Lời Chúa và Việc Dấn Thân Vào Thế Giới
Phục vụ Chúa Giêsu trong “những anh em nhỏ bé nhất” (Mt 25:40)
Lời Chúa dõi sáng cuộc nhân sinh và khuấy động lương tâm ta để ta nhìn sâu hơn vào chính đời sống mình, lý do vì mọi lịch sử nhân bản đều nằm dưới sự phán xét của Thiên Chúa: “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, và mọi thiên thần hầu hạ Người, Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của mình. Mọi dân tộc đều tụ họp trước nhan Người” (Mt 25:31-32).
Ngày nay, ta thường có khuynh hướng dừng lại một cách phiến diện trước sự quan trọng của giây phút đang qua, như thể nó chẳng có liên quan gì tới tương lai. Tin Mừng, trái lại, nhắc ta nhớ rằng mọi giây phút đời ta đều quan trọng và phải được sống một cách sâu đậm, với nhận thức rằng mọi người rồi ra sẽ phải tính sổ đời mình. Trong chương hai mươi lăm của Tin Mừng Thánh Mátthêu, Con Người sẽ coi bất cứ điều gì ta làm hay không làm cho “những anh em hèn mọn nhất” (xem 25:40, 45) như là làm hay không làm cho chính Người: “Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát, các con đã cho Ta uống, Ta là khách lạ, các con đã nghinh đón Ta, Ta trần truồng các con đã mặc cho Ta, Ta ốm đau các con đã thăm viếng Ta, Ta ngồi tù các con đã đến với Ta” (25:35-36). Lời Chúa đã đích thân nhấn mạnh tới nhu cầu ta phải dấn thân vào thế giới và trách nhiệm của ta trước Chúa Kitô, Chúa của lịch sử. Khi công bố lời Chúa, ta hãy khích lệ lẫn nhau làm điều tốt và cam kết phục vụ công lý, hòa giải và hoà bình.
Lời Chúa và cam kết phục vụ công lý trong xã hội
Lời Chúa linh hứng con người, cả nam lẫn nữ, để họ xây dựng các liên hệ dựa trên sự chính trực và công lý, và chứng thực các giá trị vĩ đại dưới mắt Thiên Chúa đối với mọi cố gắng nhằm tạo ra một thế giới công chính hơn và đáng sống hơn (327). Lời Chúa không hàm hồ chút nào khi tố cáo mọi bất công và cổ vũ sự liên đới và bình đẳng (328). Dưới ánh sáng lời Chúa, ta hãy biện phân “các dấu chỉ thời đại” hiện diện trong lịch sử, và đừng chạy trốn việc cam kết dấn thân đối với những người đang đau khổ và là nạn nhân của các hình thức vị kỷ.
Thượng Hội Đồng nhắc ta nhớ rằng dấn thân cho công lý và thay đổi thế giới là yếu tố chủ yếu của việc phúc âm hóa. Theo lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ta phải “vươn tay ra và có thể nói lật nhào bằng sức mạnh của Tin Mừng các tiêu chuẩn phán đoán, các tư lợi, các khuôn mẫu tư duy, các nguồn cảm hứng và các lối sống của nhân loại đi ngược lại lời Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người” (329).
Vì lý do này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng muốn ngỏ một lời đặc biệt với những ai đang góp phần vào đời sống chính trị và xã hội. Việc phúc âm hóa và loan truyền lời Chúa phải linh hứng hoạt động của họ trên thế giới, vì họ đang làm việc vì ích chung thực sự bằng cách tôn trọng và cổ vũ phẩm giá mọi con người. Chắc chắn, trách nhiệm trực tiếp của Giáo Hội không phải là tạo ra một xã hội công chính hơn, dù Giáo Hội có quyền và có bổn phận can thiệp vào các vấn đề đạo đức và luân lý liên quan tới thiện ích của các cá nhân và dân tộc. Nhiệm vụ hàng đầu của tín hữu giáo dân, nhờ được đào tạo trong trường Tin Mừng, là phải trực tiếp can dự vào sinh hoạt chính trị và xã hội. Vì lý do này, Thượng Hội Đồng khuyến cáo để các tín hữu giáo dân nhận được một sự huấn luyện thích đáng về các nguyên tắc của giáo huấn xã hội của Giáo Hội (330).
Tôi cũng muốn kêu gọi mọi người lưu ý tới sự quan trọng của việc bảo vệ và phát huy nhân quyền của mọi con người, dựa trên luật tự nhiên vốn viết sẵn trong tâm hồn con người, là các quyền tự chúng có tính “phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng” (331). Giáo Hội bày tỏ niềm hy vọng rằng nhờ việc thừa nhận các quyền này, nhân phẩm sẽ được nhìn nhận một cách hữu hiệu hơn và được phát huy một cách phổ quát (332), vì nó là dấu ấn rõ rệt được Đấng Tạo Hóa khắc khi trên các tạo vật của Người, được Chúa Kitô tiếp nhận và cứu chuộc qua việc nhập thể, qua cái chết và sự sống lại của Người. Việc truyền bá lời Chúa chắc chắn sẽ tăng cường cho việc nhìn nhận và tôn trọng nhân quyền của mọi con người (333).
Công bố lời Chúa, hòa giải và hòa bình giữa các dân tộc
Giữa nhiều lãnh vực cần phải dấn thân, Thượng Hội Đồng khẩn thiết kêu gọi việc cổ vũ hòa giải và hòa bình. Trong bối cảnh hiện nay, hơn bao giờ hết, ta cần phải tái khám phá ra lời Thiên Chúa làm nguồn suối cho hòa giải và hòa bình, vì trong lời ấy, Thiên Chúa hòa giải mọi sự với Người (xem 2 Cor 5:18-20; Eph 1:10): Chúa Kitô “là hòa bình của ta” (Eph 2:14), là Đấng giật sập mọi bức tường chia rẽ. Một số tham luận tại Thượng Hội Đồng đã cung cấp cho ta nhiều tài liệu về các tranh chấp và căng thẳng trầm trọng và đầy bạo lực đang xẩy ra trên hành tinh ta. Có lúc, những thù nghịch này còn mang cả dáng dấp tranh chấp tôn giáo nữa. Ở đây, tôi muốn khẳng định một lần nữa rằng tôn giáo không bao giời biện minh cho bất khoan dung hay chiến tranh. Ta không thể nhân danh Chúa mà giết người! (334). Mỗi tôn giáo phải khích lệ quyền được sử dụng lý trí và cổ vũ các giá trị đạo đức biết củng cố việc sống chung dân sự.
Trung thành với công việc hòa giải được Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và sống lại, người Công Giáo cũng như mọi người thiện chí nam nữ phải cam kết trở thành điển hình của hòa giải để xây dựng cho được một xã hội công chính và hòa bình (335). Chúng ta không bao giờ được quên rằng “ở đâu lời con người trở thành bất lực vì sự thắng thế của tranh chấp bạo lực và chiến tranh, thì sức mạnh tiên tri của lời Chúa vẫn không lay chuyển, vẫn nhắc ta nhớ rằng hòa bình là điều có thể thực hiện được và chính chúng ta phải trở thành khí cụ của hòa giải và hòa bình” (336).
Lời Chúa và đức ái thực tiễn
Cam kết đối với công lý, hòa giải và hòa bình tìm thấy căn bản tối hậu và sự nên trọn của nó trong tình yêu đã được mạc khải cho ta nơi Chúa Kitô. Nhờ nghe các chứng từ đưa ra tại Thượng Hội Đồng, ta thấy rõ hơn mối liên kết giữa việc nghe lời Chúa một cách đầy yêu thương và việc phục vụ quên mình các anh chị em của ta; mọi tín hữu đều nên nhìn ra nhu cầu phải “diễn dịch lời ta đã nghe thành cử chỉ yêu thương, vì đây là cách duy nhất làm cho việc công bố Tin Mừng trở thành khả tín, bất chấp các yếu hèn nhân bản vốn thấy rõ nơi các cá nhân” (337). Chúa Giêsu khi sống trên trần gian này luôn làm điều tốt (xem Cv 10:38). Ngoan ngoãn lắng nghe lời Chúa trong Giáo Hội sẽ làm sống dậy “đức ái và công bình đối với mọi người, nhất là đối với người nghèo” (338). Ta không bao giờ nên quên rằng “tình yêu – caritas – luôn chứng tỏ là cần thiết, ngay trong xã hội công chính nhất… bất cứ ai muốn loại bỏ tình yêu đều là người đang chuẩn bị loại bỏ chính con người đúng nghĩa” (339). Vì thế, tôi khích lệ các tín hữu thường xuyên suy niệm ca khúc tình yêu của Thánh Tông Đồ Phaolô để nhận được ơn linh hứng từ đó: “Tình yêu thì nhẫn nại và nhân hậu; tình yêu không ghen tuông hay khoác lác; nó không tự đắc hay thô lỗ. Tình yêu không khăng khăng theo ý mình; nó không nóng giận hay nuôi hận thù; không mừng khi thấy sự gian ác nhưng vui khi thấy sự thật. Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Tình yêu không bao giờ chấm dứt” (1 Cor 13:4-8).
Tình yêu người lân cận, vốn bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa, phải thấy ta luôn dấn thân trong tư cách cá nhân và cộng đoàn Giáo Hội, cả địa phương lẫn hoàn cầu. Như Thánh Augustinô từng nói: “điều chủ yếu là phải hiểu rằng tình yêu là sự viên mãn của Lề Luật vì nó là tất cả Thánh Kinh… Bất cứ ai cho rằng mình hiểu Thánh Kinh hay bất cứ phần nào trong đó, nhưng lại không cố gắng, như một hệ luận, để tăng trưởng trong tình yêu kép, tức yêu Chúa và yêu tha nhân, thì nên hiểu rõ điều này: họ chưa thực sự hiểu sách ấy” (340).
Việc công bố lời Chúa và giới trẻ
Thượng Hội Đồng đặc biệt chú ý tới việc công bố lời Chúa cho thế hệ trẻ. Người trẻ vốn là các thành viên tích cực của Giáo Hội. Họ đại diện cho tương lai Giáo Hội. Ta thường gặp nơi họ sự cởi mở tự phát đối với việc nghe lời Chúa và một lòng ước mong thành thật được biết Chúa Giêsu. Tuổi trẻ là thời gian dành cho những câu hỏi chân thực và không tài nào dẹp bỏ về ý nghĩa đời người và hướng đi cho chính đời ta. Chỉ có Thiên Chúa mới đưa ra được câu trả lời chân thật cho các câu hỏi ấy. Việc quan tâm tới giới trẻ đòi ta phải can đảm và rõ ràng trong sứ điệp ta muốn công bố; ta cần giúp họ có được sự tự tin và thân quen với Sách Thánh để Sách này trở thành la bàn chỉ đường cho họ đi theo (341). Người trẻ cần các nhân chứng và thầy dạy biết cùng bước đi với họ, dạy họ biết yêu Tin Mừng và chia sẻ nó, nhất là với người đồng trang lứa, và nhờ thế trở thành các sứ giả chân chính và đáng tin cậy (342).
Lời Chúa cần được trình bày sao đó để có thể phát sinh ra các hệ luận cho ơn gọi của từng người và giúp người trẻ chọn được hướng đi cho đời họ, trong đó, có hướng đi tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa (343). Ơn gọi chân chính sống tận hiến hay làm linh mục sẽ tìm được đất mầu mỡ nhờ việc tiếp xúc đầy đức tin với lời Chúa. Một lần nữa, tôi nhắc lại lời kêu gọi mà tôi từng đưa ra vào buổi đầu triều đại giáo hoàng của tôi là hãy mở rộng cửa cho Thiên Chúa: “Nếu ta để Chúa Kitô bước vào đời ta, ta không mất gì, không mất gì, tuyệt đối không mất gì trong số những điều làm đời sống ta được tự do, tươi đẹp và vĩ đại. Không! Vì chỉ trong tình bạn này, tiềm năng lớn lao của cuộc hiện sinh nhân bản mới được tỏ lộ thực sự… Hỡi các bạn trẻ thân yêu: đừng sợ Chúa Kitô! Người không lấy mất điều gì đâu, nhưng Người cho các bạn mọi sự. Khi ta hiến mình cho Người, ta sẽ nhận lại gấp trăm. Vâng, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ tìm được sự sống đích thực” (344).
Việc công bố lời Chúa và di dân
Lời Chúa khiến ta lưu ý tới lịch sử và các thực tại đang xẩy tới. Khi xem sét sứ mệnh phúc âm hóa của Giáo Hội, Thượng Hội Đồng cũng đã quyết định đề cập tới hiện tượng phức tạp của các phong trào di dân, một hiện tượng trong mấy năm gần đây đã đạt tới một tỷ lệ chưa từng có. Vấn đề này đặt ra nhiều vấn nạn hết sức tế nhị liên quan đến an ninh các quốc gia và việc nghinh đón những người tìm nơi tị nạn hay tìm các điều kiện sống, y tế và làm việc tốt đẹp hơn. Số rất đông những người không biết gì về Chúa Kitô hay có một vốn hiểu biết về Người không đầy đủ đang định cư tại các quốc gia vốn có truyền thống Kitô Giáo. Đồng thời, nhiều người từ các quốc gia có dấu ấn đức tin Kitô Giáo sâu xa đã di cư tới các quốc gia, nơi vẫn cần phải công bố Chúa Kitô và đòi được tân phúc âm hóa. Các tình huống ấy đưa lại nhiều khả thể mới cho việc loan truyền lời Chúa. Về phương diện này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố rằng di dân có quyền được nghe tin mừng Phúc Âm (kerygma), một tin mừng cần được đề nghị, chứ không áp đặt. Và nếu họ là Kitô hữu, họ đòi các hình thức chăm lo mục vụ giúp họ có khả năng lớn mạnh trong đức tin và ngược lại, trở thành các sứ giả của Tin Mừng. Vì tính phức tạp của hiện tượng này, điều chủ yếu là phải động viên mọi giáo phận liên hệ để các phong trào di dân cũng được coi như một dịp may giúp ta khám phá ra các hình thức hiện diện và công bố mới. Điều cũng cần thiết là các giáo phận phải đảm bảo tới mức có thể để các anh chị em này nhận được sự nghinh đón và lưu tâm thỏa đáng, ngõ hầu, được ơn Chúa đánh động, họ có khả năng trở thành sứ giả của lời Chúa và chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh, vốn là hy vọng của thế giới (345).
Việc công bố lời Chúa và đau khổ
Trong lúc Thượng Hội Đồng làm việc, các Nghị Phụ cũng đã xem sét nhu cầu phải công bố lời Chúa cho tất cả những ai đang đau khổ, cả về phương diện thể lý, tâm lý lẫn tâm linh. Chính trong những lúc đau khổ, các câu hỏi tối hậu về ý nghĩa đời người mới càng được cảm nhận một cách sắc cạnh. Nếu lời lẽ con người tỏ ra câm lặng trước mầu nhiệm sự ác và đau khổ, và nếu xã hội ta tỏ ra chỉ trân quí sự sống khi nó tương hợp với một số tiêu chuẩn như có hiệu năng hay mang lại hạnh phúc, thì lời Chúa giúp ta thấy rằng ngay những giây phút (đau khổ) này cũng được tình yêu Thiên Chúa “vỗ về”. Đức tin phát sinh từ cuộc gặp gỡ với lời Chúa sẽ giúp ta hiểu ra rằng sự sống nhân bản đáng được sống trọn vẹn, ngay lúc nó yếu đi vì bịnh hoạn và đau đớn. Thiên Chúa dựng nên ta để ta hạnh phúc và để ta sống, trong khi đó, bịnh hoạn và chết chóc bước vào thế giới này là do hậu quả của tội (xem Kn 2:23-24). Ấy thế nhưng Cha sự sống là thầy thuốc tuyệt hảo của nhân loại, và Người không ngừng cúi mình một cách trìu mến trên nhân loại đau khổ. Ta chiêm ngưỡng đỉnh cao việc Thiên Chúa gần gũi với các đau khổ của ta trong chính Chúa Giêsu: “ Lời nhập thể. Người đau khổ và chết cho ta. Bằng sự thống khổ và cái chết của Người, Người lãnh lấy sự yếu hèn của ta cho Người và hoàn toàn biến đổi nó” (346).
Sự gần gũi của Chúa Giêsu với người đau khổ có tính thường hằng: nó kéo dài trong thời gian nhờ hành động của Chúa Thánh Thần trong sứ mệnh của Giáo Hội, trong lời Chúa và trong các bí tích, nơi những con người thiện chí, cả nam lẫn nữ, và trong các sáng kiến bác ái được thực thi bằng tình yêu anh em của các cộng đoàn, nhờ thế làm khuôn mặt đích thực và tình yêu Thiên Chúa được mọi người biết đến. Thượng Hội Đồng cám ơn Thiên Chúa vì các chứng tá chói sáng, đôi khi dấu ẩn, của rất nhiều Kitô hữu - gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân - những người đã cho Chúa Kitô, vị thầy thuốc đích thực của cả hồn lẫn xác, mượn tay và vẫn tiếp tục cho Người mượn tay chân, mắt mũi và tâm hồn. Thượng Hội Đồng huấn dụ mọi người tiếp tục chăm sóc những người bịnh hoạn yếu đau và đem họ tới sự hiện diện thông ban sự sống của Chúa Giêsu trong lời Chúa và trong Thánh Thể. Nên giúp đỡ những người đau khổ để họ đọc Sách Thánh và hiểu ra rằng tình trạng của họ giúp họ có khả năng tham dự một cách đặc biệt vào sự đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô để cứu rỗi thế giới (xem 2 Cor 4:8-11, 14) (347).
Việc công bố lời Chúa và người nghèo
Sách Thánh tỏ lộ tình yêu đặc biệt của Thiên Chúa đối với người nghèo và người thiếu thốn (xem Mt 25:31-46). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng hay nói tới sự quan trọng của việc giúp đỡ các anh chị em này khả năng nghe sứ điệp Tin Mừng và cảm nghiệm được sự gần gũi của các mục tử và cộng đoàn của họ. Thực thế, “người nghèo là những người trước hết có quyền được nghe công bố Tin Mừng; họ cần không những cơm bánh, mà còn là các lời hằng sống” (348). Phó tế phục vụ bác ái, một thừa tác vụ không bao giờ được thiếu trong các giáo hội của ta, phải luôn gắn bó với việc công bố lời Chúa và cử hành các mầu nhiệm thánh (349). Ấy thế nhưng, ta cũng cần nhìn nhận và đánh giá sự kiện này là người nghèo chính là các tác nhân của phúc âm hóa. Trong Thánh Kinh, người nghèo thực sự là người hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa; trong Tin Mừng, Chúa Giêsu gọi họ là người có phúc, “vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3; xem Lc 6:20). Chúa đề cao tâm hồn đơn thành của những ai tìm thấy nơi Thiên Chúa các kho tàng đích thực, đặt hy vọng nơi Người, chứ không nơi những sự việc đời này. Giáo Hội không thể làm người nghèo thất vọng: “Các mục tử được kêu gọi lắng nghe họ, học hỏi nơi họ, hướng dẫn họ trong đức tin của họ và khuyến khích họ lãnh trách nhiệm đối với đời sống họ” (350).
Giáo Hội cũng biết rằng sự nghèo khó có thể hiện hữu như một nhân đức, một nhân đức cần được vun sới và tự do chọn lấy, như man vàn thánh nhân đã làm. Nghèo khó cũng có thể hiện hữu như một thiếu thốn (indigence), thường phát sinh do bất công hay vị kỷ, biểu hiệu rõ rệt trong đói khát và túng thiếu, và như một nguồn của tranh chấp. Trong việc công bố lời Chúa, Giáo Hội biết rằng “một vòng tròn nhân đức” phải được cổ vũ giữa sự nghèo khó tự ý chọn và sự nghèo khó cần bị đánh bại; ta cần tái khám phá ra “sự tiết chế và tình liên đới, những giá trị của Tin Mừng đồng thời có tính phổ quát… Điều này khiến ta đưa ra các quyết định có tính hợp công lý và điều độ” (351).
Việc công bố lời Chúa và việc bảo vệ sáng thế
Dấn thân vào thế giới, như đã được lời Chúa đòi hỏi, khiến ta nhìn bằng con mắt mới toàn vũ trụ đã được tạo dựng, một vũ trụ đầy các dấu vết của lời mà qua đó mọi vật đã được dựng nên (xem Ga 1:2). Trong tư cách những con người nam nữ tin vào và công bố Tin Mừng, ta có trách nhiệm đối với tạo vật. Mạc khải giúp ta biết kế hoạch Thiên Chúa dành cho vũ trụ, nhưng nó cũng dẫn ta tới việc tố giác thái độ lầm lẫn kia từ khước không chịu nhìn mọi thực tại tạo dựng như là phản ảnh của Đấng Tạo Hóa, mà thay vào đó, chỉ là vật chất thô sơ cần khai thác không hề kiêng dè. Con người như thế thiếu hẳn lòng khiêm nhường chủ yếu giúp họ khả năng nhận ra tạo vật như hồng phúc Chúa ban, hồng phúc mà ta phải tiếp nhận và sử dụng phù hợp với kế hoạch của Người. Thay vào đó, sự ngạo mạn của con người nhân bản sống “như thể Thiên Chúa không hiện hữu” dẫn họ tới việc khai thác và làm biến dạng khuôn mặt thiên nhiên, không coi nó như công trình do bàn tay của lời sáng tạo làm nên. Trong ngữ cảnh thần học này, tôi muốn nhắc lại tuyên bố của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng. Các vị muốn nhắc nhở ta rằng: “chấp nhận lời Chúa, lời được Sách Thánh và Truyền Thống sống động của Giáo Hội chứng thực, làm phát sinh ra một cách nhìn sự vật thật mới mẻ, cổ vũ một sinh thái chân chính, một sinh thái bắt rễ sâu trong việc vâng phục của đức tin… [và] khai triển ra một nhạy cảm thần học đổi mới đối với sự tốt lành của mọi vật, vốn được tạo nên trong Chúa Kitô” (352). Ta cần được cải huấn trong sự thán phục và trong khả năng biết nhận ra vẻ đẹp vốn được biểu lộ trong các thực tại tạo dựng (353).
Phục vụ Chúa Giêsu trong “những anh em nhỏ bé nhất” (Mt 25:40)
Lời Chúa dõi sáng cuộc nhân sinh và khuấy động lương tâm ta để ta nhìn sâu hơn vào chính đời sống mình, lý do vì mọi lịch sử nhân bản đều nằm dưới sự phán xét của Thiên Chúa: “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, và mọi thiên thần hầu hạ Người, Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của mình. Mọi dân tộc đều tụ họp trước nhan Người” (Mt 25:31-32).
Ngày nay, ta thường có khuynh hướng dừng lại một cách phiến diện trước sự quan trọng của giây phút đang qua, như thể nó chẳng có liên quan gì tới tương lai. Tin Mừng, trái lại, nhắc ta nhớ rằng mọi giây phút đời ta đều quan trọng và phải được sống một cách sâu đậm, với nhận thức rằng mọi người rồi ra sẽ phải tính sổ đời mình. Trong chương hai mươi lăm của Tin Mừng Thánh Mátthêu, Con Người sẽ coi bất cứ điều gì ta làm hay không làm cho “những anh em hèn mọn nhất” (xem 25:40, 45) như là làm hay không làm cho chính Người: “Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát, các con đã cho Ta uống, Ta là khách lạ, các con đã nghinh đón Ta, Ta trần truồng các con đã mặc cho Ta, Ta ốm đau các con đã thăm viếng Ta, Ta ngồi tù các con đã đến với Ta” (25:35-36). Lời Chúa đã đích thân nhấn mạnh tới nhu cầu ta phải dấn thân vào thế giới và trách nhiệm của ta trước Chúa Kitô, Chúa của lịch sử. Khi công bố lời Chúa, ta hãy khích lệ lẫn nhau làm điều tốt và cam kết phục vụ công lý, hòa giải và hoà bình.
Lời Chúa và cam kết phục vụ công lý trong xã hội
Lời Chúa linh hứng con người, cả nam lẫn nữ, để họ xây dựng các liên hệ dựa trên sự chính trực và công lý, và chứng thực các giá trị vĩ đại dưới mắt Thiên Chúa đối với mọi cố gắng nhằm tạo ra một thế giới công chính hơn và đáng sống hơn (327). Lời Chúa không hàm hồ chút nào khi tố cáo mọi bất công và cổ vũ sự liên đới và bình đẳng (328). Dưới ánh sáng lời Chúa, ta hãy biện phân “các dấu chỉ thời đại” hiện diện trong lịch sử, và đừng chạy trốn việc cam kết dấn thân đối với những người đang đau khổ và là nạn nhân của các hình thức vị kỷ.
Thượng Hội Đồng nhắc ta nhớ rằng dấn thân cho công lý và thay đổi thế giới là yếu tố chủ yếu của việc phúc âm hóa. Theo lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ta phải “vươn tay ra và có thể nói lật nhào bằng sức mạnh của Tin Mừng các tiêu chuẩn phán đoán, các tư lợi, các khuôn mẫu tư duy, các nguồn cảm hứng và các lối sống của nhân loại đi ngược lại lời Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người” (329).
Vì lý do này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng muốn ngỏ một lời đặc biệt với những ai đang góp phần vào đời sống chính trị và xã hội. Việc phúc âm hóa và loan truyền lời Chúa phải linh hứng hoạt động của họ trên thế giới, vì họ đang làm việc vì ích chung thực sự bằng cách tôn trọng và cổ vũ phẩm giá mọi con người. Chắc chắn, trách nhiệm trực tiếp của Giáo Hội không phải là tạo ra một xã hội công chính hơn, dù Giáo Hội có quyền và có bổn phận can thiệp vào các vấn đề đạo đức và luân lý liên quan tới thiện ích của các cá nhân và dân tộc. Nhiệm vụ hàng đầu của tín hữu giáo dân, nhờ được đào tạo trong trường Tin Mừng, là phải trực tiếp can dự vào sinh hoạt chính trị và xã hội. Vì lý do này, Thượng Hội Đồng khuyến cáo để các tín hữu giáo dân nhận được một sự huấn luyện thích đáng về các nguyên tắc của giáo huấn xã hội của Giáo Hội (330).
Tôi cũng muốn kêu gọi mọi người lưu ý tới sự quan trọng của việc bảo vệ và phát huy nhân quyền của mọi con người, dựa trên luật tự nhiên vốn viết sẵn trong tâm hồn con người, là các quyền tự chúng có tính “phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng” (331). Giáo Hội bày tỏ niềm hy vọng rằng nhờ việc thừa nhận các quyền này, nhân phẩm sẽ được nhìn nhận một cách hữu hiệu hơn và được phát huy một cách phổ quát (332), vì nó là dấu ấn rõ rệt được Đấng Tạo Hóa khắc khi trên các tạo vật của Người, được Chúa Kitô tiếp nhận và cứu chuộc qua việc nhập thể, qua cái chết và sự sống lại của Người. Việc truyền bá lời Chúa chắc chắn sẽ tăng cường cho việc nhìn nhận và tôn trọng nhân quyền của mọi con người (333).
Công bố lời Chúa, hòa giải và hòa bình giữa các dân tộc
Giữa nhiều lãnh vực cần phải dấn thân, Thượng Hội Đồng khẩn thiết kêu gọi việc cổ vũ hòa giải và hòa bình. Trong bối cảnh hiện nay, hơn bao giờ hết, ta cần phải tái khám phá ra lời Thiên Chúa làm nguồn suối cho hòa giải và hòa bình, vì trong lời ấy, Thiên Chúa hòa giải mọi sự với Người (xem 2 Cor 5:18-20; Eph 1:10): Chúa Kitô “là hòa bình của ta” (Eph 2:14), là Đấng giật sập mọi bức tường chia rẽ. Một số tham luận tại Thượng Hội Đồng đã cung cấp cho ta nhiều tài liệu về các tranh chấp và căng thẳng trầm trọng và đầy bạo lực đang xẩy ra trên hành tinh ta. Có lúc, những thù nghịch này còn mang cả dáng dấp tranh chấp tôn giáo nữa. Ở đây, tôi muốn khẳng định một lần nữa rằng tôn giáo không bao giời biện minh cho bất khoan dung hay chiến tranh. Ta không thể nhân danh Chúa mà giết người! (334). Mỗi tôn giáo phải khích lệ quyền được sử dụng lý trí và cổ vũ các giá trị đạo đức biết củng cố việc sống chung dân sự.
Trung thành với công việc hòa giải được Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và sống lại, người Công Giáo cũng như mọi người thiện chí nam nữ phải cam kết trở thành điển hình của hòa giải để xây dựng cho được một xã hội công chính và hòa bình (335). Chúng ta không bao giờ được quên rằng “ở đâu lời con người trở thành bất lực vì sự thắng thế của tranh chấp bạo lực và chiến tranh, thì sức mạnh tiên tri của lời Chúa vẫn không lay chuyển, vẫn nhắc ta nhớ rằng hòa bình là điều có thể thực hiện được và chính chúng ta phải trở thành khí cụ của hòa giải và hòa bình” (336).
Lời Chúa và đức ái thực tiễn
Cam kết đối với công lý, hòa giải và hòa bình tìm thấy căn bản tối hậu và sự nên trọn của nó trong tình yêu đã được mạc khải cho ta nơi Chúa Kitô. Nhờ nghe các chứng từ đưa ra tại Thượng Hội Đồng, ta thấy rõ hơn mối liên kết giữa việc nghe lời Chúa một cách đầy yêu thương và việc phục vụ quên mình các anh chị em của ta; mọi tín hữu đều nên nhìn ra nhu cầu phải “diễn dịch lời ta đã nghe thành cử chỉ yêu thương, vì đây là cách duy nhất làm cho việc công bố Tin Mừng trở thành khả tín, bất chấp các yếu hèn nhân bản vốn thấy rõ nơi các cá nhân” (337). Chúa Giêsu khi sống trên trần gian này luôn làm điều tốt (xem Cv 10:38). Ngoan ngoãn lắng nghe lời Chúa trong Giáo Hội sẽ làm sống dậy “đức ái và công bình đối với mọi người, nhất là đối với người nghèo” (338). Ta không bao giờ nên quên rằng “tình yêu – caritas – luôn chứng tỏ là cần thiết, ngay trong xã hội công chính nhất… bất cứ ai muốn loại bỏ tình yêu đều là người đang chuẩn bị loại bỏ chính con người đúng nghĩa” (339). Vì thế, tôi khích lệ các tín hữu thường xuyên suy niệm ca khúc tình yêu của Thánh Tông Đồ Phaolô để nhận được ơn linh hứng từ đó: “Tình yêu thì nhẫn nại và nhân hậu; tình yêu không ghen tuông hay khoác lác; nó không tự đắc hay thô lỗ. Tình yêu không khăng khăng theo ý mình; nó không nóng giận hay nuôi hận thù; không mừng khi thấy sự gian ác nhưng vui khi thấy sự thật. Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Tình yêu không bao giờ chấm dứt” (1 Cor 13:4-8).
Tình yêu người lân cận, vốn bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa, phải thấy ta luôn dấn thân trong tư cách cá nhân và cộng đoàn Giáo Hội, cả địa phương lẫn hoàn cầu. Như Thánh Augustinô từng nói: “điều chủ yếu là phải hiểu rằng tình yêu là sự viên mãn của Lề Luật vì nó là tất cả Thánh Kinh… Bất cứ ai cho rằng mình hiểu Thánh Kinh hay bất cứ phần nào trong đó, nhưng lại không cố gắng, như một hệ luận, để tăng trưởng trong tình yêu kép, tức yêu Chúa và yêu tha nhân, thì nên hiểu rõ điều này: họ chưa thực sự hiểu sách ấy” (340).
Việc công bố lời Chúa và giới trẻ
Thượng Hội Đồng đặc biệt chú ý tới việc công bố lời Chúa cho thế hệ trẻ. Người trẻ vốn là các thành viên tích cực của Giáo Hội. Họ đại diện cho tương lai Giáo Hội. Ta thường gặp nơi họ sự cởi mở tự phát đối với việc nghe lời Chúa và một lòng ước mong thành thật được biết Chúa Giêsu. Tuổi trẻ là thời gian dành cho những câu hỏi chân thực và không tài nào dẹp bỏ về ý nghĩa đời người và hướng đi cho chính đời ta. Chỉ có Thiên Chúa mới đưa ra được câu trả lời chân thật cho các câu hỏi ấy. Việc quan tâm tới giới trẻ đòi ta phải can đảm và rõ ràng trong sứ điệp ta muốn công bố; ta cần giúp họ có được sự tự tin và thân quen với Sách Thánh để Sách này trở thành la bàn chỉ đường cho họ đi theo (341). Người trẻ cần các nhân chứng và thầy dạy biết cùng bước đi với họ, dạy họ biết yêu Tin Mừng và chia sẻ nó, nhất là với người đồng trang lứa, và nhờ thế trở thành các sứ giả chân chính và đáng tin cậy (342).
Lời Chúa cần được trình bày sao đó để có thể phát sinh ra các hệ luận cho ơn gọi của từng người và giúp người trẻ chọn được hướng đi cho đời họ, trong đó, có hướng đi tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa (343). Ơn gọi chân chính sống tận hiến hay làm linh mục sẽ tìm được đất mầu mỡ nhờ việc tiếp xúc đầy đức tin với lời Chúa. Một lần nữa, tôi nhắc lại lời kêu gọi mà tôi từng đưa ra vào buổi đầu triều đại giáo hoàng của tôi là hãy mở rộng cửa cho Thiên Chúa: “Nếu ta để Chúa Kitô bước vào đời ta, ta không mất gì, không mất gì, tuyệt đối không mất gì trong số những điều làm đời sống ta được tự do, tươi đẹp và vĩ đại. Không! Vì chỉ trong tình bạn này, tiềm năng lớn lao của cuộc hiện sinh nhân bản mới được tỏ lộ thực sự… Hỡi các bạn trẻ thân yêu: đừng sợ Chúa Kitô! Người không lấy mất điều gì đâu, nhưng Người cho các bạn mọi sự. Khi ta hiến mình cho Người, ta sẽ nhận lại gấp trăm. Vâng, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ tìm được sự sống đích thực” (344).
Việc công bố lời Chúa và di dân
Lời Chúa khiến ta lưu ý tới lịch sử và các thực tại đang xẩy tới. Khi xem sét sứ mệnh phúc âm hóa của Giáo Hội, Thượng Hội Đồng cũng đã quyết định đề cập tới hiện tượng phức tạp của các phong trào di dân, một hiện tượng trong mấy năm gần đây đã đạt tới một tỷ lệ chưa từng có. Vấn đề này đặt ra nhiều vấn nạn hết sức tế nhị liên quan đến an ninh các quốc gia và việc nghinh đón những người tìm nơi tị nạn hay tìm các điều kiện sống, y tế và làm việc tốt đẹp hơn. Số rất đông những người không biết gì về Chúa Kitô hay có một vốn hiểu biết về Người không đầy đủ đang định cư tại các quốc gia vốn có truyền thống Kitô Giáo. Đồng thời, nhiều người từ các quốc gia có dấu ấn đức tin Kitô Giáo sâu xa đã di cư tới các quốc gia, nơi vẫn cần phải công bố Chúa Kitô và đòi được tân phúc âm hóa. Các tình huống ấy đưa lại nhiều khả thể mới cho việc loan truyền lời Chúa. Về phương diện này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố rằng di dân có quyền được nghe tin mừng Phúc Âm (kerygma), một tin mừng cần được đề nghị, chứ không áp đặt. Và nếu họ là Kitô hữu, họ đòi các hình thức chăm lo mục vụ giúp họ có khả năng lớn mạnh trong đức tin và ngược lại, trở thành các sứ giả của Tin Mừng. Vì tính phức tạp của hiện tượng này, điều chủ yếu là phải động viên mọi giáo phận liên hệ để các phong trào di dân cũng được coi như một dịp may giúp ta khám phá ra các hình thức hiện diện và công bố mới. Điều cũng cần thiết là các giáo phận phải đảm bảo tới mức có thể để các anh chị em này nhận được sự nghinh đón và lưu tâm thỏa đáng, ngõ hầu, được ơn Chúa đánh động, họ có khả năng trở thành sứ giả của lời Chúa và chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh, vốn là hy vọng của thế giới (345).
Việc công bố lời Chúa và đau khổ
Trong lúc Thượng Hội Đồng làm việc, các Nghị Phụ cũng đã xem sét nhu cầu phải công bố lời Chúa cho tất cả những ai đang đau khổ, cả về phương diện thể lý, tâm lý lẫn tâm linh. Chính trong những lúc đau khổ, các câu hỏi tối hậu về ý nghĩa đời người mới càng được cảm nhận một cách sắc cạnh. Nếu lời lẽ con người tỏ ra câm lặng trước mầu nhiệm sự ác và đau khổ, và nếu xã hội ta tỏ ra chỉ trân quí sự sống khi nó tương hợp với một số tiêu chuẩn như có hiệu năng hay mang lại hạnh phúc, thì lời Chúa giúp ta thấy rằng ngay những giây phút (đau khổ) này cũng được tình yêu Thiên Chúa “vỗ về”. Đức tin phát sinh từ cuộc gặp gỡ với lời Chúa sẽ giúp ta hiểu ra rằng sự sống nhân bản đáng được sống trọn vẹn, ngay lúc nó yếu đi vì bịnh hoạn và đau đớn. Thiên Chúa dựng nên ta để ta hạnh phúc và để ta sống, trong khi đó, bịnh hoạn và chết chóc bước vào thế giới này là do hậu quả của tội (xem Kn 2:23-24). Ấy thế nhưng Cha sự sống là thầy thuốc tuyệt hảo của nhân loại, và Người không ngừng cúi mình một cách trìu mến trên nhân loại đau khổ. Ta chiêm ngưỡng đỉnh cao việc Thiên Chúa gần gũi với các đau khổ của ta trong chính Chúa Giêsu: “ Lời nhập thể. Người đau khổ và chết cho ta. Bằng sự thống khổ và cái chết của Người, Người lãnh lấy sự yếu hèn của ta cho Người và hoàn toàn biến đổi nó” (346).
Sự gần gũi của Chúa Giêsu với người đau khổ có tính thường hằng: nó kéo dài trong thời gian nhờ hành động của Chúa Thánh Thần trong sứ mệnh của Giáo Hội, trong lời Chúa và trong các bí tích, nơi những con người thiện chí, cả nam lẫn nữ, và trong các sáng kiến bác ái được thực thi bằng tình yêu anh em của các cộng đoàn, nhờ thế làm khuôn mặt đích thực và tình yêu Thiên Chúa được mọi người biết đến. Thượng Hội Đồng cám ơn Thiên Chúa vì các chứng tá chói sáng, đôi khi dấu ẩn, của rất nhiều Kitô hữu - gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân - những người đã cho Chúa Kitô, vị thầy thuốc đích thực của cả hồn lẫn xác, mượn tay và vẫn tiếp tục cho Người mượn tay chân, mắt mũi và tâm hồn. Thượng Hội Đồng huấn dụ mọi người tiếp tục chăm sóc những người bịnh hoạn yếu đau và đem họ tới sự hiện diện thông ban sự sống của Chúa Giêsu trong lời Chúa và trong Thánh Thể. Nên giúp đỡ những người đau khổ để họ đọc Sách Thánh và hiểu ra rằng tình trạng của họ giúp họ có khả năng tham dự một cách đặc biệt vào sự đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô để cứu rỗi thế giới (xem 2 Cor 4:8-11, 14) (347).
Việc công bố lời Chúa và người nghèo
Sách Thánh tỏ lộ tình yêu đặc biệt của Thiên Chúa đối với người nghèo và người thiếu thốn (xem Mt 25:31-46). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng hay nói tới sự quan trọng của việc giúp đỡ các anh chị em này khả năng nghe sứ điệp Tin Mừng và cảm nghiệm được sự gần gũi của các mục tử và cộng đoàn của họ. Thực thế, “người nghèo là những người trước hết có quyền được nghe công bố Tin Mừng; họ cần không những cơm bánh, mà còn là các lời hằng sống” (348). Phó tế phục vụ bác ái, một thừa tác vụ không bao giờ được thiếu trong các giáo hội của ta, phải luôn gắn bó với việc công bố lời Chúa và cử hành các mầu nhiệm thánh (349). Ấy thế nhưng, ta cũng cần nhìn nhận và đánh giá sự kiện này là người nghèo chính là các tác nhân của phúc âm hóa. Trong Thánh Kinh, người nghèo thực sự là người hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa; trong Tin Mừng, Chúa Giêsu gọi họ là người có phúc, “vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3; xem Lc 6:20). Chúa đề cao tâm hồn đơn thành của những ai tìm thấy nơi Thiên Chúa các kho tàng đích thực, đặt hy vọng nơi Người, chứ không nơi những sự việc đời này. Giáo Hội không thể làm người nghèo thất vọng: “Các mục tử được kêu gọi lắng nghe họ, học hỏi nơi họ, hướng dẫn họ trong đức tin của họ và khuyến khích họ lãnh trách nhiệm đối với đời sống họ” (350).
Giáo Hội cũng biết rằng sự nghèo khó có thể hiện hữu như một nhân đức, một nhân đức cần được vun sới và tự do chọn lấy, như man vàn thánh nhân đã làm. Nghèo khó cũng có thể hiện hữu như một thiếu thốn (indigence), thường phát sinh do bất công hay vị kỷ, biểu hiệu rõ rệt trong đói khát và túng thiếu, và như một nguồn của tranh chấp. Trong việc công bố lời Chúa, Giáo Hội biết rằng “một vòng tròn nhân đức” phải được cổ vũ giữa sự nghèo khó tự ý chọn và sự nghèo khó cần bị đánh bại; ta cần tái khám phá ra “sự tiết chế và tình liên đới, những giá trị của Tin Mừng đồng thời có tính phổ quát… Điều này khiến ta đưa ra các quyết định có tính hợp công lý và điều độ” (351).
Việc công bố lời Chúa và việc bảo vệ sáng thế
Dấn thân vào thế giới, như đã được lời Chúa đòi hỏi, khiến ta nhìn bằng con mắt mới toàn vũ trụ đã được tạo dựng, một vũ trụ đầy các dấu vết của lời mà qua đó mọi vật đã được dựng nên (xem Ga 1:2). Trong tư cách những con người nam nữ tin vào và công bố Tin Mừng, ta có trách nhiệm đối với tạo vật. Mạc khải giúp ta biết kế hoạch Thiên Chúa dành cho vũ trụ, nhưng nó cũng dẫn ta tới việc tố giác thái độ lầm lẫn kia từ khước không chịu nhìn mọi thực tại tạo dựng như là phản ảnh của Đấng Tạo Hóa, mà thay vào đó, chỉ là vật chất thô sơ cần khai thác không hề kiêng dè. Con người như thế thiếu hẳn lòng khiêm nhường chủ yếu giúp họ khả năng nhận ra tạo vật như hồng phúc Chúa ban, hồng phúc mà ta phải tiếp nhận và sử dụng phù hợp với kế hoạch của Người. Thay vào đó, sự ngạo mạn của con người nhân bản sống “như thể Thiên Chúa không hiện hữu” dẫn họ tới việc khai thác và làm biến dạng khuôn mặt thiên nhiên, không coi nó như công trình do bàn tay của lời sáng tạo làm nên. Trong ngữ cảnh thần học này, tôi muốn nhắc lại tuyên bố của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng. Các vị muốn nhắc nhở ta rằng: “chấp nhận lời Chúa, lời được Sách Thánh và Truyền Thống sống động của Giáo Hội chứng thực, làm phát sinh ra một cách nhìn sự vật thật mới mẻ, cổ vũ một sinh thái chân chính, một sinh thái bắt rễ sâu trong việc vâng phục của đức tin… [và] khai triển ra một nhạy cảm thần học đổi mới đối với sự tốt lành của mọi vật, vốn được tạo nên trong Chúa Kitô” (352). Ta cần được cải huấn trong sự thán phục và trong khả năng biết nhận ra vẻ đẹp vốn được biểu lộ trong các thực tại tạo dựng (353).