KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG
VATICAN.- Hôm qua, Chúa nhật thứ II Mùa Vọng, bầu trời Roma có chút nắng sớm, nhưng lại trở lạnh đột ngột. Vào khoảng giữa trưa, Quảng Trường Thánh Phêrô được hong ấm bởi sự hiện diện của hàng chục ngàn tín hữu hành hương từ khắp mọi nơi đổ về tham dự buổi tiếp kiến và đọc Kinh Truyền Tin của Đức Thánh Cha. Trước giờ Kinh, Đức Thánh Cha đã chia sẻ vài ý tưởng quảng diễn bài Tin Mừng của ngày Chúa nhật. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, Tin Mừng của Ngày Chúa nhật thứ II Mùa Vọng (Mt 3, 1-12) trình bày cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy Giả, là nhân vật đã được tiền báo trong một lời tiên tri nổi tiếng của sách ngôn sứ Isaia (Is 42,3). Gioan Tẩy giả lui vào sa mạc của vùng Giudea, dùng lời rao giảng của mình kêu gọi toàn dân hoán cải để được sẵn sàng đón nhận cuộc quang lâm sắp đến của Đấng Mesia. Thánh Gregorio Cả đã bình giải rằng: “Gioan Tẩy Giả rao giảng kêu gọi một Đức Tin chân thật và những việc làm tốt lành, để nhờ đó sức mạnh của ân sủng được thấm nhập, ánh sáng của chân lý được chiếu giãi, và những nẻo đường hướng về Thiên Chúa được sinh ra trong những tư tưởng thành tâm thiện chí, sau khi đã lắng nghe Lời Chúa, là Lời dẫn đến mọi sự tốt lành”. Vị Tiền hô của Đức Giêsu, là người ở giữa Giao Ước cũ và Giao Ước mới, tựa như một ngôi sao báo trước sự xuất hiện của Vầng Thái Dương, là chính Đức Kitô, theo như một lời tiên báo khác: “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên Đấng ấy: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa”(Is 11, 2).
Trong thời gian Mùa Vọng, chúng ta cũng được mời gọi để lắng nghe giọng nói của Thiên Chúa. Giọng nói ấy vang lên trong sa mạc của thế giới ngang qua Kinh Thánh, nhất là khi những trang Kinh Thánh được rao giảng với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Quả thế, càng để cho ánh sáng của Lời Chúa chiếu dọi, Đức Tin của chúng ta sẽ càng được cũng cố vững mạnh, như lời Thánh Phaolô tông đồ nhắc nhở chúng ta: “Mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy”(Rm 15, 4). Khuôn mẫu của việc lắng nghe này chính là Đức Trinh Nữ Maria: “Chiêm ngắm Mẹ Thiên Chúa, một gương mẫu được định hình hoàn toàn nhờ vào Lời Chúa, chúng ta khám phá ra rằng chính chúng ta cũng được mời gọi bước vào mầu nhiệm đức tin, ngang qua đó Đức Kitô đến và cư ngụ trong chính cuộc đời của chúng ta. Thánh Ambrogio nhắc nhở chúng ta rằng: mỗi người Kitô hữu có niềm tin, theo một nghĩa nào đó, cưu mang và sinh hạ chính Ngôi Lời của Thiên Chúa”(Trích Tông Huấn Verbum Domini, số 28).
Trong phần cuối của bài huấn từ, Đức Thánh Cha trích dẫn những đoạn văn ý nghĩa trong tác phẩm “La Santa Notte – Đêm Thánh” của tác giả Romano Guardini, một thần học gia người Đức gốc Ý. Ngài quảng diễn: “Ơn cứu độ của chúng ta cậy nhờ vào một cuộc giáng lâm. Đấng Cứu Độ đã đến từ ý định tự do của Thiên Chúa.. Như thế, quyết định của đức tin chính là việc đón nhận chính Đấng đã đến gần bên chúng ta… Đấng Cứu Độ đến gần gũi với từng con người: cả trong những vui mừng và lo lắng, cả trong những hiểu biết rõ ràng hay trong những bối rối nghi nan và cám dỗ, trong tất cả những gì làm nên bản tính và sự sống của con người”. (Romano Guardini, La santa notte. Dall’Avvento all’Epifania, Brescia 1994, p. 13.)
Kết thúc bài huấn từ, Đức Thánh Cha nói: Thứ Tư ngày 8.12 tới đây chúng ta sẽ mừng trọng thể lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng đã cưu mang Con Đấng Tối Cao trong cung lòng mình. Chúng ta cùng cầu xin Mẹ nâng đỡ chúng ta trong cuộc lữ hành thiêng liêng này, để chúng ta có thể đón mừng cuộc giáng lâm của Đấng cứu thế trong niềm tin và lòng yêu mến.
Ngay sau Kinh Truyền Tin, trong tâm tình sống Mùa Vọng, Đức Thánh Cha gởi đến tất cả mọi người lời mời gọi hiệp thông và cầu nguyện cho các tín hữu đang chịu nhiều đau khổ. Ngài tâm tình: Trong thời điểm Mùa Vọng này chúng ta được kêu gọi gia tăng niềm mong đợi Thiên Chúa của chúng ta và đón nhận Người ở giữa chúng ta. Tôi muốn kêu gọi mọi người cầu nguyện cho tất cả những nơi trên thế gới đang còn trong tình trạng bạo lực, bất bao dung, đau khổ… Nguyện xin cho cuộc giáng lâm của Đức Giêsu mang lại niềm an ủi, sự hòa giải và hòa bình. Tôi nghĩ đến vô số những hoàn cảnh khó khăn như sự tiếp diễn của những toan tính chống lại các tín hữu Kitô giáo và Hồi giáo ở Iraq, như những cuộc xung đột ở Ai Cập khiến nhiều người chết và bị thương, những nạn nhân của nạn buôn người và tội phạm, như thảm kịch những người bị bắt giữ làm con tin ở tiểu quốc Eritrea và ở nhiều quốc gia khác trong vùng sa mạc Sinai. Sự tôn trọng quyền của mọi con người là điều kiện thiết yếu cho sự chung sống của mọi công dân. Lời cầu nguyện của chúng ta dâng lên Thiên Chúa và sự liên đới của chúng ta có thể mang lại niềm hy vọng cho những người đang đau khổ…
Tiếp theo sau đó, Đức Thánh Cha gởi lời chào đến những người hiện diện và tóm tắt ý chính của bài chia sẻ trước đó bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý. Ngài chúc mọi người có một ngày Chúa nhật tốt lành.
VATICAN.- Hôm qua, Chúa nhật thứ II Mùa Vọng, bầu trời Roma có chút nắng sớm, nhưng lại trở lạnh đột ngột. Vào khoảng giữa trưa, Quảng Trường Thánh Phêrô được hong ấm bởi sự hiện diện của hàng chục ngàn tín hữu hành hương từ khắp mọi nơi đổ về tham dự buổi tiếp kiến và đọc Kinh Truyền Tin của Đức Thánh Cha. Trước giờ Kinh, Đức Thánh Cha đã chia sẻ vài ý tưởng quảng diễn bài Tin Mừng của ngày Chúa nhật. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, Tin Mừng của Ngày Chúa nhật thứ II Mùa Vọng (Mt 3, 1-12) trình bày cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy Giả, là nhân vật đã được tiền báo trong một lời tiên tri nổi tiếng của sách ngôn sứ Isaia (Is 42,3). Gioan Tẩy giả lui vào sa mạc của vùng Giudea, dùng lời rao giảng của mình kêu gọi toàn dân hoán cải để được sẵn sàng đón nhận cuộc quang lâm sắp đến của Đấng Mesia. Thánh Gregorio Cả đã bình giải rằng: “Gioan Tẩy Giả rao giảng kêu gọi một Đức Tin chân thật và những việc làm tốt lành, để nhờ đó sức mạnh của ân sủng được thấm nhập, ánh sáng của chân lý được chiếu giãi, và những nẻo đường hướng về Thiên Chúa được sinh ra trong những tư tưởng thành tâm thiện chí, sau khi đã lắng nghe Lời Chúa, là Lời dẫn đến mọi sự tốt lành”. Vị Tiền hô của Đức Giêsu, là người ở giữa Giao Ước cũ và Giao Ước mới, tựa như một ngôi sao báo trước sự xuất hiện của Vầng Thái Dương, là chính Đức Kitô, theo như một lời tiên báo khác: “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên Đấng ấy: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa”(Is 11, 2).
Trong thời gian Mùa Vọng, chúng ta cũng được mời gọi để lắng nghe giọng nói của Thiên Chúa. Giọng nói ấy vang lên trong sa mạc của thế giới ngang qua Kinh Thánh, nhất là khi những trang Kinh Thánh được rao giảng với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Quả thế, càng để cho ánh sáng của Lời Chúa chiếu dọi, Đức Tin của chúng ta sẽ càng được cũng cố vững mạnh, như lời Thánh Phaolô tông đồ nhắc nhở chúng ta: “Mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy”(Rm 15, 4). Khuôn mẫu của việc lắng nghe này chính là Đức Trinh Nữ Maria: “Chiêm ngắm Mẹ Thiên Chúa, một gương mẫu được định hình hoàn toàn nhờ vào Lời Chúa, chúng ta khám phá ra rằng chính chúng ta cũng được mời gọi bước vào mầu nhiệm đức tin, ngang qua đó Đức Kitô đến và cư ngụ trong chính cuộc đời của chúng ta. Thánh Ambrogio nhắc nhở chúng ta rằng: mỗi người Kitô hữu có niềm tin, theo một nghĩa nào đó, cưu mang và sinh hạ chính Ngôi Lời của Thiên Chúa”(Trích Tông Huấn Verbum Domini, số 28).
Trong phần cuối của bài huấn từ, Đức Thánh Cha trích dẫn những đoạn văn ý nghĩa trong tác phẩm “La Santa Notte – Đêm Thánh” của tác giả Romano Guardini, một thần học gia người Đức gốc Ý. Ngài quảng diễn: “Ơn cứu độ của chúng ta cậy nhờ vào một cuộc giáng lâm. Đấng Cứu Độ đã đến từ ý định tự do của Thiên Chúa.. Như thế, quyết định của đức tin chính là việc đón nhận chính Đấng đã đến gần bên chúng ta… Đấng Cứu Độ đến gần gũi với từng con người: cả trong những vui mừng và lo lắng, cả trong những hiểu biết rõ ràng hay trong những bối rối nghi nan và cám dỗ, trong tất cả những gì làm nên bản tính và sự sống của con người”. (Romano Guardini, La santa notte. Dall’Avvento all’Epifania, Brescia 1994, p. 13.)
Kết thúc bài huấn từ, Đức Thánh Cha nói: Thứ Tư ngày 8.12 tới đây chúng ta sẽ mừng trọng thể lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng đã cưu mang Con Đấng Tối Cao trong cung lòng mình. Chúng ta cùng cầu xin Mẹ nâng đỡ chúng ta trong cuộc lữ hành thiêng liêng này, để chúng ta có thể đón mừng cuộc giáng lâm của Đấng cứu thế trong niềm tin và lòng yêu mến.
Ngay sau Kinh Truyền Tin, trong tâm tình sống Mùa Vọng, Đức Thánh Cha gởi đến tất cả mọi người lời mời gọi hiệp thông và cầu nguyện cho các tín hữu đang chịu nhiều đau khổ. Ngài tâm tình: Trong thời điểm Mùa Vọng này chúng ta được kêu gọi gia tăng niềm mong đợi Thiên Chúa của chúng ta và đón nhận Người ở giữa chúng ta. Tôi muốn kêu gọi mọi người cầu nguyện cho tất cả những nơi trên thế gới đang còn trong tình trạng bạo lực, bất bao dung, đau khổ… Nguyện xin cho cuộc giáng lâm của Đức Giêsu mang lại niềm an ủi, sự hòa giải và hòa bình. Tôi nghĩ đến vô số những hoàn cảnh khó khăn như sự tiếp diễn của những toan tính chống lại các tín hữu Kitô giáo và Hồi giáo ở Iraq, như những cuộc xung đột ở Ai Cập khiến nhiều người chết và bị thương, những nạn nhân của nạn buôn người và tội phạm, như thảm kịch những người bị bắt giữ làm con tin ở tiểu quốc Eritrea và ở nhiều quốc gia khác trong vùng sa mạc Sinai. Sự tôn trọng quyền của mọi con người là điều kiện thiết yếu cho sự chung sống của mọi công dân. Lời cầu nguyện của chúng ta dâng lên Thiên Chúa và sự liên đới của chúng ta có thể mang lại niềm hy vọng cho những người đang đau khổ…
Tiếp theo sau đó, Đức Thánh Cha gởi lời chào đến những người hiện diện và tóm tắt ý chính của bài chia sẻ trước đó bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý. Ngài chúc mọi người có một ngày Chúa nhật tốt lành.