Bắc Kinh (AsiaNews) - Đại hội Đại biểu Công giáo lần thứ 8 của Trung Quốc đã khai mạc vào chiều ngày Thứ Ba tại khách sạn Hữu Nghị, quận Hải Điến, thành phố Bắc Kinh. Mục tiêu chính của nó là "để nâng cao tinh thần yêu nước và các nguyên tắc Giáo Hội độc lập, chống lại các lực lượng ngoại bang và đoàn kết tất cả các giáo sĩ và giáo dân đi theo con đường của xã hội xã hội chủ nghĩa" (!?)
Theo người Cộng sản Trung Quốc, thuật ngữ "độc lập" có nghĩa là quyền tự trị và tách ra khỏi Rôma. "Lực lượng ngoại bang" mà họ ám chỉ là Vatican và Tòa Thánh, họ áp đặt lên toàn bộ giáo hội một tội danh là "gây ảnh hưởng thực dân thái quá" cho Giáo Hội Trung Quốc, theo Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA).
Ông Lưu Bái Niên - phó chủ tịch của CCPA chủ trì phiên khai mạc đại hội. Giám mục Fang Xinyao của Lâm Nghi (Sơn Đông) gửi bài phát biểu công khai, Giám mục Ma Yinglin của Côn Minh (Vân Nam) đọc một báo cáo về kết hoạt động của hội này; Giám mục Zhan Silu của Mân Đông (Phúc Kiến) giải thích các tu chỉnh hiến chương của CCPA và của cá Hội đồng Giám mục. Zhan và Ma là hai giám mục được tấn phong bất hợp thức vào năm 2000 và 2006.
Trong lá thư gửi người Công giáo Trung Quốc, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng, CCPA và Hội đồng Giám mục, cũng như đại hội đại biểu Công giáo là các tổ chức có mục đích "không hoà hợp" với đức tin Công giáo. Vì lý do này, Vatican đã lặp lại vào Tháng Ba lời khuyên các giám mục Trung Quốc không tham dự sự kiện.
Trong bốn năm qua, đại hội này được hoãn lại bởi vì các giám mục hợp thức đã từ chối tham gia, vì tuân theo chỉ thị của Tòa Thánh.
Theo Ban Quản lý Tôn giáo Nhà nước Trung Quốc (SARA), 341 người từ 31 tỉnh, khu tự trị và đô thị được "đề cử hoặc mời làm thành viên" tại đại hội, gồm 64 giám mục, 162 linh mục, 24 nữ tu và 91 giáo dân. Không rõ con số 64 giám mục là lời mời hay là đã tham dự.
Như AsiaNews đã báo cáo, một số giám mục đã lánh mặt hoặc nói là bệnh để tránh bị kéo về Bắc Kinh. Những vị khác đã bị các quan chức chính phủ ép buộc tham dự. Một số vị nói là họ không thể từ chối lần này, nhưng họ đã từ chối tham dự Thánh Lễ có sự hiện diện của các giám mục bị vạ tuyệt thông.
Zhu Weiqun của Mặt trận Thống nhất, Wang Zuo'an chủ tịch SARA, và Jiang Yongjian phó chủ tịch SARA đã có mặt tại lễ khai mạc. Trong bài phát biểu của mình, Wang ca ngợi Đảng cộng sản và chính phủ vì đã tôn trọng Công giáo và các quyền lợi của người Công giáo Trung Quốc. Lãnh đạo các tổ chức của Tin lành, Phật giáo, Đạo giáo và Hồi giáo cũng có mặt.
Tại Hong Kong, các thành viên Ủy Ban Công lý và Hòa bình của Công giáo đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Văn phòng Liên lạc với Trung Quốc. Biểu tình nhấn mạnh rằng, ba ngày đại hội này vi phạm Giáo Luật Công giáo và làm ảnh hưởng đến hoạt động tự do và bình ổn của Giáo Hội Công Giáo.
Họ cũng lưu ý rằng, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng bạo lực và áp lực để ép buộc các giám mục và giáo dân vào tham dự, bắt giữ và cô lập một vài cá nhân hoặc đưa họ vào quản chế, như vậy là vi phạm quyền tự do tôn giáo và quyền của người Công giáo Trung Quốc.
Ủy ban này kêu gọi thả tự do cho các giáo sĩ bị giam giữ, bao gồm Đức Giám mục Su Zhimin của Giáo phận Bảo Bình, Cha Lu Genjun, Cha Ma Wuyong và Cha Liu Honggeng, cũng như Đức Giám mục Shi Enxiang của Yixian.
Theo người Cộng sản Trung Quốc, thuật ngữ "độc lập" có nghĩa là quyền tự trị và tách ra khỏi Rôma. "Lực lượng ngoại bang" mà họ ám chỉ là Vatican và Tòa Thánh, họ áp đặt lên toàn bộ giáo hội một tội danh là "gây ảnh hưởng thực dân thái quá" cho Giáo Hội Trung Quốc, theo Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA).
Ông Lưu Bái Niên - phó chủ tịch của CCPA chủ trì phiên khai mạc đại hội. Giám mục Fang Xinyao của Lâm Nghi (Sơn Đông) gửi bài phát biểu công khai, Giám mục Ma Yinglin của Côn Minh (Vân Nam) đọc một báo cáo về kết hoạt động của hội này; Giám mục Zhan Silu của Mân Đông (Phúc Kiến) giải thích các tu chỉnh hiến chương của CCPA và của cá Hội đồng Giám mục. Zhan và Ma là hai giám mục được tấn phong bất hợp thức vào năm 2000 và 2006.
Trong lá thư gửi người Công giáo Trung Quốc, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng, CCPA và Hội đồng Giám mục, cũng như đại hội đại biểu Công giáo là các tổ chức có mục đích "không hoà hợp" với đức tin Công giáo. Vì lý do này, Vatican đã lặp lại vào Tháng Ba lời khuyên các giám mục Trung Quốc không tham dự sự kiện.
Trong bốn năm qua, đại hội này được hoãn lại bởi vì các giám mục hợp thức đã từ chối tham gia, vì tuân theo chỉ thị của Tòa Thánh.
Theo Ban Quản lý Tôn giáo Nhà nước Trung Quốc (SARA), 341 người từ 31 tỉnh, khu tự trị và đô thị được "đề cử hoặc mời làm thành viên" tại đại hội, gồm 64 giám mục, 162 linh mục, 24 nữ tu và 91 giáo dân. Không rõ con số 64 giám mục là lời mời hay là đã tham dự.
Như AsiaNews đã báo cáo, một số giám mục đã lánh mặt hoặc nói là bệnh để tránh bị kéo về Bắc Kinh. Những vị khác đã bị các quan chức chính phủ ép buộc tham dự. Một số vị nói là họ không thể từ chối lần này, nhưng họ đã từ chối tham dự Thánh Lễ có sự hiện diện của các giám mục bị vạ tuyệt thông.
Zhu Weiqun của Mặt trận Thống nhất, Wang Zuo'an chủ tịch SARA, và Jiang Yongjian phó chủ tịch SARA đã có mặt tại lễ khai mạc. Trong bài phát biểu của mình, Wang ca ngợi Đảng cộng sản và chính phủ vì đã tôn trọng Công giáo và các quyền lợi của người Công giáo Trung Quốc. Lãnh đạo các tổ chức của Tin lành, Phật giáo, Đạo giáo và Hồi giáo cũng có mặt.
Tại Hong Kong, các thành viên Ủy Ban Công lý và Hòa bình của Công giáo đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Văn phòng Liên lạc với Trung Quốc. Biểu tình nhấn mạnh rằng, ba ngày đại hội này vi phạm Giáo Luật Công giáo và làm ảnh hưởng đến hoạt động tự do và bình ổn của Giáo Hội Công Giáo.
Họ cũng lưu ý rằng, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng bạo lực và áp lực để ép buộc các giám mục và giáo dân vào tham dự, bắt giữ và cô lập một vài cá nhân hoặc đưa họ vào quản chế, như vậy là vi phạm quyền tự do tôn giáo và quyền của người Công giáo Trung Quốc.
Ủy ban này kêu gọi thả tự do cho các giáo sĩ bị giam giữ, bao gồm Đức Giám mục Su Zhimin của Giáo phận Bảo Bình, Cha Lu Genjun, Cha Ma Wuyong và Cha Liu Honggeng, cũng như Đức Giám mục Shi Enxiang của Yixian.