ROME, Thứ sáu 1 tháng Tư, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Trách nhiệm của các tín hữu Do Thái và Công Giáo là làm nhân chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa giữa thế gian trong khi ý thức về những thất bại của mình trong quá khứ và là những chứng nhân đích thực của sự hiện diện này.

Đây là điều các tham dự viên buổi hội của Ủy Ban Song Phương các đại biểu của các thầy cả Rabbi Do Thái và Uỷ Ban của Tòa Thánh về các mối tương quan tôn giáo với Do Thái giáo, trong một tuyên cáo được văn phòng Truyền Thông của Toà Thánh phổ biến ngày thứ sáu này. Buổi họp song phương lần thứ sáu này chú trọng vào những thách đố của đức tin và việc lãnh đạo tôn giáo trong xã hội giáo dân, được triệu tập từ ngày 29 đến 31 tháng Ba.

Phái đoàn Do Thái được Rabbi Shear Yashuv Cohen hướng dẫn và phái đoàn Công Giáo do Đức Hồng Y Argentine Jorge Maria Mejía dẫn đầu.

Hai phái đoàn ghi nhận rằng trong xã hội, mặc dầu có “nhiều lợi ích”, “những phát triển về kỹ thuật mau chóng, chế độ tiêu thụ quá mức, một lý tưởng bất tuân luật pháp với sự nhấn mạnh về cá nhân con người”, đang được phát triển “không kể đến cộng đồng và sự an vui của tập thể.” Thế giới tân tiến của chúng ta đã “mất đi ý thức về sự trực thuộc, ý nghĩa và mục đích của đời sống.”

Người Do Thái và Công Giáo đã công nhận là hai tôn giáo này đóng “một vai trò quan trọng”, “vừa cung ứng niềm hy vọng lẫn một lối hành xử đạo đức xuất phát từ sự nhận thức về sự hiện diện thiêng liêng và hình ảnh thiêng liêng trong tất cả mọi con người.”

Tuyên cáo nói: “Các truyền thống của chúng ta loan truyền sự quan trọng của kinh nguyện, vừa là biểu hiệu của sự hiện diện của Thiên Chúa vừa là phương cách để khẳng định nhận thức này và những đòi hỏi luân lý.”

Tuyên cáo giải thích: “Trách nhiệm của các tín hữu là làm nhân chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế gian trong khi ý thức được những thất bại của chúng ta trong qúa khứ,” trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải là nhân chứng trong ngành giáo dục, giữa các giới trẻ, trong giới truyền thông, qua “việc thiết lập các cơ quan trợ giúp, đặc biệt chú ý đến các người yếu đuối, các bệnh nhân và những người sống ngoài lề xã hội, theo tinh thần của 'tikkun olam' (chữa lành cho thế giới).”

Tuy nhiên, các phái đoàn bầy tỏ trong tuyên cáo của họ là “họ mong ước các vấn đề còn bị tắc nghẽn trong các cuộc thương thuyết giữa Tòa Thánh và quốc gia Do Thái” sẽ “được giải quyết mau chóng và các thoả hiệp song phương” sẽ “được thông qua không chậm trễ.”