Phỏng vấn ông Pavel Felgengauer, chuyên viên quân sự của nhật báo Nga Novaja Gazeta
Hồi thượng tuần tháng 11 vừa qua ông Viktor But, hay Viktor Bulakin, một tay buôn bán vũ khí chuyên nghiệp người Nga, đã bị bắt tại Bangkok thủ đô Thái Lan về tội buôn bán khí giới. Vụ bắt giữ này đã lập tức làm nảy sinh ra cảnh lời qua tiếng lại giữa Hoa Kỳ và Nga. Theo Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, ông Viktor But là một trong số các người chính cung cấp khí giới cho các chính quyền tồi tệ nhất và các lực lượng du kích quân từ Sierra Leone cho tới Afghanistan. Vì thế Hoa Kỳ đòi phải giải ông Viktore Bulakin sang Mỹ, trong khi chính quyền Matscơva tìm cách cản ngăn không để cho chính phủ Thái chuyển giao ông cho chính phủ Hoa Kỳ.
Hiện nay các vụ buôn bán vũ khí nhẹ tiếp tục lan tràn trên thế giới. Trong danh sách các nước cung cấp vũ khí nhẹ Hoa Kỳ đứng hàng đầu với 38,54%; Nga đứng hàng thứ hai với 23,07%, Pháp đứng thứ ba với 15,75%; Italia đứng hàng thứ tư với 5,32%; tiếp đến là Trung Quốc 3,33%; Anh 2,22% và Đức 0,22%.
Trong số các nước xuất cảng vũ khí nhẹ và cỡ nhỏ đứng đầu là Thụy Sĩ với 21%; thứ hai là Anh quốc 18.50%; thứ ba là Đức 17,75%; thứ tư là Hoà Lan 17%.; Tiếp đến là Italia 15,7%; Nga 5,50%; Nam Phi 2%; sau cùng là Iran và Bắc Hàn. Giá một khẩu súng M4 là 12.000 mỹ kim; một khẩu M16 là 1.500 mỹ kim và một khẩu AK47 là từ 750 tới 1.000 mỹ kim.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.249 hãng sản xuất các vũ khí nhẹ. Số tiền bán các vũ khí nhẹ và cỡ nhỏ cũng như đạn dược là 8 tỉ mỹ kim. Có từ 10 tới 20 thị trường tiêu thụ lén lút, và hàng năm số vũ khí này khiến cho 100.000 người là nạn nhân, trong đó có từ 60 tới 90% bị chết.
Trong hai năm 2006-2008 đã có ít nhất 4.000 khẩu kalashnikov được mua lậu rời Tây Âu để đến các vùng có chiến tranh xung khắc bên Phi châu qua đường biển đường bộ và đường hàng không. Sau khi chiến tranh cựu Yougoslavia chấm dứt, có 8 triệu vũ khí nhẹ tồn đọng trong các kho của cựu Liên Bang này. Các súng phóng lựu và súng tấn công AK47 đã vượt biên giới các nước Âu châu để đến các vùng có xung khắc. Cảnh sát Âu châu cho biết chúng được bán với giá từ 300 tới 700 một khẩu. Hàng triệu vũ khí nặng nhẹ vẫn còn hiện diện trong thị trường Ucraine, là quốc gia thừa hưởng 1 phần 3 toàn bộ gia tài kỹ nghệ quân sự của cựu Liên Bang Xô Viết. Kỹ nghệ này bao gồm 1.810 nhà máy sản xuất vũ khí thu dụng 2,7 triệu nhân công, bao gồm cả các kỹ sư và chuyên viên nghiên cứu. Một số các kỹ sư và chuyên viên này đã trở thành những tay buôn vũ khí bất hợp pháp. Các xe tăng T72 giá mỗi chiếc 67.500 mỹ kim. Nhưng các súng tấn công AKm, hệ thống chống máy bay Zpu và các súng phóng lựu đạn Rpg cũng rất được các khách hàng ưa thích. Trong bốn năm 2004-2008 đã có ít nước địch lại Ucraine trong việc bán vũ khí cho nước Ciad, cho các lực lượng tham chiến tại vùng Darfur bên Sudan, cũng như tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo có 23.000 phiến quận thuộc 15 nhóm nổi loạn hay dân vệ sử dụng 27.000 vũ khí khác nhau. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết việc buôn bán vũ khí khiến cho các tổ chức tội phạm hàng năm thu vào từ 170 dến 320 triệu mỹ kim, nhưng đây là con số qúa thấp, không tương đương với số tiền lời khổng lồ của thị trường vũ khí, ít nhất là 22,5 tỷ mỹ kim hằng năm. Những người hưởng lợi nhuận không chỉ là các kẻ trung gian mối lái và các hãng chuyên chở, nhưng cả các thương gia buôn tài nguyên qúy hiếm, các trung gian tài chánh và trung gian ngân hàng nữa. Nhưng các nạn nhân của tệ nạn buôn bán vũ khí là các thường dân và những người bị kết án đầy ải. Nạn nhân của các chiến cuộc gồm 14 triệu ở các nước ngoài và 26 triệu bên trong lãnh thổ các quốc gia có chiến tranh. Trên thế giới hiện nay có 875 triệu vũ khí nhẹ lưu hành, và hai phần ba các vũ khí ấy nằm trong tay các ”tư nhân”. Việc xuất cảng hợp pháp đạn dược thu vào mỗi năm 8 tỹ mỹ kim, trong khi việc xuất cảng bất hợp pháp chiếm khoảng 10-20 %.
Một số lớn các vụ chuyển ngân đáng nghi ngờ được thực hiện tại các địa điểm quốc tế chính để chuyển tiếp vũ khí như Dubai, Singapore và Malaysia. Chợ đen vũ khí là một dải ngân hà, trong đó có nhiều lợi nhuận khác nhau được chia chác giữa các tổ chức tội phạm, các hãng ngoại quốc, các căn cứ, các nhân viên nhà nước, các cung cấp quân sự bị lèo lái và các cơ cấu cung cấp trá hình dưới dạng của nhiều hoạt động khác nhau. Trong năm 2009 các vụ chuyển khí giới bát hợp pháp tại Nga chiếm một phần năm các vụ bán khí giới hợp pháp, và nước Nga đã ký các hợp đồng bán vũ khí lên tới 10,4 tỷ mỹ kim. Trong khi Trung Quốc cung cấp khí giới cho nhiều nhóm chiến đấu khác nhau từ lực lượng Singale cho tới lực lượng Nepal, và các lực lượng bên Zimbabwe.
Cũng thế, nước Nga bị nghi ngờ là nước bán nhiều loại hỏa tiễn khác nhau. Trước kia Nga bán các hệ thống đã hoàn tất và sẵn sàng để sử dụng, nhưng vì áp lực quốc tế nên đã giảm việc sản xuất và chỉ bán loại hỏa tiền có tầm bắn xa 300 cây số. Hậu qủa trực tiếp của nạn buôn vũ khí lậu là các cơ cấu di chuyển, các hóa đơn giả, các hãng giả được dựng lên tại những nước tiện lợi. Chẳng hạn thành phố Minsk bên Ucraine thường đóng vai trung gian cho Matscơva và chiếm 15% các vụ buôn bán khí giới. Điển hình như trường hợp tầu ”Artic Sea” chở các súng phòng không S 300 từ Bielorussia sang Iran, với sự đồng lõa của các tổ chức Mafia Nga và các nhân vật cấp cao trong quân đội Nga. Tuy có các cấm vận của cộng đồng quốc tế, Bắc Hàn vẫn có được các dụng cụ chế hỏa tiễn và hạt nhân cho các chương trình chế bom nguyên tử và hỏa tiễn có đầu đạn hạt nhân của mình.
Các mạng lưới buôn bán vũ khị lậu đôi khi cũng tạo ra sự hợp tác kỹ thuật giữa các khách hàng: như trường hợp hỏa tiễn Nodong của Bắc Hàn, Gauri của Pakistan và Shahab 3 của Iran. Tại Teheran các hoạt động chế tạo hỏa tiễn cũng được nhiều tổ chức nước ngoài trợ giúp. Các cơ quan tình báo cũng có các chính khách trung gian và các hãng ở khắp nơi, nổi tiếng nhất như hãng Darvishi Shipyyard, Dvajand và Electronic. Và để chuyên chở thì có hãng Irisi, có văn phòng đại diện tại Bỉ, Trung Quốc, Đức, Italia, Malta và Anh quốc.
Cả các tổ chức khủng bố quốc tế cũng có các nguồn tài chánh và vũ khí riêng, qua các ngõ ngách ngân hàng gọi là hệ thống giao tiền phát triển tại Á châu và Phi châu, và có liên hệ tới các tổ chức tài chánh chính thức.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Pavel Felgengauer, chuyên viên quân sự của nhật báo Nga Novaja Gazeta, về nạn buôn bán vũ khí trên thế giới hiện nay. Tòa soạn báo Novaja Gazeta cũng là nơi bà Anna Politkovskaja đã làm việc và bị ám sát ngày mùng 7 tháng 10 năm năm 2007 trong hoàn cảnh mờ ám. Bà Anna chuyên tranh đấu cho các quyến con người, đã viết các bài phóng sự về chiến tranh tại Cecenia và có lập trường đối lập với tổng thống Vladimir Putin.
Hỏi: Thưa ông Pavel, tại sao chính quyền Nga lại tìm cách ngăn cản không để cho ông But bị giải sang Hoa Kỳ?
Đáp: Tôi tin rằng không phải chỉ có nước Nga sợ hãi việc giải ông But sang Hoa Kỳ mà thôi, nhưng còn nhiều chính quyền khác nữa cũng lo sợ như thế. Lý do vì ông Viktor But biết qúa nhiều chuyện bí mật liên quan tới việc mua bán vũ khí, và ông ta có thể tiết lộ chúng ra cho cả thế giới biết. Ông But cho rằng ông đã không bao giờ bán khí giới cho ai hết, mà chỉ lo việc giao khí giới cho khách hàng mà thôi. Và ông không để ý tới chuyện gì khác.
Hỏi: Như thế thì vấn đề nằm đâu?
Đáp: Đưa ra các khẳng định không chính thức là một chuyện, còn khi ông ta bắt đầu cung cấp các bằng chứng chính thức lại là một chuyện khác. Điều này sẽ không chỉ khiến cho nhiều người tại Matscơva không hài lòng, mà còn khiến cho nhiều nhân vật tại các thủ đô khác nhau trên thế giới, kể cả Washington, quan ngại nữa. Thật thế, vì có rất nhiều người hưởng lợi nhuận từ các sinh hoạt chuyển giao khí giới của ông Viktor But. Khi phải chuyển khí giới tới các ”điểm nóng” trên thế giới, có rất nhiều kiểu phối hợp khác nhau.
Hỏi: Tại sao nhiều người lại phải sợ ông Viktor But?
Đáp: ông Viktor But là môt nguy hiểm đối với nhiều người, nếu ông ta bị đưa sang Mỹ và hiểu rằng ông ta không có lối thoát. Nếu muốn sống bình thường và không bị tù chung thân trong môt nhà tù nào đó tại Mỹ, thì ông phải bắt đầu lên tiếng. Và điều này có thể gây kinh động cho nhiều nhân vật lớn, vì không thể có việc buôn bán khí giới, nếu không có sự yểm trợ của các cơ cấu chính thức của các chính phủ và sự ủng hộ của các tổ chức tình báo. Thường đây là các chuyến buôn khí giới lớn và quan trọng: vì không thể xuất khẩu xe tăng và súng đại bác bằng cách hối lộ các nhân viên thuế vụ mà thôi. Cần phải có các chứng nhận giả: nếu không có bàn tay của các nhân viên cấp cao trong chính phủ, thì không thể có các vụ làm ăn lớn như thế.
Hỏi: Ông có tin rằng tai Nga có nhiều nhân vật trong các giới chức quân sự và tình báo có cổ phần trong các vụ làm ăn của ông Viktor But hay không?
Đáp: Tôi nghĩ rằng cần phải tìm các nhân vật này trực tiếp trong điện Kremli hơn là trong giới chức quân sự. Trong quân đội có thể có một vài người liên lụy tới các vụ buôn bán khí giới này, nhưng trong điện Kremli chắc chắn là có nhiều người có phần lời trong các vụ làm ăn này của ông But. Một vài vấn đề như giấy phép xuất cảng khí giới thì chắc chắn chỉ có thể có với tài liệu chính thức của chính quyền Nga thôi. Và cái vòng tròn buôn bán vũ khí đó khép lại tại điện Kremli. Chính các giới chức cấp cao của chính phủ Nga là những người có liên lụy nhất tới việc buôn bán khí giới này. Có thể đó là những nhân vật của thập niên 1990, nhưng nó cũng gây bối rối cho tổng thống và thủ tướng đương nhiệm của Nga hiện nay.
(Avvenire 11-11-2010)
Hồi thượng tuần tháng 11 vừa qua ông Viktor But, hay Viktor Bulakin, một tay buôn bán vũ khí chuyên nghiệp người Nga, đã bị bắt tại Bangkok thủ đô Thái Lan về tội buôn bán khí giới. Vụ bắt giữ này đã lập tức làm nảy sinh ra cảnh lời qua tiếng lại giữa Hoa Kỳ và Nga. Theo Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, ông Viktor But là một trong số các người chính cung cấp khí giới cho các chính quyền tồi tệ nhất và các lực lượng du kích quân từ Sierra Leone cho tới Afghanistan. Vì thế Hoa Kỳ đòi phải giải ông Viktore Bulakin sang Mỹ, trong khi chính quyền Matscơva tìm cách cản ngăn không để cho chính phủ Thái chuyển giao ông cho chính phủ Hoa Kỳ.
Hiện nay các vụ buôn bán vũ khí nhẹ tiếp tục lan tràn trên thế giới. Trong danh sách các nước cung cấp vũ khí nhẹ Hoa Kỳ đứng hàng đầu với 38,54%; Nga đứng hàng thứ hai với 23,07%, Pháp đứng thứ ba với 15,75%; Italia đứng hàng thứ tư với 5,32%; tiếp đến là Trung Quốc 3,33%; Anh 2,22% và Đức 0,22%.
Trong số các nước xuất cảng vũ khí nhẹ và cỡ nhỏ đứng đầu là Thụy Sĩ với 21%; thứ hai là Anh quốc 18.50%; thứ ba là Đức 17,75%; thứ tư là Hoà Lan 17%.; Tiếp đến là Italia 15,7%; Nga 5,50%; Nam Phi 2%; sau cùng là Iran và Bắc Hàn. Giá một khẩu súng M4 là 12.000 mỹ kim; một khẩu M16 là 1.500 mỹ kim và một khẩu AK47 là từ 750 tới 1.000 mỹ kim.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.249 hãng sản xuất các vũ khí nhẹ. Số tiền bán các vũ khí nhẹ và cỡ nhỏ cũng như đạn dược là 8 tỉ mỹ kim. Có từ 10 tới 20 thị trường tiêu thụ lén lút, và hàng năm số vũ khí này khiến cho 100.000 người là nạn nhân, trong đó có từ 60 tới 90% bị chết.
Trong hai năm 2006-2008 đã có ít nhất 4.000 khẩu kalashnikov được mua lậu rời Tây Âu để đến các vùng có chiến tranh xung khắc bên Phi châu qua đường biển đường bộ và đường hàng không. Sau khi chiến tranh cựu Yougoslavia chấm dứt, có 8 triệu vũ khí nhẹ tồn đọng trong các kho của cựu Liên Bang này. Các súng phóng lựu và súng tấn công AK47 đã vượt biên giới các nước Âu châu để đến các vùng có xung khắc. Cảnh sát Âu châu cho biết chúng được bán với giá từ 300 tới 700 một khẩu. Hàng triệu vũ khí nặng nhẹ vẫn còn hiện diện trong thị trường Ucraine, là quốc gia thừa hưởng 1 phần 3 toàn bộ gia tài kỹ nghệ quân sự của cựu Liên Bang Xô Viết. Kỹ nghệ này bao gồm 1.810 nhà máy sản xuất vũ khí thu dụng 2,7 triệu nhân công, bao gồm cả các kỹ sư và chuyên viên nghiên cứu. Một số các kỹ sư và chuyên viên này đã trở thành những tay buôn vũ khí bất hợp pháp. Các xe tăng T72 giá mỗi chiếc 67.500 mỹ kim. Nhưng các súng tấn công AKm, hệ thống chống máy bay Zpu và các súng phóng lựu đạn Rpg cũng rất được các khách hàng ưa thích. Trong bốn năm 2004-2008 đã có ít nước địch lại Ucraine trong việc bán vũ khí cho nước Ciad, cho các lực lượng tham chiến tại vùng Darfur bên Sudan, cũng như tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo có 23.000 phiến quận thuộc 15 nhóm nổi loạn hay dân vệ sử dụng 27.000 vũ khí khác nhau. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết việc buôn bán vũ khí khiến cho các tổ chức tội phạm hàng năm thu vào từ 170 dến 320 triệu mỹ kim, nhưng đây là con số qúa thấp, không tương đương với số tiền lời khổng lồ của thị trường vũ khí, ít nhất là 22,5 tỷ mỹ kim hằng năm. Những người hưởng lợi nhuận không chỉ là các kẻ trung gian mối lái và các hãng chuyên chở, nhưng cả các thương gia buôn tài nguyên qúy hiếm, các trung gian tài chánh và trung gian ngân hàng nữa. Nhưng các nạn nhân của tệ nạn buôn bán vũ khí là các thường dân và những người bị kết án đầy ải. Nạn nhân của các chiến cuộc gồm 14 triệu ở các nước ngoài và 26 triệu bên trong lãnh thổ các quốc gia có chiến tranh. Trên thế giới hiện nay có 875 triệu vũ khí nhẹ lưu hành, và hai phần ba các vũ khí ấy nằm trong tay các ”tư nhân”. Việc xuất cảng hợp pháp đạn dược thu vào mỗi năm 8 tỹ mỹ kim, trong khi việc xuất cảng bất hợp pháp chiếm khoảng 10-20 %.
Một số lớn các vụ chuyển ngân đáng nghi ngờ được thực hiện tại các địa điểm quốc tế chính để chuyển tiếp vũ khí như Dubai, Singapore và Malaysia. Chợ đen vũ khí là một dải ngân hà, trong đó có nhiều lợi nhuận khác nhau được chia chác giữa các tổ chức tội phạm, các hãng ngoại quốc, các căn cứ, các nhân viên nhà nước, các cung cấp quân sự bị lèo lái và các cơ cấu cung cấp trá hình dưới dạng của nhiều hoạt động khác nhau. Trong năm 2009 các vụ chuyển khí giới bát hợp pháp tại Nga chiếm một phần năm các vụ bán khí giới hợp pháp, và nước Nga đã ký các hợp đồng bán vũ khí lên tới 10,4 tỷ mỹ kim. Trong khi Trung Quốc cung cấp khí giới cho nhiều nhóm chiến đấu khác nhau từ lực lượng Singale cho tới lực lượng Nepal, và các lực lượng bên Zimbabwe.
Cũng thế, nước Nga bị nghi ngờ là nước bán nhiều loại hỏa tiễn khác nhau. Trước kia Nga bán các hệ thống đã hoàn tất và sẵn sàng để sử dụng, nhưng vì áp lực quốc tế nên đã giảm việc sản xuất và chỉ bán loại hỏa tiền có tầm bắn xa 300 cây số. Hậu qủa trực tiếp của nạn buôn vũ khí lậu là các cơ cấu di chuyển, các hóa đơn giả, các hãng giả được dựng lên tại những nước tiện lợi. Chẳng hạn thành phố Minsk bên Ucraine thường đóng vai trung gian cho Matscơva và chiếm 15% các vụ buôn bán khí giới. Điển hình như trường hợp tầu ”Artic Sea” chở các súng phòng không S 300 từ Bielorussia sang Iran, với sự đồng lõa của các tổ chức Mafia Nga và các nhân vật cấp cao trong quân đội Nga. Tuy có các cấm vận của cộng đồng quốc tế, Bắc Hàn vẫn có được các dụng cụ chế hỏa tiễn và hạt nhân cho các chương trình chế bom nguyên tử và hỏa tiễn có đầu đạn hạt nhân của mình.
Các mạng lưới buôn bán vũ khị lậu đôi khi cũng tạo ra sự hợp tác kỹ thuật giữa các khách hàng: như trường hợp hỏa tiễn Nodong của Bắc Hàn, Gauri của Pakistan và Shahab 3 của Iran. Tại Teheran các hoạt động chế tạo hỏa tiễn cũng được nhiều tổ chức nước ngoài trợ giúp. Các cơ quan tình báo cũng có các chính khách trung gian và các hãng ở khắp nơi, nổi tiếng nhất như hãng Darvishi Shipyyard, Dvajand và Electronic. Và để chuyên chở thì có hãng Irisi, có văn phòng đại diện tại Bỉ, Trung Quốc, Đức, Italia, Malta và Anh quốc.
Cả các tổ chức khủng bố quốc tế cũng có các nguồn tài chánh và vũ khí riêng, qua các ngõ ngách ngân hàng gọi là hệ thống giao tiền phát triển tại Á châu và Phi châu, và có liên hệ tới các tổ chức tài chánh chính thức.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Pavel Felgengauer, chuyên viên quân sự của nhật báo Nga Novaja Gazeta, về nạn buôn bán vũ khí trên thế giới hiện nay. Tòa soạn báo Novaja Gazeta cũng là nơi bà Anna Politkovskaja đã làm việc và bị ám sát ngày mùng 7 tháng 10 năm năm 2007 trong hoàn cảnh mờ ám. Bà Anna chuyên tranh đấu cho các quyến con người, đã viết các bài phóng sự về chiến tranh tại Cecenia và có lập trường đối lập với tổng thống Vladimir Putin.
Hỏi: Thưa ông Pavel, tại sao chính quyền Nga lại tìm cách ngăn cản không để cho ông But bị giải sang Hoa Kỳ?
Đáp: Tôi tin rằng không phải chỉ có nước Nga sợ hãi việc giải ông But sang Hoa Kỳ mà thôi, nhưng còn nhiều chính quyền khác nữa cũng lo sợ như thế. Lý do vì ông Viktor But biết qúa nhiều chuyện bí mật liên quan tới việc mua bán vũ khí, và ông ta có thể tiết lộ chúng ra cho cả thế giới biết. Ông But cho rằng ông đã không bao giờ bán khí giới cho ai hết, mà chỉ lo việc giao khí giới cho khách hàng mà thôi. Và ông không để ý tới chuyện gì khác.
Hỏi: Như thế thì vấn đề nằm đâu?
Đáp: Đưa ra các khẳng định không chính thức là một chuyện, còn khi ông ta bắt đầu cung cấp các bằng chứng chính thức lại là một chuyện khác. Điều này sẽ không chỉ khiến cho nhiều người tại Matscơva không hài lòng, mà còn khiến cho nhiều nhân vật tại các thủ đô khác nhau trên thế giới, kể cả Washington, quan ngại nữa. Thật thế, vì có rất nhiều người hưởng lợi nhuận từ các sinh hoạt chuyển giao khí giới của ông Viktor But. Khi phải chuyển khí giới tới các ”điểm nóng” trên thế giới, có rất nhiều kiểu phối hợp khác nhau.
Hỏi: Tại sao nhiều người lại phải sợ ông Viktor But?
Đáp: ông Viktor But là môt nguy hiểm đối với nhiều người, nếu ông ta bị đưa sang Mỹ và hiểu rằng ông ta không có lối thoát. Nếu muốn sống bình thường và không bị tù chung thân trong môt nhà tù nào đó tại Mỹ, thì ông phải bắt đầu lên tiếng. Và điều này có thể gây kinh động cho nhiều nhân vật lớn, vì không thể có việc buôn bán khí giới, nếu không có sự yểm trợ của các cơ cấu chính thức của các chính phủ và sự ủng hộ của các tổ chức tình báo. Thường đây là các chuyến buôn khí giới lớn và quan trọng: vì không thể xuất khẩu xe tăng và súng đại bác bằng cách hối lộ các nhân viên thuế vụ mà thôi. Cần phải có các chứng nhận giả: nếu không có bàn tay của các nhân viên cấp cao trong chính phủ, thì không thể có các vụ làm ăn lớn như thế.
Hỏi: Ông có tin rằng tai Nga có nhiều nhân vật trong các giới chức quân sự và tình báo có cổ phần trong các vụ làm ăn của ông Viktor But hay không?
Đáp: Tôi nghĩ rằng cần phải tìm các nhân vật này trực tiếp trong điện Kremli hơn là trong giới chức quân sự. Trong quân đội có thể có một vài người liên lụy tới các vụ buôn bán khí giới này, nhưng trong điện Kremli chắc chắn là có nhiều người có phần lời trong các vụ làm ăn này của ông But. Một vài vấn đề như giấy phép xuất cảng khí giới thì chắc chắn chỉ có thể có với tài liệu chính thức của chính quyền Nga thôi. Và cái vòng tròn buôn bán vũ khí đó khép lại tại điện Kremli. Chính các giới chức cấp cao của chính phủ Nga là những người có liên lụy nhất tới việc buôn bán khí giới này. Có thể đó là những nhân vật của thập niên 1990, nhưng nó cũng gây bối rối cho tổng thống và thủ tướng đương nhiệm của Nga hiện nay.
(Avvenire 11-11-2010)