Chúng ta cùng theo dõi tiến trình mối quan hệ này trong 12 tháng qua, từ ngày 24-6- 2010 đến 24-6-2011 (Ucanews.com).
- 24-6-2010: Cha Giuse Han Yingjin được tấn phong làm Giám mục Tam Nguyên. Là giám mục được tấn phong thứ tư ở Trung Quốc trong năm này, ngài nhận được ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng và được chính phủ chấp thuận. Khoảng 3.000 người đến nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu của giáo phận Tam Nguyên để chứng kiến lễ phong chức, có cả 6 vị giám mục được Trung Quốc lẫn Vatican phê chuẩn tham dự lễ này.
-29-7-2010: Đức Hồng Y Giuse Zen Ze-Kuin (Trần Nhật Quân) - một nhà bình luận thẳng thắn về Giáo Hội tại Trung Quốc, trong một bài viết ngài phê phán rằng Bắc Kinh muốn các vị giám mục có được sự bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói: "Nếu đây là thực tế được phản ánh thì chúng ta sẽ có lý do để vui mừng... Nhưng nó có thực sự như vậy không? Từ những thông tin mà chúng tôi thu thập ở ngay tại Hồng Kông này, thực tế là ít như thế". Ngài kết thúc cuộc độc thoại của mình rằng: "Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta khỏi tất cả sự dữ".
- 17-11-2010: Các giám mục vị giám mục do Vatican bổ nhiệm (hiệp thông) phải chịu áp lực để đến tham dự vụ tấn phong ở Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc ngày 20-11-2011 cho một giám mục không được Vatican chấp thuận. Các linh mục trong giáo phận Hành Thủy nói rằng quan chức chính quyền địa phương đã thúc ép giám mục của họ tham dự lễ tấn phong đó. Họ cũng lo lắng vì mất liên lạc với một vị giám mục đã tắt máy điện thoại trong nhiều ngày.
-18-10-2010: Xuất hiện nhiều thông tin chi tiết về việc nhiều giám mục hiệp thông với Tòa Thánh bị bị cưỡng ép phải tham dự lễ tấn phong ở Thừa Đức. Người ta nói họ sẽ được hộ tống bởi các quan chức an ninh. Cha phát ngôn viên Vatican nói: "Nếu các báo cáo này là đúng sự thật thì Tòa Thánh sẽ coi các hành động như vậy là vi phạm nghiêm trọng...". Cha nói thêm rằng: "Tòa Thánh mong muốn phát triển quan hệ tích cực với Trung Quốc, và đã liên hệ với chính quyền Trung Quốc để làm cho lập trường này rõ ràng".
-20-11-2010: Lễ tấn phong cho linh mục Giuse Guo Jincai diễn ra theo kế hoạch. Khu vực này được bao vây bởi cảnh sát, máy ảnh bị cấm và các tín hiệu điện thoại bị khóa. Một số nguồn tin nói rằng giáo dân ở Thừa Đức vốn là những người đơn giản đặt niềm tin và lòng kính trọng với Đức Giáo Hoàng, nhưng họ không có lựa chọn nào khác mà phải chấp nhận vị giám mục mới của họ, vì tình hình chính trị. Đây là vụ tấn phong bất hợp thức đầu tiên trong vòng bốn năm qua, và lần là vụ đầu tiên kể từ khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhắc lại vào năm 2007 rằng: Đức Giáo Hoàng phải có "quyền tinh thần tối cao" trong việc bổ nhiệm các giám mục.
-24-11-2010: Một thông cáo của Vatican cho biết: Đức Thánh Cha "lấy làm tiếc một cách sâu sắc" về vụ tấn phong bất hợp thức này. Ngoài ra Vatican cảnh báo rằng Tòa Thánh sẽ đánh giá sự việc, bao gồm cả giá trị thành sự của lễ tấn phong và khả năng trừng phạt theo giáo luật cho những giám mục nào tham gia, mặc dù điều đó có thể trái với ý muốn của họ.
-24-11-2010: Khoảng 100 chủng sinh ở tỉnh Hà Bắc phản đối việc quan chức chính phủ được bổ nhiệm về làm hiệu phó chủng viện của họ. Một người biểu tình nói rằng "chủng viện đào tạo ra linh mục tương lai, chứ không phải đảng viên".
-2-12-2010: Ông Ren Yanli - quan sát viên kỳ cựu về Giáo Hội Trung Quốc cho rằng vụ tấn phong ở Thừa Đức đã làm mất đi nỗ lực nhiều năm trời. Ông mô tả đó như là điều "không thể hiểu nổi", và cho biết không có vụ tấn phong bất hợp thức nào xảy ra trong bốn năm qua.
-6-12-2010: Cha Jeroom Hendryckx kêu gọi quay trở lại "đối thoại". Cha chỉ ra rằng, khi Cha Guo được chọn làm ứng cử viên giám mục vào năm 2008, Rôma đã không phản đối nhưng yêu cầu hoãn lại, gần đây biên giới giáo phận đã được thay đổi. Bắc Kinh đã khước từ và đã đi trước. Cha Hendryckx mô tả các giám mục, linh mục và giáo dân của Thừa Đức là "nạn nhân thực sự của vụ việc này" và hỏi rằng tại sao một số phương tiện truyền thông lại đổ lỗi cho họ. Cuối cùng, cha Hendryckx cho rằng sự việc này là lời nhắc nhở Giáo Hội tại Trung Quốc phải đánh giá lại chính mình.
-6-12-2010: Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-Kuin phản đối bài viết của Cha Hendryckx.
-7 đến 9-12-2010: Đại hội đại biểu Công giáo Quốc gia lần thứ VIII diễn ra ở Bắc Kinh. Có nhiều lời cáo buộc chính phủ đã cưỡng ép các giám mục tham dự và buông những lời hăm dọa nặng nề trước khi sự kiện này diễn ra về những vấn đề của nghi thức và bầu chọn. Cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày cuối cùng với những văn kiện quan trọng, một quan sát viên khẳng định rằng phiếu trắng được tính là phiếu ủng hộ. Một giám mục tấn phong bất hợp thức được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc, một cơ thể không được Vatican công nhận. Tân giám mục bất hợp thức ở Thừa Đức được đặt làm Tổng thư ký. Tòa Thánh Vatican không công nhận Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, nhưng một giám mục hợp thức (được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm) lại được họ bầu làm Chủ tịch của hội này. Địa điểm được lựa chọn cho sự kiện này có lẽ đáng mỉa mai thay: đó là khách sạn Hữu Nghị.
-17-12-2010: Tòa Thánh lên tiếng mạnh mẽ về vụ việc và bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc" về đại hội này. Đối với vấn đề ép buộc các đại biểu tham dự đại hội, Tòa Thánh nói rằng "tham vọng liên tục kiểm soát cuộc sống của công dân và can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội không có lợi gì cho Trung Quốc".
-13-4-2011: Trong bối cảnh của "mùa xuân Ả Rập", Trung Quốc đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, mở rộng đối tượng đến các Kitô hữu không trực thuộc chính quyền, xử phạt giáo hội "công khai". Ít nhất ba linh mục "hầm trú" trong tỉnh Hà Bắc bị giam giữ và đưa đến địa điểm không rõ ràng; một linh mục bị tra tấn và người ta lo ngại cho sự an toàn của những người khác. Các nhân chứng nói rằng một trong những linh mục ấy đã bị hàng chục cán bộ bắt đi.
-14-4-2011: Sau một cuộc họp của Ủy ban về Giáo Hội tại Trung Quốc, Trung tâm Báo chí Tòa Thánh phát hành một thông cáo mang tên "Cảm động trước đức mến, một thông điệp gửi tới người Công giáo Trung Quốc". Mang văn phong hòa giải, thông cáo nói: "Chúng tôi hy vọng rằng sự chân thành và tôn trọng đối thoại với chính quyền dân sự có thể giúp khắc phục những khó khăn".
-14-4-2011: Các chuyên gia phân tích Giáo Hội tại Trung Quốc cho rằng, thông cáo trên của Vatican được xây dựng để mở cánh cửa cho đối thoại. Một nhà phân tích mô tả đây là một "bất ngờ nhỏ".
-11-5-2011: Giáo phận Sán Đầu ở miền nam tỉnh Quảng Đông tổ chức một cuộc bỏ phiếu để chọn ra một ứng viên giám mục, dưới sự theo dõi của công an. Một linh mục nói rằng "nhiều người mặc thường phục" tích cực "hơn so với các cử tri" và mô tả không khí tại sự kiện này là "nặng nề". Ứng viên duy nhất là linh mục Giuse Huang Bingzhang được chọn. Một số cử tri nói rằng họ đã không hành động theo lương tâm của họ, nhưng là vì sự nghiệp và gia đình của họ.
-16-5-2011: Cuối một buổi tiếp kiến ở Rôma, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đề nghị hãy cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, để họ có thể "ở lại trong Giáo Hội Công Giáo duy nhất" và khắc phục khỏi "sự cám dỗ đi theo một con đường độc lập khỏi Thánh Phêrô". Ngài đề xuất cử hành ngày 24-5 như một ngày đặc biệt để cầu nguyện cho họ, vì đó là ngày lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu - đấng được rất nhiều người Công giáo Trung Quốc tôn kính.
-1-6-2011: Giáo phận Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc (không nên nhầm lẫn với tỉnh Hà Bắc) thông báo sẽ tấn phong một giám mục không được Vatican công nhận. Ngày được ấn định là 9-6. Người ta cho rằng một lần nữa, các giám mục địa phương đang bị thúc ép tham dự lễ tấn phong. Ứng viên là Cha Giuse Shen Guo'an không muốn chấp nhận vị trí này.
-3-6-2011: Mặc dù có tranh cãi về ý định tấn phong ở Vũ Hán, một quan chức của Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc lại kêu gọi Trung Quốc và Vatican cùng giải quyết vấn đề. Ông này nói: "Trước khi các trường hợp tiếp theo lần lượt được xúc tiến, chúng tôi hy vọng Trung Quốc và Vatican có thể tiếp tục đàm phán để giải quyết vấn đề. Thời gian có hạn và quan trọng là nằm trong tay của Vatican". Trong khi đó, bốn vụ tấn phong nữa được công bố sẽ thực hiện ở tỉnh Tứ Xuyên, với một ứng viên không được Vatican công nhận.
-7-6-2011: Lễ tấn phong ở Vũ Hán bị hoãn lại. Ứng viên là Cha Giuse Shen Guo'an nói ngài không biết tại sao, hoặc khi nào nó sẽ diễn ra. Nhưng có ý kiến cho rằng sự phản kháng của ngài đã đóng một phần quan trọng trong việc hoãn lại này. Trong khi một số quan sát viên nói rằng, nó chưa hẳn là sự kết thúc cho việc tấn phong bất hợp thức, số khác lại giải thích rằng đây là một dấu hiệu tích cực cho cả Trung Quốc và Vatican.
-10-6-2011: Đức Tổng Giám Mục Savio Hon Tai Fai (Hàn Đại Huy) - một người Hồng Kông hiện đang làm Tổng thư ký mới của Thánh Bộ Truyền Giáo đã thẳng thắn chỉ trích Bắc Kinh. Ngài cũng khẳng định rằng một tâm trạng đối đầu mới, thay vì dàn xếp, đang được lan tỏa ở Rôma. Ngài giải thích rằng một số giám mục và linh mục bị ép buộc, họ bị trừng phạt nếu họ không làm. Ngài nói: "Họ bị mất trợ cấp ngân sách cho giáo phận của họ, họ gặp phải những trở ngại khi thự thi sứ vụ hàng ngày, họ bị phạt trong sự nghiệp của họ, họ không được cho phép đi nước ngoài hoặc đi du lịch trong Trung Quốc, và họ buộc phải trải qua các khóa học giáo dục cải tạo". Nhưng ngài cũng khuyên rằng "các giám mục và linh mục nào cảm thấy yếu hoặc không thể chống chọi với áp lực đòi hỏi của chính quyền thì hãy can đảm từ chức sứ vụ của mình".
-13-6-2011: Vatican gia tăng mức độ cảnh báo bằng một thông cáo mới nói rằng: những ai tham gia tấn phong bất hợp thức có thể bị vạ tuyệt thông. Thông cáo này nhấn mạnh Giáo Luật điều 1382 nói rằng "giám mục nào tấn phong một người nào đó làm giám mục mà không có ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, và người đón nhận sự truyền chức này từ giám mục đó, phải chịu vạ tuyệt thông tiền kết".
-14-6-2011: Các quan sát viên Giáo hội cố gắng làm dịu tình hình bằng cách tuyên bố rằng tài liệu đó của Vatican không có ý nhắm vào Trung Quốc. "Đây là một lời nhắc nhở thiện chí để giáo sĩ Công giáo trên toàn thế giới không vi phạm các giáo luật", một người trong số họ nói.
-24-6-2011: Đúng một năm sau, Giáo phận Lạc Sơn ở tỉnh Tứ Xuyên thông báo rằng một giám mục mới sẽ được tấn phong bất hợp thức vào ngày 29-6. Không chỉ là một giám mục mới không được công nhận, các nguồn tin thân cận ở Vatican còn nói rằng, người này không bao giờ có thể được phê duyệt. Lý do chính xác tại sao thì không tiết lộ, nhưng người ta nói rằng đó là việc "rất hệ trọng" mà các linh mục, giám mục địa phương và ngay cả Hội đồng Giám mục của chính phủ cũng biết. Một số người Công giáo ở Lạc Sơn nói rằng họ sẽ phản đối bên ngoài nhà thờ nếu sự kiện này xảy ra.
- 24-6-2010: Cha Giuse Han Yingjin được tấn phong làm Giám mục Tam Nguyên. Là giám mục được tấn phong thứ tư ở Trung Quốc trong năm này, ngài nhận được ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng và được chính phủ chấp thuận. Khoảng 3.000 người đến nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu của giáo phận Tam Nguyên để chứng kiến lễ phong chức, có cả 6 vị giám mục được Trung Quốc lẫn Vatican phê chuẩn tham dự lễ này.
-29-7-2010: Đức Hồng Y Giuse Zen Ze-Kuin (Trần Nhật Quân) - một nhà bình luận thẳng thắn về Giáo Hội tại Trung Quốc, trong một bài viết ngài phê phán rằng Bắc Kinh muốn các vị giám mục có được sự bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói: "Nếu đây là thực tế được phản ánh thì chúng ta sẽ có lý do để vui mừng... Nhưng nó có thực sự như vậy không? Từ những thông tin mà chúng tôi thu thập ở ngay tại Hồng Kông này, thực tế là ít như thế". Ngài kết thúc cuộc độc thoại của mình rằng: "Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta khỏi tất cả sự dữ".
- 17-11-2010: Các giám mục vị giám mục do Vatican bổ nhiệm (hiệp thông) phải chịu áp lực để đến tham dự vụ tấn phong ở Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc ngày 20-11-2011 cho một giám mục không được Vatican chấp thuận. Các linh mục trong giáo phận Hành Thủy nói rằng quan chức chính quyền địa phương đã thúc ép giám mục của họ tham dự lễ tấn phong đó. Họ cũng lo lắng vì mất liên lạc với một vị giám mục đã tắt máy điện thoại trong nhiều ngày.
-18-10-2010: Xuất hiện nhiều thông tin chi tiết về việc nhiều giám mục hiệp thông với Tòa Thánh bị bị cưỡng ép phải tham dự lễ tấn phong ở Thừa Đức. Người ta nói họ sẽ được hộ tống bởi các quan chức an ninh. Cha phát ngôn viên Vatican nói: "Nếu các báo cáo này là đúng sự thật thì Tòa Thánh sẽ coi các hành động như vậy là vi phạm nghiêm trọng...". Cha nói thêm rằng: "Tòa Thánh mong muốn phát triển quan hệ tích cực với Trung Quốc, và đã liên hệ với chính quyền Trung Quốc để làm cho lập trường này rõ ràng".
-20-11-2010: Lễ tấn phong cho linh mục Giuse Guo Jincai diễn ra theo kế hoạch. Khu vực này được bao vây bởi cảnh sát, máy ảnh bị cấm và các tín hiệu điện thoại bị khóa. Một số nguồn tin nói rằng giáo dân ở Thừa Đức vốn là những người đơn giản đặt niềm tin và lòng kính trọng với Đức Giáo Hoàng, nhưng họ không có lựa chọn nào khác mà phải chấp nhận vị giám mục mới của họ, vì tình hình chính trị. Đây là vụ tấn phong bất hợp thức đầu tiên trong vòng bốn năm qua, và lần là vụ đầu tiên kể từ khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhắc lại vào năm 2007 rằng: Đức Giáo Hoàng phải có "quyền tinh thần tối cao" trong việc bổ nhiệm các giám mục.
-24-11-2010: Một thông cáo của Vatican cho biết: Đức Thánh Cha "lấy làm tiếc một cách sâu sắc" về vụ tấn phong bất hợp thức này. Ngoài ra Vatican cảnh báo rằng Tòa Thánh sẽ đánh giá sự việc, bao gồm cả giá trị thành sự của lễ tấn phong và khả năng trừng phạt theo giáo luật cho những giám mục nào tham gia, mặc dù điều đó có thể trái với ý muốn của họ.
-24-11-2010: Khoảng 100 chủng sinh ở tỉnh Hà Bắc phản đối việc quan chức chính phủ được bổ nhiệm về làm hiệu phó chủng viện của họ. Một người biểu tình nói rằng "chủng viện đào tạo ra linh mục tương lai, chứ không phải đảng viên".
-2-12-2010: Ông Ren Yanli - quan sát viên kỳ cựu về Giáo Hội Trung Quốc cho rằng vụ tấn phong ở Thừa Đức đã làm mất đi nỗ lực nhiều năm trời. Ông mô tả đó như là điều "không thể hiểu nổi", và cho biết không có vụ tấn phong bất hợp thức nào xảy ra trong bốn năm qua.
-6-12-2010: Cha Jeroom Hendryckx kêu gọi quay trở lại "đối thoại". Cha chỉ ra rằng, khi Cha Guo được chọn làm ứng cử viên giám mục vào năm 2008, Rôma đã không phản đối nhưng yêu cầu hoãn lại, gần đây biên giới giáo phận đã được thay đổi. Bắc Kinh đã khước từ và đã đi trước. Cha Hendryckx mô tả các giám mục, linh mục và giáo dân của Thừa Đức là "nạn nhân thực sự của vụ việc này" và hỏi rằng tại sao một số phương tiện truyền thông lại đổ lỗi cho họ. Cuối cùng, cha Hendryckx cho rằng sự việc này là lời nhắc nhở Giáo Hội tại Trung Quốc phải đánh giá lại chính mình.
-6-12-2010: Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-Kuin phản đối bài viết của Cha Hendryckx.
-7 đến 9-12-2010: Đại hội đại biểu Công giáo Quốc gia lần thứ VIII diễn ra ở Bắc Kinh. Có nhiều lời cáo buộc chính phủ đã cưỡng ép các giám mục tham dự và buông những lời hăm dọa nặng nề trước khi sự kiện này diễn ra về những vấn đề của nghi thức và bầu chọn. Cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày cuối cùng với những văn kiện quan trọng, một quan sát viên khẳng định rằng phiếu trắng được tính là phiếu ủng hộ. Một giám mục tấn phong bất hợp thức được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc, một cơ thể không được Vatican công nhận. Tân giám mục bất hợp thức ở Thừa Đức được đặt làm Tổng thư ký. Tòa Thánh Vatican không công nhận Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, nhưng một giám mục hợp thức (được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm) lại được họ bầu làm Chủ tịch của hội này. Địa điểm được lựa chọn cho sự kiện này có lẽ đáng mỉa mai thay: đó là khách sạn Hữu Nghị.
-17-12-2010: Tòa Thánh lên tiếng mạnh mẽ về vụ việc và bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc" về đại hội này. Đối với vấn đề ép buộc các đại biểu tham dự đại hội, Tòa Thánh nói rằng "tham vọng liên tục kiểm soát cuộc sống của công dân và can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội không có lợi gì cho Trung Quốc".
-13-4-2011: Trong bối cảnh của "mùa xuân Ả Rập", Trung Quốc đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, mở rộng đối tượng đến các Kitô hữu không trực thuộc chính quyền, xử phạt giáo hội "công khai". Ít nhất ba linh mục "hầm trú" trong tỉnh Hà Bắc bị giam giữ và đưa đến địa điểm không rõ ràng; một linh mục bị tra tấn và người ta lo ngại cho sự an toàn của những người khác. Các nhân chứng nói rằng một trong những linh mục ấy đã bị hàng chục cán bộ bắt đi.
-14-4-2011: Sau một cuộc họp của Ủy ban về Giáo Hội tại Trung Quốc, Trung tâm Báo chí Tòa Thánh phát hành một thông cáo mang tên "Cảm động trước đức mến, một thông điệp gửi tới người Công giáo Trung Quốc". Mang văn phong hòa giải, thông cáo nói: "Chúng tôi hy vọng rằng sự chân thành và tôn trọng đối thoại với chính quyền dân sự có thể giúp khắc phục những khó khăn".
-14-4-2011: Các chuyên gia phân tích Giáo Hội tại Trung Quốc cho rằng, thông cáo trên của Vatican được xây dựng để mở cánh cửa cho đối thoại. Một nhà phân tích mô tả đây là một "bất ngờ nhỏ".
-11-5-2011: Giáo phận Sán Đầu ở miền nam tỉnh Quảng Đông tổ chức một cuộc bỏ phiếu để chọn ra một ứng viên giám mục, dưới sự theo dõi của công an. Một linh mục nói rằng "nhiều người mặc thường phục" tích cực "hơn so với các cử tri" và mô tả không khí tại sự kiện này là "nặng nề". Ứng viên duy nhất là linh mục Giuse Huang Bingzhang được chọn. Một số cử tri nói rằng họ đã không hành động theo lương tâm của họ, nhưng là vì sự nghiệp và gia đình của họ.
-16-5-2011: Cuối một buổi tiếp kiến ở Rôma, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đề nghị hãy cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, để họ có thể "ở lại trong Giáo Hội Công Giáo duy nhất" và khắc phục khỏi "sự cám dỗ đi theo một con đường độc lập khỏi Thánh Phêrô". Ngài đề xuất cử hành ngày 24-5 như một ngày đặc biệt để cầu nguyện cho họ, vì đó là ngày lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu - đấng được rất nhiều người Công giáo Trung Quốc tôn kính.
-1-6-2011: Giáo phận Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc (không nên nhầm lẫn với tỉnh Hà Bắc) thông báo sẽ tấn phong một giám mục không được Vatican công nhận. Ngày được ấn định là 9-6. Người ta cho rằng một lần nữa, các giám mục địa phương đang bị thúc ép tham dự lễ tấn phong. Ứng viên là Cha Giuse Shen Guo'an không muốn chấp nhận vị trí này.
-3-6-2011: Mặc dù có tranh cãi về ý định tấn phong ở Vũ Hán, một quan chức của Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc lại kêu gọi Trung Quốc và Vatican cùng giải quyết vấn đề. Ông này nói: "Trước khi các trường hợp tiếp theo lần lượt được xúc tiến, chúng tôi hy vọng Trung Quốc và Vatican có thể tiếp tục đàm phán để giải quyết vấn đề. Thời gian có hạn và quan trọng là nằm trong tay của Vatican". Trong khi đó, bốn vụ tấn phong nữa được công bố sẽ thực hiện ở tỉnh Tứ Xuyên, với một ứng viên không được Vatican công nhận.
-7-6-2011: Lễ tấn phong ở Vũ Hán bị hoãn lại. Ứng viên là Cha Giuse Shen Guo'an nói ngài không biết tại sao, hoặc khi nào nó sẽ diễn ra. Nhưng có ý kiến cho rằng sự phản kháng của ngài đã đóng một phần quan trọng trong việc hoãn lại này. Trong khi một số quan sát viên nói rằng, nó chưa hẳn là sự kết thúc cho việc tấn phong bất hợp thức, số khác lại giải thích rằng đây là một dấu hiệu tích cực cho cả Trung Quốc và Vatican.
-10-6-2011: Đức Tổng Giám Mục Savio Hon Tai Fai (Hàn Đại Huy) - một người Hồng Kông hiện đang làm Tổng thư ký mới của Thánh Bộ Truyền Giáo đã thẳng thắn chỉ trích Bắc Kinh. Ngài cũng khẳng định rằng một tâm trạng đối đầu mới, thay vì dàn xếp, đang được lan tỏa ở Rôma. Ngài giải thích rằng một số giám mục và linh mục bị ép buộc, họ bị trừng phạt nếu họ không làm. Ngài nói: "Họ bị mất trợ cấp ngân sách cho giáo phận của họ, họ gặp phải những trở ngại khi thự thi sứ vụ hàng ngày, họ bị phạt trong sự nghiệp của họ, họ không được cho phép đi nước ngoài hoặc đi du lịch trong Trung Quốc, và họ buộc phải trải qua các khóa học giáo dục cải tạo". Nhưng ngài cũng khuyên rằng "các giám mục và linh mục nào cảm thấy yếu hoặc không thể chống chọi với áp lực đòi hỏi của chính quyền thì hãy can đảm từ chức sứ vụ của mình".
-13-6-2011: Vatican gia tăng mức độ cảnh báo bằng một thông cáo mới nói rằng: những ai tham gia tấn phong bất hợp thức có thể bị vạ tuyệt thông. Thông cáo này nhấn mạnh Giáo Luật điều 1382 nói rằng "giám mục nào tấn phong một người nào đó làm giám mục mà không có ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, và người đón nhận sự truyền chức này từ giám mục đó, phải chịu vạ tuyệt thông tiền kết".
-14-6-2011: Các quan sát viên Giáo hội cố gắng làm dịu tình hình bằng cách tuyên bố rằng tài liệu đó của Vatican không có ý nhắm vào Trung Quốc. "Đây là một lời nhắc nhở thiện chí để giáo sĩ Công giáo trên toàn thế giới không vi phạm các giáo luật", một người trong số họ nói.
-24-6-2011: Đúng một năm sau, Giáo phận Lạc Sơn ở tỉnh Tứ Xuyên thông báo rằng một giám mục mới sẽ được tấn phong bất hợp thức vào ngày 29-6. Không chỉ là một giám mục mới không được công nhận, các nguồn tin thân cận ở Vatican còn nói rằng, người này không bao giờ có thể được phê duyệt. Lý do chính xác tại sao thì không tiết lộ, nhưng người ta nói rằng đó là việc "rất hệ trọng" mà các linh mục, giám mục địa phương và ngay cả Hội đồng Giám mục của chính phủ cũng biết. Một số người Công giáo ở Lạc Sơn nói rằng họ sẽ phản đối bên ngoài nhà thờ nếu sự kiện này xảy ra.