhiều hay ít cũng là tin. Phải chăng đây là bản chất nguyên thuỷ của con người. Người ta có thể coi thường thần thánh và không thể thực sự chối bỏ thế giới thần thiêng. Nếu có chỉ là lí thuyết hơn là thực tế.
Sống trường sinh
Đức Kitô soi sáng cho biết hạnh phúc đời sau ra sao khi Ngài nói cuộc sống đó được sánh ngang với các thiên thần vì họ là con cái Chúa, con cái sự sống lại. Theo Ngài sau cuộc đời này là sự sống trường sinh vì Ngài là Chúa của sự sống, chủ sự sống. Ngài ban sự sống và cầm giữ sự sống. Những ai sống trong Ngài sẽ không bị diệt vong. Đây không phải là giáo điều mà là thực tế do chính Ngài ban. Đức Kitô không nói suông nhưng chính Ngài đã sống lại từ cõi chết và vì thế Ngài sẽ không bao giờ chết nữa. Ai liên kết với Ngài sẽ sống muôn đời.
Trong nước Chúa sẽ đầy nguồn vui, hoan lạc nên con người không cần chi, thiết tha chi, ngoài tình yêu Chúa chan hoà. Ngài là nguồn sống, nguồn hạnh phúc bất diệt, đầy yêu thương. Chính Ngài biến đổi tình trạng hư nát, giới hạn của ta thành bất diệt. Trí óc nhỏ nhoi chẳng thể nào hiểu việc Chúa làm.