Tôi may mắn được “xách cặp” cho Đức cha Matsuura Goro, Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Osaka, là vị khách chính thức được mời trong chức vụ đặc trách mục vụ di dân và tỵ nạn của Hội đồng Giám mục Nhật, về tham dự Đại Hội Dân Chúa của Giáo Hội Việt Nam vừa được tổ chức từ ngày 21 đến 25 tháng 11 tại Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội Việt Nam có được một đại hội với tầm vóc quy mô và đông đủ sự hiện diện của mọi thành phần, từ hàng ngũ các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân cùng tề tựu tham dự.
Thực tình thì tôi được nghe biết và đã chuẩn bị tinh thần để về tham dự Đại Hội Dân Chúa từ hơn một năm qua. Thế nhưng, càng gần đến ngày khai mạc, càng vắng tin và rồi tự nhủ mình rằng ở Nhật có được mấy ai đâu để mà đại diện cho ai, hoặc giả làm sao có được vinh hạnh tham dự cơ hội ngàn năm một thuở này. Cuối cùng, nhờ “sức mạnh của Chúa Thánh Thần” can thiệp, nên tôi cũng được tham gia chương trình trong hai ngày 24 và 25, cùng với một số anh em linh mục và giáo dân từ hải ngoại về.
Như mọi thành phần dân Chúa đều được nhắc nhở về ý nghĩa của Năm Thánh và tầm quan trọng của Đại Hội, Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã đưa ra 3 đề cương là: Mầu Nhiệm - Hiệp Thông và Sứ Mạng. Với các tài liệu về Năm Thánh đã được phổ biến, bản thân tôi cũng đọc qua vài lần để biết mà hướng dẫn cho các cộng đoàn chuẩn bị mừng Năm Thánh tại Nhật. Thế nhưng, chính tôi cũng chẳng nắm vững hoặc hiểu rõ thế nào về 3 mục tiêu cần thực hiện này. Ý nghĩa “Mầu Nhiệm” được nêu ra ở đây là gì? Làm sao có được sự “Hiệp Thông” với nhau giữa mọi thành phần Dân Chúa đã phải trải qua quá nhiều tang thương và bị chia cắt theo giòng lịch sử? Và rồi Giáo Hội Việt Nam có thể thi hành “Sứ Mạng” gì cho tiền đồ dân tộc trong một thể chế chính trị đầy lũng đoạn và hoang tưởng chưa từng có như hiện tại?
Những vô tri và bất cập của tôi đã được hoá giải từ từ, nhờ sự “mắt thấy tai nghe” và đặc biệt có thể gọi là qua cảm nhận “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, để ứng nghiệm câu nói: “một lần thấy còn hơn trăm lần nghe”, hay phải hiểu đúng hơn là “một lần cảm nghiệm hơn ngàn lần thấy!
1- Mầu Nhiệm
Đại Hội Dân Chúa đã được bắt đầu qua việc cử hành Bí Tích Thánh Thể của ngày lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, với lời tuyên xưng: “chúng tôi đây là cốt nhục của ngài” (2 Sam. 5) để khi các đại biểu cùng đấm ngực ăn năn thú tội đối với Thiên Chúa, với dân tộc và lịch sử, thì toàn Giáo Hội xứng đáng được hưởng mầu nhiệm: “hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc. 23. 35).
Phải nói là chính lịch sử và sự hiện diện của Giáo Hội Phổ Quát cũng như của Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã nêu rõ ý nghĩa hai chữ Mầu Nhiệm này. Với lời bảo đảm của Đức Kitô khi lập bí tích Thánh Thể, Ngài đã minh định với các môn đệ khi tuyên bố: “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” qua nghi thức bẻ bánh và trao bánh. Các đại biểu đã nhờ bí tích Thánh Thể để dâng chính mình, dâng Giáo Hội Việt Nam và tất cả mọi sự trong những ngày Đại Hội để mong được kết hợp vào Mầu Nhiệm Cứu Độ mà Đức Kitô đã lấy chính mạng sống mình để thực hiện.
Tất cả những ai tham dự vào việc Bẻ Bánh này đều được mời gọi trao ban sứ mệnh Ban Bánh, là dấu chỉ sự gắn bó và tương giao, cùng “đồng sanh đồng tử” và để cùng được sống muôn đời.
2- Hiệp Thông
Hình ảnh của 32 vị giám mục, các đại diện linh mục và tu sĩ, giáo dân cùng cầu nguyện, phát biểu, chia sẻ, giao lưu văn nghệ và ẩm thực trong những ngày Đại Hội thật là nồng ấm và thân tình. Đã có nhiều bạn trẻ thì thầm: “chưa bao giờ có được những giây phút đầy tình người và thánh thiện, giữa tâm tình của cha với con, giữa sự gần gũi của linh mục và giáo dân, với đầy thiện cảm của mọi thành phần đại biểu từ khắp các nẻo đường quê hương tụ tập về…”
Chính Mầu Nhiệm cùng ở trong một thân thể Đức Kitô này đã làm cho mọi người xích lại gần nhau để cùng có thể Hiệp Thông trong Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là như vậy. Tình Yêu của Thiên Chúa đã khiến mọi người quên hẳn cá thể riêng biệt để trở nên một thân thể trong yêu thương và đầy lòng tương kính, hòa hợp.
Ai nấy đều cùng một tâm tình, một thao thức, một khát vọng mong sao cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam “xứng đáng chung hưởng phần gia nhiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng” (Col. 1. 12) và chân thật, khiêm nhường và sẵn lòng đón nhận sự khác biệt và đa dạng của nhau.
3- Sứ Mạng
Trong số hơn 300 đại biểu, thành phần giáo dân tham dự là đông đảo và đa dạng nhất. Những bài phát biểu, những thao thức và ưu tư, những vấn nạn, đề nghị mong được nghiên cứu, tổ chức xây dựng hầu hết đã được các đại biểu giáo dân nêu lên trong những ngày Đại Hội. Đây chính là Sứ Mạng của Giáo Hội Việt Nam cần quan tâm và cần thực thi cách khẩn thiết nhất, ngay từ bây giờ.
Lời mời gọi: “đây không phải là lúc để nói về nhau mà là nói với nhau”, không phải là để đối đầu mà là đối thoại, mở đầu cho sứ mạng cần thiết của Giáo Hội Việt Nam đứng trước sự suy đồi về luân lý và đạo đức, sự phân hoá và sa đọa trong mọi lãnh vực xã hội hiện thời, cần được mọi thành phần dân Chúa nỗ lực góp phần hàn gắn và xây dựng lại. Việc Giáo hội cần khởi đi từ “một người công giáo tốt cũng là người công dân tốt” nói lên tính cách phổ quát của Giáo Hội, vượt trên mọi thể chế chính trị và mọi chủ thuyết thế tục, không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc, không riêng gì trong nước hay tại môi trường hải ngoại. Sứ mạng là chất xúc tác, là nền tảng công lý dựa trên đức ái hầu có thể phục vụ cho nền văn minh sự sống và văn minh tình thương, vừa là một đòi hỏi của Phúc Âm, vừa là một Sứ Mạng chính yếu cần tái xác nhận, cần quyết tâm và mau mắn đem ra thực hành...
Mang tâm thức của kẻ vừa được sưởi ấm và đầy phấn khởi nhờ cuộc Phục Sinh của Giáo Hội Mẹ, tôi hớn hở vui mừng trở về với cuộc sống hiện thực nơi hải ngoại, lòng đầy khát mong sao có thể chia sẻ thật nhiều những ơn ích vừa nhận được với mọi người trong Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật. Quả thật, trong suốt Năm Thánh vừa qua, rất nhiều giáo dân Việt Nam tại hải ngoại đã được hâm nóng và được củng cố Đức Tin nhờ việc chuẩn bị và cùng mừng vui với Năm Thánh, cụ thể như qua việc hồi tâm thống hối, tuyên xứng đức tin, cải thiện đời sống và tham dự các bí tích.
Tất cả mọi người cùng được mời gọi sống và thực thi Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Mạng chung với mọi thành phần trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Chúng tôi hy vọng có thể cùng nhau tổ chức nhiều mô hình sống đạo cách thực tiễn, như là việc củng cố các cộng đoàn, canh tân đời sống đạo trong gia đình, việc làm chứng nhân Tin Mừng giữa lòng đời cũng như là việc cổ vũ ơn gọi.
Đây có thể gọi là Những Niềm Vui Lớn mà chúng tôi hy vọng sẽ được đón nhận để cùng thông công, cùng chia sẻ và cùng góp sức chung xây với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, nhờ lời bầu cử của Mẹ La Vang, nhờ công nghiệp của 117 Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, với những cuộc canh tân và nỗ lực sống chứng tá Tin Mừng của hơn bảy triệu giáo dân giữa lòng dân tộc đang đồng hành với hơn 80 triệu đồng bào ở trong nước.
Xa quê hương nhớ về nguồn cội, chúng tôi rất mong được hiệp thông và đồng hành với mọi con dân của Giáo Hội Mẹ Việt Nam, khao khát được chia sẻ niềm vui ngập tràn như hai môn đệ trên đường Emau vừa nhận ra được dung mạo của Đức Kitô Phục Sinh khi Người Bẻ Bánh. Chính Mầu Nhiệm này nhắc nhở và khích lệ chúng tôi để có thể sống Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô, Hiệp Thông cùng Giáo Hội Phổ Quát, và can đảm mạnh mẽ sống và thực thi Sứ Mạng loan báo Tin Mừng Cứu Độ.
Dẫu biết rằng “thế gian luôn chê ghét ánh sáng và sự thật”, dẫu đang phải trực diện với muôn vàn khó khăn và thử thách, kể cả con đường thập giá khiến phải hy sinh chính sự sống mình. Ý thức rõ rằng “Nước của mình không thuộc về trần gian này”, và mặc dầu là Giáo Hội của Thiên Chúa đang sống giữa lòng các dân tộc, nhưng luôn cảnh giác và khôn ngoan không thể cho phép mình trở thành một thế lực cạnh tranh hoặc đối đầu, cũng không là những biển quảng cáo, là công cụ để bôi trơn cho bất cứ một tổ chức, một thể chế chính trị trần gian, một khi nhẹ dạ đồng lòng thoả hiệp với sự dữ, hoặc nhắm mắt làm ngơ trước các nền văn minh phi nhân, bất công, bạo lực và hận thù chỉ đưa dẫn đến tang thương, chết chóc và hủy diệt.
Chúng tôi tha thiết cầu xin cho hơn 300 vị đại biểu được tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần, biết mạnh dạn chia sẻ những ân sủng cao quý vừa nhận được qua Đại Hội, cùng đồng lòng với dân tộc để có thể can đảm sẵn sàng chấp nhận “vượt qua mọi gian khổ để vào vinh quang” Nước Chúa, cương quyết không dựng lều hoặc để cho hào quang trên núi Tabo làm chói lòa. Như thế mọi người mọi nơi sẽ cùng có được Những Niềm Vui Lớn, sống lại niềm vui mà Các Tông Đồ xưa, sau khi đã được tràn đầy sức mạnh của Thánh Thần, đã hiên ngang ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh, can đảm sống đời chứng nhân để nhờ đó khai sinh ra Giáo Hội Tiên Khởi.
Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến (Kh. 22. 20), vừa là lời cầu xin vừa diễn tả niềm khát khao và hy vọng của Đại Hội.
Xin Chúa Thánh Thần ngự đến và nên Niềm Vui Lớn cho tất cả mọi người trong Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam chúng con tại Nhật và cho mọi con dân Việt Nam trên toàn thế giới. Amen.
Thực tình thì tôi được nghe biết và đã chuẩn bị tinh thần để về tham dự Đại Hội Dân Chúa từ hơn một năm qua. Thế nhưng, càng gần đến ngày khai mạc, càng vắng tin và rồi tự nhủ mình rằng ở Nhật có được mấy ai đâu để mà đại diện cho ai, hoặc giả làm sao có được vinh hạnh tham dự cơ hội ngàn năm một thuở này. Cuối cùng, nhờ “sức mạnh của Chúa Thánh Thần” can thiệp, nên tôi cũng được tham gia chương trình trong hai ngày 24 và 25, cùng với một số anh em linh mục và giáo dân từ hải ngoại về.
Như mọi thành phần dân Chúa đều được nhắc nhở về ý nghĩa của Năm Thánh và tầm quan trọng của Đại Hội, Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã đưa ra 3 đề cương là: Mầu Nhiệm - Hiệp Thông và Sứ Mạng. Với các tài liệu về Năm Thánh đã được phổ biến, bản thân tôi cũng đọc qua vài lần để biết mà hướng dẫn cho các cộng đoàn chuẩn bị mừng Năm Thánh tại Nhật. Thế nhưng, chính tôi cũng chẳng nắm vững hoặc hiểu rõ thế nào về 3 mục tiêu cần thực hiện này. Ý nghĩa “Mầu Nhiệm” được nêu ra ở đây là gì? Làm sao có được sự “Hiệp Thông” với nhau giữa mọi thành phần Dân Chúa đã phải trải qua quá nhiều tang thương và bị chia cắt theo giòng lịch sử? Và rồi Giáo Hội Việt Nam có thể thi hành “Sứ Mạng” gì cho tiền đồ dân tộc trong một thể chế chính trị đầy lũng đoạn và hoang tưởng chưa từng có như hiện tại?
Những vô tri và bất cập của tôi đã được hoá giải từ từ, nhờ sự “mắt thấy tai nghe” và đặc biệt có thể gọi là qua cảm nhận “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, để ứng nghiệm câu nói: “một lần thấy còn hơn trăm lần nghe”, hay phải hiểu đúng hơn là “một lần cảm nghiệm hơn ngàn lần thấy!
1- Mầu Nhiệm
Đại Hội Dân Chúa đã được bắt đầu qua việc cử hành Bí Tích Thánh Thể của ngày lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, với lời tuyên xưng: “chúng tôi đây là cốt nhục của ngài” (2 Sam. 5) để khi các đại biểu cùng đấm ngực ăn năn thú tội đối với Thiên Chúa, với dân tộc và lịch sử, thì toàn Giáo Hội xứng đáng được hưởng mầu nhiệm: “hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc. 23. 35).
Phải nói là chính lịch sử và sự hiện diện của Giáo Hội Phổ Quát cũng như của Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã nêu rõ ý nghĩa hai chữ Mầu Nhiệm này. Với lời bảo đảm của Đức Kitô khi lập bí tích Thánh Thể, Ngài đã minh định với các môn đệ khi tuyên bố: “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” qua nghi thức bẻ bánh và trao bánh. Các đại biểu đã nhờ bí tích Thánh Thể để dâng chính mình, dâng Giáo Hội Việt Nam và tất cả mọi sự trong những ngày Đại Hội để mong được kết hợp vào Mầu Nhiệm Cứu Độ mà Đức Kitô đã lấy chính mạng sống mình để thực hiện.
Tất cả những ai tham dự vào việc Bẻ Bánh này đều được mời gọi trao ban sứ mệnh Ban Bánh, là dấu chỉ sự gắn bó và tương giao, cùng “đồng sanh đồng tử” và để cùng được sống muôn đời.
2- Hiệp Thông
Hình ảnh của 32 vị giám mục, các đại diện linh mục và tu sĩ, giáo dân cùng cầu nguyện, phát biểu, chia sẻ, giao lưu văn nghệ và ẩm thực trong những ngày Đại Hội thật là nồng ấm và thân tình. Đã có nhiều bạn trẻ thì thầm: “chưa bao giờ có được những giây phút đầy tình người và thánh thiện, giữa tâm tình của cha với con, giữa sự gần gũi của linh mục và giáo dân, với đầy thiện cảm của mọi thành phần đại biểu từ khắp các nẻo đường quê hương tụ tập về…”
Chính Mầu Nhiệm cùng ở trong một thân thể Đức Kitô này đã làm cho mọi người xích lại gần nhau để cùng có thể Hiệp Thông trong Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là như vậy. Tình Yêu của Thiên Chúa đã khiến mọi người quên hẳn cá thể riêng biệt để trở nên một thân thể trong yêu thương và đầy lòng tương kính, hòa hợp.
Ai nấy đều cùng một tâm tình, một thao thức, một khát vọng mong sao cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam “xứng đáng chung hưởng phần gia nhiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng” (Col. 1. 12) và chân thật, khiêm nhường và sẵn lòng đón nhận sự khác biệt và đa dạng của nhau.
3- Sứ Mạng
Trong số hơn 300 đại biểu, thành phần giáo dân tham dự là đông đảo và đa dạng nhất. Những bài phát biểu, những thao thức và ưu tư, những vấn nạn, đề nghị mong được nghiên cứu, tổ chức xây dựng hầu hết đã được các đại biểu giáo dân nêu lên trong những ngày Đại Hội. Đây chính là Sứ Mạng của Giáo Hội Việt Nam cần quan tâm và cần thực thi cách khẩn thiết nhất, ngay từ bây giờ.
Lời mời gọi: “đây không phải là lúc để nói về nhau mà là nói với nhau”, không phải là để đối đầu mà là đối thoại, mở đầu cho sứ mạng cần thiết của Giáo Hội Việt Nam đứng trước sự suy đồi về luân lý và đạo đức, sự phân hoá và sa đọa trong mọi lãnh vực xã hội hiện thời, cần được mọi thành phần dân Chúa nỗ lực góp phần hàn gắn và xây dựng lại. Việc Giáo hội cần khởi đi từ “một người công giáo tốt cũng là người công dân tốt” nói lên tính cách phổ quát của Giáo Hội, vượt trên mọi thể chế chính trị và mọi chủ thuyết thế tục, không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc, không riêng gì trong nước hay tại môi trường hải ngoại. Sứ mạng là chất xúc tác, là nền tảng công lý dựa trên đức ái hầu có thể phục vụ cho nền văn minh sự sống và văn minh tình thương, vừa là một đòi hỏi của Phúc Âm, vừa là một Sứ Mạng chính yếu cần tái xác nhận, cần quyết tâm và mau mắn đem ra thực hành...
Mang tâm thức của kẻ vừa được sưởi ấm và đầy phấn khởi nhờ cuộc Phục Sinh của Giáo Hội Mẹ, tôi hớn hở vui mừng trở về với cuộc sống hiện thực nơi hải ngoại, lòng đầy khát mong sao có thể chia sẻ thật nhiều những ơn ích vừa nhận được với mọi người trong Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật. Quả thật, trong suốt Năm Thánh vừa qua, rất nhiều giáo dân Việt Nam tại hải ngoại đã được hâm nóng và được củng cố Đức Tin nhờ việc chuẩn bị và cùng mừng vui với Năm Thánh, cụ thể như qua việc hồi tâm thống hối, tuyên xứng đức tin, cải thiện đời sống và tham dự các bí tích.
Tất cả mọi người cùng được mời gọi sống và thực thi Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Mạng chung với mọi thành phần trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Chúng tôi hy vọng có thể cùng nhau tổ chức nhiều mô hình sống đạo cách thực tiễn, như là việc củng cố các cộng đoàn, canh tân đời sống đạo trong gia đình, việc làm chứng nhân Tin Mừng giữa lòng đời cũng như là việc cổ vũ ơn gọi.
Đây có thể gọi là Những Niềm Vui Lớn mà chúng tôi hy vọng sẽ được đón nhận để cùng thông công, cùng chia sẻ và cùng góp sức chung xây với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, nhờ lời bầu cử của Mẹ La Vang, nhờ công nghiệp của 117 Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, với những cuộc canh tân và nỗ lực sống chứng tá Tin Mừng của hơn bảy triệu giáo dân giữa lòng dân tộc đang đồng hành với hơn 80 triệu đồng bào ở trong nước.
Xa quê hương nhớ về nguồn cội, chúng tôi rất mong được hiệp thông và đồng hành với mọi con dân của Giáo Hội Mẹ Việt Nam, khao khát được chia sẻ niềm vui ngập tràn như hai môn đệ trên đường Emau vừa nhận ra được dung mạo của Đức Kitô Phục Sinh khi Người Bẻ Bánh. Chính Mầu Nhiệm này nhắc nhở và khích lệ chúng tôi để có thể sống Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô, Hiệp Thông cùng Giáo Hội Phổ Quát, và can đảm mạnh mẽ sống và thực thi Sứ Mạng loan báo Tin Mừng Cứu Độ.
Dẫu biết rằng “thế gian luôn chê ghét ánh sáng và sự thật”, dẫu đang phải trực diện với muôn vàn khó khăn và thử thách, kể cả con đường thập giá khiến phải hy sinh chính sự sống mình. Ý thức rõ rằng “Nước của mình không thuộc về trần gian này”, và mặc dầu là Giáo Hội của Thiên Chúa đang sống giữa lòng các dân tộc, nhưng luôn cảnh giác và khôn ngoan không thể cho phép mình trở thành một thế lực cạnh tranh hoặc đối đầu, cũng không là những biển quảng cáo, là công cụ để bôi trơn cho bất cứ một tổ chức, một thể chế chính trị trần gian, một khi nhẹ dạ đồng lòng thoả hiệp với sự dữ, hoặc nhắm mắt làm ngơ trước các nền văn minh phi nhân, bất công, bạo lực và hận thù chỉ đưa dẫn đến tang thương, chết chóc và hủy diệt.
Chúng tôi tha thiết cầu xin cho hơn 300 vị đại biểu được tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần, biết mạnh dạn chia sẻ những ân sủng cao quý vừa nhận được qua Đại Hội, cùng đồng lòng với dân tộc để có thể can đảm sẵn sàng chấp nhận “vượt qua mọi gian khổ để vào vinh quang” Nước Chúa, cương quyết không dựng lều hoặc để cho hào quang trên núi Tabo làm chói lòa. Như thế mọi người mọi nơi sẽ cùng có được Những Niềm Vui Lớn, sống lại niềm vui mà Các Tông Đồ xưa, sau khi đã được tràn đầy sức mạnh của Thánh Thần, đã hiên ngang ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh, can đảm sống đời chứng nhân để nhờ đó khai sinh ra Giáo Hội Tiên Khởi.
Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến (Kh. 22. 20), vừa là lời cầu xin vừa diễn tả niềm khát khao và hy vọng của Đại Hội.
Xin Chúa Thánh Thần ngự đến và nên Niềm Vui Lớn cho tất cả mọi người trong Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam chúng con tại Nhật và cho mọi con dân Việt Nam trên toàn thế giới. Amen.