Nói đến lễ nghĩa gia phong người ta liên tưởng đến các tập tục văn hoá tạo nên con người xã hội. Tập tục, thói quen một cách nào đó hướng dẫn sinh hoạt giao tế xã hội như cách xử thế, cách ăn uống, đi lại, cách diễn tả tâm tư, tình cảm con người. Trước đây các tập tục này bám rễ khá sâu vào tâm khảm con người và được xóm làng gìn giữ cẩn thận. Người làng, xóm vừa giữ tập tục vừa bảo vệ tập tục để chúng khỏi bị thay đổi hay giảm phẩm chất. Ngày nay cách tổ chức xã hội khác xưa hơn, lễ nghĩa gia phong cách nào đó cũng có phần mềm dẻo hơn trước đây. Luật chằng chéo nhau thay tập tục xóm làng và có cảnh sát bảo vệ luật.
Lễ nghĩa gia phong thay đổi lâu mau, nhanh chóng, tùy theo mức độ phát triển của xã hội. Cách tổ chức xã hội ảnh hưởng mạnh đến việc phát sinh tập tục mới và đào thải tập tục cũ. Con người sống ở nơi đô hội, chốn đông người không thể nào áp dụng phong cách sống nơi xóm làng hẻo lánh. Đời sống mới đào thải cách sống cũ. Có lẽ đây là lí do tạo nên tập tục khác nhau giữa giữa tỉnh này với phố nọ, thôn này với làng khác. Tập tục nào không còn thích hợp với tổ chức xã hội mới không thể tồn tại hoặc nếu có cũng chỉ là gượng ép nhiều hơn.
Phát minh mới cũng đòi có thêm luật để bảo vệ phẩm chất sản xuất, bảo vệ giới sản xuất lẫn giới tiêu thụ. Việc đi lại vừ tiện lợi vừa nhanh chóng vượt xóm làng, vượt đại dương cũng đòi hỏi có luật bảo vệ việc xuất nhập cư. Chính những biến đổi này ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của con người và do đó ảnh hưởng đến lễ nghĩa, gia phong.
Tôn giáo
Tôn giáo cũng có lễ nghĩa gia phong tạo nên mặt ngoài con người tôn giáo. Tập tục xã hội thay đổi theo thời đại, hoàn cảnh và điều kiện sống. Về hình thức tập tục tôn giáo không tránh khỏi ảnh hưởng xã hội vì thế hình thức bề ngoài có thay đổi nhưng phẩm chất bên trong thì không. Đối với xã hội tư tưởng mới phát sinh do lối suy nghĩ mới. Lối suy nghĩ mới kéo theo việc thay đổi cả hình thức lẫn nội dung của tập tục. Hình thức lễ nghĩa gia phong tôn giáo thay đổi nhưng nội dung thì không. Chúng giữ nguyên bản chất, tồn tại qua muôn thế hệ. Bản chất là thăng tiến tinh thần đùm bọc lẫn nhau trong tình yêu để được chung hưởng bình an đời này và hạnh phúc trường cửu đời sau.
Để thực hiện được điều này các Kitô hữu cần xin ơn thánh trợ giúp mới hy vọng sống trên thuận dưới hoà trong đại gia đình Chúa. Ơn thánh Chúa không biến đổi theo thời gian, nên bản chất lễ nghĩa gia phong tôn giáo nguyên vẹn. Hình thức thay đổi giúp cho dễ hiểu hơn và thể hiện ý nghĩa tập tục rõ hơn.
Đùm bọc lẫn nhau
Hình ảnh ngày lễ Giáng Sinh chúng ta mừng kính là dấu chỉ dù đơn sơ, mộc mạc nhưng rõ ràng thể hiện tâm tình đùm bọc lẫn nhau. Hình ảnh quen thuộc, thánh Giuse và Trinh Nữ Maria quì bên ấu Chúa nơi máng cỏ gợi nên tâm tình đùm bọc, bảo vệ, tràn ngập lòng mến. Hai ông bà cùng quì, lấy thân mình làm lá chắn, ngăn làn gió lạnh giá lùa vào em bé. Cả hai mong dùng hơi ấm thân nhiệt sưởi ấm cho hài nhi. Cơn gió lạnh ùa vào làn da non dại đang ửng hồng biến thành tím buốt. Tránh sao khỏi đau lòng. Ai có thể khẳng định trong đàn súc vật kia không có con già nua, con bệnh tật, con mang thương tích. Tiếng rên đau khi trở mình; hơi thở não nề của con vật thương tật sao tránh em bé khỏi giật mình. Tiếng kêu đồng cảm cảnh cơ hàn. Tiếng rên của khổ đau.
Tình yêu mến
Đừng tưởng bình an, hạnh phúc do nhà cao, cửa rộng, xe đẹp mang lại. Lầm to. Tình yêu bay cao; cửa nát, nhà tan. Quì bên máng cỏ mà hạnh phúc ngập tràn. Thân xác lạnh, ấm lòng. Thiếu tiện nghi vật chất nhưng tinh thần tràn ngập niềm vui. Hạnh phúc gia đình Thánh Gia có là do con tin yêu mến mọi người dành cho nhau. Nơi hang đá Belem có em bé mới sanh trong cảnh cơ hàn nhưng đầy tiếng hát reo vui. Hơi ấm gia đình đến từ hơi thở súc vật thì ít mà đến từ con tim nồng cháy lửa mến yêu. Cơ hàn nhưng giầu tình yêu, bác ái, hy sinh.
Tình yêu, bác ái, hy sinh, tạo nên cảnh gia đình đầm ấm. Những nhân đức này có cội nguồn từ tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu do đức tin thúc đẩy, hỗ trợ. Đây chính là căn nguyên cội rễ lễ nghĩa gia phong Thiên Chúa giáo. Mùa Giáng Sinh năm nay chúng ta cầu mong sống trọn tinh thần yêu mến, bác ái và hy sinh cho nhau.
Lễ nghĩa gia phong thay đổi lâu mau, nhanh chóng, tùy theo mức độ phát triển của xã hội. Cách tổ chức xã hội ảnh hưởng mạnh đến việc phát sinh tập tục mới và đào thải tập tục cũ. Con người sống ở nơi đô hội, chốn đông người không thể nào áp dụng phong cách sống nơi xóm làng hẻo lánh. Đời sống mới đào thải cách sống cũ. Có lẽ đây là lí do tạo nên tập tục khác nhau giữa giữa tỉnh này với phố nọ, thôn này với làng khác. Tập tục nào không còn thích hợp với tổ chức xã hội mới không thể tồn tại hoặc nếu có cũng chỉ là gượng ép nhiều hơn.
Phát minh mới cũng đòi có thêm luật để bảo vệ phẩm chất sản xuất, bảo vệ giới sản xuất lẫn giới tiêu thụ. Việc đi lại vừ tiện lợi vừa nhanh chóng vượt xóm làng, vượt đại dương cũng đòi hỏi có luật bảo vệ việc xuất nhập cư. Chính những biến đổi này ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của con người và do đó ảnh hưởng đến lễ nghĩa, gia phong.
Tôn giáo
Tôn giáo cũng có lễ nghĩa gia phong tạo nên mặt ngoài con người tôn giáo. Tập tục xã hội thay đổi theo thời đại, hoàn cảnh và điều kiện sống. Về hình thức tập tục tôn giáo không tránh khỏi ảnh hưởng xã hội vì thế hình thức bề ngoài có thay đổi nhưng phẩm chất bên trong thì không. Đối với xã hội tư tưởng mới phát sinh do lối suy nghĩ mới. Lối suy nghĩ mới kéo theo việc thay đổi cả hình thức lẫn nội dung của tập tục. Hình thức lễ nghĩa gia phong tôn giáo thay đổi nhưng nội dung thì không. Chúng giữ nguyên bản chất, tồn tại qua muôn thế hệ. Bản chất là thăng tiến tinh thần đùm bọc lẫn nhau trong tình yêu để được chung hưởng bình an đời này và hạnh phúc trường cửu đời sau.
Để thực hiện được điều này các Kitô hữu cần xin ơn thánh trợ giúp mới hy vọng sống trên thuận dưới hoà trong đại gia đình Chúa. Ơn thánh Chúa không biến đổi theo thời gian, nên bản chất lễ nghĩa gia phong tôn giáo nguyên vẹn. Hình thức thay đổi giúp cho dễ hiểu hơn và thể hiện ý nghĩa tập tục rõ hơn.
Đùm bọc lẫn nhau
Hình ảnh ngày lễ Giáng Sinh chúng ta mừng kính là dấu chỉ dù đơn sơ, mộc mạc nhưng rõ ràng thể hiện tâm tình đùm bọc lẫn nhau. Hình ảnh quen thuộc, thánh Giuse và Trinh Nữ Maria quì bên ấu Chúa nơi máng cỏ gợi nên tâm tình đùm bọc, bảo vệ, tràn ngập lòng mến. Hai ông bà cùng quì, lấy thân mình làm lá chắn, ngăn làn gió lạnh giá lùa vào em bé. Cả hai mong dùng hơi ấm thân nhiệt sưởi ấm cho hài nhi. Cơn gió lạnh ùa vào làn da non dại đang ửng hồng biến thành tím buốt. Tránh sao khỏi đau lòng. Ai có thể khẳng định trong đàn súc vật kia không có con già nua, con bệnh tật, con mang thương tích. Tiếng rên đau khi trở mình; hơi thở não nề của con vật thương tật sao tránh em bé khỏi giật mình. Tiếng kêu đồng cảm cảnh cơ hàn. Tiếng rên của khổ đau.
Tình yêu mến
Đừng tưởng bình an, hạnh phúc do nhà cao, cửa rộng, xe đẹp mang lại. Lầm to. Tình yêu bay cao; cửa nát, nhà tan. Quì bên máng cỏ mà hạnh phúc ngập tràn. Thân xác lạnh, ấm lòng. Thiếu tiện nghi vật chất nhưng tinh thần tràn ngập niềm vui. Hạnh phúc gia đình Thánh Gia có là do con tin yêu mến mọi người dành cho nhau. Nơi hang đá Belem có em bé mới sanh trong cảnh cơ hàn nhưng đầy tiếng hát reo vui. Hơi ấm gia đình đến từ hơi thở súc vật thì ít mà đến từ con tim nồng cháy lửa mến yêu. Cơ hàn nhưng giầu tình yêu, bác ái, hy sinh.
Tình yêu, bác ái, hy sinh, tạo nên cảnh gia đình đầm ấm. Những nhân đức này có cội nguồn từ tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu do đức tin thúc đẩy, hỗ trợ. Đây chính là căn nguyên cội rễ lễ nghĩa gia phong Thiên Chúa giáo. Mùa Giáng Sinh năm nay chúng ta cầu mong sống trọn tinh thần yêu mến, bác ái và hy sinh cho nhau.