ROMA: Tổ chức Caritas quốc tế đang cùng Caritas Ai Cập và tổ chức bác ái Hoa Kỳ phối hợp công tác cứu trợ hàng chục ngàn công nhân nước ngoài đang phải chạy trốn bạo lực tại Libia.
Phái đoàn của Caritas quốc tế đã được gửi tới tận nơi để quan sát lượng định tình hình và đưa ra kế hoạch cứu trợ cấp thời. Hiện có 6.000 công nhân nước ngoài tại Salloum, trong vùng biên giới giữa Ai Cập và Libia. Và mỗi ngày có thêm khoảng 5.000 khác tuốn về Salloum. Đa số các công nhân là người Sudan gốc vùng Darfur. Tuy nhiên, cũng có những người thuộc các nước khác như Nigeria, Mali, Ciad, Camerun, Etiopia, Sierra Leone, Cộng hòa dân chủ Congo, Liberia, Burkina Faso và Côte d'Ivoire. Các công nhân Á châu gốc Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam. Công tác cứu trợ khó khăn vì nhiều người không có giấy tờ gì, và các quốc gia của họ cũng không có tòa đại sứ tại Libia.
Ông Jason Belanger, thuộc văn phòng tổ chức bác ái Hoa Kỳ tại Ai Cập cho biết tình hình hiện nay yên ổn. Đại đa số là nam giới, và họ ngủ ngay ngoài trời. Vệ sinh là cả một vấn đề lớn đối với con số người đông như thế. Tổ chức Caritas hiện đang cung cấp cho họ nước uống, thực phẩm, cũng như các dụng cụ vệ sinh và khăn trải giường, cũng như cố vấn cho những người bị chấn thương tinh thần.
Theo tổ chức Di cư quốc tế cho tới ngày mùng 2 tháng 3 vừa qua, đã có gần 180.000 công nhân rời bỏ Libia. Trong đó có hơn 79.000 người di cư sang Ai Cập, hơn 91.000 sang Tunisia và 2.500 sang Niger. Tại Libia có tất cả 2,5 triệu công nhân nước ngoài, trong đó có 1 triệu người Ai Cập.
Mặt khác, Đức Cha Maroun Elias Lahham Tổng Giám Mục Tunisi cũng cho biết trong các ngày qua đã có 3 nữ tu thuộc các dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu, Đức Bà Sion và các nữ tu của thánh Giuse tới miền biên giới Tunisia và Libia cộng tác với một hiệp hội giáo dân tin lành để cứu trợ các bà mẹ phải chạy trốn. Các chị cũng đem theo một số tiền của Đức Tổng Giám Mục để mua sữa cho các con nhỏ của các bà mẹ này. Đức Cha cho biết làn sóng di cư tị nan này ảnh hưởng rất lớn trên xã hội Tunisia, vì phải bất thần tiếp đón 100.000 anh chị em khốn khổ này. Trong vùng biên giới và đảo Djeraba có các chuyến bay hồi hương các công nhân gốc Ai Cập. Giáo Hội cũng đóng góp phần mình, nhưng nó chỉ là một giọt nước trong đại dương (CD 3-3-2011; FIDES 4-3-2011).
Phái đoàn của Caritas quốc tế đã được gửi tới tận nơi để quan sát lượng định tình hình và đưa ra kế hoạch cứu trợ cấp thời. Hiện có 6.000 công nhân nước ngoài tại Salloum, trong vùng biên giới giữa Ai Cập và Libia. Và mỗi ngày có thêm khoảng 5.000 khác tuốn về Salloum. Đa số các công nhân là người Sudan gốc vùng Darfur. Tuy nhiên, cũng có những người thuộc các nước khác như Nigeria, Mali, Ciad, Camerun, Etiopia, Sierra Leone, Cộng hòa dân chủ Congo, Liberia, Burkina Faso và Côte d'Ivoire. Các công nhân Á châu gốc Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam. Công tác cứu trợ khó khăn vì nhiều người không có giấy tờ gì, và các quốc gia của họ cũng không có tòa đại sứ tại Libia.
Ông Jason Belanger, thuộc văn phòng tổ chức bác ái Hoa Kỳ tại Ai Cập cho biết tình hình hiện nay yên ổn. Đại đa số là nam giới, và họ ngủ ngay ngoài trời. Vệ sinh là cả một vấn đề lớn đối với con số người đông như thế. Tổ chức Caritas hiện đang cung cấp cho họ nước uống, thực phẩm, cũng như các dụng cụ vệ sinh và khăn trải giường, cũng như cố vấn cho những người bị chấn thương tinh thần.
Theo tổ chức Di cư quốc tế cho tới ngày mùng 2 tháng 3 vừa qua, đã có gần 180.000 công nhân rời bỏ Libia. Trong đó có hơn 79.000 người di cư sang Ai Cập, hơn 91.000 sang Tunisia và 2.500 sang Niger. Tại Libia có tất cả 2,5 triệu công nhân nước ngoài, trong đó có 1 triệu người Ai Cập.
Mặt khác, Đức Cha Maroun Elias Lahham Tổng Giám Mục Tunisi cũng cho biết trong các ngày qua đã có 3 nữ tu thuộc các dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu, Đức Bà Sion và các nữ tu của thánh Giuse tới miền biên giới Tunisia và Libia cộng tác với một hiệp hội giáo dân tin lành để cứu trợ các bà mẹ phải chạy trốn. Các chị cũng đem theo một số tiền của Đức Tổng Giám Mục để mua sữa cho các con nhỏ của các bà mẹ này. Đức Cha cho biết làn sóng di cư tị nan này ảnh hưởng rất lớn trên xã hội Tunisia, vì phải bất thần tiếp đón 100.000 anh chị em khốn khổ này. Trong vùng biên giới và đảo Djeraba có các chuyến bay hồi hương các công nhân gốc Ai Cập. Giáo Hội cũng đóng góp phần mình, nhưng nó chỉ là một giọt nước trong đại dương (CD 3-3-2011; FIDES 4-3-2011).