Vào ngày 17 tháng 8 năm 1980, tại Castel Gandolfo, nơi nghỉ mát mùa hè, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II mở bật TV: ngài có thói quen xem đài RAI. Chiều hôm đó, đài đang thuật lai những tin tức ở Ba Lan. Tại Gdansk, bên bờ biển vùng Baltique, hàng ngàn thợ thuyền đình công đang chiếm giữ công trường Lê nin. Một cuộc khủng hoảng, trong lòng khối Cọng sãn, đang độ căng thẳng. Thoạt nhiên nét mặt của Đức Giáo Hoàng như cô động lại. Trên màn ảnh ngài thấy rất rỏ ràng những người thợ ở Gdansk đang treo trên tường của nhà máy các bức chân dung của ngài.

Lịch sử đang đổi mới. Cuộc nổi dậy của thợ thuyền ở Đông Bá Linh (1953) cho đến Mùa Xuân ở Prague (1968) tiếp theo sau cuộc nổi dậy ở Budapest (1956), chưa bao giờ có một cuộc nổi dậy ở miền Đông Âu châu nào có mầu sắc tôn giáo. Nhưng lần này, những người đại diện của từng lớp thợ thuyền, những kẻ cách mạng chứ không phải là những công chức là những người tiên phong, họ là những người đã đi xem lễ hằng ngày, cầu khẩn cùng Đức Mẹ Trinh Nữ, kêu gọi đến Đức Giáo Hoàng, một Giáo Hoàng người Ba Lan mà họ đã đến thăm viếng cách đó một năm, khi vừa mới được bầu lên. Tất cả mọi người còn nhớ rỏ cuộc thăm viếng mục vụ của ngài đến Cracovie qua quê hương xứ sở của ngài vào năm 1979. Một cuộc viếng thăm mà các sử gia cho rằng đã mở ra một kẻ hở nơi bức màn sắt.

Chưa bao giờ có một Giáo Hoàng người Ý, Pháp hay Brasilia mà có một cuộc viển du như thế. Trong thời gian « êm dịu » Đông và Tây, và khi mà khối cọng sản đang bành trướng khắp nơi trên thế giới (từ Angola đến Lào, từ Mozambique đến Afganistan), chỉ có một Giáo Hoàng đến từ phương Đông mới có quả quyết vượt lên trên mọi kiểm soát, mà chính quyền cọng sản đang đè nặng lên những xứ sở này và đã chia đôi Âu châu thành hai khối một « tai nạn » lịch sử !

« Đừng sợ hãi » lời nói cương quyết của Đức Giáo Hoàng người Ba lan ngày ngài lên ngôi Giáo Hoàng vào tháng 10 năm 1978. Ở Tiệp Khắc, ở Hung gia Lợi, mà còn ở trong những vùng có người Công giáo ở nước Liên Xô (như Lituanie, Ukraine), tất cả mọi người đều hiểu đến thông điệp của ngài là: « Hãy, mở rộng ra mọi biên giới ! » lời kêu gọi của ngài khi ngài đến viếng thăm các miền ở phương Đông lần đầu tiên, và cho đến tháng 6 lịch sử của năm 1979, trước lời kêu gọi cương quyết từ các bài diển văn đến những bài giảng thánh lễ là phải tái thống nhất lại toàn xứ Âu châu.

Đức Gioan Phao lồ II đã kêu gọi những người Kitô hữu của những xứ sở này mà người ta thường gọi là « Giáo Hội thầm lặng ». Chính ngài đã cam đoan ở Assise, vài tháng sau khi được đắc cử: « không còn Giáo Hội thầm lặng nữa vì Tôi đang lên tiếng nhân danh Giáo Hội! Một thông điệp được loan báo đến cho những kẻ ly khai của phương Đông; những Vaclav Havel, Jan Patocka và những người khác như Michnick. Vài tuần sau,từ đài BBC, Alexandre Soljenitsyne hăng hái tuyên bố: « Đức Giáo Hoàng này là một ân huệ trời ban !»

« Giáo Hoàng, ông ta có bao nhiêu sư đoàn quân? Staline một ngày kia đã hỏi một cách mỉa mai. Đức Gioan Phao lo II không phải là một nhà quân sự. Ngài cũng không phải là một chính trị gia. Những đoàn quân của Giáo Hoàng người Ba Lan là những người Kitô hữu phương Đông xuất hiện trước tiên trong cuộc tranh chấp: đó là Lech Walesa, linh mục Popieluszko ở Ba Lan, Đức Cha Tomasek và Vaclav Maly ở Tiệp khắc, Doina Cornea và mục sư Toke ở Roumanie v.v.

Vũ khí của ngài chính là những lời rao giảng của ngài: ở mọi hoàn cảnh, vị giáo hoàng đầy nhân bản và thông thạo nhiều ngôn ngữ luôn đề cao nhân quyền, tự do tôn giáo, nhân phẩm con người, quyền nói lên sự thật. Nhiều những giá trị bị đè nén tại những « xứ xã hội chủ nghĩa ». Cho đến toàn xứ Âu Châu đến tháng 5 năm 1981, một cuộc ám sát hụt mà mọi người đều cho là do KGB chủ động.

Đến tháng 12 năm 1981, nếu Đức Gioan Phao lo II quyết định dấn thân trái với ý nguyện của những Hồng y là đừng để cho Ba lan rơi xuống lại dưới sự cai tri của tuớng Jaruzelski vì đây là một cuộc đấu tranh toàn diện nhằm chống lại sự dối trá và sứ áp bức.

Khi Mikhail Gorbatchev lên cầm quyền ở Liên Bang Xô Viết vào tháng 3 năm 1985, Phương Tây hết sức lo âu về khả năng của ông ta về việc cải tổ hệ thống cọng sản Xô viết. Nhưng vị giáo hoàng người Ba lan cảm thấy ngay có một sự thay đổi và vì chủ trương « canh tân » (glasnost) và phân quyên tam đầu chế (perestroika) và ngài có thể thúc đẩy đòi hỏi đi xa hơn nữa. Trong cuộc xung đột giữa nghiệp đoàn Solidarnosc và tuớng Jaruzelski trong hai lần 1983 và 1987 bắt buộc tướng Jaruzelski phải đối thoại với nhượng bộ nghiệp đoàn vào năm 1988. Taị Moscou, trong dịp kỷ niệm 1000 năm Giáo Hội Nga vào tháng 6 năm 1988.

Gorbatchov đến Vatican vào ngày 1 tháng 12 năm 1989, khi chủ tịch của khối cọng sản thế giới đến gặp gở người cầm đầu giáo hội Công giáo ở Roma, mọi sự đã được sắp đặt: Bức tường đã sụp đổ, chế độ đang hấp hối. Chỉ cần trong hai năm để cho chủ tịch của Liên Bang Xô Viết bắt buộc phải nhường cho các lãnh tụ mới ở nước Nga, ở Ukraine, ở Georgia,ở Kazakhstan v.v. Liên Bang Xô Viết đã tan rả. Trong một bài báo rất danh tiếng được phát hành hai tháng sau đó, Mikhail Gorbatchov nói về những biến cố của cuộc sụp Liên Bang Xô Viết như sau: “Sẽ không có gì được xẩy ra nơi phía Đông của Âu châu nếu không có sự thúc đẩy của vị giáo hoàng này.”( Perrin, 2009 Les Secrets du Vatican)