Chuyện phiếm Canada: TẾT LÀNG TÔI
Làng An Hạ chúng tôi đã ăn tết trong hai tuần lễ, theo đúng truyền thống cha ông ngày xưa, nghĩa là ngay từ ngày cúng ông Táo về Trời cho tới ngày hạ nêu mồng Bảy. Người làm cho cả làng luôn đầy tiếng cười là ông Từ Hoè. Các cụ còn nhớ ông hội viên viễn cư đáng yêu này của chúng tôi chứ. Cái ông ngày xưa đi hành quân bắt được một chú chính ủy VC, ông đem chú về trại rồi ông và chú tranh luận chính tà mấy ngày liền, khi thấy chú đưối lý thì ông thả chú về rừng. Sau 1975, chú vào Saigon và giống y như bà Dương Thu Hương, chú mở mắt và tỉnh mộng. Chú tìm cách cứu được ông Từ Hoè ra khỏi trại cải tạo rồi cùng ông vượt biên. Hai người kết nghĩa anh em, thề từ nay sống chết có nhau. Bây giờ hai anh em kết nghĩa sống ở miền trung Canada. Tuy bỏ làng đi theo người em nhưng ông Từ Hoè tết nào cũng về làng. Tết con mèo này ông đã về làng sớm hơn thường lệ. Ông bảo ông phải về sớm để kịp làm cỗ cúng ông Táo.
Năm nay ông đem về con cá chép và một thùng bánh chưng. Cá chép do ông đánh bắt được ở hồ, còn bánh chưng do chú em kết nghĩa tự tay gói lấy để tết làng. Các cụ có biết con cá chép ông mang về to cỡ nào không ? Thật không thể tưởng tượng được, nó bự và nặng hơn10 kí lô. Ông Từ Hoè phải cắt khúc, để đông lạnh và đóng thùng. Ông chỉ con cá chép rồi cười hà hà: giống cá này mới xuất hiện ở Ngũ Đại Hồ giáp giới Mỹ và Canada. Tên nó là Asian Carp, cá chép Á Châu. Các nhà đại dương học cho biết loại cá này ở Á Châu thì chỉ cân nặng tối đa là 2 kí lô, nay không biết tại sao nó bơi sang được Canada, tự nhiên nó phát tướng, con nào con nấy to đùng và nặng từ 10 kí trở lên. Các nhà khoa học không biết tại sao con cá chép này bơi sang được Canada, chứ tôi thì tôi biết tại sao. Nó sang được tới đây vì nó có gốc Việt Nam. Nó nhớ người VN, nó vượt biên. Người VN sang đây gặp đất tốt, đất thiên đàng, nên ai cũng làm ăn thành công và phát đạt, bao nhiêu là bác sĩ kỹ sư luật sư, bao nhiêu là thiên tài, ngay thế hệ thứ nhất này. Con cá chép cũng vậy, nó gặp môi trường thiên đàng, nó to ra, nó béo ra, nó nặng ra, là thế.
Chắc ông Từ Hoè này khi còn trong bụng mẹ đã có sao văn trong miệng. Ông ăn nói có duyên lạ lùng. Chính cụ B.95 đã thốt ra ngay từ năm xưa: Nghe bác nói thì con rắn trong lỗ cũng phải bò ra. Anh John đã mê ông ngay từ phút đầu. Hai cô Huế thì khỏi nói, đã quên ăn quên ngủ.
Xưa nay lúc bình thường làng tôi có một bồ chữ là ông ODP, không khí làng đã vui lắm rồi, nay dịp tết làng lại có thêm một bồ chữ nữa là ông Từ Hoè, thì các cụ có thể tưởng tượng chúng tôi vui biết là chừng nào. Làng lúc nào cũng như đang mở hội.
Trong bữa cúng ông Táo, ông Từ Hoè kể chuyện con cá chép xong thì quay vào phe liền ông rồi nói lớn: Này, xin truyền kinh nghiệm bản thân cho anh em nha: Cỡ tuổi như anh em chúng mình thì ai cũng phải ‘ kiêng 4 EM’ nha. Anh H.O. nghe xong liền thưa ngay: 1 Em đã đủ chết, nói gì tới 4 Em, cái này đàn anh khỏi phải dạy. Phe các bà cũng ngạc nhiên lắm về câu ‘4 Em’ này. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng hỏi: Vậy ra xưa nay ông Từ Hoè đã có những 4 em, rồi bây giờ ông mới nghiệm ra là nguy hiểm và mới kiêng sao ? Không khí làng tôi tự nhiên sôi động hẳn lên. Để cho dân làng xôn xao ồn ào một chập ông mới nói: Tôi chưa nói hết ý mà. Em đây không phải là em mèo, em đây là tiếng phát âm của chữ M. 4 Em của tôi là 4 chữ M, 4 chữ đầu cũa Mỡ, Mặn, Mèo và ham Muốn. 4 Em thì chỉ có 1 Em mèo là người mà thôi. Dân già chúng tôi thì ai cũng phải kiêng mỡ, mặn, mèo và ham muốn, phải không nào? Tôi nói có đúng không ạ ? Đấy, miệng lưỡi cái ông Từ Hoè này như thế đấy, các cụ ạ, có mê không chứ.
Rồi ông Từ Hoè quay vào ông ODP: Xin đàn anh nói sang chuyện khác giúp tôi, chứ để mình tôi nói thì chắc sẽ gây hiểu lầm thêm rồi đêm nay gây khó ngủ cho mọi người. Ông ODP liền nhận lời ngay. Ông bảo chúng ta đang trong mùa tết con Mèo, xin bỏ con Mèo của Anh Từ Hoè mà chuyển sang con mèo dân gian. Xét về hệ tộc thì dòng họ nhà mèo lớn lắm. Con mèo là bà con với con cọp, con sư tử, con báo leopard, con báo đốm jaguar, con báo nâu cougar, và con linh miêu. Gia tộc mèo, bất luận đực hay cái đều có râu. Kỳ ha ! Năm mới này người VN chúng ta chọn biểu tượng là con mèo, còn người Trung Hoa thì chọn con thỏ. Tàu và ta chỉ khác nhau về năm Mão này mà thôi. Trong văn chương bình dân của ta có bài thơ con mèo trèo cây cau, ai cũng thuộc ngay thời còn bé:
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo
Trong bài thơ, mèo bị gọi là ‘con’, còn chuột thì được kêu là ‘chú’, rõ ràng có phân biệt về sự tôn kính, và rõ ràng ta thấy bài thơ có ý chửi xéo con mèo. Xưa nay tôi vẫn thắc mắc là không biết cha ông ta có ý ám chỉ việc gì qua mấy câu thơ này. Gần đây đọc Từ Điển Văn Học Việt Nam của LM Trần Văn Kiệm, tôi thấy tác giả giải thích: con mèo cũng có tên là con mãn. Con mèo trong bài thơ chỉ quân Mãn Thanh năm xưa kéo vào thành Thăng Long của ta, và con chuột, chỉ quân ta phải tạm rút về đèo Tam Điệp để chờ vua Quang Trung từ miền Trung tiến ra lãnh đạo việc tổng tấn công diệt giặc. À, ra thế. Bây giờ thì rõ rồi. À, mà bốn câu thơ trên đây nếu áp dụng vào việc thời sự bây giờ ở Việt Nam thì cũng đúng qúá, các cụ cứ nghẫm mà coi. Người trong nước ai cũng đang chờ minh chúa Quang Trung xuất hiện để đuổi quân Tàu. Hiện nay con mèo đã dám chiếm rừng, chiếm đất, chiếm biển của ta. Nhất định chúng ta phải sống chết với chúng, theo đúng gương tiền nhân.
Ông ODP vừa ngưng thì ông Từ Hoè hướng ngay vào anh John: Này anh Hai John, cả năm nay tôi thèm nói chuyện với anh, tôi thèm nghe anh nói về việc anh học tiếng Việt, tiếng Việt quê hương vợ anh có hay lắm không?
Anh John trả lời ngay lập tức: Tiếng Việt Nam không những chỉ hay sơ sơ mà hay vô cùng, tôi có thể nói về đề tài này cả ngày không hết. Nó ở khắp nơi. Chẳng hạn đĩa cà bung ở trên bàn đây nó nhắc tôi bao nhiêu chuyện. Riêng trái cà, tiếng anh là egg plant. Sở dĩ người Anh gọi nó là egg vì nó giống quả trứng. Tiếng Việt trong tự điển dịch là trái cà tím. Đó là cách nói thanh lịch vì chỉ nói tới màu tím. Người bình dân Việt Nam thì không nhìn nó đơn sơ như vậy mà diễn tả nó chính xác và rõ ràng hơn nhiều, egg plant người bình dân gọi là ‘cà dái dê’. Đúng và hay hết sức vậy đó. Tôi chưa hề thấy tiếng nước nào tả trái egg plant chính xác như vậy. Đấy là mặt chữ nghĩa. Về mặt âm thanh thì tiếng VN cũng vô cùng tuyệt diệu. Làm gì trên thế gian này có tiếng nước nào mà giầu âm thanh như tiếng VN, những 8 thanh cơ mà. Nói mà như hát. Nhiều sách vở nói tiếng VN có 6 thanh là nói sai vì dấu sắc và dấu nặng cho 4 thanh khác nhau tùy phụ âm đi theo, như đán/đắt, đạn/đạt... Riêng dấu ngã thì nghe hay quá cỡ. Nó nũng nịu, nó bẽn lẽn, nó lãng đãng mãi mãi không thôi... Dấu ngã nghe như là tổng hợp của dấu huyền và dấu sắc.
Các bác còn muốn nghe nữa chứ? Ai cũng gật đầu lia lịa. Anh tiếp: Xin nói về ý nghĩa. Trong tiếng Việt, nhiều chữ có nghĩa trái ngược hẳn nhau nhưng trong vài trường hợp lại đồng nghĩa với nhau, mới ghê chứ, như
- Quân ta đánh thắng quân Tàu = Quân ta đánh bại quân Tàu (thắng=bại)
- Máy bay ném bom trúng nhà dân = máy bay ném bom lầm nhà dân (trúng=lầm)
- Mùa đông phải mặc áo ấm = mùa đông phải mặc áo lạnh ( ấm=lạnh)
Mà thôi, tôi xin tạm ngưng bài diễn văn của anh John để trình các cụ việc gói bánh chưng bánh tét. Phe liền ông chúng tôi phụ trách bánh chưng, phe liền bà dưới sự lãnh đạo của chị Ba Biên Hòa phụ trách bánh tét. Mỗi phe đều lái xe đi chợ sắm hàng riêng.
Và ngày trọng đại đã đến, dân làng tụ họp tại nhà Cụ Chánh. Phòng khách nhà cụ đã được xử dụng làm xưởng gói bánh. Cụ Chánh và cụ B.95 làm cố vấn tối cao. Ông ODP và ông Từ Hoè lãnh đạo việc gói bánh chưng, anh H.O., anh John và tôi chạy vòng ngoài phụ tá. Hai ông như cặp bài trùng, hợp ý nhau hết sức. Hai ông gói bánh chưng mà không cần khuôn, các ông gói buông tay mà đồng bánh vẫn vuông vức. Gạo nếp có rắc chút xíu bột ngọt các cụ ạ, hai chủ tướng bảo bột ngọt nếu dùng đúng liều lượng sẽ tăng thêm hương vị chứ không có độc hại gì. Rồi nhân thì có đậu xanh, và thịt heo đã ướp tiêu hành nước mắm, đây là thịt mông gồm cả da cả mỡ cả thịt nạc. Ông Từ Hoè cười hà hà. Cả năm mình kiêng mỡ kiêng mặn, ngày tết phá giới một chút không sao, sẽ uống thuốc bù. Nghe cũng có lý phải không cơ. Còn phe các bà cũng vui vẻ náo nhiệt lắm. Bánh chưng gói bằng lá giong, bánh tét gói bằng lá chuối. Gạo cũng thêm chút xíu bột ngọt, nhân thì vừa đâu xanh, đậu đen đậu đỏ, vừa thịt heo vai đã ướp tiêu đường nước mắm, và gói thành đòn dài.
Dân làng vừa gói bánh vừa chuyện trò râm ran. Chúng tôi đã nói bao nhiêu thứ chuyện. Tiếng cười rộn rã có lúc tưởng chừng vỡ nhà. Đề tài muôn thuở ‘ nam nữ yêu đương’ lại được khơi lên. Ông Từ Hoè xin được đọc bài thơ nói về tính nghĩa hạnh phúc vợ chồng như sau:
Ta Mình hai đứa một đôi
Lâu lâu giận dỗi mỗi nơi một người
Làm lành hai đứa lại cười
Xáp vào lại hóa hai người một đôi
Ngọt ngào cất tiếng ‘ Mình ơi’
Trên đời đẹp nhất là tôi với mình
Đôi khi có chuyện bất bình
Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu
Giận nhau hôm trước hôm sau lại hoà
Nhìn mình tôi lại cười xòa
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi ‘ Mình ơi, Mình à’
Ai cũng cho bài thơ mùi mẫn qúa. Tình nghĩa vợ chồng là phải thế. Cụ B.95 lên tiếng góp ý: Nãy giờ dân làng chỉ toàn nói chuyện tiếng cười Viêt Nam. Xin cho tôi nghe chuyện cười Canada xem nào. Anh John đâu, xin cho nghe chuyện nào thât đặc sắc Canada. Anh nhớ kể chuyện nào không có đề tài ‘ấy’ mà vẫn gây được tiếng cười nha.
Cái anh John này thật đa tài, cái gì cũng như có sẵn trong túi. Anh nói ngay: Tôi xin kể 2 chuyện. Chuyện thứ nhất được chấm giải là chuyện ngắn nhất và ý nghĩa nhất. Đây là mẩu đối thoại giữa Adam và Eve. Nhưng trước khi vào chuyện xin cho tôi có đôi lời giới thiệu 2 nhân vật này. Khởi đầu sách Kinh Thánh là phần nói về việc Chúa tạo dựng ra trời đất và con người. Adam là nhân vật đầu tiên được chính tay Chúa tạo nên và sau đó Chúa lấy xương sườn của Adam mà tạo ra Eve. Adam và Eve là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất. Ông Adam thọ tới 930 tuổi. Và câu chuyện thứ nhất như thế này:
Một buổi đẹp trời kia, tại vườn địa đàng, Eve mới hỏi Adam: Anh có yêu em không? Adam đáp ngay: Ủa, anh có sự chọn lựa sao?
Xin hết chuyện thứ nhất. Các bạn có thấy cái anh chồng Adam này ghê không? Và đây là chuyện thứ hai: Mike và Jim là hai bạn thân nhau từ nhỏ. Bữa đó sau buổi học hai chàng thấy trời đẹp bèn nổi hứng rủ nhau vào công viên chơi. Mike thấy một thiếu nữ rất đẹp đang ngồi trên ghế đá, dưới chân là một con chó vàng. Anh liền nổi máu tếu nên anh đố bạn: Tao đố mày dám đến gần cô gái đẹp kia và nói một câu gì mà có thể làm cho người đẹp cười liền, rồi sau đó nói một câu gì làm cho cô ấy nổi giận liền, Dám không? Mày mà làm được thì tao xin bao một chầu cà rem. Bị Mike nói khích, Jim làm ngay. Jim liền chạy đến trước mắt cô gái, xin được vuốt ve con chó, rồi Jim khoanh tay nói với con chó: Con chào Ba! Cô gái nghe vậy liền cười hắc hắc. Rồi Jim đột ngột đứng lên, cung kính nói với cô gái: Con chào Má. Nghe xong, cô gái giật mình rồi nổi giận. Cô la Jim là người mất dạy và định kêu cảnh sát.
Anh John kể xong hai chuyện, không thấy Cụ B.95 cười như mọi khi liền hỏi: Cụ thấy hai chuyện Canada này có hay không? Cụ đáp: Chuyện đầu tôi chả hiểu gì cả. Sao mà chuyện Canada khó hiểu làm vậy! Còn chuyện thứ hai thì tôi hiểu, nhưng không thấy hay, chắc nó thiếu mắm thiếu muối.
Vừa nghe đến đây, anh H.O. lên tiếng ngay: A, rõ ràng nha, rõ ràng cụ cũng thích chuyện mặn nha. Vậy xin phép cho cháu nói chuyện mặn một tí nha. Tôi xin được đố cả làng hai câu:
- Cái gì có chân mà không có đầu?
Câu đố này nghe mơ hồ mung lung qúa, chưa ai biết ý của anh. Đang lúc cả làng suy nghĩ thì anh tự trả lời: Đó là cái ghế. Làng thua tôi 1-0 nha. Tôi xin đố câu thứ hai:
- Con gì có đầu mà không có chân?
Làng vẫn tắc. Cả hai bồ chữ ODP và Từ Hoè cũng chịu. Hai cô Huế thì cho rằng câu đố này vô lý, làm gì trên đời này có con vật nào có đầu mà lại không có chân. Cuối cùng thì làng xin chịu. Anh H.O. bèn cười tồ tồ rồi nói:
- Đó là con c...
Nghe đến đây thì phe liền ông phá ra cười, vừa cười vừa đập bàn đập ghế. Phe các bà thì cười bò lăn, vừa đấm nhau thùm thụp vừa la ‘Đồ qủy! Đồ qủy!’
Các cụ đã thấy không khí nấu bánh chưng của làng tôi có vui không? Vui qúa chứ. Rồi bếp lửa được nhóm lên. Dân làng vây quanh hai nồi bánh lửa cháy rừng rực. Bao nhiêu chuyện, bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu kỷ niệm thời xưa được khơi dậy bên hai nồi bánh này.
Ông ODP thấy mình như đang sống lại những ngày xưa thân ái ở Saigon. Theo ông thì con hẻm lớn nhà ông có nhiều kỷ niệm đáng yêu đáng nhớ nhất. Này nha, cứ đúng 6 giờ sáng là anh bán bánh mì cất tiếng ‘ bánh mì nóng dòn đây’. Anh là cái đồng hồ đánh thức cả ngõ dậy. Rồi sau đó là bà bán cháo sườn. Nồi cháo thơm lừng cả hẻm. Chừng nửa giờ sau là bà bán xôi. Rồi gánh hàng của bà bán bún riêu. Lúc sau là bà bán bánh cuốn. Đến 9 giờ là con hẻm trở lại yên tĩnh hoàn toàn. Rồi đến trưa, khoảng 1 giờ thì có tiếng rao giọng Nam Kỳ đặc: Ai đậu xanh nước dừa đường cát.. .hôn... Cái bà bán chè này nấu chè rất ngon và bán hàng rất mát tay. Bà đến đây bán chè từ thời con gái. Bà lập gia đình, bà có con rồi có cháu, bà vẫn đến đây, vẫn gánh hàng chè này. Tay bà đã nuôi được một đàn con ăn học thành tài. Sau bà bán chè là tiếng lốc cốc của ông Tàu bán mì gõ. Khoảng 1 giờ 30, lúc các ông công chức chuẩn bị đi làm ca chiều thì xe hàng bán trái cây ướp lạnh đến. Nào đu đủ, nào mía, nào dứa, nào củ đậu. Rồi ngõ hẻm được trả lại sự yên tĩnh cho tới tối. Khoảng 8 giờ thì con hẻm lại tưng bừng nhộn nhịp, lại vang lên tiếng ồn ào của hàng cháo vịt, cháo huyết, cháo mực. Có cả vịt lộn, cả bún bò. Người đến sau cùng là ông Tàu bán chè mè đen ‘chí mã phù’.
Nói đến đây rồi ông ODP tặc lưỡi: Sao thời xưa các món này ăn ngon thế, và mình sung sướng thế! Mà đây mới chỉ là một ngõ hẻm, chứ những ngã ba ngã tư còn náo nhiệt hơn nhiều. Dân nhậu thành phố hẹn hò nhau cứ đến tối là tới đây biến khu vực này thành khu ăn uống dã chiến ồn ào và đa dạng vô cùng. Bàn ghế cái nào cũng thấp lè tè. Người đứng người ngồi. Tiếng gọi khô mực, khô bò, vịt lộn, bò kho, bê thui, lòng heo, la de, trà đá vang lên một cõi. Râm ran náo nhiệt tới qúa nửa đêm.
Ông Từ Hoè thì không nhớ những bàn nhậu bên đường bằng mấy quán ăn bình dân như quán bà Bà Ba Bủng, quán ông Cả Cần, quán Bà Cả Đọi. Ông cho biết ông thích quán Bà Cả Đọi nhất. Thực ra tên nguyên thủy chỉ là Quán Bà Cả mà thôi. Cái tên Đọi nghe nói là do cái ông nhạc sĩ Trường Kỳ thêm vào. Sở dĩ ông Trường Kỳ gọi như thế vì thuở xưa khi ông ta chưa rủng rỉnh, lúc trong túi không có tiền, ông và bạn bè vẫn kéo đến đây và Bà Cả vẫn cho ăn chịu. Ông Từ Hoè tỏ ra biết rất rõ về quán này. Ban đầu quán của bà ở Chợ Cũ Saigon. Vì phát đạt nên quán bành trướng ra qúa nhiều lề đường, thế là cảnh sát bắt dẹp. Bà rút về một con hẻm đường Nguyễn Huệ. Không những trong hẻm mà thôi, mà còn rút lên gác nữa nới khiếp, thế nhưng dân nhậu Bắc Kỳ vẫn kéo đến nườm nượp. Khách hàng thường xuyên nhất là nhóm báo Sống của ông Chu Tử. Ôi cái hương vị Bắc kỳ, những tô canh rau đay nấu cua, những đĩa cà pháo chấm mắm tôm, đĩa dưa cải chua, đĩa thịt đông, đĩa rau muống xào, đĩa đậu rán, sao mà ngon thế, sao mà quê hương thế. Quán không có thực đơn. Khách đứng xem các món bày ngay tủ kính lối vào rồi chỉ. Đúng là cơm chỉ. Quán không hề đăng quảng cáo. Tiếng lành đồn xa. Rồi Bà Cả đủ tiền mua nhà ở đường Trương Định và Tôn Thất Hiệp. Lần này thì có quán khang trang, lại có cả bảng hiệu Đồng Nhân. Đồng Nhân là làng sinh quán của bà Cả.
Nói đến đây xong, ông Từ Hoè ngưng để chiêu một ngụm nước trà và ăn một miếng bánh ngọt. Cái gốc Bắc Kỳ của ông rõ ràng quá. Các cụ có để ý viêc này không, là người Bắc uống trà rồi lai rai với bánh ngọt, bánh đậu xanh, còn người Nam thì uống trà và nhâm nhi với khô cá thiều khô cá mực.
Rồi Ông Từ Hoè chỉ anh John đang ngồi bên. Ông bảo ông già rồi nên hay nói chuyện ngày xưa nhất là chuyện ăn uống. Lâu nay bọn ông hay bắt anh nói chuyện hoc tiếng Việt. Bữa nay xin anh đổi đề tài, xin anh nói về món ăn VN. Anh có ý kiến gì về những thứ nhậu nhẹt của cái bếp VN không?
Anh John bị hỏi bất ngờ nên suy nghĩ một chập rồi mới phát biểu: Tôi thấy người Việt Nam khi gặp nhau thường ăn uống. Món đầu tiên bao giờ cũng là món gỏi, đây là món khai vị. Đơn sơ thì món này gồm cà rốt, củ cải trắng, dưa leo, bắp cải thái nhỏ, trộn với dấm chanh đường và rau răm rau quế với một chút đậu phọng rang. Sang hơn một chút thì thêm thịt heo, bao tử, tôm, mực luộc thái mỏng. Nhưng điều quan trọng là các thứ này phải dòn, và nhậu ngay khi vừa trộn. Đĩa gỏi mà để lâu là mất ngon ngay. Vừa nhậu gỏi, vừa nhâm nhi la de, vừa nói chuyện tục tĩu thì thật là tuyệt vời. Sau món gỏi khai vị này thì có thể đến các món kế tiếp như bún thịt nướng, bún thang, bún mọc, bánh bèo. Cái bếp VN rất nhiều món bún. Người Bắc thì ăn bún thang, bún ốc, bún mọc, bún riêu, bún ngan, bún đậu, bún sườn. Người Trung thì bún bò Huế, người Nam thì bún bì, bún chả giò, bún thịt nuớng, bún cà ri, bún gỏi gà...
Nghe anh John nói về các món bún dân làng ai cũng thấy đói bụng. Đúng lúc đó thì phe các bà dọn bữa ăn tối ra. Ai ngờ trong khi các nhà quân tử chúng tôi đưa nhau về thời ăn uống xa xưa thì các bà lúi húi trong bếp. Các bà giỏi thât. Loáng một cái mà đã xong một nồi cơm và một nồi thịt heo kho với cả cá lóc cả hột vịt nước dừa. Chị Ba Biên Hòa tuyên bố: “ Đây là bữa ăn cuối năm. Các ông xơi xong thì xin các ông cứ bàn tiếp các chuyện quan trọng trong nước cũng như trên thế giới. Khi nào nồi bánh chín, chúng tôi sẽ mời các ông xơi bánh chưng chấm với mật, bánh tét với tôm khô củ kiệu ạ.”
Các cụ đã thấy Chị Ba vợ anh John này giỏi chưa. Chị là một nội tướng tài ba số một. Làng tôi đã ăn một bữa ăn cuối năm thật là ngon và vui vẻ như thế đấy.
Trong phần ăn tráng miệng và uống nước trà, anh H.O. cao hứng nói thêm chuyện vui. Anh lại đố làng nữa: Xin đố cả làng khi nào thì ta biết con trai con gái bước vào mùa xuân cuộc đời, tức là vào giai đoạn dậy thì ? Cụ Chánh bảo cả làng vừa ăn no nên khó nghĩ ra câu trả lời, do vậy cụ đề nghị anh hỏi và đáp luôn cho làng sung sướng. Anh xin tuân lệnh cụ tiên chỉ và nói: Thưa khi đến tuổi dậy thì anh con trai vỡ tiếng, tiếng nói ồ ồ, còn cô con gái thì mặt có mụn, và thích soi gương. Rồi tuổi xuân đến, tuổi yêu đương đến. Tình yêu miên man sấm nổ. Vậy cho tới khi nào thì ta biết đàn bà đàn ông hết tuổi yêu đương mà đi vào tuổi hồi xuân? Thưa, khi người đàn bà bắt đầu nghĩ tới việc tân trang trên dưới, và khi người đàn ông nghĩ tới xuân dược Viagara.
Làng lại phá ra cười. Không ngờ cái anh H.O. này hóm hỉnh như vậy
Rồi Cụ chánh tiên chỉ được mời nóí chuyện ngày xưa. Cụ vừa nói, mắt cụ lim dim như nhìn về dĩ vãng: Lão không nhớ chuyện nhậu nhẹt nhưng nhớ sinh quán. Làng lão khi xưa có cánh đồng cò bay thẳng cánh, con đường làng lát gạch bát tràng, đi lên xóm trên, đi xuống xóm dưới, đâu đâu cũng là nhà bà con họ hàng, đêm nằm nghe rõ gà gáy sang canh, sáng có con chim chích choè con chim chìa vôi bay nhảy trên cành cây, trưa nghe rõ tiếng con cu gáy trên ngọn cau, tiếng chó sủa bên hàng xóm, chiều nghe tiếng chuông chùa ngân nga...Ngày nay làng của lão không còn nữa, tất cả đã thành biển dâu. Đó là chuyện qúa khứ, vì các bạn muốn nghe nên lão khơi lại vậy thôi.
Bây giờ lão xin chúc tết.
Lão vừa đọc được chuyện này trên liên mạng, xin trình bà con:
Một buổi sáng đầu mùa đông, tại ga điện ngầm L’Enfant Plaza ở thù đô Washington, người ta thấy một nhạc sĩ dạo đứng kéo vĩ cầm. Anh kéo đàn rất say sưa. Anh trình diễn những nhạc khúc bất hủ của Bach, của Shubert của Massenet. Bấy giờ là 8 giờ sáng, thời gian cao điểm đông người qua lại. Một ông cụ đi ngang qua và bỏ vào cái nón của anh nhạc sỉ đồng bạc đầu tiên. Sau đó là một phụ nữ. Bà ta đứng lại nghe một chút rồi mở ví cho một đồng bạc. Mấy phút sau thì có một thanh niên đi ngang qua, nhìn thấy nhạc sĩ nhưng làm lơ đi tiếp, sau đó một phút anh quay lại bỏ vào cái nón xin tiền mấy đồng tiền lẻ rồi vội vã đi ngay như sợ trễ giờ tới sở. Rồi người ta chú ý tới một em bé chừng ba tuổi. Em níu tay mẹ để đứng lại xem và nghe nhạc. Mẹ em cố kéo em đi, nhưng càng kéo em càng ghì lại. Em nhìn nhạc sĩ một cách say đắm. Mẹ em phải bế em lên và bồng em đi. Mắt em bé vẫn ngoái lại. Sau 45 phút kéo đàn, người nhạc sĩ vĩ cầm đã nhận được 35 đôla. Chẳng ai dừng lại để khen chàng một câu. Chẳng ai nóí với chàng một tiếng.
Nào có ai ngờ nhạc sĩ chơi đàn này chính là Joshua Bell, một thiên tài vĩ cầm nổi danh nhất thế giới. Ông đã chơi nhạc bằng cây đàn Stradivarius 1713 trị giá 3 triệu 500 ngàn đô la tại những đại sảnh như Boston và vé vào cửa tối thiểu 100 đô la. Báo Washington Post đã chủ ý tạo ra biến cố bất ngờ này để khảo sát về khả năng cảm nhận và khiếu thưởng ngoạn cũng như những ưu tiên hành động của công chúng. Tờ báo đã suy ra điều này: Chúng ta thường không nhận ra nhiều điều tuyệt mĩ, không nhìn thấy nhiều điều tuyệt hảo chung quanh ta.
Từ chuyện này suy ra: trong cuộc đời chúng ta có biết bao nhiêu việc kỳ diệu mà vì vô tình, vì bất ngờ, vì vô minh mà ta đã không nhìn thấy. Hằng ngày chung quanh ta có biết bao nhiêu là những thiên tài vĩ cầm Joshua Bell xuất hiện mà ta đâu có thấy. Năm mới, lão xin thành tâm kính chúc dân làng nhìn ra những điều vĩ đại và kỳ diệu đang xảy ra quanh chúng ta và cho chính chúng ta.
Kính chúc các cụ Năm Mới đầy tiếng cười và nhận ra nhiều Hạnh Phúc mình đang có.
Làng An Hạ chúng tôi đã ăn tết trong hai tuần lễ, theo đúng truyền thống cha ông ngày xưa, nghĩa là ngay từ ngày cúng ông Táo về Trời cho tới ngày hạ nêu mồng Bảy. Người làm cho cả làng luôn đầy tiếng cười là ông Từ Hoè. Các cụ còn nhớ ông hội viên viễn cư đáng yêu này của chúng tôi chứ. Cái ông ngày xưa đi hành quân bắt được một chú chính ủy VC, ông đem chú về trại rồi ông và chú tranh luận chính tà mấy ngày liền, khi thấy chú đưối lý thì ông thả chú về rừng. Sau 1975, chú vào Saigon và giống y như bà Dương Thu Hương, chú mở mắt và tỉnh mộng. Chú tìm cách cứu được ông Từ Hoè ra khỏi trại cải tạo rồi cùng ông vượt biên. Hai người kết nghĩa anh em, thề từ nay sống chết có nhau. Bây giờ hai anh em kết nghĩa sống ở miền trung Canada. Tuy bỏ làng đi theo người em nhưng ông Từ Hoè tết nào cũng về làng. Tết con mèo này ông đã về làng sớm hơn thường lệ. Ông bảo ông phải về sớm để kịp làm cỗ cúng ông Táo.
Năm nay ông đem về con cá chép và một thùng bánh chưng. Cá chép do ông đánh bắt được ở hồ, còn bánh chưng do chú em kết nghĩa tự tay gói lấy để tết làng. Các cụ có biết con cá chép ông mang về to cỡ nào không ? Thật không thể tưởng tượng được, nó bự và nặng hơn10 kí lô. Ông Từ Hoè phải cắt khúc, để đông lạnh và đóng thùng. Ông chỉ con cá chép rồi cười hà hà: giống cá này mới xuất hiện ở Ngũ Đại Hồ giáp giới Mỹ và Canada. Tên nó là Asian Carp, cá chép Á Châu. Các nhà đại dương học cho biết loại cá này ở Á Châu thì chỉ cân nặng tối đa là 2 kí lô, nay không biết tại sao nó bơi sang được Canada, tự nhiên nó phát tướng, con nào con nấy to đùng và nặng từ 10 kí trở lên. Các nhà khoa học không biết tại sao con cá chép này bơi sang được Canada, chứ tôi thì tôi biết tại sao. Nó sang được tới đây vì nó có gốc Việt Nam. Nó nhớ người VN, nó vượt biên. Người VN sang đây gặp đất tốt, đất thiên đàng, nên ai cũng làm ăn thành công và phát đạt, bao nhiêu là bác sĩ kỹ sư luật sư, bao nhiêu là thiên tài, ngay thế hệ thứ nhất này. Con cá chép cũng vậy, nó gặp môi trường thiên đàng, nó to ra, nó béo ra, nó nặng ra, là thế.
Chắc ông Từ Hoè này khi còn trong bụng mẹ đã có sao văn trong miệng. Ông ăn nói có duyên lạ lùng. Chính cụ B.95 đã thốt ra ngay từ năm xưa: Nghe bác nói thì con rắn trong lỗ cũng phải bò ra. Anh John đã mê ông ngay từ phút đầu. Hai cô Huế thì khỏi nói, đã quên ăn quên ngủ.
Xưa nay lúc bình thường làng tôi có một bồ chữ là ông ODP, không khí làng đã vui lắm rồi, nay dịp tết làng lại có thêm một bồ chữ nữa là ông Từ Hoè, thì các cụ có thể tưởng tượng chúng tôi vui biết là chừng nào. Làng lúc nào cũng như đang mở hội.
Trong bữa cúng ông Táo, ông Từ Hoè kể chuyện con cá chép xong thì quay vào phe liền ông rồi nói lớn: Này, xin truyền kinh nghiệm bản thân cho anh em nha: Cỡ tuổi như anh em chúng mình thì ai cũng phải ‘ kiêng 4 EM’ nha. Anh H.O. nghe xong liền thưa ngay: 1 Em đã đủ chết, nói gì tới 4 Em, cái này đàn anh khỏi phải dạy. Phe các bà cũng ngạc nhiên lắm về câu ‘4 Em’ này. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng hỏi: Vậy ra xưa nay ông Từ Hoè đã có những 4 em, rồi bây giờ ông mới nghiệm ra là nguy hiểm và mới kiêng sao ? Không khí làng tôi tự nhiên sôi động hẳn lên. Để cho dân làng xôn xao ồn ào một chập ông mới nói: Tôi chưa nói hết ý mà. Em đây không phải là em mèo, em đây là tiếng phát âm của chữ M. 4 Em của tôi là 4 chữ M, 4 chữ đầu cũa Mỡ, Mặn, Mèo và ham Muốn. 4 Em thì chỉ có 1 Em mèo là người mà thôi. Dân già chúng tôi thì ai cũng phải kiêng mỡ, mặn, mèo và ham muốn, phải không nào? Tôi nói có đúng không ạ ? Đấy, miệng lưỡi cái ông Từ Hoè này như thế đấy, các cụ ạ, có mê không chứ.
Rồi ông Từ Hoè quay vào ông ODP: Xin đàn anh nói sang chuyện khác giúp tôi, chứ để mình tôi nói thì chắc sẽ gây hiểu lầm thêm rồi đêm nay gây khó ngủ cho mọi người. Ông ODP liền nhận lời ngay. Ông bảo chúng ta đang trong mùa tết con Mèo, xin bỏ con Mèo của Anh Từ Hoè mà chuyển sang con mèo dân gian. Xét về hệ tộc thì dòng họ nhà mèo lớn lắm. Con mèo là bà con với con cọp, con sư tử, con báo leopard, con báo đốm jaguar, con báo nâu cougar, và con linh miêu. Gia tộc mèo, bất luận đực hay cái đều có râu. Kỳ ha ! Năm mới này người VN chúng ta chọn biểu tượng là con mèo, còn người Trung Hoa thì chọn con thỏ. Tàu và ta chỉ khác nhau về năm Mão này mà thôi. Trong văn chương bình dân của ta có bài thơ con mèo trèo cây cau, ai cũng thuộc ngay thời còn bé:
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo
Trong bài thơ, mèo bị gọi là ‘con’, còn chuột thì được kêu là ‘chú’, rõ ràng có phân biệt về sự tôn kính, và rõ ràng ta thấy bài thơ có ý chửi xéo con mèo. Xưa nay tôi vẫn thắc mắc là không biết cha ông ta có ý ám chỉ việc gì qua mấy câu thơ này. Gần đây đọc Từ Điển Văn Học Việt Nam của LM Trần Văn Kiệm, tôi thấy tác giả giải thích: con mèo cũng có tên là con mãn. Con mèo trong bài thơ chỉ quân Mãn Thanh năm xưa kéo vào thành Thăng Long của ta, và con chuột, chỉ quân ta phải tạm rút về đèo Tam Điệp để chờ vua Quang Trung từ miền Trung tiến ra lãnh đạo việc tổng tấn công diệt giặc. À, ra thế. Bây giờ thì rõ rồi. À, mà bốn câu thơ trên đây nếu áp dụng vào việc thời sự bây giờ ở Việt Nam thì cũng đúng qúá, các cụ cứ nghẫm mà coi. Người trong nước ai cũng đang chờ minh chúa Quang Trung xuất hiện để đuổi quân Tàu. Hiện nay con mèo đã dám chiếm rừng, chiếm đất, chiếm biển của ta. Nhất định chúng ta phải sống chết với chúng, theo đúng gương tiền nhân.
Ông ODP vừa ngưng thì ông Từ Hoè hướng ngay vào anh John: Này anh Hai John, cả năm nay tôi thèm nói chuyện với anh, tôi thèm nghe anh nói về việc anh học tiếng Việt, tiếng Việt quê hương vợ anh có hay lắm không?
Anh John trả lời ngay lập tức: Tiếng Việt Nam không những chỉ hay sơ sơ mà hay vô cùng, tôi có thể nói về đề tài này cả ngày không hết. Nó ở khắp nơi. Chẳng hạn đĩa cà bung ở trên bàn đây nó nhắc tôi bao nhiêu chuyện. Riêng trái cà, tiếng anh là egg plant. Sở dĩ người Anh gọi nó là egg vì nó giống quả trứng. Tiếng Việt trong tự điển dịch là trái cà tím. Đó là cách nói thanh lịch vì chỉ nói tới màu tím. Người bình dân Việt Nam thì không nhìn nó đơn sơ như vậy mà diễn tả nó chính xác và rõ ràng hơn nhiều, egg plant người bình dân gọi là ‘cà dái dê’. Đúng và hay hết sức vậy đó. Tôi chưa hề thấy tiếng nước nào tả trái egg plant chính xác như vậy. Đấy là mặt chữ nghĩa. Về mặt âm thanh thì tiếng VN cũng vô cùng tuyệt diệu. Làm gì trên thế gian này có tiếng nước nào mà giầu âm thanh như tiếng VN, những 8 thanh cơ mà. Nói mà như hát. Nhiều sách vở nói tiếng VN có 6 thanh là nói sai vì dấu sắc và dấu nặng cho 4 thanh khác nhau tùy phụ âm đi theo, như đán/đắt, đạn/đạt... Riêng dấu ngã thì nghe hay quá cỡ. Nó nũng nịu, nó bẽn lẽn, nó lãng đãng mãi mãi không thôi... Dấu ngã nghe như là tổng hợp của dấu huyền và dấu sắc.
Các bác còn muốn nghe nữa chứ? Ai cũng gật đầu lia lịa. Anh tiếp: Xin nói về ý nghĩa. Trong tiếng Việt, nhiều chữ có nghĩa trái ngược hẳn nhau nhưng trong vài trường hợp lại đồng nghĩa với nhau, mới ghê chứ, như
- Quân ta đánh thắng quân Tàu = Quân ta đánh bại quân Tàu (thắng=bại)
- Máy bay ném bom trúng nhà dân = máy bay ném bom lầm nhà dân (trúng=lầm)
- Mùa đông phải mặc áo ấm = mùa đông phải mặc áo lạnh ( ấm=lạnh)
Mà thôi, tôi xin tạm ngưng bài diễn văn của anh John để trình các cụ việc gói bánh chưng bánh tét. Phe liền ông chúng tôi phụ trách bánh chưng, phe liền bà dưới sự lãnh đạo của chị Ba Biên Hòa phụ trách bánh tét. Mỗi phe đều lái xe đi chợ sắm hàng riêng.
Và ngày trọng đại đã đến, dân làng tụ họp tại nhà Cụ Chánh. Phòng khách nhà cụ đã được xử dụng làm xưởng gói bánh. Cụ Chánh và cụ B.95 làm cố vấn tối cao. Ông ODP và ông Từ Hoè lãnh đạo việc gói bánh chưng, anh H.O., anh John và tôi chạy vòng ngoài phụ tá. Hai ông như cặp bài trùng, hợp ý nhau hết sức. Hai ông gói bánh chưng mà không cần khuôn, các ông gói buông tay mà đồng bánh vẫn vuông vức. Gạo nếp có rắc chút xíu bột ngọt các cụ ạ, hai chủ tướng bảo bột ngọt nếu dùng đúng liều lượng sẽ tăng thêm hương vị chứ không có độc hại gì. Rồi nhân thì có đậu xanh, và thịt heo đã ướp tiêu hành nước mắm, đây là thịt mông gồm cả da cả mỡ cả thịt nạc. Ông Từ Hoè cười hà hà. Cả năm mình kiêng mỡ kiêng mặn, ngày tết phá giới một chút không sao, sẽ uống thuốc bù. Nghe cũng có lý phải không cơ. Còn phe các bà cũng vui vẻ náo nhiệt lắm. Bánh chưng gói bằng lá giong, bánh tét gói bằng lá chuối. Gạo cũng thêm chút xíu bột ngọt, nhân thì vừa đâu xanh, đậu đen đậu đỏ, vừa thịt heo vai đã ướp tiêu đường nước mắm, và gói thành đòn dài.
Dân làng vừa gói bánh vừa chuyện trò râm ran. Chúng tôi đã nói bao nhiêu thứ chuyện. Tiếng cười rộn rã có lúc tưởng chừng vỡ nhà. Đề tài muôn thuở ‘ nam nữ yêu đương’ lại được khơi lên. Ông Từ Hoè xin được đọc bài thơ nói về tính nghĩa hạnh phúc vợ chồng như sau:
Ta Mình hai đứa một đôi
Lâu lâu giận dỗi mỗi nơi một người
Làm lành hai đứa lại cười
Xáp vào lại hóa hai người một đôi
Ngọt ngào cất tiếng ‘ Mình ơi’
Trên đời đẹp nhất là tôi với mình
Đôi khi có chuyện bất bình
Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu
Giận nhau hôm trước hôm sau lại hoà
Nhìn mình tôi lại cười xòa
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi ‘ Mình ơi, Mình à’
Ai cũng cho bài thơ mùi mẫn qúa. Tình nghĩa vợ chồng là phải thế. Cụ B.95 lên tiếng góp ý: Nãy giờ dân làng chỉ toàn nói chuyện tiếng cười Viêt Nam. Xin cho tôi nghe chuyện cười Canada xem nào. Anh John đâu, xin cho nghe chuyện nào thât đặc sắc Canada. Anh nhớ kể chuyện nào không có đề tài ‘ấy’ mà vẫn gây được tiếng cười nha.
Cái anh John này thật đa tài, cái gì cũng như có sẵn trong túi. Anh nói ngay: Tôi xin kể 2 chuyện. Chuyện thứ nhất được chấm giải là chuyện ngắn nhất và ý nghĩa nhất. Đây là mẩu đối thoại giữa Adam và Eve. Nhưng trước khi vào chuyện xin cho tôi có đôi lời giới thiệu 2 nhân vật này. Khởi đầu sách Kinh Thánh là phần nói về việc Chúa tạo dựng ra trời đất và con người. Adam là nhân vật đầu tiên được chính tay Chúa tạo nên và sau đó Chúa lấy xương sườn của Adam mà tạo ra Eve. Adam và Eve là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất. Ông Adam thọ tới 930 tuổi. Và câu chuyện thứ nhất như thế này:
Một buổi đẹp trời kia, tại vườn địa đàng, Eve mới hỏi Adam: Anh có yêu em không? Adam đáp ngay: Ủa, anh có sự chọn lựa sao?
Xin hết chuyện thứ nhất. Các bạn có thấy cái anh chồng Adam này ghê không? Và đây là chuyện thứ hai: Mike và Jim là hai bạn thân nhau từ nhỏ. Bữa đó sau buổi học hai chàng thấy trời đẹp bèn nổi hứng rủ nhau vào công viên chơi. Mike thấy một thiếu nữ rất đẹp đang ngồi trên ghế đá, dưới chân là một con chó vàng. Anh liền nổi máu tếu nên anh đố bạn: Tao đố mày dám đến gần cô gái đẹp kia và nói một câu gì mà có thể làm cho người đẹp cười liền, rồi sau đó nói một câu gì làm cho cô ấy nổi giận liền, Dám không? Mày mà làm được thì tao xin bao một chầu cà rem. Bị Mike nói khích, Jim làm ngay. Jim liền chạy đến trước mắt cô gái, xin được vuốt ve con chó, rồi Jim khoanh tay nói với con chó: Con chào Ba! Cô gái nghe vậy liền cười hắc hắc. Rồi Jim đột ngột đứng lên, cung kính nói với cô gái: Con chào Má. Nghe xong, cô gái giật mình rồi nổi giận. Cô la Jim là người mất dạy và định kêu cảnh sát.
Anh John kể xong hai chuyện, không thấy Cụ B.95 cười như mọi khi liền hỏi: Cụ thấy hai chuyện Canada này có hay không? Cụ đáp: Chuyện đầu tôi chả hiểu gì cả. Sao mà chuyện Canada khó hiểu làm vậy! Còn chuyện thứ hai thì tôi hiểu, nhưng không thấy hay, chắc nó thiếu mắm thiếu muối.
Vừa nghe đến đây, anh H.O. lên tiếng ngay: A, rõ ràng nha, rõ ràng cụ cũng thích chuyện mặn nha. Vậy xin phép cho cháu nói chuyện mặn một tí nha. Tôi xin được đố cả làng hai câu:
- Cái gì có chân mà không có đầu?
Câu đố này nghe mơ hồ mung lung qúa, chưa ai biết ý của anh. Đang lúc cả làng suy nghĩ thì anh tự trả lời: Đó là cái ghế. Làng thua tôi 1-0 nha. Tôi xin đố câu thứ hai:
- Con gì có đầu mà không có chân?
Làng vẫn tắc. Cả hai bồ chữ ODP và Từ Hoè cũng chịu. Hai cô Huế thì cho rằng câu đố này vô lý, làm gì trên đời này có con vật nào có đầu mà lại không có chân. Cuối cùng thì làng xin chịu. Anh H.O. bèn cười tồ tồ rồi nói:
- Đó là con c...
Nghe đến đây thì phe liền ông phá ra cười, vừa cười vừa đập bàn đập ghế. Phe các bà thì cười bò lăn, vừa đấm nhau thùm thụp vừa la ‘Đồ qủy! Đồ qủy!’
Các cụ đã thấy không khí nấu bánh chưng của làng tôi có vui không? Vui qúa chứ. Rồi bếp lửa được nhóm lên. Dân làng vây quanh hai nồi bánh lửa cháy rừng rực. Bao nhiêu chuyện, bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu kỷ niệm thời xưa được khơi dậy bên hai nồi bánh này.
Ông ODP thấy mình như đang sống lại những ngày xưa thân ái ở Saigon. Theo ông thì con hẻm lớn nhà ông có nhiều kỷ niệm đáng yêu đáng nhớ nhất. Này nha, cứ đúng 6 giờ sáng là anh bán bánh mì cất tiếng ‘ bánh mì nóng dòn đây’. Anh là cái đồng hồ đánh thức cả ngõ dậy. Rồi sau đó là bà bán cháo sườn. Nồi cháo thơm lừng cả hẻm. Chừng nửa giờ sau là bà bán xôi. Rồi gánh hàng của bà bán bún riêu. Lúc sau là bà bán bánh cuốn. Đến 9 giờ là con hẻm trở lại yên tĩnh hoàn toàn. Rồi đến trưa, khoảng 1 giờ thì có tiếng rao giọng Nam Kỳ đặc: Ai đậu xanh nước dừa đường cát.. .hôn... Cái bà bán chè này nấu chè rất ngon và bán hàng rất mát tay. Bà đến đây bán chè từ thời con gái. Bà lập gia đình, bà có con rồi có cháu, bà vẫn đến đây, vẫn gánh hàng chè này. Tay bà đã nuôi được một đàn con ăn học thành tài. Sau bà bán chè là tiếng lốc cốc của ông Tàu bán mì gõ. Khoảng 1 giờ 30, lúc các ông công chức chuẩn bị đi làm ca chiều thì xe hàng bán trái cây ướp lạnh đến. Nào đu đủ, nào mía, nào dứa, nào củ đậu. Rồi ngõ hẻm được trả lại sự yên tĩnh cho tới tối. Khoảng 8 giờ thì con hẻm lại tưng bừng nhộn nhịp, lại vang lên tiếng ồn ào của hàng cháo vịt, cháo huyết, cháo mực. Có cả vịt lộn, cả bún bò. Người đến sau cùng là ông Tàu bán chè mè đen ‘chí mã phù’.
Nói đến đây rồi ông ODP tặc lưỡi: Sao thời xưa các món này ăn ngon thế, và mình sung sướng thế! Mà đây mới chỉ là một ngõ hẻm, chứ những ngã ba ngã tư còn náo nhiệt hơn nhiều. Dân nhậu thành phố hẹn hò nhau cứ đến tối là tới đây biến khu vực này thành khu ăn uống dã chiến ồn ào và đa dạng vô cùng. Bàn ghế cái nào cũng thấp lè tè. Người đứng người ngồi. Tiếng gọi khô mực, khô bò, vịt lộn, bò kho, bê thui, lòng heo, la de, trà đá vang lên một cõi. Râm ran náo nhiệt tới qúa nửa đêm.
Ông Từ Hoè thì không nhớ những bàn nhậu bên đường bằng mấy quán ăn bình dân như quán bà Bà Ba Bủng, quán ông Cả Cần, quán Bà Cả Đọi. Ông cho biết ông thích quán Bà Cả Đọi nhất. Thực ra tên nguyên thủy chỉ là Quán Bà Cả mà thôi. Cái tên Đọi nghe nói là do cái ông nhạc sĩ Trường Kỳ thêm vào. Sở dĩ ông Trường Kỳ gọi như thế vì thuở xưa khi ông ta chưa rủng rỉnh, lúc trong túi không có tiền, ông và bạn bè vẫn kéo đến đây và Bà Cả vẫn cho ăn chịu. Ông Từ Hoè tỏ ra biết rất rõ về quán này. Ban đầu quán của bà ở Chợ Cũ Saigon. Vì phát đạt nên quán bành trướng ra qúa nhiều lề đường, thế là cảnh sát bắt dẹp. Bà rút về một con hẻm đường Nguyễn Huệ. Không những trong hẻm mà thôi, mà còn rút lên gác nữa nới khiếp, thế nhưng dân nhậu Bắc Kỳ vẫn kéo đến nườm nượp. Khách hàng thường xuyên nhất là nhóm báo Sống của ông Chu Tử. Ôi cái hương vị Bắc kỳ, những tô canh rau đay nấu cua, những đĩa cà pháo chấm mắm tôm, đĩa dưa cải chua, đĩa thịt đông, đĩa rau muống xào, đĩa đậu rán, sao mà ngon thế, sao mà quê hương thế. Quán không có thực đơn. Khách đứng xem các món bày ngay tủ kính lối vào rồi chỉ. Đúng là cơm chỉ. Quán không hề đăng quảng cáo. Tiếng lành đồn xa. Rồi Bà Cả đủ tiền mua nhà ở đường Trương Định và Tôn Thất Hiệp. Lần này thì có quán khang trang, lại có cả bảng hiệu Đồng Nhân. Đồng Nhân là làng sinh quán của bà Cả.
Nói đến đây xong, ông Từ Hoè ngưng để chiêu một ngụm nước trà và ăn một miếng bánh ngọt. Cái gốc Bắc Kỳ của ông rõ ràng quá. Các cụ có để ý viêc này không, là người Bắc uống trà rồi lai rai với bánh ngọt, bánh đậu xanh, còn người Nam thì uống trà và nhâm nhi với khô cá thiều khô cá mực.
Rồi Ông Từ Hoè chỉ anh John đang ngồi bên. Ông bảo ông già rồi nên hay nói chuyện ngày xưa nhất là chuyện ăn uống. Lâu nay bọn ông hay bắt anh nói chuyện hoc tiếng Việt. Bữa nay xin anh đổi đề tài, xin anh nói về món ăn VN. Anh có ý kiến gì về những thứ nhậu nhẹt của cái bếp VN không?
Anh John bị hỏi bất ngờ nên suy nghĩ một chập rồi mới phát biểu: Tôi thấy người Việt Nam khi gặp nhau thường ăn uống. Món đầu tiên bao giờ cũng là món gỏi, đây là món khai vị. Đơn sơ thì món này gồm cà rốt, củ cải trắng, dưa leo, bắp cải thái nhỏ, trộn với dấm chanh đường và rau răm rau quế với một chút đậu phọng rang. Sang hơn một chút thì thêm thịt heo, bao tử, tôm, mực luộc thái mỏng. Nhưng điều quan trọng là các thứ này phải dòn, và nhậu ngay khi vừa trộn. Đĩa gỏi mà để lâu là mất ngon ngay. Vừa nhậu gỏi, vừa nhâm nhi la de, vừa nói chuyện tục tĩu thì thật là tuyệt vời. Sau món gỏi khai vị này thì có thể đến các món kế tiếp như bún thịt nướng, bún thang, bún mọc, bánh bèo. Cái bếp VN rất nhiều món bún. Người Bắc thì ăn bún thang, bún ốc, bún mọc, bún riêu, bún ngan, bún đậu, bún sườn. Người Trung thì bún bò Huế, người Nam thì bún bì, bún chả giò, bún thịt nuớng, bún cà ri, bún gỏi gà...
Nghe anh John nói về các món bún dân làng ai cũng thấy đói bụng. Đúng lúc đó thì phe các bà dọn bữa ăn tối ra. Ai ngờ trong khi các nhà quân tử chúng tôi đưa nhau về thời ăn uống xa xưa thì các bà lúi húi trong bếp. Các bà giỏi thât. Loáng một cái mà đã xong một nồi cơm và một nồi thịt heo kho với cả cá lóc cả hột vịt nước dừa. Chị Ba Biên Hòa tuyên bố: “ Đây là bữa ăn cuối năm. Các ông xơi xong thì xin các ông cứ bàn tiếp các chuyện quan trọng trong nước cũng như trên thế giới. Khi nào nồi bánh chín, chúng tôi sẽ mời các ông xơi bánh chưng chấm với mật, bánh tét với tôm khô củ kiệu ạ.”
Các cụ đã thấy Chị Ba vợ anh John này giỏi chưa. Chị là một nội tướng tài ba số một. Làng tôi đã ăn một bữa ăn cuối năm thật là ngon và vui vẻ như thế đấy.
Trong phần ăn tráng miệng và uống nước trà, anh H.O. cao hứng nói thêm chuyện vui. Anh lại đố làng nữa: Xin đố cả làng khi nào thì ta biết con trai con gái bước vào mùa xuân cuộc đời, tức là vào giai đoạn dậy thì ? Cụ Chánh bảo cả làng vừa ăn no nên khó nghĩ ra câu trả lời, do vậy cụ đề nghị anh hỏi và đáp luôn cho làng sung sướng. Anh xin tuân lệnh cụ tiên chỉ và nói: Thưa khi đến tuổi dậy thì anh con trai vỡ tiếng, tiếng nói ồ ồ, còn cô con gái thì mặt có mụn, và thích soi gương. Rồi tuổi xuân đến, tuổi yêu đương đến. Tình yêu miên man sấm nổ. Vậy cho tới khi nào thì ta biết đàn bà đàn ông hết tuổi yêu đương mà đi vào tuổi hồi xuân? Thưa, khi người đàn bà bắt đầu nghĩ tới việc tân trang trên dưới, và khi người đàn ông nghĩ tới xuân dược Viagara.
Làng lại phá ra cười. Không ngờ cái anh H.O. này hóm hỉnh như vậy
Rồi Cụ chánh tiên chỉ được mời nóí chuyện ngày xưa. Cụ vừa nói, mắt cụ lim dim như nhìn về dĩ vãng: Lão không nhớ chuyện nhậu nhẹt nhưng nhớ sinh quán. Làng lão khi xưa có cánh đồng cò bay thẳng cánh, con đường làng lát gạch bát tràng, đi lên xóm trên, đi xuống xóm dưới, đâu đâu cũng là nhà bà con họ hàng, đêm nằm nghe rõ gà gáy sang canh, sáng có con chim chích choè con chim chìa vôi bay nhảy trên cành cây, trưa nghe rõ tiếng con cu gáy trên ngọn cau, tiếng chó sủa bên hàng xóm, chiều nghe tiếng chuông chùa ngân nga...Ngày nay làng của lão không còn nữa, tất cả đã thành biển dâu. Đó là chuyện qúa khứ, vì các bạn muốn nghe nên lão khơi lại vậy thôi.
Bây giờ lão xin chúc tết.
Lão vừa đọc được chuyện này trên liên mạng, xin trình bà con:
Một buổi sáng đầu mùa đông, tại ga điện ngầm L’Enfant Plaza ở thù đô Washington, người ta thấy một nhạc sĩ dạo đứng kéo vĩ cầm. Anh kéo đàn rất say sưa. Anh trình diễn những nhạc khúc bất hủ của Bach, của Shubert của Massenet. Bấy giờ là 8 giờ sáng, thời gian cao điểm đông người qua lại. Một ông cụ đi ngang qua và bỏ vào cái nón của anh nhạc sỉ đồng bạc đầu tiên. Sau đó là một phụ nữ. Bà ta đứng lại nghe một chút rồi mở ví cho một đồng bạc. Mấy phút sau thì có một thanh niên đi ngang qua, nhìn thấy nhạc sĩ nhưng làm lơ đi tiếp, sau đó một phút anh quay lại bỏ vào cái nón xin tiền mấy đồng tiền lẻ rồi vội vã đi ngay như sợ trễ giờ tới sở. Rồi người ta chú ý tới một em bé chừng ba tuổi. Em níu tay mẹ để đứng lại xem và nghe nhạc. Mẹ em cố kéo em đi, nhưng càng kéo em càng ghì lại. Em nhìn nhạc sĩ một cách say đắm. Mẹ em phải bế em lên và bồng em đi. Mắt em bé vẫn ngoái lại. Sau 45 phút kéo đàn, người nhạc sĩ vĩ cầm đã nhận được 35 đôla. Chẳng ai dừng lại để khen chàng một câu. Chẳng ai nóí với chàng một tiếng.
Nào có ai ngờ nhạc sĩ chơi đàn này chính là Joshua Bell, một thiên tài vĩ cầm nổi danh nhất thế giới. Ông đã chơi nhạc bằng cây đàn Stradivarius 1713 trị giá 3 triệu 500 ngàn đô la tại những đại sảnh như Boston và vé vào cửa tối thiểu 100 đô la. Báo Washington Post đã chủ ý tạo ra biến cố bất ngờ này để khảo sát về khả năng cảm nhận và khiếu thưởng ngoạn cũng như những ưu tiên hành động của công chúng. Tờ báo đã suy ra điều này: Chúng ta thường không nhận ra nhiều điều tuyệt mĩ, không nhìn thấy nhiều điều tuyệt hảo chung quanh ta.
Từ chuyện này suy ra: trong cuộc đời chúng ta có biết bao nhiêu việc kỳ diệu mà vì vô tình, vì bất ngờ, vì vô minh mà ta đã không nhìn thấy. Hằng ngày chung quanh ta có biết bao nhiêu là những thiên tài vĩ cầm Joshua Bell xuất hiện mà ta đâu có thấy. Năm mới, lão xin thành tâm kính chúc dân làng nhìn ra những điều vĩ đại và kỳ diệu đang xảy ra quanh chúng ta và cho chính chúng ta.
Kính chúc các cụ Năm Mới đầy tiếng cười và nhận ra nhiều Hạnh Phúc mình đang có.