Chúa Nhật 6 Thường Niên A
Sau bài giảng trên núi, trong dân chúng có dư luận cho rằng Chúa Giêsu đến là để huỷ bỏ lề luật của Môisê và các tiên tri. Vậy thì do đâu mà các môn đệ và nhiều người khác nghĩ như thế ? Đơn giản là do những lời nói và hành động của Chúa Giêsu quá “lạ” đối với họ, chẳng hạn: Ngài tự so sánh mình như rượu mới (Lc 5,39); Ngài tuyên bố Con Người làm chủ ngày Sabát (Mt 12,8); Ngài dạy dỗ không nhân danh Môsê, nhưng nhân danh chính mình (Mt 7,28-29); v.v... Chính những điều này là nguyên nhân khiến cho dân chúng nghĩ rằng Chúa Giêsu đến để huỷ bỏ lệ luật.
Tuy nhiên Chúa Giêsu đã quả quyết rằng Ngài đến là để kiện toàn, chứ không phải để huỷ bỏ lề luật. Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao Chúa Giêsu lại phải kiện toàn những luật lệ, vốn dĩ đã được coi là thánh luật, thiên luật, tức là luật mà Giavê Thiên Chúa đã truyền cho Môisê. Cũng không khó để trả lời thắc mắc này. Thứ nhất vì theo thời gian, con người đã thêm thắt hay chi tiết hoá và làm cho luật bị méo mó, lệch lạc. Thứ hai vì lề luật cũng có tính cách tiệm tiến như mạc khải. Nghĩa là không thể một lúc, một thời mà luật trở nên hoàn hảo được. Không phải vì Thiên Chúa không hoàn hảo, mà vì khả năng của người tiếp thu, lĩnh hội luật có giới hạn và bất toàn.
Một câu hỏi nữa đựơc đặt ra đó là Chúa Giêsu đã kiện toàn luật ở những điểm nào ?
Trước hết, Ngài kiện toàn nội dung của luật (gồm luật Sabát, luật thanh sạch, luật hôn nhân, luật báo oán,…). Đối với Chúa Giêsu, tất cả các khoản luật được lập ra là nhằm mục đích phục vụ con người, chứ không phải phục vụ cơ chế hay quyền lợi của một nhóm người nào. Luật phải vì con người chứ không phải con người vì luật. Và luật quan trọng nhất được khắc khi trong tâm hồn mà mọi điều luật khác phải qui về, đó là luật bác ái yêu thương. Luật nào không còn phục vụ và làm thăng tiến con người trên phương diện tình yêu đều không còn lý do để tồn tại.
Sau nữa là Chúa Giêsu kiện toàn tinh thần giữ luật. Giữ luật vì lòng yêu mến (mến Chúa yêu người) chứ không phải vì hình thức vụ luật. Óc nệ luật, vụ hình thức sẽ làm tê liệt sáng kiến và cầm chân con người trong thái độ tiêu cực, máy móc, và cằn cỗi.
Sáng hôm nay, toàn thủ đô Ai Cập như vỡ òa trong niềm hạnh phúc tột độ khi tổng thống nước này quyết định từ chức sau gần ba thập kỷ cầm quyền. Một biển người khổng lồ tại quảng trường Tự do ở Cairo nhảy múa, hò reo, và thậm chí rơi nước mắt, để chúc mừng sự ra đi của Tổng thống Mubarak mà họ đã mong chờ từ lâu. Người ta reo hò, vẫy cờ, bắn chỉ thiên và ôm chầm lấy nhau. Các tài xế bóp còi để hưởng ứng niềm vui của người biểu tình. Hàng nghìn người nêm kín quảng trường Tahir ăn mừng chiến thắng dưới pháo hoa rực rỡ. Tin tức về sự sụp đổ của chế độ nhanh chóng lan tỏa khắp Cairo và làm dấy lên niềm vui sướng tột độ.
Riêng đối với Kitô hữu thì biến động tại Ai Cập sẽ ảnh hưởng mãnh liệt đến sự sống còn của 10 triệu người Kitô giáo tại đây. Vì trong quá khứ, Kitô giáo vẫn bị coi là thế lực thù địch với xã hội Hồi Giáo của Ai Cập. Với biến cố này, người Kitô hữu tại quốc gia Hồi giáo này có quyền hy vọng về một tươi lai sáng sủa hơn.
Thủ tướng Merkel của nước Đức đã đánh gía những gì xảy ra ngày hôm nay ở Ai Cập là ngày vui mừng thành công của một cuộc cách mạng, cách mạng của tự do dân chủ.
Có thể nói được, qua việc kiện toàn lề luật, Chúa Giêsu cũng đã làm một cuộc cách mạng thực sự. Dĩ nhiên, đây không phải là cuộc cách mạng về chính trị, về dân chủ như người dân Ai Cập đã làm trong những ngày qua, mà là cuộc “cách mạng hồng”, cuộc cách mạng giải phóng con người khỏi ách nô lệ của lề luật và sự chết.
Hơn ai hết, các luật sĩ và biệt phái Do thái là những người giữ luật nghiêm ngặt và cũng rất chi li tới mức trở thành câu nệ hình thức cứng nhắc đến vô hồn. Là những bậc thầy trong dân, thay vì dạy dân sống tinh thần của luật, thì cung cách sống của họ làm cho mọi người nghĩ rằng sự công chính chỉ gói gọn trong việc chu toàn lề luật. Và tệ hại nhất là chính họ đã biến luật thành một cái ách sần sùi chai cứng và một cái gánh quá nặng nề đối với dân chúng.
Chúa Giêsu không chấp nhận điều này. Ngài đã thực hiện cuộc cách mạng triệt để, nhằm gột bỏ những sần sùi, những méo mó của luật cũ, ngõ hầu đưa con người lên một bình diện mới của luật: luật của đức ái toàn hảo.
Vậy Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy biết tôn trọng và tuân giữ luật của Chúa Giêsu, luật đã được Ngài kiện toàn và đã trở nên luật của sự sống sung mãn. Tất nhiên là tuân giữ với lòng yêu mến. Yêu mến vì Chúa Giêsu đã giải thoát chúng ta khỏi ách của luật bất toàn và nặng nề tức luật cũ, để đưa ta vào luật yêu thương và tự nguyện: Giữ luật do lòng cảm mến và hiểu biết, chứ không vì sự khiêng cưỡng hay gò ép.
Xin Chúa giúp chúng ta biết làm tất cả mọi việc chỉ vì lòng mến Chúa và yêu người. Amen.
Sau bài giảng trên núi, trong dân chúng có dư luận cho rằng Chúa Giêsu đến là để huỷ bỏ lề luật của Môisê và các tiên tri. Vậy thì do đâu mà các môn đệ và nhiều người khác nghĩ như thế ? Đơn giản là do những lời nói và hành động của Chúa Giêsu quá “lạ” đối với họ, chẳng hạn: Ngài tự so sánh mình như rượu mới (Lc 5,39); Ngài tuyên bố Con Người làm chủ ngày Sabát (Mt 12,8); Ngài dạy dỗ không nhân danh Môsê, nhưng nhân danh chính mình (Mt 7,28-29); v.v... Chính những điều này là nguyên nhân khiến cho dân chúng nghĩ rằng Chúa Giêsu đến để huỷ bỏ lệ luật.
Tuy nhiên Chúa Giêsu đã quả quyết rằng Ngài đến là để kiện toàn, chứ không phải để huỷ bỏ lề luật. Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao Chúa Giêsu lại phải kiện toàn những luật lệ, vốn dĩ đã được coi là thánh luật, thiên luật, tức là luật mà Giavê Thiên Chúa đã truyền cho Môisê. Cũng không khó để trả lời thắc mắc này. Thứ nhất vì theo thời gian, con người đã thêm thắt hay chi tiết hoá và làm cho luật bị méo mó, lệch lạc. Thứ hai vì lề luật cũng có tính cách tiệm tiến như mạc khải. Nghĩa là không thể một lúc, một thời mà luật trở nên hoàn hảo được. Không phải vì Thiên Chúa không hoàn hảo, mà vì khả năng của người tiếp thu, lĩnh hội luật có giới hạn và bất toàn.
Một câu hỏi nữa đựơc đặt ra đó là Chúa Giêsu đã kiện toàn luật ở những điểm nào ?
Trước hết, Ngài kiện toàn nội dung của luật (gồm luật Sabát, luật thanh sạch, luật hôn nhân, luật báo oán,…). Đối với Chúa Giêsu, tất cả các khoản luật được lập ra là nhằm mục đích phục vụ con người, chứ không phải phục vụ cơ chế hay quyền lợi của một nhóm người nào. Luật phải vì con người chứ không phải con người vì luật. Và luật quan trọng nhất được khắc khi trong tâm hồn mà mọi điều luật khác phải qui về, đó là luật bác ái yêu thương. Luật nào không còn phục vụ và làm thăng tiến con người trên phương diện tình yêu đều không còn lý do để tồn tại.
Sau nữa là Chúa Giêsu kiện toàn tinh thần giữ luật. Giữ luật vì lòng yêu mến (mến Chúa yêu người) chứ không phải vì hình thức vụ luật. Óc nệ luật, vụ hình thức sẽ làm tê liệt sáng kiến và cầm chân con người trong thái độ tiêu cực, máy móc, và cằn cỗi.
Sáng hôm nay, toàn thủ đô Ai Cập như vỡ òa trong niềm hạnh phúc tột độ khi tổng thống nước này quyết định từ chức sau gần ba thập kỷ cầm quyền. Một biển người khổng lồ tại quảng trường Tự do ở Cairo nhảy múa, hò reo, và thậm chí rơi nước mắt, để chúc mừng sự ra đi của Tổng thống Mubarak mà họ đã mong chờ từ lâu. Người ta reo hò, vẫy cờ, bắn chỉ thiên và ôm chầm lấy nhau. Các tài xế bóp còi để hưởng ứng niềm vui của người biểu tình. Hàng nghìn người nêm kín quảng trường Tahir ăn mừng chiến thắng dưới pháo hoa rực rỡ. Tin tức về sự sụp đổ của chế độ nhanh chóng lan tỏa khắp Cairo và làm dấy lên niềm vui sướng tột độ.
Riêng đối với Kitô hữu thì biến động tại Ai Cập sẽ ảnh hưởng mãnh liệt đến sự sống còn của 10 triệu người Kitô giáo tại đây. Vì trong quá khứ, Kitô giáo vẫn bị coi là thế lực thù địch với xã hội Hồi Giáo của Ai Cập. Với biến cố này, người Kitô hữu tại quốc gia Hồi giáo này có quyền hy vọng về một tươi lai sáng sủa hơn.
Thủ tướng Merkel của nước Đức đã đánh gía những gì xảy ra ngày hôm nay ở Ai Cập là ngày vui mừng thành công của một cuộc cách mạng, cách mạng của tự do dân chủ.
Có thể nói được, qua việc kiện toàn lề luật, Chúa Giêsu cũng đã làm một cuộc cách mạng thực sự. Dĩ nhiên, đây không phải là cuộc cách mạng về chính trị, về dân chủ như người dân Ai Cập đã làm trong những ngày qua, mà là cuộc “cách mạng hồng”, cuộc cách mạng giải phóng con người khỏi ách nô lệ của lề luật và sự chết.
Hơn ai hết, các luật sĩ và biệt phái Do thái là những người giữ luật nghiêm ngặt và cũng rất chi li tới mức trở thành câu nệ hình thức cứng nhắc đến vô hồn. Là những bậc thầy trong dân, thay vì dạy dân sống tinh thần của luật, thì cung cách sống của họ làm cho mọi người nghĩ rằng sự công chính chỉ gói gọn trong việc chu toàn lề luật. Và tệ hại nhất là chính họ đã biến luật thành một cái ách sần sùi chai cứng và một cái gánh quá nặng nề đối với dân chúng.
Chúa Giêsu không chấp nhận điều này. Ngài đã thực hiện cuộc cách mạng triệt để, nhằm gột bỏ những sần sùi, những méo mó của luật cũ, ngõ hầu đưa con người lên một bình diện mới của luật: luật của đức ái toàn hảo.
Vậy Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy biết tôn trọng và tuân giữ luật của Chúa Giêsu, luật đã được Ngài kiện toàn và đã trở nên luật của sự sống sung mãn. Tất nhiên là tuân giữ với lòng yêu mến. Yêu mến vì Chúa Giêsu đã giải thoát chúng ta khỏi ách của luật bất toàn và nặng nề tức luật cũ, để đưa ta vào luật yêu thương và tự nguyện: Giữ luật do lòng cảm mến và hiểu biết, chứ không vì sự khiêng cưỡng hay gò ép.
Xin Chúa giúp chúng ta biết làm tất cả mọi việc chỉ vì lòng mến Chúa và yêu người. Amen.