Hàng năm, bất kể là tu sĩ dòng hay linh mục giáo phận, khi hết nhiệm kì đều có thuyên chuyển. Kẻ đến nơi này, người dời đi nơi nọ. Linh mục này đến xứ này, tu sĩ kia dời chỗ khác. Ban có trách nhiệm thay đổi, bổ nhiệm nhân sự thường làm việc trên nguyên tắc. Một là xét theo khả năng; hai là đặt căn bản trên nhu cầu; ba là căn cứ vào hoàn cảnh nơi đến, nơi đi; bốn là tình trạng sức khoẻ, tuổi tác. Việc thuyên chuyển tu sĩ, linh mục thường theo nguyên tắc căn bản chung trên.
Bình thường cha xứ sẽ thuyên chuyển sau một nhiệm kì là 6 năm; cha phó thay đổi nhiệm sở mới sau 3 năm. Tất nhiên cũng có những trường hợp bù trừ. Có cha xứ ở liên tục hai hoặc ba nhiệm kì; cha xứ khác lại thuyên chuyển khi chưa hết nhiệm kì- đứt gánh giữa đường- hay gia hạn thêm một thời gian vắn dài tùy trường hợp.
Đổi thay luôn kèm theo thay đổi. Chính thay đổi này mang lại sắc thái mới, làm giầu cho xứ đạo. Thiên Chúa ban cho con người khả năng khác nhau nên thay đổi làm giầu cho đời sống tâm linh tín hữu và đồng thời cũng làm giầu cho cộng đoàn. Lí do đơn giản là người mới mang theo tư tưởng mới, lề lối sinh hoạt mới, sắc thái mới và ngay cả linh đạo mới do người mới đến đem lại.
Theo tinh thần của thánh Gioan Tiền Hô thì việc rao giảng có thể tưực hiện được mọi nơi, mọi chốn. Nơi nào rao giảng được thì rao giảng; nơi nào không rao giảng được thì sống đời sống chứng nhân.
Thánh Gioan Tiền Hô rao giảng bắt đầu từ hoang địa tiến về miền quê và ra đến tỉnh thành. Hoang địa nơi xem ra vắng bóng người thế mà Gioan vẫn trung thành với sứ mạng rao giảng, chuẩn bị con đường nội tâm của người nghe sẵn sàng đón Chúa Cứu Thế. Hoàn cảnh rao giảng trở nên khó khăn hơn, trớ trêu hơn Gioan không thể rao giảng vì nhà cầm quyền bắt cầm tù ông. Gioan vẫn trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa. Cấm không cho rao giảng, ông trở thành nhân chứng cho lời ông rao giảng. Tại nhà tù Gioan trở thành chứng nhân cho Chúa Cứu Thế.
Thời đại chúng ta cũng có những chứng nhân hành xử như trường hợp thánh Gioan Tiền Hô. Tôi muốn nói tới gương sáng cố Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Khi còn tại chức ngài đã sống đời sống rao giảng Tin Mừng. Hoàn cảnh xảy ra khiến ngài không thể rao giảng cách thảnh thơi như lòng mong muốn. Trong tù Đức Hồng Y vẫn trung thành làm tròn sứ mạng của người rao giảng. Chính nơi tù đầy này đời sống người tù nhân bình dị trong quần áo rách nát vẫn toát ra lời nhẹ nhàng, thanh thoát; đức tin người tù nhân trong sáng, lời rao giảng đơn thuần, từ dùng rất bình dân đã làm cho người gác tù chú ý, lắng nghe, nhận định và cuối cùng từ bỏ vô thần thành người Kitô, gốc vô thần.
Cố Đức Hồng Y Thuận trở thành mẫu mực, gương sáng cho những người rao giảng. Ngài vừa là người rao giảng vừa là nhân chứng Tin Mừng cho những kẻ sống kề cận Ngài. Những người bị đẩy vào cảnh coi tù, sống chung với tù trở thành người may mắn khi cảnh tù có nhân chứng Tin Mừng sống nơi đó. Vì nhân chứng Tin Mừng nhờ Lời Chúa hướng dẫn, thánh hoá biến cảnh tù thành cảnh ‘tu’. Tu ở đây được hiểu là có thần thánh cùng đồng hành, cùng chịu đói, cùng chịu khát, cùng chịu hành hạ, cùng chịu xỉ vả. Tu ở điểm người tù không còn cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa giòng đời nhưng có nơi nương tựa, có chốn gởi thân và có niềm hy vọng mà đức cố Hồng Y gọi cuốn sách của ngài là Đường Hy Vọng vì con đường đó dẫn đến Chúa Cha.
Bình thường cha xứ sẽ thuyên chuyển sau một nhiệm kì là 6 năm; cha phó thay đổi nhiệm sở mới sau 3 năm. Tất nhiên cũng có những trường hợp bù trừ. Có cha xứ ở liên tục hai hoặc ba nhiệm kì; cha xứ khác lại thuyên chuyển khi chưa hết nhiệm kì- đứt gánh giữa đường- hay gia hạn thêm một thời gian vắn dài tùy trường hợp.
Đổi thay luôn kèm theo thay đổi. Chính thay đổi này mang lại sắc thái mới, làm giầu cho xứ đạo. Thiên Chúa ban cho con người khả năng khác nhau nên thay đổi làm giầu cho đời sống tâm linh tín hữu và đồng thời cũng làm giầu cho cộng đoàn. Lí do đơn giản là người mới mang theo tư tưởng mới, lề lối sinh hoạt mới, sắc thái mới và ngay cả linh đạo mới do người mới đến đem lại.
Theo tinh thần của thánh Gioan Tiền Hô thì việc rao giảng có thể tưực hiện được mọi nơi, mọi chốn. Nơi nào rao giảng được thì rao giảng; nơi nào không rao giảng được thì sống đời sống chứng nhân.
Thánh Gioan Tiền Hô rao giảng bắt đầu từ hoang địa tiến về miền quê và ra đến tỉnh thành. Hoang địa nơi xem ra vắng bóng người thế mà Gioan vẫn trung thành với sứ mạng rao giảng, chuẩn bị con đường nội tâm của người nghe sẵn sàng đón Chúa Cứu Thế. Hoàn cảnh rao giảng trở nên khó khăn hơn, trớ trêu hơn Gioan không thể rao giảng vì nhà cầm quyền bắt cầm tù ông. Gioan vẫn trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa. Cấm không cho rao giảng, ông trở thành nhân chứng cho lời ông rao giảng. Tại nhà tù Gioan trở thành chứng nhân cho Chúa Cứu Thế.
Thời đại chúng ta cũng có những chứng nhân hành xử như trường hợp thánh Gioan Tiền Hô. Tôi muốn nói tới gương sáng cố Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Khi còn tại chức ngài đã sống đời sống rao giảng Tin Mừng. Hoàn cảnh xảy ra khiến ngài không thể rao giảng cách thảnh thơi như lòng mong muốn. Trong tù Đức Hồng Y vẫn trung thành làm tròn sứ mạng của người rao giảng. Chính nơi tù đầy này đời sống người tù nhân bình dị trong quần áo rách nát vẫn toát ra lời nhẹ nhàng, thanh thoát; đức tin người tù nhân trong sáng, lời rao giảng đơn thuần, từ dùng rất bình dân đã làm cho người gác tù chú ý, lắng nghe, nhận định và cuối cùng từ bỏ vô thần thành người Kitô, gốc vô thần.
Cố Đức Hồng Y Thuận trở thành mẫu mực, gương sáng cho những người rao giảng. Ngài vừa là người rao giảng vừa là nhân chứng Tin Mừng cho những kẻ sống kề cận Ngài. Những người bị đẩy vào cảnh coi tù, sống chung với tù trở thành người may mắn khi cảnh tù có nhân chứng Tin Mừng sống nơi đó. Vì nhân chứng Tin Mừng nhờ Lời Chúa hướng dẫn, thánh hoá biến cảnh tù thành cảnh ‘tu’. Tu ở đây được hiểu là có thần thánh cùng đồng hành, cùng chịu đói, cùng chịu khát, cùng chịu hành hạ, cùng chịu xỉ vả. Tu ở điểm người tù không còn cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa giòng đời nhưng có nơi nương tựa, có chốn gởi thân và có niềm hy vọng mà đức cố Hồng Y gọi cuốn sách của ngài là Đường Hy Vọng vì con đường đó dẫn đến Chúa Cha.