Sóng Biển Đông đang dâng cao: Tin đáng chú ý.
BẮC KINH, ngày 15/06/2011, theo các Thông Tấn Xã Công Giáo AsiaNews /Agencies: Bắc Kinh loại trừ việc sử dụng vũ lực, nhưng lưu ý cho phía Hoa Kỳ biết là Trung Cộng đang cố gắng giảm mọi căng thẳng với cả 2 nước Việt Nam và Phi luật Tân. Trung Cộng đang thúc dục 2 nước này “ làm nhiều việc hơn nữa vì hòa bình và ổn định (sic)”. Trung Cộng muốn các vấn đề được giải quyết dàn xếp thông qua các cuộc đàm phán song phương nghĩa là Trung Cộng muốn mặc cả với riêng lẻ từng nước địch thù. Ngược lại chính phủ tại Hà Nội tỏ rõ là họ ưa thích phương thức bàn thảo “tiếp cận đa phương” nghĩa là chuyện phải bàn luận giữa các bên có lợi ích và quan tâm đến chủ quyền tại Biển Đông. Trong khi đó, chính phủ Manila lại thẳng thắn yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ. Trung Cộng cảnh cáo là “ việc quốc tế hóa ” vấn đề Biển Đông sẽ làm cho sự việc xấu hơn nữa .
Bắc Kinh cho biết, Trung Cộng sẽ không sử dụng vũ lực trong các tranh chấp ở khu vực Biển Đông (tức là Biển Hoa Nam theo cách nói nhận vơ cả nắm của phía Trung Cộng). Tuy nhiên, phía Trung Cộng nói, " Các quốc gia không trực tiếp có liên quan hay có dính máu ăn phần ở khu vực này thì nên xê ra chỗ khác chơi (trong nguyên văn tiếng Anh; “Countries not directly involved” should keep out.) Các quan chức của chính phủ Trung Cộng đã tuyên bố thẳng thừng với Hoa Kỳ như vậy, trong khi đó 2 quốc gia Việt Nam và Phi Luật Tân đang tìm sự giúp đỡ của Hoa Kỳ nhằm kháng cự lại những tham vọng của Trung Cộng lục địa. Các quan chức và Thông tấn xã của chính phủ Trung Cộng trong ngày hôm qua đã cảnh cáo rằng việc quốc tế hóa các tranh chấp ở khu vực Biển Đông sẽ chỉ làm cho tình hình tệ hại hơn và họ nhấn mạnh rằng các vấn đề này có thể chỉ được giải quyết thông qua các cuộc tham vấn- bàn thảo song phương giữa các quốc gia đã có khẳng định chủ quyền công khai trên khu vực Biển Đông.
Phát biểu của phía Bắc Kinh được nêu ra ngay sau khi có các cuộc tập trận Hải Quân bắn bằng đạn thật của Quân đội Cộng Sản Việt Nam trên Biển Đông vào ngày thứ Hai 13/06/2011. Phía Hà Nội cho rằng đây chỉ là những cuộc tập trận Hải Quân theo thường lệ và định kỳ; thế nhưng phía Trung Cộng lại bác bỏ lập luận này. Cùng ngày đó, Việt Nam công bố một sắc lệnh tổng động viên do Thủ Tướng chính phủ Hà Nội Nguyễn Tấn Dũng ký. Sắc lệnh này đặc biệt nêu rõ những ai sẽ được miễn hoãn lệnh tổng động viên nhập ngũ trong trường hợp có chiến tranh. Cuộc chiến tranh (Chiến thắng) cuối cùng của Việt Nam chống lại Trung quốc đã xảy ra vào năm 1979.
"Chúng tôi sẽ không tính đến việc sử dụng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực. Hồng Lợi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã tuyên bố như vậy. Tuy nhiên , ông ta " lên án bất kỳ những hành động nào có thể làm thổi bùng lên các tranh chấp , và thúc dục các bên có liên quan hãy làm nhiều việc mang lại lợi ích cho nền hòa bình và sự ổn định trong khu vực (sic)." Phát ngôn viên Hồng Lợi của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng còn nói thêm rằng; " Các quốc gia không có liên quan trực tiếp đến khu vực này hãy nên tôn trọng các nỗ lực của các quốc gia có liên quan trực tiếp đến khu vực này để giải quyết vấn đề thông qua các cuộc thương thảo mặc cả trực tiếp (negotiations). (sic - ở thế kỷ thứ 21 sao lại có những hạng ăn nói trơ trẽn và không biết đến xấu hổ như vậy- ở thời đại vệ tinh điện tử mà vẫn có người cho mình có quyền vừa ăn cướp-vừa đốt nhà- vừa la làng - và lại có thêm quyền dạy đời. Họ cho mình có quyền mục hạ vô nhân, không coi ai ra gì cả? ; sic) Lời ám chỉ này rõ ràng là nhắm thẳng vào Tổng Thống Benigno Aquino III của Phi Luật Tân- người mới đây đã tuyên bố rằng nước Phi Luật Tân của ông ta chắc sẽ có lợi ích từ sự giúp đỡ cuả Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp căng thẳng với Trung Cộng. Phía Hoa Thịnh Đốn , trong thực tế, đã quan tâm đến việc kiểm soát khu vực này.
Tổng Thống Benigno Aquino III nói rằng ông ta sẽ đổi tên khu vực biển tranh chấp với nước ông trở thành tên mới: Biển Miền Tây Phi Luật Tân (West Philippine Sea ). Đối với Tổng Thống nước Phi Luật Tân thì sự hiện diện của Hải Quân Hoa Kỳ trong khu vực này sẽ bảo đảm cho quyền Tự Do Hàng Hải và An ninh Khu vực - đem lại thuận tiện cho việc giao thương đi lại trên Biển Đông.
Về phía mình, Hà Nội đang tích cực cổ vũ một phương thế tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp , nói chuyện nhiều bên - theo lối nói của Hà Nội. Thế nhưng, phía Bắc Kinh lại bác bỏ cách thế này. Trung Cộng lại ưa cái cách thương thảo mặc cả riêng lẻ với từng quốc gia một trong khu vực này (sic, cái thời đại đánh du kích, đánh qủa lẻ, đi ăn mảnh dấm dúi, lén lút riêng lẻ của những lái buôn chính trị , bán nước buôn dân đã qua rồi. Cứ xem lại những mật điện của các quan chức thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ qua sự việc WiKi- Leaks mới đây thì có thể rút ra biết bao điều.)
Các xung đột căng thẳng vốn có trong những ngày gần đây càng xấu hơn qua 2 sự kiện riêng biệt liên quan đến việc va chạm tàu thuyền giữa Việt Nam và Trung Cộng, giữa Trung Cộng và Phi Luật Tân ở ngoài khơi 2 Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa (Spratly and Paracel Islands.)
Theo một học giả Trung Cộng, một sự kiện đã xảy ra trong thực tế là Thủ Tướng Cộng Sản Bắc Việt ngày đó là ông Phạm Văn Đồng đã gởi một điện văn cho Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai vào năm 1958 - đã công nhận lập luận đòi chủ quyền của Trung Cộng trên các Quần đảo Trường Sa của Việt Nam (là Tây Sa - Xisha theo cách nói của Trung Cộng) và Hoàng Sa của Việt Nam (là Nam Sa - Nansha - theo cách nói của Trung Cộng) đã càng tăng thêm sức cho lập luận chủ quyền của Trung Cộng. ( Sic, dẫu cho cá nhân những tên Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Mạc Đăng Dung, và Lê Chiêu Thống tân thời có ký bao nhiêu giấy đi nữa cũng không có một chút gía trị pháp lý cỏn con nào căn cứ theo Công Ước Liên Hiệp Quốc và theo nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ - chủ quyền tối thượng của quốc gia thuộc về toàn dân.)
Giữa các quốc gia trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, Trung Cộng cho rằng họ có chủ quyền rộng lớn nhất trên Biển Đông (tức là Biển Hoa Nam theo cách gọi của Trung Cộng) bao gồm các Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa không có dân cư nhưng lại có những ngư trường rất giàu tài nguyên thủy hải sản và lãnh hải với những tiềm năng rất quan trọng về dầu và khí đốt thiên nhiên.
Lập luận đòi chủ quyền ngang ngược về " Vùng Lưỡi Bò" của phía Trung Cộng cũng phản ảnh mục tiêu chiến lược của chủ nghĩa Bá Quyền của nước lớn cậy mạnh, muốn kiểm soát việc giao thương và phát triển khai thác tất cả khoáng sản tài nguyên trong khu vực nhất là trên lĩnh vực dầu và khí đốt thiên nhiên. (Beijing’s claims also reflect its strategic goal of hegemonic control over trade and mineral development, above all oil and natural gas.)
Thế nhưng những tham vọng đầy thách đố và ngạo mạn của phía Trung Cộng đã không dễ dàng tiến hành êm xuôi như ý họ muốn. Các địch thủ của Trung Cộng bao gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan; và cả Hoa Kỳ vốn có các lợi ích chiến lược riêng của Hoa Kỳ trong khu vực này (Contenders include Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan, as well as the United States, which has its own strategic interests in the region.) Các quốc gia này sẽ không làm ngơ, và sẽ không để cho Trung Cộng hung hăng muốn làm gì thì làm.
Tô Kiều Phong Ji Qiufeng, giáo sư Trường Quan hệ Ngoại giao thuộc Đại Học Nam Kinh nói là phía Bắc Kinh cần thi ết phải nói rõ cho phía Việt Nam biết rằng; “ bất cứ những thách thức nào về chủ quyền lãnh thổ của Trung Cộng trên Biển Hoa Nam sẽ không thể đạt thắng lợi.”
Các quan chức của Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ đã xác nhận rằng một tuần dương hạm sẽ đến Đà Nẵng vào tháng tới để tham gia diễn tập Tìm ki ếm và Cứu hộ như là một phần của mô thức tập trận hàng năm với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á ; bao gồm Hải Quân các quốc gia Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai Á và Phi Luật Tân.
Tuy nhi ên,phía Bắc kinh sẽ theo dõi sát sao sự hiện diện của các chiến hạm Hải Quân Hoa Kỳ trong khu vực Biển Đông đang tranh ch ấp mà gần đây Trung Cộng tự vơ vào là Biển Hoa Nam “ Khu vực Lưỡi Bò” của họ.
Và vì vậy, Tuần Dương Hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, SS John S. McCain (hình chụp kèm theo) có thể lại sẽ đến Việt Nam trong tháng sắp tới để tham gia tập trận chung với Hải Quân Cộng Sản Việt Nam và. (Ghi chú: Tuần Dương Hạm này mang tên 2 đời Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ là ông nội và là cha của Thượng Nghị Sĩ John McCain, Thiếu tá Phi công Hải Quân Hoa Kỳ - người tù binh chiến tranh một thuở tại Nhà Giam Hoả Lò Hà Nội - Hilton Hà Nội theo đùa cợt.) Nghĩ tấn trò đời thật oái ăm và tai ác, như môi với răng ngày xưa thì nay lại đâm ra cắn xé nhau; ngày xưa nhục mạ nói xấu kẻ thù này là thằng này thằng nọ mà ngày nay lại phải khuất thân đến cầu xin van nài kẻ thù cũ. Cái lối ăn đằng sống nói đằng gió và ghét nhau đổ đất chôn đi- xem ra không có hậu. Ngày xưa cố đuổi xua người ta đi khỏi vịnh Subic nay lại tha thiết mong mỏi họ quay về.
Dominic David Trần
BẮC KINH, ngày 15/06/2011, theo các Thông Tấn Xã Công Giáo AsiaNews /Agencies: Bắc Kinh loại trừ việc sử dụng vũ lực, nhưng lưu ý cho phía Hoa Kỳ biết là Trung Cộng đang cố gắng giảm mọi căng thẳng với cả 2 nước Việt Nam và Phi luật Tân. Trung Cộng đang thúc dục 2 nước này “ làm nhiều việc hơn nữa vì hòa bình và ổn định (sic)”. Trung Cộng muốn các vấn đề được giải quyết dàn xếp thông qua các cuộc đàm phán song phương nghĩa là Trung Cộng muốn mặc cả với riêng lẻ từng nước địch thù. Ngược lại chính phủ tại Hà Nội tỏ rõ là họ ưa thích phương thức bàn thảo “tiếp cận đa phương” nghĩa là chuyện phải bàn luận giữa các bên có lợi ích và quan tâm đến chủ quyền tại Biển Đông. Trong khi đó, chính phủ Manila lại thẳng thắn yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ. Trung Cộng cảnh cáo là “ việc quốc tế hóa ” vấn đề Biển Đông sẽ làm cho sự việc xấu hơn nữa .
Phát biểu của phía Bắc Kinh được nêu ra ngay sau khi có các cuộc tập trận Hải Quân bắn bằng đạn thật của Quân đội Cộng Sản Việt Nam trên Biển Đông vào ngày thứ Hai 13/06/2011. Phía Hà Nội cho rằng đây chỉ là những cuộc tập trận Hải Quân theo thường lệ và định kỳ; thế nhưng phía Trung Cộng lại bác bỏ lập luận này. Cùng ngày đó, Việt Nam công bố một sắc lệnh tổng động viên do Thủ Tướng chính phủ Hà Nội Nguyễn Tấn Dũng ký. Sắc lệnh này đặc biệt nêu rõ những ai sẽ được miễn hoãn lệnh tổng động viên nhập ngũ trong trường hợp có chiến tranh. Cuộc chiến tranh (Chiến thắng) cuối cùng của Việt Nam chống lại Trung quốc đã xảy ra vào năm 1979.
"Chúng tôi sẽ không tính đến việc sử dụng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực. Hồng Lợi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã tuyên bố như vậy. Tuy nhiên , ông ta " lên án bất kỳ những hành động nào có thể làm thổi bùng lên các tranh chấp , và thúc dục các bên có liên quan hãy làm nhiều việc mang lại lợi ích cho nền hòa bình và sự ổn định trong khu vực (sic)." Phát ngôn viên Hồng Lợi của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng còn nói thêm rằng; " Các quốc gia không có liên quan trực tiếp đến khu vực này hãy nên tôn trọng các nỗ lực của các quốc gia có liên quan trực tiếp đến khu vực này để giải quyết vấn đề thông qua các cuộc thương thảo mặc cả trực tiếp (negotiations). (sic - ở thế kỷ thứ 21 sao lại có những hạng ăn nói trơ trẽn và không biết đến xấu hổ như vậy- ở thời đại vệ tinh điện tử mà vẫn có người cho mình có quyền vừa ăn cướp-vừa đốt nhà- vừa la làng - và lại có thêm quyền dạy đời. Họ cho mình có quyền mục hạ vô nhân, không coi ai ra gì cả? ; sic) Lời ám chỉ này rõ ràng là nhắm thẳng vào Tổng Thống Benigno Aquino III của Phi Luật Tân- người mới đây đã tuyên bố rằng nước Phi Luật Tân của ông ta chắc sẽ có lợi ích từ sự giúp đỡ cuả Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp căng thẳng với Trung Cộng. Phía Hoa Thịnh Đốn , trong thực tế, đã quan tâm đến việc kiểm soát khu vực này.
Tổng Thống Benigno Aquino III nói rằng ông ta sẽ đổi tên khu vực biển tranh chấp với nước ông trở thành tên mới: Biển Miền Tây Phi Luật Tân (West Philippine Sea ). Đối với Tổng Thống nước Phi Luật Tân thì sự hiện diện của Hải Quân Hoa Kỳ trong khu vực này sẽ bảo đảm cho quyền Tự Do Hàng Hải và An ninh Khu vực - đem lại thuận tiện cho việc giao thương đi lại trên Biển Đông.
Về phía mình, Hà Nội đang tích cực cổ vũ một phương thế tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp , nói chuyện nhiều bên - theo lối nói của Hà Nội. Thế nhưng, phía Bắc Kinh lại bác bỏ cách thế này. Trung Cộng lại ưa cái cách thương thảo mặc cả riêng lẻ với từng quốc gia một trong khu vực này (sic, cái thời đại đánh du kích, đánh qủa lẻ, đi ăn mảnh dấm dúi, lén lút riêng lẻ của những lái buôn chính trị , bán nước buôn dân đã qua rồi. Cứ xem lại những mật điện của các quan chức thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ qua sự việc WiKi- Leaks mới đây thì có thể rút ra biết bao điều.)
Các xung đột căng thẳng vốn có trong những ngày gần đây càng xấu hơn qua 2 sự kiện riêng biệt liên quan đến việc va chạm tàu thuyền giữa Việt Nam và Trung Cộng, giữa Trung Cộng và Phi Luật Tân ở ngoài khơi 2 Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa (Spratly and Paracel Islands.)
Theo một học giả Trung Cộng, một sự kiện đã xảy ra trong thực tế là Thủ Tướng Cộng Sản Bắc Việt ngày đó là ông Phạm Văn Đồng đã gởi một điện văn cho Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai vào năm 1958 - đã công nhận lập luận đòi chủ quyền của Trung Cộng trên các Quần đảo Trường Sa của Việt Nam (là Tây Sa - Xisha theo cách nói của Trung Cộng) và Hoàng Sa của Việt Nam (là Nam Sa - Nansha - theo cách nói của Trung Cộng) đã càng tăng thêm sức cho lập luận chủ quyền của Trung Cộng. ( Sic, dẫu cho cá nhân những tên Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Mạc Đăng Dung, và Lê Chiêu Thống tân thời có ký bao nhiêu giấy đi nữa cũng không có một chút gía trị pháp lý cỏn con nào căn cứ theo Công Ước Liên Hiệp Quốc và theo nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ - chủ quyền tối thượng của quốc gia thuộc về toàn dân.)
Giữa các quốc gia trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, Trung Cộng cho rằng họ có chủ quyền rộng lớn nhất trên Biển Đông (tức là Biển Hoa Nam theo cách gọi của Trung Cộng) bao gồm các Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa không có dân cư nhưng lại có những ngư trường rất giàu tài nguyên thủy hải sản và lãnh hải với những tiềm năng rất quan trọng về dầu và khí đốt thiên nhiên.
Lập luận đòi chủ quyền ngang ngược về " Vùng Lưỡi Bò" của phía Trung Cộng cũng phản ảnh mục tiêu chiến lược của chủ nghĩa Bá Quyền của nước lớn cậy mạnh, muốn kiểm soát việc giao thương và phát triển khai thác tất cả khoáng sản tài nguyên trong khu vực nhất là trên lĩnh vực dầu và khí đốt thiên nhiên. (Beijing’s claims also reflect its strategic goal of hegemonic control over trade and mineral development, above all oil and natural gas.)
Thế nhưng những tham vọng đầy thách đố và ngạo mạn của phía Trung Cộng đã không dễ dàng tiến hành êm xuôi như ý họ muốn. Các địch thủ của Trung Cộng bao gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan; và cả Hoa Kỳ vốn có các lợi ích chiến lược riêng của Hoa Kỳ trong khu vực này (Contenders include Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan, as well as the United States, which has its own strategic interests in the region.) Các quốc gia này sẽ không làm ngơ, và sẽ không để cho Trung Cộng hung hăng muốn làm gì thì làm.
Tô Kiều Phong Ji Qiufeng, giáo sư Trường Quan hệ Ngoại giao thuộc Đại Học Nam Kinh nói là phía Bắc Kinh cần thi ết phải nói rõ cho phía Việt Nam biết rằng; “ bất cứ những thách thức nào về chủ quyền lãnh thổ của Trung Cộng trên Biển Hoa Nam sẽ không thể đạt thắng lợi.”
Các quan chức của Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ đã xác nhận rằng một tuần dương hạm sẽ đến Đà Nẵng vào tháng tới để tham gia diễn tập Tìm ki ếm và Cứu hộ như là một phần của mô thức tập trận hàng năm với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á ; bao gồm Hải Quân các quốc gia Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai Á và Phi Luật Tân.
Tuy nhi ên,phía Bắc kinh sẽ theo dõi sát sao sự hiện diện của các chiến hạm Hải Quân Hoa Kỳ trong khu vực Biển Đông đang tranh ch ấp mà gần đây Trung Cộng tự vơ vào là Biển Hoa Nam “ Khu vực Lưỡi Bò” của họ.
Và vì vậy, Tuần Dương Hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, SS John S. McCain (hình chụp kèm theo) có thể lại sẽ đến Việt Nam trong tháng sắp tới để tham gia tập trận chung với Hải Quân Cộng Sản Việt Nam và. (Ghi chú: Tuần Dương Hạm này mang tên 2 đời Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ là ông nội và là cha của Thượng Nghị Sĩ John McCain, Thiếu tá Phi công Hải Quân Hoa Kỳ - người tù binh chiến tranh một thuở tại Nhà Giam Hoả Lò Hà Nội - Hilton Hà Nội theo đùa cợt.) Nghĩ tấn trò đời thật oái ăm và tai ác, như môi với răng ngày xưa thì nay lại đâm ra cắn xé nhau; ngày xưa nhục mạ nói xấu kẻ thù này là thằng này thằng nọ mà ngày nay lại phải khuất thân đến cầu xin van nài kẻ thù cũ. Cái lối ăn đằng sống nói đằng gió và ghét nhau đổ đất chôn đi- xem ra không có hậu. Ngày xưa cố đuổi xua người ta đi khỏi vịnh Subic nay lại tha thiết mong mỏi họ quay về.
Dominic David Trần