AI CẬP - Hội đồng tối cao cổ vật Ai cập (SCA - Egypt's Supreme Council of Antiquities) cho biết: Những mảnh gốm cho thấy vài chục tên các tư tế Ai cập đã phục vụ tại đền thờ thần cá sấu.

Những chữ khắc cho thấy từ thời đế quốc Rôma, những mảnh gốm nhỏ được các nhà khảo cổ Ý phát hiện ở phía Tây đền thờ thần cá sấu Soknopaios tại Soknopaiou Nesos, một ngôi làng Ai cập ở đảo Fayoum.

Gọi là ostraca do tiếng Ai cập là ostrakon (nghĩa là “vỏ sò”), những mảnh bình có khắc chữ “rất hữu ích trong việc giải thích việc thực hành tôn giáo và khoa nghiên cứu chữ Ai cập kiểu Hy La”.

Mario Capasso, giáo sư khoa nghiên cứu văn bản trên giấy cói (Papyrology) thuộc ĐH Salento, nói: “Chúng tôi thấy 150 ostraca. Đa số được khắc tên các tư tế đã phục vụ tại đền thờ. Có một tên là Satabous”. Theo GS Capasso, người cùng hướng dẫn khai quật với GS Paola Davoli, GS phụ giảng khoa Ai cập học tại ĐH Salento, mỗi ostraca được dùng trong một loại thùng để xác định chức vụ tôn giáo trong đền thờ.

Được thành lập bởi vua Ptolemy II Philadelphus (309–246 TCN) vào khoảng năm 250 TCN, tại Soknopaiou Nesos, “đảo Soknopaios”, các học giả biết đó là nơi nổi tiếng về giấy cói (papyri) và các vật liệu khắc khác.

Có người ở khoảng 5 thế kỷ, nơi này đạt tới đỉnh cao hồi thế kỷ I và II (sau CN) nhờ con đường buôn bán lớn. Nó bị bỏ hoang từ giữa thế kỷ III (sau CN). Các ostraca được lưu trữ tại một sân ở trước đền Soknopaios.\



(Theo Discovery News)