Về việc giáo dục lương tâm trong bối cảnh truyền giáo tại Việt Nam
Tham luận của GM Matthêu Nguyễn Văn Khôi
Trong chương III, về sứ vụ số 26, Tài liệu làm việc chỉ nhắc đến “giáo dục lương tâm” mà không triển khai gì thêm. Thực ra việc giáo dục lương tâm là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong việc truyền giáo. Quả thế, việc giáo dục lương tâm dẫn đưa con người đến sự trưởng thành luân lý là một thành phần cốt yếu của sự trưởng thành đức tin, bởi vì có một mối liên hệ chặt chẽ giữa luân lý và đức tin, cũng như giữa luân lý và việc truyền giáo.
Đặc biệt trong bối cảnh truyền giáo tại Việt Nam hiện nay, việc giáo dục lương tâm càng trở nên cần thiết và khẩn thiết hơn bao giờ hết, vì xã hội chúng ta đang sống đầy dẫy những cách sống, những chủ trương và khuynh hướng phản đạo đức đang góp phần làm méo mó bộ mặt của lương tâm, dẫn đến sự lu mờ hay đánh mất cảm thức tôn giáo nơi nhiều người.
“Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?” (Mt 19,16). Câu hỏi của chàng thanh niên trong Tin Mừng phản ánh một lương tâm đang tìm kiếm điều thiện để được ơn Cứu Độ, qua đó chúng ta có thể thấy mối liên hệ giữa việc giáo dục lương tâm với sứ vụ truyền giáo, vì việc truyền giáo có mục đích dẫn đưa con người đến ơn Cứu Độ. Khi bắt đầu sứ vụ công khai Chúa Giêsu cũng kêu gọi: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến” (Mt 4,17). Sám hối là hành vi của lương tâm, được coi như điều kiện cần thiết để có thể đón nhận Tin Mừng Nước Trời.
Việc giáo dục lương tâm đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền giáo, bởi vì việc đón nhận đức tin là một hành vi của lương tâm và tự do tôn giáo cũng là tự do lương tâm. Người ta chỉ đón nhận đức tin sau khi đã xem xét và đánh giá ý nghĩa của việc đón nhận ấy đối với việc thể hiện cuộc sống của mình. Điều đó có nghĩa là một đức tin không phát xuất từ một quyết định của lương tâm thì chỉ là hời hợt hoặc mê tín. Hơn nữa, quyết định của lương tâm nơi một người không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo của người đó, mà còn ảnh hương đến đời sống tôn giáo và luân lý của người khác, bởi vì khi quyết định sống tốt, người ta sẽ gửi đến cho kẻ khác một thông điệp mời gọi họ cũng quyết định sống tốt.
Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay đã dạy: “Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ” (MV 16). Do đó với một lương tâm được giáo dục tốt người ta có thể nhận ra tiếng Chúa từ đáy sâu tâm hồn mình, để thực hành điều thiện và tìm kiếm chân lý. Người nào quyết tâm tìm kiếm chân lý sẽ dễ dàng đón nhận đức tin hoặc ít ra cũng bắt đầu trên đường tiến về đức tin. Chính trong ý nghĩa này mà Chúa Giêsu đã nói: “Ai thực hành chân lý thì đến với ánh sáng” (Ga 3,21). Ngược lại, một Kitô hữu sẽ dễ dàng mất đức tin nếu người ấy từ chối hay xao nhãng bổn phận thường xuyên đào tạo lương tâm theo những tiêu chuẩn luân lý của Tin Mừng.
Để có được một lương tâm đúng đắn, người ta phải tìm mọi cách có thể để hiểu biết chân lý. Một thái độ tìm kiếm chân lý khách quan hoàn toàn trái ngược với thái độ chủ quan khép kín trên chính mình, để rồi cuối cùng rơi vào thuyết tương đối luân lý và tôn giáo. Vì thế, con người không thể đạt đến chân lý khách quan nếu không biết đối chiếu với Lời Chúa và giáo huấn của Giáo hội, cũng như đối thoại với kẻ khác và với những kinh nghiệm đạo đức của họ.
Để thực hiện sứ vụ truyền giáo, việc giáo dục lương tâm không chỉ giới hạn nơi các Kitô hữu mà còn phải được thực hiện đối với những người ngoài Kitô giáo, qua những cuộc gặp gỡ và đối thoại chủ thể, liên văn hóa và liên tôn giáo. Chính lương tâm là mẫu số chung, là nơi gặp gỡ dễ dàng nhất giữa những người không cùng tôn giáo. Khởi đi từ nnhững cuộc đối thoại chân thành và thẳng thắn trên căn bản của mẫu số chung ấy, người Kitô hữu có thể từ từ dẫn đưa người khác đến việc nhận biết Thiên Chúa là chân lý và là sự thiện tối thượng, nhất là khi người Kitô hữu xuất hiện trước mắt mọi người như là kẻ luôn sống ngay thẳng và hành động theo tiếng lương tâm, vượt trên mọi cám dỗ và những xu hướng xấu xa hay lệch lạc của thời đại.
Giám mục Phó Giáo phận Qui Nhơn
Tham luận của GM Matthêu Nguyễn Văn Khôi
Trong chương III, về sứ vụ số 26, Tài liệu làm việc chỉ nhắc đến “giáo dục lương tâm” mà không triển khai gì thêm. Thực ra việc giáo dục lương tâm là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong việc truyền giáo. Quả thế, việc giáo dục lương tâm dẫn đưa con người đến sự trưởng thành luân lý là một thành phần cốt yếu của sự trưởng thành đức tin, bởi vì có một mối liên hệ chặt chẽ giữa luân lý và đức tin, cũng như giữa luân lý và việc truyền giáo.
“Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?” (Mt 19,16). Câu hỏi của chàng thanh niên trong Tin Mừng phản ánh một lương tâm đang tìm kiếm điều thiện để được ơn Cứu Độ, qua đó chúng ta có thể thấy mối liên hệ giữa việc giáo dục lương tâm với sứ vụ truyền giáo, vì việc truyền giáo có mục đích dẫn đưa con người đến ơn Cứu Độ. Khi bắt đầu sứ vụ công khai Chúa Giêsu cũng kêu gọi: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến” (Mt 4,17). Sám hối là hành vi của lương tâm, được coi như điều kiện cần thiết để có thể đón nhận Tin Mừng Nước Trời.
Việc giáo dục lương tâm đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền giáo, bởi vì việc đón nhận đức tin là một hành vi của lương tâm và tự do tôn giáo cũng là tự do lương tâm. Người ta chỉ đón nhận đức tin sau khi đã xem xét và đánh giá ý nghĩa của việc đón nhận ấy đối với việc thể hiện cuộc sống của mình. Điều đó có nghĩa là một đức tin không phát xuất từ một quyết định của lương tâm thì chỉ là hời hợt hoặc mê tín. Hơn nữa, quyết định của lương tâm nơi một người không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo của người đó, mà còn ảnh hương đến đời sống tôn giáo và luân lý của người khác, bởi vì khi quyết định sống tốt, người ta sẽ gửi đến cho kẻ khác một thông điệp mời gọi họ cũng quyết định sống tốt.
Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay đã dạy: “Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ” (MV 16). Do đó với một lương tâm được giáo dục tốt người ta có thể nhận ra tiếng Chúa từ đáy sâu tâm hồn mình, để thực hành điều thiện và tìm kiếm chân lý. Người nào quyết tâm tìm kiếm chân lý sẽ dễ dàng đón nhận đức tin hoặc ít ra cũng bắt đầu trên đường tiến về đức tin. Chính trong ý nghĩa này mà Chúa Giêsu đã nói: “Ai thực hành chân lý thì đến với ánh sáng” (Ga 3,21). Ngược lại, một Kitô hữu sẽ dễ dàng mất đức tin nếu người ấy từ chối hay xao nhãng bổn phận thường xuyên đào tạo lương tâm theo những tiêu chuẩn luân lý của Tin Mừng.
Để thực hiện sứ vụ truyền giáo, việc giáo dục lương tâm không chỉ giới hạn nơi các Kitô hữu mà còn phải được thực hiện đối với những người ngoài Kitô giáo, qua những cuộc gặp gỡ và đối thoại chủ thể, liên văn hóa và liên tôn giáo. Chính lương tâm là mẫu số chung, là nơi gặp gỡ dễ dàng nhất giữa những người không cùng tôn giáo. Khởi đi từ nnhững cuộc đối thoại chân thành và thẳng thắn trên căn bản của mẫu số chung ấy, người Kitô hữu có thể từ từ dẫn đưa người khác đến việc nhận biết Thiên Chúa là chân lý và là sự thiện tối thượng, nhất là khi người Kitô hữu xuất hiện trước mắt mọi người như là kẻ luôn sống ngay thẳng và hành động theo tiếng lương tâm, vượt trên mọi cám dỗ và những xu hướng xấu xa hay lệch lạc của thời đại.
Giám mục Phó Giáo phận Qui Nhơn