Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phê-rô: "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? (Mt. 26.40).
1. Sự Bình An
Chúng ta có thể tưởng tượng rằng khi Đức Tổng giám Mục của địa phận gặp gỡ các linh mục trong giáo phận, ngài thường hỏi thăm rằng: Cha có cầu nguyện thường không? Cha có thường đi xưng tội không? Thoạt mới nghe thì thật khó chịu, khi bị ai đó chất vấn về đời tư. Thật ra đây là lời hỏi han chân tình nhất của người cha với các cộng sự viên là linh mục. Sự quan tâm hàng đầu vẫn là sự bình an trong tâm hồn của các linh mục qua đời sống cầu nguyện. Nếu các linh mục còn dành thời giờ cầu nguyên, đời sống nội tâm sẽ có niềm vui, bình an và hy vọng.
Trước khi Chúa Giêsu bị bắt, Ngài đã vào vườn Cây Dầu tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Cha để thêm sức mạnh chiến đấu. Thánh Mattheô ghi lại: Bấy giờ Đức Chúa Giêsu đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện."(Mt. 26, 36). Chúa Giêsu đã cầu nguyện và nêu gương cầu nguyện cho chúng ta. Đã rất nhiều lần chúng ta đã học biết, tìm hiểu và đã cầu nguyện nhưng hình như sự cầu nguyện của chúng ta vẫn chưa đi vào tận tâm căn của sự kết hợp mật thiết với Chúa.
2. Chiêm Niệm
Chúng ta có thể cầu nguyện qua các kinh nguyện, đọc sách đạo đức, hát thánh ca, đọc sách nguyện, đọc kinh chung, cầu kinh riêng và thầm thĩ nguyện xin nhiều điều cần thiết cho cuộc sống. Khi tôi có cơ hội nhìn ngắm các cha và các thầy dòng Phanxicô chiêm niệm đang qùy trước Thánh Thể Chúa, tôi mới giật mình và tự vấn về sự cầu nguyện của mình. Tôi cũng tự hỏi: Làm sao ngày xưa thánh Gioan Vianney qùy hằng giờ cầu nguyện bên Thánh Thể Chúa mà không chán? Có phải ngài nhìn thấy Chúa tỏ tường hay nghe thấy Chúa thì thầm chăng? Không đâu, Ngài chỉ nhìn thấy Chúa hiện diện với cả lòng tin, cậy, mến và phó thác hoàn toàn.
Chúng ta đã cầu nguyện nhiều nhưng hầu như chúng ta chưa thực sự đụng chạm thâm sâu nơi trái tim Chúa. Chúng ta mới biểu tỏ tâm tình qua những hình thức, cảm xúc, cũng như thói quen bổn phận cần chu toàn. Hầu hết cách cầu nguyện của chúng ta là muốn Chúa lắng nghe ta hơn là chúng ta lắng nghe Chúa. Chúa phải nghe chúng ta đọc kinh, bầy tỏ nỗi niềm và ca hát liên tục, chúng ta không có khoảng trống thời gian để Thiên Chúa nói với chúng ta. Có nghĩa là chúng ta chỉ muốn lấp đầy giờ cầu nguyện bằng kinh hạt qua môi miệng nhưng với trái tim trống rỗng. Trái tim của chúng ta vẫn chưa mở cửa lắng nghe tiếng Chúa.
Cầu nguyện là linh hồn của đời sống Kitô hữu. Nếu chúng ta không cầu nguyện kết hợp với Chúa là nguồn mọi ân sủng, trái tim tình yêu của chúng ta sẽ bị nguội lạnh và tàn úa. Nếu chúng ta không liên kết với Chúa Kitô, chúng ta sẽ không có sự sống. Chúa Giêsu đã phán: Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn (Ga. 15, 1-2).
3. Sống Nội Tâm
Đời sống người giáo dân bôn ba vất vả, tần tảo lo lắng cho cuộc sống gia đình. Đôi khi xao lãng việc cầu nguyện hay bận bịu không thể viếng thăm Chúa trong Bí Tích Thánh Thể nơi nhà Tạm. Điều này có thể hiểu được. Nhưng họ có thể cầu nguyện và kết hợp với Chúa qua công việc hàng ngày và chu toàn bổn phận mình. Chúa Giêsu khuyên dạy chúng ta cầu nguyện kiên trì và đừng nản lòng. Giống như các lực sĩ và võ sĩ, họ là những người luyện tập chuyên môn. Họ có nội công thâm hậu. Đúng vậy, sự luyện tập sẽ mang lại sức khỏe deo dai và sự chịu đựng kiên cường nơi thể xác. Trong đời sống tinh thần, sự cầu nguyện giống như đền cần châm dầu và bình điện cần nạp điện. Sự cầu nguyện sẽ vun tưới tâm hồn cho chúng ta có cuộc sống nội tâm sâu xa.
Đặc biệt các tu sĩ, linh mục được mời gọi hiến thân mình để phục vụ Chúa và tha nhân. Các linh mục, tu sĩ không thể thiếu sự cầu nguyện. Cầu nguyện qua các Giờ Kinh Phụng Vụ và Thánh Lễ mới chỉ là bổn phận cần chu toàn. Cần thiết nhất là sự cầu nguyện và ở thinh lặng bên Chúa Giêsu Thánh Thể trong đời sống hằng ngày. Cầu nguyện như hơi thở cho sự sống. Kết hợp với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là nguồn sống nội tâm. Nếu chúng ta không múc tận nguồn ơn sủng nơi Chúa, làm thế nào chúng ta có thể ban phát ân sủng cho người khác. Nếu thiếu sự kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ xa dần, nguội dần và sống đời nội tâm sẽ hời hợt.
Các tu sĩ, linh mục dù thành công thế nào đi nữa trong các vấn đề như giảng dạy, viết lách, tổ chức, sinh họat, điều hành và xây dựng …nhưng nếu đời sống nội tâm nông cạn và thờ ơ, thì tất cả công việc mục vụ sẽ trở thành như diễn tuồng. Đời sống nội tâm của linh mục, tu sĩ được mời gọi gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi ngày chúng ta cần một khoảng thời gian nhất định lặng qùy bên Chúa để kết hợp và lắng nghe tiếng Chúa. Chúa Giêsu mời gọi: "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?”. Cầu nguyện là điều thiết yếu và chúng ta không thể viện cớ bất cứ lý do nào để miễn trừ. Nếu chúng ta không có thời giờ cầu nguyện với Chúa, làm sao chúng ta có thể làm việc cho Chúa được. Chính Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha luôn. Chúa Giêsu nói: Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy (Ga. 15, 4).
4. Tỉnh Thức và Cầu Nguyện
Tu sĩ, linh mục không cầu nguyện sẽ trở thành như một công chức mục vụ. Không cầu nguyện, chắc chắn chúng ta sẽ sa chước cám dỗ của ma quỷ. Chúa nhắc nhở: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn."(Mt. 26.41). Chước ma qủy giăng giăng khắp nơi, các cơn cám dỗ cuộn quanh cuộc đời phục vụ để chi phối qua những sự tự kiêu tự đại. Có ba thứ mà linh mục ngày nay hãnh diện hay tự khoe tự mãn:
Linh mục tự mãn về quyền hành. Dùng quyền để áp đặt giáo dân. Dùng quyền để sai khiến và cai trị hơn là phục vụ. Linh mục tự mãn về sự hiểu biết của mình. Linh mục mang tâm thức thầy cả, biết cả mọi sự. Từ những công việc hằng ngày như xây dựng, trang trí, tổ chức, sinh hoạt chuyên môn… để rồi coi thường khả năng chuyên môn của các cộng sự viên. Linh mục tự mãn về nhân đức. Nghĩ rằng mình tốt hơn và thánh thiện hơn người khác.
Ba nguy cơ có thể xảy đến, nếu chúng ta không biết kiên trì cầu nguyện. Hằng ngày, chúng ta có thể gặp gỡ rất nhiều tu sĩ và linh mục. Nhưng trong mỗi linh mục, tu sĩ có một sự khác biệt sâu xa về đời sống nội tâm. Ví như sự khác biệt giữa vị thánh và người thường, đó chính là đời sống nội tâm thâm hậu kết hợp với Chúa Giêsu. Mặt bề ngoài không lộ diện nhưng đời sống nội tâm sâu thẳm qua sự kết hợp, phó thác và tin tưởng vào Thầy Chí Thánh. Theo như linh đạo của các thành viên Cursillô, một tay nắm Chúa và một tay nắm anh chị em để đồng hành về với Chúa. Các linh mục không thể dẫn dắt giáo dân đến với Chúa, nếu các ngài không kết hợp mật thiết chân tình với Chúa.
Các Tông đồ xưa, bên vườn Giếtsimani đã ngủ ngà ngủ gật, thân xác mệt mỏi, thiếu sự tỉnh thức và cầu nguyện. Các ngài đã thất bại. Khi Chúa Giêsu bị bắt, kẻ thì dùng bạo lực chống đỡ, người thì chối thề không hề biết Chúa, kẻ thì trốn và kẻ khác thì bỏ chạy. Đời sống linh mục không thể thiếu sự cầu nguyện và kết hợp với Chúa mỗi ngày. Anh chị em tu sĩ và linh mục, nếu chúng ta biết bắt đầu ngay bây giờ thì sẽ không bao giờ trễ. Chúng ta hãy kết hợp và ở lại với Chúa Giêsu trong mọi công việc: Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được (Ga 15,5).
Lạy Chúa, trong những ngày chờ đón mừng Lễ Chúa Giáng Sinh, xin cho chúng con biết mở rộng tâm hồn đón Chúa. Xin Chúa cư ngụ và ở lại với Chúng con. Có Chúa, chúng con sẽ tìm được nguồn sống, niềm an vui và sự bình an đích thực,
1. Sự Bình An
Chúng ta có thể tưởng tượng rằng khi Đức Tổng giám Mục của địa phận gặp gỡ các linh mục trong giáo phận, ngài thường hỏi thăm rằng: Cha có cầu nguyện thường không? Cha có thường đi xưng tội không? Thoạt mới nghe thì thật khó chịu, khi bị ai đó chất vấn về đời tư. Thật ra đây là lời hỏi han chân tình nhất của người cha với các cộng sự viên là linh mục. Sự quan tâm hàng đầu vẫn là sự bình an trong tâm hồn của các linh mục qua đời sống cầu nguyện. Nếu các linh mục còn dành thời giờ cầu nguyên, đời sống nội tâm sẽ có niềm vui, bình an và hy vọng.
Trước khi Chúa Giêsu bị bắt, Ngài đã vào vườn Cây Dầu tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Cha để thêm sức mạnh chiến đấu. Thánh Mattheô ghi lại: Bấy giờ Đức Chúa Giêsu đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện."(Mt. 26, 36). Chúa Giêsu đã cầu nguyện và nêu gương cầu nguyện cho chúng ta. Đã rất nhiều lần chúng ta đã học biết, tìm hiểu và đã cầu nguyện nhưng hình như sự cầu nguyện của chúng ta vẫn chưa đi vào tận tâm căn của sự kết hợp mật thiết với Chúa.
2. Chiêm Niệm
Chúng ta có thể cầu nguyện qua các kinh nguyện, đọc sách đạo đức, hát thánh ca, đọc sách nguyện, đọc kinh chung, cầu kinh riêng và thầm thĩ nguyện xin nhiều điều cần thiết cho cuộc sống. Khi tôi có cơ hội nhìn ngắm các cha và các thầy dòng Phanxicô chiêm niệm đang qùy trước Thánh Thể Chúa, tôi mới giật mình và tự vấn về sự cầu nguyện của mình. Tôi cũng tự hỏi: Làm sao ngày xưa thánh Gioan Vianney qùy hằng giờ cầu nguyện bên Thánh Thể Chúa mà không chán? Có phải ngài nhìn thấy Chúa tỏ tường hay nghe thấy Chúa thì thầm chăng? Không đâu, Ngài chỉ nhìn thấy Chúa hiện diện với cả lòng tin, cậy, mến và phó thác hoàn toàn.
Chúng ta đã cầu nguyện nhiều nhưng hầu như chúng ta chưa thực sự đụng chạm thâm sâu nơi trái tim Chúa. Chúng ta mới biểu tỏ tâm tình qua những hình thức, cảm xúc, cũng như thói quen bổn phận cần chu toàn. Hầu hết cách cầu nguyện của chúng ta là muốn Chúa lắng nghe ta hơn là chúng ta lắng nghe Chúa. Chúa phải nghe chúng ta đọc kinh, bầy tỏ nỗi niềm và ca hát liên tục, chúng ta không có khoảng trống thời gian để Thiên Chúa nói với chúng ta. Có nghĩa là chúng ta chỉ muốn lấp đầy giờ cầu nguyện bằng kinh hạt qua môi miệng nhưng với trái tim trống rỗng. Trái tim của chúng ta vẫn chưa mở cửa lắng nghe tiếng Chúa.
Cầu nguyện là linh hồn của đời sống Kitô hữu. Nếu chúng ta không cầu nguyện kết hợp với Chúa là nguồn mọi ân sủng, trái tim tình yêu của chúng ta sẽ bị nguội lạnh và tàn úa. Nếu chúng ta không liên kết với Chúa Kitô, chúng ta sẽ không có sự sống. Chúa Giêsu đã phán: Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn (Ga. 15, 1-2).
3. Sống Nội Tâm
Đời sống người giáo dân bôn ba vất vả, tần tảo lo lắng cho cuộc sống gia đình. Đôi khi xao lãng việc cầu nguyện hay bận bịu không thể viếng thăm Chúa trong Bí Tích Thánh Thể nơi nhà Tạm. Điều này có thể hiểu được. Nhưng họ có thể cầu nguyện và kết hợp với Chúa qua công việc hàng ngày và chu toàn bổn phận mình. Chúa Giêsu khuyên dạy chúng ta cầu nguyện kiên trì và đừng nản lòng. Giống như các lực sĩ và võ sĩ, họ là những người luyện tập chuyên môn. Họ có nội công thâm hậu. Đúng vậy, sự luyện tập sẽ mang lại sức khỏe deo dai và sự chịu đựng kiên cường nơi thể xác. Trong đời sống tinh thần, sự cầu nguyện giống như đền cần châm dầu và bình điện cần nạp điện. Sự cầu nguyện sẽ vun tưới tâm hồn cho chúng ta có cuộc sống nội tâm sâu xa.
Đặc biệt các tu sĩ, linh mục được mời gọi hiến thân mình để phục vụ Chúa và tha nhân. Các linh mục, tu sĩ không thể thiếu sự cầu nguyện. Cầu nguyện qua các Giờ Kinh Phụng Vụ và Thánh Lễ mới chỉ là bổn phận cần chu toàn. Cần thiết nhất là sự cầu nguyện và ở thinh lặng bên Chúa Giêsu Thánh Thể trong đời sống hằng ngày. Cầu nguyện như hơi thở cho sự sống. Kết hợp với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là nguồn sống nội tâm. Nếu chúng ta không múc tận nguồn ơn sủng nơi Chúa, làm thế nào chúng ta có thể ban phát ân sủng cho người khác. Nếu thiếu sự kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ xa dần, nguội dần và sống đời nội tâm sẽ hời hợt.
Các tu sĩ, linh mục dù thành công thế nào đi nữa trong các vấn đề như giảng dạy, viết lách, tổ chức, sinh họat, điều hành và xây dựng …nhưng nếu đời sống nội tâm nông cạn và thờ ơ, thì tất cả công việc mục vụ sẽ trở thành như diễn tuồng. Đời sống nội tâm của linh mục, tu sĩ được mời gọi gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi ngày chúng ta cần một khoảng thời gian nhất định lặng qùy bên Chúa để kết hợp và lắng nghe tiếng Chúa. Chúa Giêsu mời gọi: "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?”. Cầu nguyện là điều thiết yếu và chúng ta không thể viện cớ bất cứ lý do nào để miễn trừ. Nếu chúng ta không có thời giờ cầu nguyện với Chúa, làm sao chúng ta có thể làm việc cho Chúa được. Chính Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha luôn. Chúa Giêsu nói: Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy (Ga. 15, 4).
4. Tỉnh Thức và Cầu Nguyện
Tu sĩ, linh mục không cầu nguyện sẽ trở thành như một công chức mục vụ. Không cầu nguyện, chắc chắn chúng ta sẽ sa chước cám dỗ của ma quỷ. Chúa nhắc nhở: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn."(Mt. 26.41). Chước ma qủy giăng giăng khắp nơi, các cơn cám dỗ cuộn quanh cuộc đời phục vụ để chi phối qua những sự tự kiêu tự đại. Có ba thứ mà linh mục ngày nay hãnh diện hay tự khoe tự mãn:
Linh mục tự mãn về quyền hành. Dùng quyền để áp đặt giáo dân. Dùng quyền để sai khiến và cai trị hơn là phục vụ. Linh mục tự mãn về sự hiểu biết của mình. Linh mục mang tâm thức thầy cả, biết cả mọi sự. Từ những công việc hằng ngày như xây dựng, trang trí, tổ chức, sinh hoạt chuyên môn… để rồi coi thường khả năng chuyên môn của các cộng sự viên. Linh mục tự mãn về nhân đức. Nghĩ rằng mình tốt hơn và thánh thiện hơn người khác.
Ba nguy cơ có thể xảy đến, nếu chúng ta không biết kiên trì cầu nguyện. Hằng ngày, chúng ta có thể gặp gỡ rất nhiều tu sĩ và linh mục. Nhưng trong mỗi linh mục, tu sĩ có một sự khác biệt sâu xa về đời sống nội tâm. Ví như sự khác biệt giữa vị thánh và người thường, đó chính là đời sống nội tâm thâm hậu kết hợp với Chúa Giêsu. Mặt bề ngoài không lộ diện nhưng đời sống nội tâm sâu thẳm qua sự kết hợp, phó thác và tin tưởng vào Thầy Chí Thánh. Theo như linh đạo của các thành viên Cursillô, một tay nắm Chúa và một tay nắm anh chị em để đồng hành về với Chúa. Các linh mục không thể dẫn dắt giáo dân đến với Chúa, nếu các ngài không kết hợp mật thiết chân tình với Chúa.
Các Tông đồ xưa, bên vườn Giếtsimani đã ngủ ngà ngủ gật, thân xác mệt mỏi, thiếu sự tỉnh thức và cầu nguyện. Các ngài đã thất bại. Khi Chúa Giêsu bị bắt, kẻ thì dùng bạo lực chống đỡ, người thì chối thề không hề biết Chúa, kẻ thì trốn và kẻ khác thì bỏ chạy. Đời sống linh mục không thể thiếu sự cầu nguyện và kết hợp với Chúa mỗi ngày. Anh chị em tu sĩ và linh mục, nếu chúng ta biết bắt đầu ngay bây giờ thì sẽ không bao giờ trễ. Chúng ta hãy kết hợp và ở lại với Chúa Giêsu trong mọi công việc: Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được (Ga 15,5).
Lạy Chúa, trong những ngày chờ đón mừng Lễ Chúa Giáng Sinh, xin cho chúng con biết mở rộng tâm hồn đón Chúa. Xin Chúa cư ngụ và ở lại với Chúng con. Có Chúa, chúng con sẽ tìm được nguồn sống, niềm an vui và sự bình an đích thực,