Paderborn, Đức quốc - Hội Đồng Giám Mục Đức gồm 69 giám mục, hồng y họp mặt hằng năm vào mùa xuân tại TGP Paderborn vào thứ ba, ngày 15/03/2011. Nghị trình họp lần này chủ yếu là trình bày bản phác thảo về chương trình cho chuyến tông du mục vụ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tại Đức quốc vào tháng 9/2011. Đây là chuyến thăm cố hương lần thứ 3 của ĐGH, tuy nhiên 2 lần trước được xếp vào mục vụ giáo hội năm 2005 dịp ĐHGT Thế Giới và thăm lại giáo phận cũ München và Regensburg của mình năm 2006. Tháng 9/2011 là lần thăm quốc gia chính thức của Đức Giáo Hoàng tại Đức do tổng thống Christian Wulff đại diện nước Đức mời đến.

Là người con của nước Đức ĐGH lúc nào cũng ghi lòng tạc dạ nhớ về cố hương, dịp HDGM Đức thăm Ad Limina việng mộ Thánh Phêrô vào tháng 11/2006, ĐGH lại có cơ hội biểu lộ tâm tình đó: "Những người Công giáo trong các giáo phận Đức và thực sự tất cả các Kitô hữu ở nước này luôn ở trong trái tim tôi."

Trong chuyến Tông Du Mục Vụ bốn ngày với phương châm: „Nơi đâu có Thiên Chúa, là đấy có tương lai – Wo Gott ist, da ist Zukunft“ ĐGH sẽ có những cuộc gặp gỡ trong các nghi lễ phụng vụ với các vị đại diện của GH Tin Lành (EDK). Cùng lúc cũng có các cuộc họp với đại diện của Hội đồng Trung ương người Do Thái, đại diện người Hồi giáo và với Chính thống giáo.

Chương trình Tông Du của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ ngày 22 đến 25 tháng 11 năm 2011 tại Đức:

(Lưu ý: Các kế hoạch chi tiết cho chương trình Tông Du đang hoàn thành. Trước tiên, theo HĐGM Đức chỉ cho biết các nơi trọng điểm đón tiếp. Thời giờ cụ thể sẽ được bổ túc sau).

Thứ năm, 22 Tháng 9 năm 2011

- Đức Giáo Hoàng đến phi trường Tegel, thủ đô Berlin.

- Tổng thống Christian Wulff chào mừng ĐGH tại điện Schloss Bellevue, dinh tổng thống

- Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đọc diễn văn tại Bundestag, Quốc Hội Đức

- Gặp gỡ với nữ thủ tướng Angela Merkel và chủ tịch quốc hội

- Thánh lễ đại trào tại thủ đô Berlin

Thứ sáu, 23 Tháng 9 năm 2011

- Đức Giáo Hoàng đến thành phố Erfurt (Đông Đức),

- Thánh lễ đại trào trước quảng trường nhà thờ chính tòa Erfurt

- Đọc kinh kính Đức Trinh Nữ Maria tại Trung Tâm Hành Hương Etzelsbach - Eichsfeld



Thứ bẩy, 24 Tháng 9 năm 2011

- Đức Giáo Hoàng đến thành phố Freiburg (Tây Nam Đức)

- Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn trước công trường Münsterplatz

- Đêm Canh Thức cầu nguyện với Giới Trẻ

Chúa nhật, 25 Tháng 9 năm 2011

- Thánh lễ đại trào và đọc kinh kinh Truyền Tin tại sân bay của Freiburg

- Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn tại nhà hát Freiburg

- Trở về Rôma

Tấm Logo cho chuyến Tông Du của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tại Đức



Tấm Logo cho chuyến thăm của ĐGH được thực hiện theo phong cách mới, bằng màu sắc và các biểu hiện nghệ thuật nhẹ nhàng về đường nét cũng như tiềm ẩn sự năng động trong đó.

Trọng yếu của thiết kế là không gian của Giáo Hội: một cuộc hành trình của nhóm người đang tiến lên và cây thánh giá. Các màu sắc được sử dụng lấy từ lá cờ của Đức quốc gồm 3 màu: đen, đỏ và vàng. Ý tưởng nhắc đến người con thân yêu của nước Đức chính là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.

Nhóm người trên đó biểu tượng của cộng đoàn các tín hữu trên cuộc hành trình đến với Chúa Kitô được tấm Logo này mô tả. Không gian của Giáo Hội bao gồm các tín hữu và bảo trợ họ cũng như bảo vệ quê hương.

Sự tiến lên cao của cuộc hành trình diễn tả cho một hướng đi tới tương lai. Mục tiêu của cuộc hành trình và tương lai là ở trong Chúa Kitô, làm nổ bật trong hiện tại qua cây thánh giá. Rõ ràng là, Giáo Hội như là đoàn người hành hương Dân Chúa gồm các cộng đoàn của tín hữu trên đường đến với Chúa Kitô.

Hình ảnh này được củng cố qua phương châm của chuyến Tông Du: „Nơi đâu có Thiên Chúa, là đấy có tương lai“ được Đức Giáo Hoàng lựa chọn. Tấm Logo cho thấy rằng: Giáo Hội tại Đức cùng với Đức Giáo Hoàng trên cuộc hành trình tiến về tương lai của Thiên Chúa.

Tấm Logo được thiết kế bởi bà Jola Fiedler, sinh năm 1962 tại Stawiszyn (Ba Lan) và tốt nghiệp đại học về thiết kế vào năm 1987 tại đại học Aachen. Kể từ 2010 bà làm việc tại công ty truyền thông Agentur MediaCompany.

Phương châm của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tại Đức

„Nơi đâu có Thiên Chúa, là đấy có tương lai - Wo Gott ist, da ist Zukunft“ - với phương châm này hai vấn đề trọng yếu của thời đại hướng về một điểm tập trung: Vấn đề tìm Thiên Chúa và tìm đến tương lai. Cho tất cả chúng ta là người Kitô hữu, tương lai không phải là một quyền lực vô danh, không phải là nguyên tắc làm cho chúng ta bị bất ngờ, không phải là một số phận không thể tránh khỏi. Tương lai của chúng ta chính là ở trong Thiên Chúa và ở bên Thiên Chúa. Vì thế phương châm sẽ làm chứng này cho Thiên Chúa.

Đồng thời phương châm cũng sẽ làm cho chúng ta suy tư trong cuộc sống: Thiên Chúa muốn hình thành tương lai của thế giới qua bàn tay và cộng tác của con người. Có một tương lai xứng đáng nhân phẩm con người vì thế Thiên Chúa đã tỏ lộ ra ý muốn của Người. Nhất là qua các kinh nghiệm tàn ác, đau thương với các chủ nghĩa quốc gia phát xít và chủ nghĩa cộng sản đã xảy ra tại nước Đức chỉ rõ cho thế giới thấy rằng một trật tự xã hội mà không có Thiên Chúa là không có tương lai. Các chi tiết quan trọng đó để một lần nữa cho người Đức nhận thức rằng các ông bố và bà mẹ của các Luật Cơ Bản luôn nói rõ ràng về trách nhiệm "trước Thiên Chúa và con người". Mối quan hệ này càng được củng cố hơn chỉ hơn sáu thập kỷ sau đó trong một thế giới ngày càng quy tụ vào nhau về ý nghĩa định hướng cho tương lai nhân loại.

Gìn giữ tỉnh thức cho câu hỏi về Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cho đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sứ vụ mục tử cũng như của Giáo Hội là một cộng đồng tín hữu. Một trong những thách thức cấp bách của thời đại chúng ta phải tìm mọi cách để thuyết phục đức tin Kitô giáo và làm chứng nhân, không phô trương, nhưng tự tin vào chính trị và xã hội, vào khoa học, công nghiệp và văn hóa để mang lại tương lai.

Vì vậy một tình liên đới và công bằng cho nhau cần phải được xây dựng bởi trên nền tảng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Nhiều hơn, một vấn đề muốn mang đến sự thành công rao truyền đức tin cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn là một câu hỏi về sự tồn tại đức tin ở nước Đức và trong một xã hội được đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm cũng như quyền tự do người Đức đang có.