Kinh truyền tin Chúa nhật 14.11.2010
Trước buổi đọc kinh truyền tin trưa Chúa nhật hôm qua, ngay từ mở đầu bài huấn từ, ĐTC Biển Đức XVI để cập thẳng đến vấn đề công việc, đặc biệt là nông nghiệp trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế, ĐTC nói Trong bài đọc hai phụng vụ hôm nay, thánh Phaolô tông đồ nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc trong đời sống con người. Khía cạnh này gợi cho chúng ta “Lễ Tạ Ơn” chúng ta thường mừng trong truyền thống ở Italia vào Chúa Nhật thứ hai của tháng 11 như là một lời tạ ơn dâng lên Chúa sau vụ thu hoạch mùa màng. Mặc dù vụ mùa khác nhau tuỳ địa lý và thời gian, hôm nay tôi muốn lấy điểm này trong lời của thánh Phaolô để chia sẻ vài suy niệm, đặc biệt là công việc đồng áng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, trong những ngày này tổ chức G20 đang nhóm họp bàn về những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và rà soát lại cách tận căn những mô hình phát triển kinh tế toàn cầu (x. Enc. Caritas in veritate, 21). Một hiện tượng nổi cộm chúng ta đã nghe biết rất rõ là sự mất cân bằng giữa giàu và nghèo, vấn nạn đói và sự cấp bách về biến đổi khí hậu và tựu chung hơn là vấn đề thất nghiệp. Trong bức tranh này, chúng ta cần đến sự tái đẩy mạnh cách chiến lược nền nông nghiệp. Thực ra, tiến trình công nghiệp hoá đôi khi che lấp nền nông nghiệp, mặc dù với những lợi ích có được từ sự hiểu biết và kỹ thuật hiện đại, ngành công nghiệp lại đánh mất tầm quan trọng với những hậu quả to lớn cho cả nền nông nghiệp. Tôi thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta lượng giá lại nền nông nghiệp, không phải để hoài tưởng mà để thiết lập nguồn tài nguyên thiết yếu cho tương lai. ĐTC diễn giải tiếp…
Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, mô hình kinh tế năng động nhất là phương thức hợp tác theo lợi nhuận. Tuy vậy, phương thức kinh tế này gây hậu quả nghiêm trọng cho những nước nghèo, làm kéo dài tình trạng nghèo đói của nhiều triệu người và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đất mà Thiên Chúa, như trong sách Sáng Thế trích dẫn, đã ban tặng cho con người để trồng trọt và canh tác (St 2,15). Ngoài ra, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, ở những nước có nền công nghiệp phát triển, người ta vẫn đẩy mạnh lối sống tiêu thụ không thể kiềm chế. Điều này gây hậu quả cho môi trường sống và cho cả người nghèo. Như thế cần hướng đến phương thức cụ thể để đạt được sự cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ để sự phát triển nhắm đến mục tiêu không ai bị đói khát, không còn thiếu việc làm, không khí, nước uống và những tài nguyên thiết yếu khác, những thứ mà ai cũng có quyền được lãnh nhận (x. Enc. Caritas in veritate, 27) Một cách sâu xa, cần gieo mầm và phổ biến một ý thức đạo đức rõ ràng về những thách đố đầy phức tạp của thời đại này; cần ý thức về việc tiêu dùng một cách khôn ngoan và trách nhiệm hơn; cần đẩy mạnh ý thức trách nhiệm cá nhân trong liên đới với chiều kích xã hội của những hoạt động vùng thôn dã, đặt nền trên những giá trị trường tồn, giá trị liên đới và chia sẻ những vất và của công việc. Có không ít các bạn trẻ đã chọn con đường này, ngay cả những bạn đã tốt nghiệp nhiều bằng cấp khác nhau cũng trở về dấn thân với công việc đồng áng. Đây không chỉ là để đáp lại nhu cầu cấp thiết của cá nhân hay gia đình mà còn là câu trả lời cho một dấu chỉ thời đại, một cảm thức cụ thể cho lợi ích cộng đồng.
Chúng ta cùng cầu xin với Mẹ Maria để những suy niệm này có thể đánh động nhiều cộng đồng quốc tế trong khi chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn vì những hoa trái từ đất đai và công lao của con người.
Kết thúc bài huấn từ, ĐTC đọc kinh truyền tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Sau kinh truyền tin, ĐTC ngỏ lời bày tỏ sự gần gụi và quan tâm đặc biệt với người dân Haiti, đất nước đã gánh chịu cuộc động đất khủng khiếp hồi tháng giêng năm ngoái, hiện tại đang có bệnh dịch tả hoành hành. ĐTC kêu gọi mọi người và các tổ chức quốc tế gấp rút cứu trợ và rộng lòng giúp đỡ người dân Haiti trong khi ngài không quên nhớ đến họ cách đặc biệt trong lời cầu nguyện của mình. Chào các tín hữu Ba Lan, ĐTC nhắc đến sáng kiến thiết lập tổ chức “Trợ giúp các giáo hội đau khổ” rằng hôm nay giáo hội Ba Lan cầu nguyện cho các anh chị em chịu bách hại vì Tin Mừng. Các tín hữu Ba Lan đã chịu nhiều bách hại trong quá khứ để trung thành với Chúa Kitô và Giáo hội, vì vậy họ có cảm thức đặc biệt với những ai ngày nay đang chịu thử thách. Chúng ta cùng cầu nguyện với Thiên Chúa cho việc tự do loan báo Tin Mừng.
Trước buổi đọc kinh truyền tin trưa Chúa nhật hôm qua, ngay từ mở đầu bài huấn từ, ĐTC Biển Đức XVI để cập thẳng đến vấn đề công việc, đặc biệt là nông nghiệp trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế, ĐTC nói Trong bài đọc hai phụng vụ hôm nay, thánh Phaolô tông đồ nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc trong đời sống con người. Khía cạnh này gợi cho chúng ta “Lễ Tạ Ơn” chúng ta thường mừng trong truyền thống ở Italia vào Chúa Nhật thứ hai của tháng 11 như là một lời tạ ơn dâng lên Chúa sau vụ thu hoạch mùa màng. Mặc dù vụ mùa khác nhau tuỳ địa lý và thời gian, hôm nay tôi muốn lấy điểm này trong lời của thánh Phaolô để chia sẻ vài suy niệm, đặc biệt là công việc đồng áng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, trong những ngày này tổ chức G20 đang nhóm họp bàn về những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và rà soát lại cách tận căn những mô hình phát triển kinh tế toàn cầu (x. Enc. Caritas in veritate, 21). Một hiện tượng nổi cộm chúng ta đã nghe biết rất rõ là sự mất cân bằng giữa giàu và nghèo, vấn nạn đói và sự cấp bách về biến đổi khí hậu và tựu chung hơn là vấn đề thất nghiệp. Trong bức tranh này, chúng ta cần đến sự tái đẩy mạnh cách chiến lược nền nông nghiệp. Thực ra, tiến trình công nghiệp hoá đôi khi che lấp nền nông nghiệp, mặc dù với những lợi ích có được từ sự hiểu biết và kỹ thuật hiện đại, ngành công nghiệp lại đánh mất tầm quan trọng với những hậu quả to lớn cho cả nền nông nghiệp. Tôi thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta lượng giá lại nền nông nghiệp, không phải để hoài tưởng mà để thiết lập nguồn tài nguyên thiết yếu cho tương lai. ĐTC diễn giải tiếp…
Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, mô hình kinh tế năng động nhất là phương thức hợp tác theo lợi nhuận. Tuy vậy, phương thức kinh tế này gây hậu quả nghiêm trọng cho những nước nghèo, làm kéo dài tình trạng nghèo đói của nhiều triệu người và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đất mà Thiên Chúa, như trong sách Sáng Thế trích dẫn, đã ban tặng cho con người để trồng trọt và canh tác (St 2,15). Ngoài ra, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, ở những nước có nền công nghiệp phát triển, người ta vẫn đẩy mạnh lối sống tiêu thụ không thể kiềm chế. Điều này gây hậu quả cho môi trường sống và cho cả người nghèo. Như thế cần hướng đến phương thức cụ thể để đạt được sự cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ để sự phát triển nhắm đến mục tiêu không ai bị đói khát, không còn thiếu việc làm, không khí, nước uống và những tài nguyên thiết yếu khác, những thứ mà ai cũng có quyền được lãnh nhận (x. Enc. Caritas in veritate, 27) Một cách sâu xa, cần gieo mầm và phổ biến một ý thức đạo đức rõ ràng về những thách đố đầy phức tạp của thời đại này; cần ý thức về việc tiêu dùng một cách khôn ngoan và trách nhiệm hơn; cần đẩy mạnh ý thức trách nhiệm cá nhân trong liên đới với chiều kích xã hội của những hoạt động vùng thôn dã, đặt nền trên những giá trị trường tồn, giá trị liên đới và chia sẻ những vất và của công việc. Có không ít các bạn trẻ đã chọn con đường này, ngay cả những bạn đã tốt nghiệp nhiều bằng cấp khác nhau cũng trở về dấn thân với công việc đồng áng. Đây không chỉ là để đáp lại nhu cầu cấp thiết của cá nhân hay gia đình mà còn là câu trả lời cho một dấu chỉ thời đại, một cảm thức cụ thể cho lợi ích cộng đồng.
Chúng ta cùng cầu xin với Mẹ Maria để những suy niệm này có thể đánh động nhiều cộng đồng quốc tế trong khi chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn vì những hoa trái từ đất đai và công lao của con người.
Kết thúc bài huấn từ, ĐTC đọc kinh truyền tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Sau kinh truyền tin, ĐTC ngỏ lời bày tỏ sự gần gụi và quan tâm đặc biệt với người dân Haiti, đất nước đã gánh chịu cuộc động đất khủng khiếp hồi tháng giêng năm ngoái, hiện tại đang có bệnh dịch tả hoành hành. ĐTC kêu gọi mọi người và các tổ chức quốc tế gấp rút cứu trợ và rộng lòng giúp đỡ người dân Haiti trong khi ngài không quên nhớ đến họ cách đặc biệt trong lời cầu nguyện của mình. Chào các tín hữu Ba Lan, ĐTC nhắc đến sáng kiến thiết lập tổ chức “Trợ giúp các giáo hội đau khổ” rằng hôm nay giáo hội Ba Lan cầu nguyện cho các anh chị em chịu bách hại vì Tin Mừng. Các tín hữu Ba Lan đã chịu nhiều bách hại trong quá khứ để trung thành với Chúa Kitô và Giáo hội, vì vậy họ có cảm thức đặc biệt với những ai ngày nay đang chịu thử thách. Chúng ta cùng cầu nguyện với Thiên Chúa cho việc tự do loan báo Tin Mừng.