Hãy tưởng tượng một cảnh ngộ 'tiếu lâm' như sau:
"Các 'ông từ' sau khi quyên tiền một vòng xong, mang giỏ tiền xuống cuối nhà thờ kiểm điểm. Trong 10 giỏ tiền, sau khi luân lưu qua một ngàn giáo dân dự lễ hôm đó, người ta thấy 8 giỏ hòan tòan trống rỗng, chỉ có 2 giỏ đựng một vài tờ giấy lẻ...
Thông thường một trường hợp thất thu như thế mà xẩy ra thì các hội đồng của giáo xứ sẽ bị báo động, nhưng ở đây, hầu như các 'ông từ' tỏ vẻ hân hoan trước những giỏ trống, thậm có người còn đưa tay ra 'high five' với nhau."
Trong một số giáo xứ Mỹ, giỏ tiền vơi là thước đo cho sự thành công của một chương trình quyên tiền trên mạng. Giáo dân đóng góp bằng cách chuyển ngân vào chương mục của giáo xứ, cùng một phương cách giống như trả tiền điện nước gọi là "e-pay".
Một chương trình đóng góp như thế thường gặp nhiều trở ngại khi bắt đầu.
"Đối với những bà con chỉ biết dùng phong bì để thanh toán hóa đơn, thì đây là một ý kiến phiền tóai," theo cô Laurie Lewis, một giáo dân của nhà thờ St John the Baptist tại Cincinnati, cô cho biết cô đã tăng một phần ba khoản đóng góp vào chương trình trực tuyến, nhưng cũng cho biết trường hợp của cô ta là một ngoại lệ, phần đông các giáo dân khác vẫn chưa ủng hộ chương trình này.
Tâm lý cũng là một trở ngại quan trọng. Bà Brie Hall, một quản trị viên thông tin liên lạc của Tổng Giáo phận Công giáo Washington DC, cho biết bà "cảm thấy lúng túng" khi bà phải lờ đi mà không ném vào trong giỏ một phong bì như trước. "Bạn cần phải vượt qua cái tâm lý đó.. . vì bạn biết bạn đã dâng cúng rồi"
Một số các nhà lãnh đạo giáo hội cũng phản đối việc 'điện tử hóa' bởi vì họ không muốn nợ nần chồng chất thêm vào thẻ tín dụng quá tải của giáo dân. Một số vị khác thì nói điều đó gây trở ngại cho ý nghĩa của nghi lễ vì việc dâng cúng hữu hình phản ảnh động tác hy sinh.
"Mối quan tâm của chúng tôi là việc 'điện tử hóa' làm giảm ý nghĩa của hành vi dâng cúng xuống cùng tầng lớp với một hành vi trả tiền hóa đơn", theo lời ông Bill Townes, phó chủ tịch của ủy ban tài chính của Southern Baptist Convention.
Southern Baptist Convention là một cộng đồng Tin Lành lớn, vẫn không thiết lập một chức vụ chính thức về 'điện tử hóa dâng cúng'. Ông Townes còn cho biết họ không theo dõi có sự thực hiện 'điện tử hóa' hay không trong số 45.000 nhà thờ thành viên của họ.
Nhưng theo ông Vijay Jeste, giám đốc một hãng điện tử ở Huntington Indiana, chuyên sản xuất các chương trình 'đóng góp trên mạng' cho các nhà thờ, thì tuy các chức sắc của một nhà thờ là những khách hàng miễn cưỡng nhất vì họ không thể tưởng tượng tại sao phải trả lệ phí cho các đóng góp bằng điện tử của giáo dân, nhưng rất mau chóng họ đều hiểu rằng đây là "con đường tương lai phải đi"
"Đây không phải là một lựa chọn mà họ có thể trì hoãn quá lâu," ông nói.
Ông Nicolakis, giám đốc thông tin của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp ở Mỹ cho biết họ đã học được giá trị của sự đóng góp trực tuyến khi họ thực hiện một cuộc quyên góp cho nạn nhân Haiti năm ngoái.
Họ thấy rằng gần 4 phần trăm những người truy cập trực tuyến trên website của giáo hội là những người không thuộc một tôn giáo nào, thậm chí 28 phần trăm trong số họ không là giáo dân Chính Thống Hy Lạp.
"Nói một cách kỹ thuật thì chúng tôi đã tiếp cận được với những người mà chúng tôi không bao giờ mong gặp," Nicolakis nói.
Tổng Giáo Phận Chính Thống Hy Lạp ngày nay cho phép đóng góp qua Facebook và qua 'texting' trên điện thoại di động.
"Nếu chúng tôi không cung cấp một phương cách dễ dàng để cho, thì họ sẽ cho các nơi khác," Nicolakis nói.
Tại tổng giáo phận Cincinnati, nơi đầu tiên có một hệ thống 'dâng cúng điện tử' cho tòan giáo phận, ông Michael Vanderburgh, giám đốc quản lý của tổng giáo phận, cho biết điện tử là một phương tiện đáp ứng hữu hiệu cho các giáo dân trẻ tuổi.
"Thực tế phổ biến là giới trẻ đôi mươi thường không mang theo một cuốn sổ check," ông Vanderburgh nói. "Vì vậy, nếu bạn không cung cấp một phương tiện trực tuyến cho họ, thì bạn sẽ chỉ nhận được những đồng tiền lẻ trong túi của họ."
Tại đền 'the Shrine of the Most Blessed Sacrament' tại Washington, khoảng một nửa trong số 1.600 giáo dân đã thường xuyên đóng góp bằng điện tử, 4 năm trước đây số đóng góp bằng điện tử chì có 20 phần trăm.
"Đối với một số người, họ sẽ không bao giờ thay đổi", Đức ông John Enzler chánh xứ cho biết. "Còn với một số người khác thì đây là cách tuyệt vời để dâng cúng."
Trong khi phương pháp điện tử có vẻ phổ biến tại nhà thờ của Đức Ông Enzler, thì trong tổng giáo phận Washington vẫn chỉ có một phần tư trong số 140 nhà thờ theo chương trình này.
Nhưng Đức Ông Enzler cho biết những cơn bão tuyết lớn quanh khu vực Washington vừa rồi đã chuyển đổi một số cha xứ cứng lòng. Với nhiều người bị kẹt ở nhà không đi dự lễ được, ngài ước tính tổng giáo phận bị thất thu khoảng 1.4 triệu - tức là khoảng $10.000 một nhà thờ.
Trung bình mỗi năm một giáo dân không đi lễ 10 lần tại giáo xứ của họ, theo ước tính của ông W. Brian Walsh, chủ tịch hãng thanh toán điện tử Faith Direct ở Alexandria Virginia.
Các thẻ Debit và thẻ tín dụng thì phù hợp hơn cho những việc chi trả, cũng theo ước tính của công ty thanh toán điện tử này, thì sự dâng cúng gia tăng 10 phần trăm đến 30 phần trăm nếu dùng phương tiện điện tử.
Từ năm 2003, ông Walsh đã thiết lập hợp đồng với gần 300 nhà thờ Công giáo trong 45 giáo phận trên toàn quốc.
Đối với một giáo xứ trung bình có 1.500 gia đình, hãng Faith Direct đòi lệ phí hàng năm vào khoảng $7.800. Nhiều công ty khác tính tỷ lệ phần trăm của tổng số thu, thường là 4%.
"Các 'ông từ' sau khi quyên tiền một vòng xong, mang giỏ tiền xuống cuối nhà thờ kiểm điểm. Trong 10 giỏ tiền, sau khi luân lưu qua một ngàn giáo dân dự lễ hôm đó, người ta thấy 8 giỏ hòan tòan trống rỗng, chỉ có 2 giỏ đựng một vài tờ giấy lẻ...
Thông thường một trường hợp thất thu như thế mà xẩy ra thì các hội đồng của giáo xứ sẽ bị báo động, nhưng ở đây, hầu như các 'ông từ' tỏ vẻ hân hoan trước những giỏ trống, thậm có người còn đưa tay ra 'high five' với nhau."
Trong một số giáo xứ Mỹ, giỏ tiền vơi là thước đo cho sự thành công của một chương trình quyên tiền trên mạng. Giáo dân đóng góp bằng cách chuyển ngân vào chương mục của giáo xứ, cùng một phương cách giống như trả tiền điện nước gọi là "e-pay".
Một chương trình đóng góp như thế thường gặp nhiều trở ngại khi bắt đầu.
"Đối với những bà con chỉ biết dùng phong bì để thanh toán hóa đơn, thì đây là một ý kiến phiền tóai," theo cô Laurie Lewis, một giáo dân của nhà thờ St John the Baptist tại Cincinnati, cô cho biết cô đã tăng một phần ba khoản đóng góp vào chương trình trực tuyến, nhưng cũng cho biết trường hợp của cô ta là một ngoại lệ, phần đông các giáo dân khác vẫn chưa ủng hộ chương trình này.
Tâm lý cũng là một trở ngại quan trọng. Bà Brie Hall, một quản trị viên thông tin liên lạc của Tổng Giáo phận Công giáo Washington DC, cho biết bà "cảm thấy lúng túng" khi bà phải lờ đi mà không ném vào trong giỏ một phong bì như trước. "Bạn cần phải vượt qua cái tâm lý đó.. . vì bạn biết bạn đã dâng cúng rồi"
Một số các nhà lãnh đạo giáo hội cũng phản đối việc 'điện tử hóa' bởi vì họ không muốn nợ nần chồng chất thêm vào thẻ tín dụng quá tải của giáo dân. Một số vị khác thì nói điều đó gây trở ngại cho ý nghĩa của nghi lễ vì việc dâng cúng hữu hình phản ảnh động tác hy sinh.
"Mối quan tâm của chúng tôi là việc 'điện tử hóa' làm giảm ý nghĩa của hành vi dâng cúng xuống cùng tầng lớp với một hành vi trả tiền hóa đơn", theo lời ông Bill Townes, phó chủ tịch của ủy ban tài chính của Southern Baptist Convention.
Southern Baptist Convention là một cộng đồng Tin Lành lớn, vẫn không thiết lập một chức vụ chính thức về 'điện tử hóa dâng cúng'. Ông Townes còn cho biết họ không theo dõi có sự thực hiện 'điện tử hóa' hay không trong số 45.000 nhà thờ thành viên của họ.
Nhưng theo ông Vijay Jeste, giám đốc một hãng điện tử ở Huntington Indiana, chuyên sản xuất các chương trình 'đóng góp trên mạng' cho các nhà thờ, thì tuy các chức sắc của một nhà thờ là những khách hàng miễn cưỡng nhất vì họ không thể tưởng tượng tại sao phải trả lệ phí cho các đóng góp bằng điện tử của giáo dân, nhưng rất mau chóng họ đều hiểu rằng đây là "con đường tương lai phải đi"
"Đây không phải là một lựa chọn mà họ có thể trì hoãn quá lâu," ông nói.
Ông Nicolakis, giám đốc thông tin của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp ở Mỹ cho biết họ đã học được giá trị của sự đóng góp trực tuyến khi họ thực hiện một cuộc quyên góp cho nạn nhân Haiti năm ngoái.
Họ thấy rằng gần 4 phần trăm những người truy cập trực tuyến trên website của giáo hội là những người không thuộc một tôn giáo nào, thậm chí 28 phần trăm trong số họ không là giáo dân Chính Thống Hy Lạp.
"Nói một cách kỹ thuật thì chúng tôi đã tiếp cận được với những người mà chúng tôi không bao giờ mong gặp," Nicolakis nói.
Tổng Giáo Phận Chính Thống Hy Lạp ngày nay cho phép đóng góp qua Facebook và qua 'texting' trên điện thoại di động.
"Nếu chúng tôi không cung cấp một phương cách dễ dàng để cho, thì họ sẽ cho các nơi khác," Nicolakis nói.
Tại tổng giáo phận Cincinnati, nơi đầu tiên có một hệ thống 'dâng cúng điện tử' cho tòan giáo phận, ông Michael Vanderburgh, giám đốc quản lý của tổng giáo phận, cho biết điện tử là một phương tiện đáp ứng hữu hiệu cho các giáo dân trẻ tuổi.
"Thực tế phổ biến là giới trẻ đôi mươi thường không mang theo một cuốn sổ check," ông Vanderburgh nói. "Vì vậy, nếu bạn không cung cấp một phương tiện trực tuyến cho họ, thì bạn sẽ chỉ nhận được những đồng tiền lẻ trong túi của họ."
Tại đền 'the Shrine of the Most Blessed Sacrament' tại Washington, khoảng một nửa trong số 1.600 giáo dân đã thường xuyên đóng góp bằng điện tử, 4 năm trước đây số đóng góp bằng điện tử chì có 20 phần trăm.
"Đối với một số người, họ sẽ không bao giờ thay đổi", Đức ông John Enzler chánh xứ cho biết. "Còn với một số người khác thì đây là cách tuyệt vời để dâng cúng."
Trong khi phương pháp điện tử có vẻ phổ biến tại nhà thờ của Đức Ông Enzler, thì trong tổng giáo phận Washington vẫn chỉ có một phần tư trong số 140 nhà thờ theo chương trình này.
Nhưng Đức Ông Enzler cho biết những cơn bão tuyết lớn quanh khu vực Washington vừa rồi đã chuyển đổi một số cha xứ cứng lòng. Với nhiều người bị kẹt ở nhà không đi dự lễ được, ngài ước tính tổng giáo phận bị thất thu khoảng 1.4 triệu - tức là khoảng $10.000 một nhà thờ.
Trung bình mỗi năm một giáo dân không đi lễ 10 lần tại giáo xứ của họ, theo ước tính của ông W. Brian Walsh, chủ tịch hãng thanh toán điện tử Faith Direct ở Alexandria Virginia.
Các thẻ Debit và thẻ tín dụng thì phù hợp hơn cho những việc chi trả, cũng theo ước tính của công ty thanh toán điện tử này, thì sự dâng cúng gia tăng 10 phần trăm đến 30 phần trăm nếu dùng phương tiện điện tử.
Từ năm 2003, ông Walsh đã thiết lập hợp đồng với gần 300 nhà thờ Công giáo trong 45 giáo phận trên toàn quốc.
Đối với một giáo xứ trung bình có 1.500 gia đình, hãng Faith Direct đòi lệ phí hàng năm vào khoảng $7.800. Nhiều công ty khác tính tỷ lệ phần trăm của tổng số thu, thường là 4%.