Khi nói về sự kiện Phục sinh, Đức Thánh Cha Bênêđictô 16, trong tác phẩm: “Đức Giêsu thành Nazareth” có nhận định : “Sự Phục sinh, như người ta nói là một ẩn dụ, nhưng ý nghĩa của ẩn dụ ấy, như P. Ricoeur đã làm sáng tỏ không phải là nói một sự việc khác với thực tại, mà nói về thực tại, điều không thể nói khác được. Sự Phục sinh tự nó được đặt ở thềm biên giới hay thậm chí ngòai thời gian, ngòai không gian và do đó ngòai lịch sử, nhưng có một cái gì đó xảy ra trong thời gian và trong không gian mà nhà sử học phải giải thích. Có hai sự kiện để cung cấp cho nhà sử học xem xét và cho phép ông nói về sự phục sinh: trước hết đó là đức tin của các môn đệ, một đức tin bất thần và không thể giải thích, ngoan cường đến mức kháng cự lại cả mọi thử thách trong tử đạo để làm chứng; thứ đến là sự giải thích về đức tin mà những kẻ trong cuộc, tức là các môn đệ, đã để lại cho chúng ta” ( trang 16 ).
Đức tin của các môn đệ
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại biến cố phục sinh, ngôi mộ trống, và những lần Đức Giêsu Phục sinh hiện ra với họ. Ở Thánh sử Matthêu, chương cuối cùng,ngài đã thuật lại sự kiện ngôi mộ trống (Mt 28,1–8 ); Đức Giêsu hiện ra với mấy chị em phụ nữ trên đường các bà ra viếng mộ( Mt 28,9 –10); Tại biển hồ Ga-li-lê, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ (Mt 28,16 – 20). Tin mừng của thánh sử Marcô cũng nói về sự kiện ngôi mộ trống và các phụ nữ được thấy Chúa Giêsu Phục sinh (Mc16,1-8 ). Phúc âm của Marcô còn tóm tắt lại các cuộc hiện ra của chúa Giêsu sau khi Ngài từ cõi chết sống lại để minh chứng cho sứ điệp Phục sinh( Mc 16, 9–19). Còn Luca, ngòai những biến cố mà tin mừng Matthêu và Marcô đã ghi lại (ngôi mộ trống, hiện ra với các phụ nữ, với các Tông đồ ), Luca còn thuật lại một câu chuyện rất ấn tượng của hai môn đệ trên đường đi về làng Em-mau( Lc 24 ,13 – 35). Sau cùng là sứ điệp phục sinh từ đôi cánh chim phượng hòang, Thánh Gioan tông đồ, mà khi nhắc đến ngài, ai cũng biết đó là “người học trò cưng của chúa Giêsu”. Cũng như các Thánh sử khác, Gioan cũng ghi nhận sự kiện phục sinh qua Ngôi mộ trống (Ga 20 1 – 9 ), Đấng Phục sinh hiện ra với Maria Mác-đa-la (Ga 20 , 11-18 ). Khác với tin mừng Nhất lãm, Gioan thuật lại hai lần hiện ra sau cùng cũng vào ngày sabath, một lần Tô-ma vắng mặt và một lần có mặt Tô-ma (Ga 20,19 – 28) .
Những kẻ trong cuộc giải thích
Thật vậy, phải có một cái gì đó bất thường xảy đến với những con người nhát đảm và yếu tin, để thay đổi cả một não trạng sợ sệt của họ. Đức Giêsu chết đã đặt vào cuộc đời của họ một dấu kết, như trong phần kết của một bản nhạc. Nếu không có một cuộc gặp gỡ diện đối diện với Đấng phục sinh thì e rằng một dòng chữ để lại cũng khó chứ phương chi cả một kho tàng như bốn phúc âm của các ngài. Quả thực Đức Giêsu đã đụng chạm đến các Tông đồ, sau khi từ cõi chết sống lại. Có như thế các tông đồ mới đủ bản lãnh để công bố Tin mừng Phục sinh cho nhân lọai, sách Công Vụ Tông Đồ chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ điều đó, bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã dẫn đưa hơn ba ngàn người gia nhập Hội thánh( Cvtđ 2 , 37 – 41).
Mãi mãi biến cố Phục sinh vẫn sống động và hùng hồn trôi theo dòng chảy của thời gian và không gian, trên dòng chảy bất tận của các tư tưởng, các trào lưu, các ý thức hệ mà con người đặt vào, thì vĩnh cửu Đức Giêsu Kitô vẫn là một: Alpha và Ômêga nghĩa là: khởi nguyên và cùng tận của lịch sử cứu độ.
Đức tin của các môn đệ
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại biến cố phục sinh, ngôi mộ trống, và những lần Đức Giêsu Phục sinh hiện ra với họ. Ở Thánh sử Matthêu, chương cuối cùng,ngài đã thuật lại sự kiện ngôi mộ trống (Mt 28,1–8 ); Đức Giêsu hiện ra với mấy chị em phụ nữ trên đường các bà ra viếng mộ( Mt 28,9 –10); Tại biển hồ Ga-li-lê, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ (Mt 28,16 – 20). Tin mừng của thánh sử Marcô cũng nói về sự kiện ngôi mộ trống và các phụ nữ được thấy Chúa Giêsu Phục sinh (Mc16,1-8 ). Phúc âm của Marcô còn tóm tắt lại các cuộc hiện ra của chúa Giêsu sau khi Ngài từ cõi chết sống lại để minh chứng cho sứ điệp Phục sinh( Mc 16, 9–19). Còn Luca, ngòai những biến cố mà tin mừng Matthêu và Marcô đã ghi lại (ngôi mộ trống, hiện ra với các phụ nữ, với các Tông đồ ), Luca còn thuật lại một câu chuyện rất ấn tượng của hai môn đệ trên đường đi về làng Em-mau( Lc 24 ,13 – 35). Sau cùng là sứ điệp phục sinh từ đôi cánh chim phượng hòang, Thánh Gioan tông đồ, mà khi nhắc đến ngài, ai cũng biết đó là “người học trò cưng của chúa Giêsu”. Cũng như các Thánh sử khác, Gioan cũng ghi nhận sự kiện phục sinh qua Ngôi mộ trống (Ga 20 1 – 9 ), Đấng Phục sinh hiện ra với Maria Mác-đa-la (Ga 20 , 11-18 ). Khác với tin mừng Nhất lãm, Gioan thuật lại hai lần hiện ra sau cùng cũng vào ngày sabath, một lần Tô-ma vắng mặt và một lần có mặt Tô-ma (Ga 20,19 – 28) .
Những kẻ trong cuộc giải thích
Thật vậy, phải có một cái gì đó bất thường xảy đến với những con người nhát đảm và yếu tin, để thay đổi cả một não trạng sợ sệt của họ. Đức Giêsu chết đã đặt vào cuộc đời của họ một dấu kết, như trong phần kết của một bản nhạc. Nếu không có một cuộc gặp gỡ diện đối diện với Đấng phục sinh thì e rằng một dòng chữ để lại cũng khó chứ phương chi cả một kho tàng như bốn phúc âm của các ngài. Quả thực Đức Giêsu đã đụng chạm đến các Tông đồ, sau khi từ cõi chết sống lại. Có như thế các tông đồ mới đủ bản lãnh để công bố Tin mừng Phục sinh cho nhân lọai, sách Công Vụ Tông Đồ chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ điều đó, bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã dẫn đưa hơn ba ngàn người gia nhập Hội thánh( Cvtđ 2 , 37 – 41).
Mãi mãi biến cố Phục sinh vẫn sống động và hùng hồn trôi theo dòng chảy của thời gian và không gian, trên dòng chảy bất tận của các tư tưởng, các trào lưu, các ý thức hệ mà con người đặt vào, thì vĩnh cửu Đức Giêsu Kitô vẫn là một: Alpha và Ômêga nghĩa là: khởi nguyên và cùng tận của lịch sử cứu độ.