Chương năm:
Tử quy: Chết là đoàn tụ, là trở về Nhà Cha
Qua những phân tích và tìm hiểu trong các chương trên đây, quý bạn đọc chắc hẳn đã nhận chân được hai chân lý khách quan này – mà hơn một lần chúng tôi đã trình bày ở trên, ở đây chúng tôi xin được phép nhắc lại – đó là:
1. Đã là người sống trên đời này, sớm hay muộn ai ai cũng sẽ phải chết, phải từ bỏ cuộc đời này. Và trên quá trình tiến đến sự chết, tất cả mọi người – dù nhiều hay ít – đều phải trải qua hiện tượng đào thải hay bào mòn (cũng được gọi là “tình trạng xuống cấp”) tự nhiên và không thể tránh được của thân xác. Trong suốt hiện tượng đào thải này của thân xác, tất nhiên sẽ xảy ra các hiện tượng phụ khác, như: sức khỏe sa sút dần, tinh thần yếu kém dần, đau ốm, bệnh tật, v.v… Tất cả các hiện tượng ấy đều là những điều kiện tự nhiên của thế giới vật chất chóng qua này, đều nằm trong quá tình tiến về sự chấm tận, tiến về sự chết như mục đích sau cùng của đời sống thể xác. Vì thế, Kinh Thánh đã dạy: “Kiếp sống chỉ thoảng qua như hơi thở. Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi” (Tv 90, 9b-10). Bởi vậy, khi phải đau ốm hay bị hoạn nạn này nọ, người khôn ngoan thông hiểu được lẽ trời và có đức tin mạnh mẽ sẽ luôn biết vui vẻ chấp nhận mọi rủi ro với lòng tin tưởng phó thác và đầy hy vọng, chứ không phàn nàn kêu ca một cách đau khổ và tuyệt vọng.
2. Đối với con người, một thực thể gồm có thể xác phải chết và linh hổn thiêng liêng bất tử, thì chết không phải là hết, như nơi tất cả các loài thụ tạo vô tri hay vô hồn khác. Nhưng sau khi chết, con người vẫn còn tiếp tục sống phần linh hồn, vì linh hồn con người là giống thiêng liêng bất tử. Và trong cuộc sống ấy, linh hồn con người phải gánh chịu tất cả mọi hậu quả tốt xấu của những tư tưởng và việc làm lành hay dữ của cuộc sống trong thể xác trước kia trên mặt đất.
Vì thế, hầu như tất cả mọi người sống trên trái đất này, dù họ có tín ngưỡng hay vô thần, dù họ theo quan niệm duy linh hay duy vật, dù họ thuộc bất cứ nền văn hóa hay dân tộc nào, dù họ văn minh hay còn bán khai, v.v… đều luôn tưởng nhớ đến các người quá cố của họ và tin rằng linh hồn các người ấy bất tử và luôn chứng giám cho lòng thành kính của họ. Các lễ nghi đốt mã hay đốt đồ vàng mã (1), cúng bái và cầu siêu cho các vong linh những người đã qua đời của các người bên lương đã chứng thực điều đó. Vâng, đối với con người, chết không phải là một sự mất mát toàn diện sau cùng hay là một sự chấm tận hoàn toàn, nhưng chỉ là sự thay đổi tuyệt căn một hình thức sống bằng một hình thức sống khác, hay nói đúng hơn chỉ là một sự „tạm biệt“.
Đúng vậy, qua cái chết, con người tạm biệt thân xác mình và những người thân yêu ở đời này, để bước vào một cuộc sống mới, cuộc sống vĩnh cửu, một cuộc sống không bao giờ chết nữa. Bởi vì, khi dựng nên con người gồm có thể xác phải chết và linh hôn bất tử như thế, thì tất nhiên thánh ý và kế hoạch an bài của Thiên Chúa đã quá rõ ràng, đó là Người muốn cho họ được sống và được sống muôn đời, chứ không phải một ngày nào đó lại trở về cõi hư không thuở ban đầu, trước khi Người dựng nên họ.
Vâng, chính sự sống mới là mục đích của sự hiện hữu của con người, chứ không phải là sự chết, như Eugène Ionesco, nhà soạn kịch người Pháp gốc Rumanie, đã viết trong cuốn Nhật Ký của ông: „Chúng ta sống để mà chết, vì chết là mục đích của sự hiện hữu.“ Tuy nhiên, nếu dựa theo mạch văn của toàn diện bài viết cũng như nếu nhìn dưới phương diện khách quan, thì người ta có thể nói được rằng có lẽ qua câu phát biểu của ông, E. Ionesco chỉ muốn giới hạn ý nghĩa các từ ngữ „sống“, “chết“ và „hiện hữu“ ở đây lại trong phạm vi cuộc sống thể xác đời này mà thôi. Vì chắc hẳng ông cũng biết rõ rằng Thiên Chúa luôn luôn là Thiên Chúa của người sống, chứ không phải Thiên Chúa của kẻ chết (x. Mt 22,32b)
Thật vậy, sau khi chết, nếu thân xác con người được chôn cất vào lòng đất mẹ và chờ được sống lại trong ngày sau hết, trong ngày tận thế, thì linh hồn con người vẫn tiếp tục sống và sống một cuộc sống vĩnh cửu, bên kia thế giới vật chất này. Do đó, Léon Bloy, nhà văn hào người Pháp, đã có lý khi viết: „Loài người chúng ta không phải sống để mà chết, nhưng là để chờ đợi được sống lại trong một cuộc sống mới và vĩnh cửu.“ Và một danh nhân người Pháp khác, nhà côn trùng học thời danh Jean Henry Fabre (1823-1915) cũng đã căn dặn gia đình là sau khi ông chết, xin hãy an táng ông ở nghĩa trang Sérignan và khắc vào bia mộ ông hàng chữ này: “Chết không phải là hết. Chết chỉ là bước qua một cuộc đời khác cao cả hơn”. Vâng, đối với con người, chết không có nghĩa là hết, là chấm tận hay bị tiêu diệt vĩnh viễn, nhưng chết là ngưỡng cửa mà tất cả mọi người, dù muốn hay không, cũng đều bó buộc phải một lần bước qua, trước khi bắt đầu cuộc sống trường sinh, cuộc sống bất tử, trong chốn vĩnh cửu.
Cũng như những diễn tiến trong thiên nhiên: khi một chiếc lá vàng khô lìa cành, thì lại rụng về cội, hay dòng nước uốn khúc quanh co đâu đó, cuối cùng lại tuôn chảy về nguồn là biển cả; con người cũng vậy, dù trong cuộc sống ở đời này, giữa họ có nhiều khác biệt đến bao nhiêu đi nữa, như: kẻ sống lâu người chết sớm, kẻ giàu người nghèo, kẻ ăn không hết người kiếm miếng cơm không ra, v.v…, nhưng sau khi chết, tất cả mọi người lại đều phải giã biệt cuộc đời này với hai bàn tay trắng như nhau, còn linh hồn họ lại phải quay trở về với Thiên Chúa Tạo Hóa, dù cho khi còn sống họ có tin thờ Người hay không, yêu mến và biết ơn Người hay chống đối và phủ nhận Người.
Bởi vậy, quan niệm người Việt Nam ta rất chí lý, khi cho rằng: „Sinh ký tử quy“, nghĩa là khi con người được sinh ra và bao lâu còn sống trong thể xác trên cõi đời này, thì còn sống một cuộc đời ký gửi tạm bợ và còn xa lìa Thiên Chúa Tạo Hóa, nguồn mạch mọi sự sống và mọi thiện hảo, và chỉ khi nào chết đi, thì con người mới hoàn toàn được đoàn tụ lại với Người, Đấng đã dựng nên mình mà thôi. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa thân xác con người là nhà tù hay là một cản trở đáng ghét của linh hồn, như triết gia Platon và các đồ đệ triết thuyết của ông chủ trương, nhưng là „một nửa“ tối quan trọng và bất khả chuyển nhượng của con người, vì chính nhờ sự liên kết chặt chẽ đặc biệt giữa thân xác và linh hồn như thế nên mới có được con người đích thực và toàn diện. Vì con người không như các Thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, hay cũng không như các loài vật là chỉ có thể xác phải chết, nhưng con người gồm có linh hồn thiêng liêng bất tử và thể xác phải chết.
Trong cuộc đoàn tụ ấy chắc chắn sẽ không tránh khỏi cảnh người vui kẻ buồn, người đầy phấn khởi hoan lạc, kẻ lại vô cùng đau khổ đắng cay. Vì trong cuộc đoàn tụ ấy, khi phải đứng trước tòa Thiên Chúa tối cao, mỗi người phải „tính sổ“ đời mình về tất cả mọi tư tưởng, mọi ý nghĩ, mọi lời nói và mọi việc làm, mà người ấy đã thể hiện trong suốt cuộc sống trần thế của mình, từ khi có trí khôn cho tới khi chết. Phúc hay tội, việc lành hay việc thất đức, được thưởng công hay bị luận phạt, đều được quyết định rõ ràng và công minh trong cuộc đoàn tụ ấy, tức trong ngày tận thế, trong ngày phán xét chung: Người lành lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sao Hỏa ngục chịu phạt muôn kiếp.
Vâng, Thiên Chúa luôn là Thiên Chúa của tình yêu và của sự bao dung, nhưng đồng thời Người cũng là Thiên Chúa của sự công bằng tuyệt đối. Người không bao giờ thiên vị ai và cũng không thù hằn ghét bỏ ai, dù cho khi còn sống người ấy thuộc đấng bậc hay giai cấp nào trong xã hội, về cả hai phương diện đời cũng như đạo. Luật công bằng của trời đất, mà chính Người đã thiết đặt từ khi Người dựng nên vũ trụ và con người, sẽ không bao giờ đổi thay, trời đất rồi sẽ qua đi, nhưng luật của Chúa thì không bao giờ thay đổi cả, dù một chấm một phẩy cũng không.
Luật công bằng của trời đất là người có công sẽ được trọng thưởng, còn kẻ có tội sẽ bị nghiêm trị. Mỗi người đều được đối xử một cách hoàn toàn công bằng và hợp lý, tương xứng với các việc họ đã làm (x. Tv 62,13; Gl 6,7). Chính đức Khổng Tử, bậc thánh hiền của nhân loại, cũng đã cảm nhận được điều đó khi ông viết trong sách Kinh Thư: „Hoàng thiên vô thân, duy đức thị thụ“: Trời không thân riêng ai, chỉ người có đức hạnh thì trời thương giúp mà thôi; hay: „Duy thiên vô thân, khắc kính duy thân“: Trời không thân riêng ai, chỉ thân với người có lòng thành kính, biết kính trên nhường dưới, biết ái nhân, biết thương người, nghĩa là người sống có đức hạnh.
Tóm lại, tất cả những điều đó đã khẳng định chân lý bất lay chuyển của đức tin Kitô giáo, mà chúng ta đã từng trích dẫn, đó là: „Đến ngày tận thế xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sa Hỏa ngục chịu phạt vô cùng.“
Điều đó cũng muốn nói rằng những người lành, những người khi còn sống trên cõi đời này, đã sống một cuộc sống đức hạnh, nghĩa là đã biết sống đúng với lẽ phải của trời đất, đúng với luân thường đạo lý ở đời, tức biết hết lòng mến Chúa yêu người một cách hoàn toàn vô vị lợi, biết tuân giữ cẩn thận các Giới Răn của Thiên Chúa, biết thực thi trọn vẹn đức công bằng, biết thương giúp người, chứ không bao giờ hại người, bằng hành động cũng như bằng lời nói, v.v…, thì chết thực sự là biến cố đoàn tụ đầy hân hoan với Thiên Chúa, là ngưỡng cửa để linh hồn bước qua vào chung hưởng hạnh phúc bất diệt với các Thần thánh trong Nước Trời.
Vâng, ở đây trong trường hợp các người lành, sự chết mang đầy đủ ý nghĩa đích thực của nó, tức: Tử quy: chết là đoàn tụ, hay nói rõ hơn: là con đường dẫn về Nhà Cha!
_____________________________
(1) Các tín đồ Phật giáo và các tín đồ của các đạo tự nhiên hay cũng được gọi là các người lên lương, ở một số các nước Á Đông, như ở Trung Hoa, Việt Nam. Trong các dịp tang chế, lễ Vu Lan, Ngày Rằm, Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, thân nhân những người quá cố tự làm ra các thứ tiền, nhà cửa, xe hơi, bàn ghế, giường tủ, v.v… giả, làm bằng giấy, hay đi mua các thứ ấy đã được làm sẵn bày bán ở các cửa tiệm, đem về đốt tại phần mộ những người quá cố của họ, vì họ cho rằng qua đó các người quá cố sẽ nhận được những thứ ấy và sử dụng ở cõi âm. Theo tác giả Xuân Anh, thì việc đốt vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt giấy cho thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.
Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh.(Xin xem Xuân Anh, Thái nguyên online, ngày 15.08.2010.)
Tử quy: Chết là đoàn tụ, là trở về Nhà Cha
Qua những phân tích và tìm hiểu trong các chương trên đây, quý bạn đọc chắc hẳn đã nhận chân được hai chân lý khách quan này – mà hơn một lần chúng tôi đã trình bày ở trên, ở đây chúng tôi xin được phép nhắc lại – đó là:
1. Đã là người sống trên đời này, sớm hay muộn ai ai cũng sẽ phải chết, phải từ bỏ cuộc đời này. Và trên quá trình tiến đến sự chết, tất cả mọi người – dù nhiều hay ít – đều phải trải qua hiện tượng đào thải hay bào mòn (cũng được gọi là “tình trạng xuống cấp”) tự nhiên và không thể tránh được của thân xác. Trong suốt hiện tượng đào thải này của thân xác, tất nhiên sẽ xảy ra các hiện tượng phụ khác, như: sức khỏe sa sút dần, tinh thần yếu kém dần, đau ốm, bệnh tật, v.v… Tất cả các hiện tượng ấy đều là những điều kiện tự nhiên của thế giới vật chất chóng qua này, đều nằm trong quá tình tiến về sự chấm tận, tiến về sự chết như mục đích sau cùng của đời sống thể xác. Vì thế, Kinh Thánh đã dạy: “Kiếp sống chỉ thoảng qua như hơi thở. Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi” (Tv 90, 9b-10). Bởi vậy, khi phải đau ốm hay bị hoạn nạn này nọ, người khôn ngoan thông hiểu được lẽ trời và có đức tin mạnh mẽ sẽ luôn biết vui vẻ chấp nhận mọi rủi ro với lòng tin tưởng phó thác và đầy hy vọng, chứ không phàn nàn kêu ca một cách đau khổ và tuyệt vọng.
2. Đối với con người, một thực thể gồm có thể xác phải chết và linh hổn thiêng liêng bất tử, thì chết không phải là hết, như nơi tất cả các loài thụ tạo vô tri hay vô hồn khác. Nhưng sau khi chết, con người vẫn còn tiếp tục sống phần linh hồn, vì linh hồn con người là giống thiêng liêng bất tử. Và trong cuộc sống ấy, linh hồn con người phải gánh chịu tất cả mọi hậu quả tốt xấu của những tư tưởng và việc làm lành hay dữ của cuộc sống trong thể xác trước kia trên mặt đất.
Vì thế, hầu như tất cả mọi người sống trên trái đất này, dù họ có tín ngưỡng hay vô thần, dù họ theo quan niệm duy linh hay duy vật, dù họ thuộc bất cứ nền văn hóa hay dân tộc nào, dù họ văn minh hay còn bán khai, v.v… đều luôn tưởng nhớ đến các người quá cố của họ và tin rằng linh hồn các người ấy bất tử và luôn chứng giám cho lòng thành kính của họ. Các lễ nghi đốt mã hay đốt đồ vàng mã (1), cúng bái và cầu siêu cho các vong linh những người đã qua đời của các người bên lương đã chứng thực điều đó. Vâng, đối với con người, chết không phải là một sự mất mát toàn diện sau cùng hay là một sự chấm tận hoàn toàn, nhưng chỉ là sự thay đổi tuyệt căn một hình thức sống bằng một hình thức sống khác, hay nói đúng hơn chỉ là một sự „tạm biệt“.
Đúng vậy, qua cái chết, con người tạm biệt thân xác mình và những người thân yêu ở đời này, để bước vào một cuộc sống mới, cuộc sống vĩnh cửu, một cuộc sống không bao giờ chết nữa. Bởi vì, khi dựng nên con người gồm có thể xác phải chết và linh hôn bất tử như thế, thì tất nhiên thánh ý và kế hoạch an bài của Thiên Chúa đã quá rõ ràng, đó là Người muốn cho họ được sống và được sống muôn đời, chứ không phải một ngày nào đó lại trở về cõi hư không thuở ban đầu, trước khi Người dựng nên họ.
Vâng, chính sự sống mới là mục đích của sự hiện hữu của con người, chứ không phải là sự chết, như Eugène Ionesco, nhà soạn kịch người Pháp gốc Rumanie, đã viết trong cuốn Nhật Ký của ông: „Chúng ta sống để mà chết, vì chết là mục đích của sự hiện hữu.“ Tuy nhiên, nếu dựa theo mạch văn của toàn diện bài viết cũng như nếu nhìn dưới phương diện khách quan, thì người ta có thể nói được rằng có lẽ qua câu phát biểu của ông, E. Ionesco chỉ muốn giới hạn ý nghĩa các từ ngữ „sống“, “chết“ và „hiện hữu“ ở đây lại trong phạm vi cuộc sống thể xác đời này mà thôi. Vì chắc hẳng ông cũng biết rõ rằng Thiên Chúa luôn luôn là Thiên Chúa của người sống, chứ không phải Thiên Chúa của kẻ chết (x. Mt 22,32b)
Thật vậy, sau khi chết, nếu thân xác con người được chôn cất vào lòng đất mẹ và chờ được sống lại trong ngày sau hết, trong ngày tận thế, thì linh hồn con người vẫn tiếp tục sống và sống một cuộc sống vĩnh cửu, bên kia thế giới vật chất này. Do đó, Léon Bloy, nhà văn hào người Pháp, đã có lý khi viết: „Loài người chúng ta không phải sống để mà chết, nhưng là để chờ đợi được sống lại trong một cuộc sống mới và vĩnh cửu.“ Và một danh nhân người Pháp khác, nhà côn trùng học thời danh Jean Henry Fabre (1823-1915) cũng đã căn dặn gia đình là sau khi ông chết, xin hãy an táng ông ở nghĩa trang Sérignan và khắc vào bia mộ ông hàng chữ này: “Chết không phải là hết. Chết chỉ là bước qua một cuộc đời khác cao cả hơn”. Vâng, đối với con người, chết không có nghĩa là hết, là chấm tận hay bị tiêu diệt vĩnh viễn, nhưng chết là ngưỡng cửa mà tất cả mọi người, dù muốn hay không, cũng đều bó buộc phải một lần bước qua, trước khi bắt đầu cuộc sống trường sinh, cuộc sống bất tử, trong chốn vĩnh cửu.
Cũng như những diễn tiến trong thiên nhiên: khi một chiếc lá vàng khô lìa cành, thì lại rụng về cội, hay dòng nước uốn khúc quanh co đâu đó, cuối cùng lại tuôn chảy về nguồn là biển cả; con người cũng vậy, dù trong cuộc sống ở đời này, giữa họ có nhiều khác biệt đến bao nhiêu đi nữa, như: kẻ sống lâu người chết sớm, kẻ giàu người nghèo, kẻ ăn không hết người kiếm miếng cơm không ra, v.v…, nhưng sau khi chết, tất cả mọi người lại đều phải giã biệt cuộc đời này với hai bàn tay trắng như nhau, còn linh hồn họ lại phải quay trở về với Thiên Chúa Tạo Hóa, dù cho khi còn sống họ có tin thờ Người hay không, yêu mến và biết ơn Người hay chống đối và phủ nhận Người.
Bởi vậy, quan niệm người Việt Nam ta rất chí lý, khi cho rằng: „Sinh ký tử quy“, nghĩa là khi con người được sinh ra và bao lâu còn sống trong thể xác trên cõi đời này, thì còn sống một cuộc đời ký gửi tạm bợ và còn xa lìa Thiên Chúa Tạo Hóa, nguồn mạch mọi sự sống và mọi thiện hảo, và chỉ khi nào chết đi, thì con người mới hoàn toàn được đoàn tụ lại với Người, Đấng đã dựng nên mình mà thôi. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa thân xác con người là nhà tù hay là một cản trở đáng ghét của linh hồn, như triết gia Platon và các đồ đệ triết thuyết của ông chủ trương, nhưng là „một nửa“ tối quan trọng và bất khả chuyển nhượng của con người, vì chính nhờ sự liên kết chặt chẽ đặc biệt giữa thân xác và linh hồn như thế nên mới có được con người đích thực và toàn diện. Vì con người không như các Thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, hay cũng không như các loài vật là chỉ có thể xác phải chết, nhưng con người gồm có linh hồn thiêng liêng bất tử và thể xác phải chết.
Trong cuộc đoàn tụ ấy chắc chắn sẽ không tránh khỏi cảnh người vui kẻ buồn, người đầy phấn khởi hoan lạc, kẻ lại vô cùng đau khổ đắng cay. Vì trong cuộc đoàn tụ ấy, khi phải đứng trước tòa Thiên Chúa tối cao, mỗi người phải „tính sổ“ đời mình về tất cả mọi tư tưởng, mọi ý nghĩ, mọi lời nói và mọi việc làm, mà người ấy đã thể hiện trong suốt cuộc sống trần thế của mình, từ khi có trí khôn cho tới khi chết. Phúc hay tội, việc lành hay việc thất đức, được thưởng công hay bị luận phạt, đều được quyết định rõ ràng và công minh trong cuộc đoàn tụ ấy, tức trong ngày tận thế, trong ngày phán xét chung: Người lành lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sao Hỏa ngục chịu phạt muôn kiếp.
Vâng, Thiên Chúa luôn là Thiên Chúa của tình yêu và của sự bao dung, nhưng đồng thời Người cũng là Thiên Chúa của sự công bằng tuyệt đối. Người không bao giờ thiên vị ai và cũng không thù hằn ghét bỏ ai, dù cho khi còn sống người ấy thuộc đấng bậc hay giai cấp nào trong xã hội, về cả hai phương diện đời cũng như đạo. Luật công bằng của trời đất, mà chính Người đã thiết đặt từ khi Người dựng nên vũ trụ và con người, sẽ không bao giờ đổi thay, trời đất rồi sẽ qua đi, nhưng luật của Chúa thì không bao giờ thay đổi cả, dù một chấm một phẩy cũng không.
Luật công bằng của trời đất là người có công sẽ được trọng thưởng, còn kẻ có tội sẽ bị nghiêm trị. Mỗi người đều được đối xử một cách hoàn toàn công bằng và hợp lý, tương xứng với các việc họ đã làm (x. Tv 62,13; Gl 6,7). Chính đức Khổng Tử, bậc thánh hiền của nhân loại, cũng đã cảm nhận được điều đó khi ông viết trong sách Kinh Thư: „Hoàng thiên vô thân, duy đức thị thụ“: Trời không thân riêng ai, chỉ người có đức hạnh thì trời thương giúp mà thôi; hay: „Duy thiên vô thân, khắc kính duy thân“: Trời không thân riêng ai, chỉ thân với người có lòng thành kính, biết kính trên nhường dưới, biết ái nhân, biết thương người, nghĩa là người sống có đức hạnh.
Tóm lại, tất cả những điều đó đã khẳng định chân lý bất lay chuyển của đức tin Kitô giáo, mà chúng ta đã từng trích dẫn, đó là: „Đến ngày tận thế xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sa Hỏa ngục chịu phạt vô cùng.“
Điều đó cũng muốn nói rằng những người lành, những người khi còn sống trên cõi đời này, đã sống một cuộc sống đức hạnh, nghĩa là đã biết sống đúng với lẽ phải của trời đất, đúng với luân thường đạo lý ở đời, tức biết hết lòng mến Chúa yêu người một cách hoàn toàn vô vị lợi, biết tuân giữ cẩn thận các Giới Răn của Thiên Chúa, biết thực thi trọn vẹn đức công bằng, biết thương giúp người, chứ không bao giờ hại người, bằng hành động cũng như bằng lời nói, v.v…, thì chết thực sự là biến cố đoàn tụ đầy hân hoan với Thiên Chúa, là ngưỡng cửa để linh hồn bước qua vào chung hưởng hạnh phúc bất diệt với các Thần thánh trong Nước Trời.
Vâng, ở đây trong trường hợp các người lành, sự chết mang đầy đủ ý nghĩa đích thực của nó, tức: Tử quy: chết là đoàn tụ, hay nói rõ hơn: là con đường dẫn về Nhà Cha!
_____________________________
(1) Các tín đồ Phật giáo và các tín đồ của các đạo tự nhiên hay cũng được gọi là các người lên lương, ở một số các nước Á Đông, như ở Trung Hoa, Việt Nam. Trong các dịp tang chế, lễ Vu Lan, Ngày Rằm, Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, thân nhân những người quá cố tự làm ra các thứ tiền, nhà cửa, xe hơi, bàn ghế, giường tủ, v.v… giả, làm bằng giấy, hay đi mua các thứ ấy đã được làm sẵn bày bán ở các cửa tiệm, đem về đốt tại phần mộ những người quá cố của họ, vì họ cho rằng qua đó các người quá cố sẽ nhận được những thứ ấy và sử dụng ở cõi âm. Theo tác giả Xuân Anh, thì việc đốt vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt giấy cho thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.
Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh.(Xin xem Xuân Anh, Thái nguyên online, ngày 15.08.2010.)